6 bước định hướng nghề nghiệp cho bản thân trong tương lai

Định hướng nghề nghiệp cho bản thân tức là là bạn sẽ tự đặt ra mục tiêu, lựa chọn nghề nghiệp của mình và tự chịu trách nhiệm với quyết định đó. Sự lựa chọn này cần phải đảm bảo phù hợp đối với sở thích, năng lực, tính cách, điều kiện kinh tế, đồng thời cũng cần phải quan tâm đến thu nhập và cơ hội tìm kiếm việc làm, phát triển trong tương lai.

định hướng nghề nghiệp cho bản thân
Định hướng nghề nghiệp cho bản thân cần được thực hiện sớm ngay khi trẻ còn đang ngồi trên ghế nhà trường.

Định hướng nghề nghiệp tương lai cho bản thân để làm gì?

Nghề nghiệp được hiểu theo một cách đơn giản là một trong các lĩnh vực của cuộc sống nhằm phục vụ nhu cầu duy trì và phát triển xã hội. Nó được ví như một cơ thể sống, có thể hình thành, dần phát triển, vươn đến đỉnh cao nhưng cũng có thể bị lùi tàn theo năm tháng. Mỗi nghề nghiệp trong cuộc sống đều mang một ý nghĩa cụ thể và chúng sẽ có mối quan hệ tương tác, hỗ trợ lẫn nhau.

Mỗi chúng ta đều phải tự trang bị cho mình một nghề nghiệp bởi nó không chỉ cung cấp cho bạn một nguồn tài chính ổn định mà còn mang ý nghĩa đối với xã hội. Nghề nghiệp sẽ giúp chúng ta gia tăng sự sáng tạo, cố gắng nỗ lực, sống có đam mê và cống hiến hết mình để xây dựng, phát triển đất nước giàu mạnh.

Do vai trò to lớn của nghề nghiệp nên hiện nay, mỗi chúng ta cần phải có định hướng nghề nghiệp cho bản thân, xác định cụ thể về những điều mà mình mong muốn, theo đuổi trong tương lai. Định hướng nghề nghiệp sẽ giúp bạn nắm bắt tốt các kiến thức, thông tin hữu ích về những lĩnh vực nghề nghiệp trong xã hội. Nhờ đó mà bạn có thể dễ dàng lựa chọn được hướng đi đúng đắn và phù hợp đối với bản thân, từ đó đạt được những thành tích tốt trong lĩnh vực mà mình theo đuổi.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Việc định hướng nghề nghiệp cũng được xem là một trong các yếu tố quan trọng, chủ chốt trong ngành giáo dục. Đây thực sự là một việc vô cùng hữu ích và cần thiết đối với mỗi con người. Cũng bởi nó mang lại rất nhiều lợi ích và ý nghĩa thiết thực đối với con người lẫn xã hội.

1. Lợi ích của định hướng nghề nghiệp tương lai

1.1 Giúp xác định được hướng đi và mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai

Định hướng nghề nghiệp cho bản thân cũng giống như việc “vẽ đường cho hươu chạy”. Khi bạn có được định hướng phù hợp và đúng đắn thì bạn cũng sẽ dễ dàng khoanh vùng lựa chọn của bản thân, nhờ đó có thể đưa ra được những sự lựa chọn phù hợp đúng với sở thích, tính cách, khả năng của chính mình. Đồng thời, khi đã biết được nghề nghiệp phù hợp với mình thì bạn cũng sẽ thuận lợi trong việc hoạch định ra các mục tiêu cá nhân, tạo ra con đường ngắn nhất để gặt hái được những thành công và khẳng định chính mình trên hành trình tạo dựng, phát triển sự nghiệp trong tương lai.

1.2 Cải thiện chất lượng cuộc sống

Nếu có thể định hướng nghề nghiệp cho bản thân ngay từ sớm thì bạn sẽ có thêm nhiều thời gian để rèn luyện, nghiên cứu, học tập và trau dồi thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm cho chính mình. Cũng chính nhờ thế mà bạn cũng sẽ dễ dàng tìm kiếm cho mình một công việc thích hợp, mở rộng cơ hội việc làm của bản thân.

Có được một nghề nghiệp tốt đúng với mơ ước của mình không chỉ giúp bạn thỏa sức với đam mê mà còn có thể nuôi sống bản thân, ổn định tốt cuộc sống của chính mình và cả những người bên cạnh. Không những thế, khi bạn lựa chọn đúng nghề thì bản thân cũng sẽ dễ dàng phát triển những tiềm năng vốn có của mình, dễ đạt được những thành tích đáng mong đợi và tất nhiên chất lượng cuộc sống cũng sẽ được nâng cao hơn.

1.3 Gia tăng năng suất lao động

Hiện nay, có không ít các trường hợp chấp nhận bỏ đi ước mơ của chính mình để vùi đầu vào một công việc mà mình không yêu thích chỉ để ổn định cuộc sống. Thử nghĩ xem, nếu bạn phải cố ép bản thân làm một điều gì đó mà mình không thực sự đam mê, không có hứng thú thì bạn có thể đạt được kết quả tốt không, có nỗ lực hết mực để hoàn thành nó không.

Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này cũng bởi bị việc thiếu định hướng nghề nghiệp hoặc do xác định nghề nghiệp sai ngay từ ban đầu. Thực tế ngày nay, có rất nhiều học sinh, sinh viên thậm chí là những người trưởng thành vẫn không thể biết rõ về sở thích, đam mê của mình. Họ thường chạy theo xu hướng đám đông, thường lựa chọn những ngành nghề đang hot nhưng quên đi năng lực thực sự của mình, từ đó không thể thành công và làm việc hiệu quả.

Cũng chính vì thế mà chúng ta sẽ thấy rõ hơn về lợi ích của việc định hướng nghề nghiệp cho bản thân. Khi bạn xác định được đúng đắn về lĩnh vực mà mình yêu thích, nó sẽ là điều kiện tốt nhất để bạn lao động hiệu quả, gia tăng năng suất làm việc và hết mình với những gì mà mình đã chọn lựa.

1.4 Tạo nguồn năng lượng tích cực khi làm việc

Như đã chia sẻ ở trên, việc xác định sai nghề nghiệp, lựa chọn ngành nghề không phù hợp sẽ khiến bạn luôn phải ở trong trạng thái mệt mỏi, chán chường và không muốn tiếp tục công việc của mình. Mỗi sáng thức giấc bạn đã cảm thấy vô cùng chán nản trước chuỗi ngày tháng đi làm chỉ vì chấm công. Nó sẽ khiến bạn vô cùng bế tắc, căng thẳng và dường như không có bất kì nguồn năng lượng nào để tạo động lực tốt khi làm việc.

định hướng nghề nghiệp cho bản thân
Lựa chọn ngành nghề phù hợp sẽ mang đến nguồn năng lượng tích cực khi làm việc

Ngược lại, nếu bạn có thể định hướng nghề nghiệp tốt từ ban đầu thì bạn sẽ vô cùng thoải mái và tràn đầy sự hứng thú đối với công việc của mình. Mỗi ngày đi làm thực sự là một niềm vui và bạn có thể “cháy” hết mình với những đam mê của bản thân. Cũng chính nhờ thế mà bạn luôn sở hữu được nguồn năng lượng tích cực cho mỗi ngày làm việc, mang đến một tinh thần thoải mái, hiệu quả để cống hiến.

2. Ý nghĩa của định hướng nghề nghiệp tương lai cho bản thân

Định hướng nghề nghiệp cho bản thân không chỉ mang đến nhiều lợi ích mà nó còn đóng góp một ý nghĩa to lớn đối với xã hội, đất nước. Việc có thể định hướng nghề nghiệp từ sớm sẽ hỗ trợ rất nhiều đối với công tác đào tạo, giáo dục, làm việc và phân bổ nguồn lực hiệu quả.

2.1 Hỗ trợ phân bổ nguồn lực tốt

Đây được xem là một trong các ý nghĩa quan trọng và to lớn đối với cuộc sống, xã hội. Khi mỗi  người đều có thể định hướng tốt cho nghề nghiệp của mình trong tương lai thì sẽ giúp cho việc phân bổ nguồn lực dễ dàng hơn, phân chia lực lượng lao động một cách đồng đều. Nếu không có sự định hướng phù hợp từ ban đầu, sẽ rất dễ gây ra tình trạng mất cân bằng, “thừa thấy thiếu thợ”, làm xã hội mất đi nguồn lực tốt trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

2.2 Tránh việc thiếu hụt và lãng phí nguồn lực

Trong thực tế hiện nay, có rất nhiều các trường hợp sau một thời gian học tập và rèn luyện nhưng không làm đúng với chuyên ngành. Điều này vừa khiến nhiều người bị lãng phí thời gian học tập vừa gây ra tình trạng thiếu hụt năng lực trầm trọng. Cũng bởi việc định hướng nghề nghiệp ngay từ ban đầu đã giúp phân bổ nguồn lực theo nhiều lĩnh vực khác nhau, tránh tình trạng bị lãng phí và thiếu hụt nhân lực.

2.3 Góp phần giúp đất nước phát triển kinh tế

Khi có thể phân bố đồng đều nguồn lực cho các lĩnh vực khác nhau thì sẽ giúp gia tăng hiệu suất làm việc, tăng năng suất lao động, từ đó giúp tiềm lực kinh tế càng ngày càng phát triển, đất nước càng đạt được những thành công mới.

Định hướng nghề nghiệp tương lai cho bản thân bằng cách nào?

Mỗi người sẽ có mỗi sở thích, mỗi tính cách, suy nghĩ và tài năng khác nhau. Chính vì thế mà định hướng nghề nghiệp của mỗi ngày cũng sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên, có rất nhiều các bạn trẻ hiện nay vẫn chưa biết nên bắt đầu từ đâu, làm cách nào để có thể xác định được con đường tương lai phù hợp nhất cho bản thân.

Nếu bạn còn đang chênh vênh giữa những quyết định của mình thì có thể tham khảo một số điều dưới đây để có thể hiểu rõ hơn về bản thân và giúp cho chính mình lựa chọn được hướng đi đúng đắn, phù hợp.

1. Xác định đúng mong muốn của bản thân

Việc đầu tiên mà bạn cần làm để có thể định hướng nghề nghiệp tốt cho bản thân đó chính xác định được mong muốn của mình. Bạn cần phải hiểu rằng, định hướng nghề nghiệp giống như một quyết định quan trọng của cuộc đời, chúng ta cần phải suy nghĩ và xem xét kỹ lưỡng về vấn đề này. Cũng bởi nghề nghiệp có thể theo chúng ra đến hết cả đời và nó là yếu tố quyết định lớn nhất đối với tương lai, cuộc sống của con người.

Bạn cần phải xác định được bản thân có thế mạnh gì, thiên hướng của bạn là gì, bạn đang khao khát và mong muốn có được những gì trong tương lai? Bạn cần ưu tiên lựa chọn nghề nghiệp theo đúng sở thích của cá nhân, chú trọng vào sở trường của mình thay vì chạy theo xu hướng của xã hội. Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy, có đến hơn 80% các trường hợp bỏ nghề vì quá chú trọng vào xu hướng.

định hướng tương lai
Để định hướng nghề nghiệp đúng đắn, bạn cần xác định rõ thiên hướng của bản thân.

Bạn nên hiểu rằng, nghề nghiệp giống như “người yêu”, nếu bạn không thực sự yêu thích, không có đam mê với nó thì chắc chắn sẽ không thể theo đuổi đến cùng và rất dễ cảm thấy chán nản, mệt mỏi nếu lựa chọn sai đường. Điều này không chỉ khiến bạn bị mất nhiều thời gian, tốn nhiều kinh phí mà còn gây ảnh hướng đến cả tương lai, khiến bạn dễ bị mất phương hướng trong cuộc sống.

Do đó, cách tốt nhất để bạn có thể định hướng nghề nghiệp cho bản thân đó chính là dựa vào thế mạnh của chính mình, lắng nghe tiếng nói của con tim. Nếu có thể xác định được thiên hướng của bản thân ở giai đoạn sớm thì bạn sẽ có thêm nhiều thời gian để ôn luyện, trau dồi tài năng và chuẩn bị tốt hành trang cho tương lai.

2. Tham khảo ý kiến của cha mẹ và những người có kinh nghiệm

Nếu như bạn không thể xác định được cụ thể về thiên hướng và tài năng của bản thân thì cách tốt nhất là hãy nhờ đến sự trợ giúp và nhận những lời khuyên từ cha mẹ, thầy cô, anh chị em hoặc những người đã có kinh nghiệm trong việc lựa chọn nghề nghiệp, định hướng tương lai. Gia đình, thầy cô chính là điểm tựa tốt nhất để có thể chỉ ra cho bạn những con đường phù hợp nhất cho bạn.

Cha mẹ là người luôn yêu thương và mong muốn dành cho bạn những điều tốt đẹp nhất. Còn thầy cô chính là người đồng hành, theo dõi và hiểu rõ về những thế mạnh mà bạn đang sở hữu. Do đó, nếu bạn cảm thấy bị mất định hướng, không biết được định hướng tốt nhất cho bản thân thì cũng nên tham khảo và lắng nghe ý kiến của họ.

Cũng bởi họ là những người đã có kinh nghiệm, từng trải qua sự khó khăn trong việc định hướng nghề nghiệp cho bản thân nên có thể đưa ra cho bạn những lời khuyên hữu ích và chân thực nhất. Tuy nhiên, bạn cần phải biết cách lắng nghe và chọn lọc thông tin phù hợp với chính mình. Cũng bởi cuộc đời là của bạn và chỉ có bạn mới có quyền đưa ra quyết định cuối cùng.

3. Cân nhắc đưa ra lựa chọn phù hợp và đúng đắn nhất

Đam mê là một điều tốt và mỗi người cũng cần có ít nhất cho mình một ước mơ, hoài bão để có thể phấn đấu hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên, chỉ có đam mê thôi vẫn chưa đủ bởi mỗi ngành nghề khác nhau sẽ có những đặc thù, tính chất riêng biệt. Có những nghề đòi hỏi về khả năng giao tiếp, về sức khỏe, ngoại hình nhưng cũng có lĩnh vực cần phải có vốn đầu tư, có ngôn ngữ tốt,….

Không ít các trường hợp dù lựa chọn theo đam mê nhưng khi ra trường vẫn phải từ bỏ để tìm kiếm một công việc ổn định. Chính vì thế, sau khi xác định được thiên hướng của bản thân thì bạn cần phải dành thời gian để liệt kê những nghề nghiệp phù hợp với sở trường của mình. Hãy cân nhắc lựa chọn một nghề nghiệp có nhiều cơ hội việc làm, thu nhập tốt nhưng vừa đảm bảo được mong muốn, đam mê của bạn.

Sống với đam mê là một điều tốt và chúng ta đều ủng hộ điều đó. Tuy nhiên, đam mê cần phải đi kèm với sự ổn định và những lợi ích về mặt tài chính. Nếu không đảm bảo được kinh tế, bạn sẽ không có cơ hội để phát triển tài năng, không thể theo đuổi đam mê của mình. Do đó, song song với những đam mê thực sự của bản thân bạn cũng cần phải dựa trên thực tế, lựa chọn một nghề nghiệp phù hợp để cân bằng tốt giữa 2 yếu tố trên.

Cần lưu ý gì khi định hướng nghề nghiệp tương lai cho bản thân

Định hướng nghề nghiệp cho bản thân là một việc cần thiết và bạn nên thực hiện nó càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, có rất nhiều các yếu tố tác động từ xung quanh hoặc ngay cả bản thân bạn cũng đang bị mất phương hướng về chính mình. Chính vì thế, khi định hướng nghề nghiệp cho tương lai, bạn cũng cần phải lưu ý một số điều sau đây:

1. Ý kiến của gia đình, người thân chỉ là tham khảo

Có rất nhiều các bạn trẻ, dù đã đứng trước ngưỡng cửa sắp vào đại học hoặc đã học xong ngành nghề của mình nhưng vẫn chưa xác định được mục tiêu tương lai, chưa thể định hướng nghề nghiệp cho bản thân. Đặc biệt là với sự bao bọc quá mức của các bậc phụ huynh tại nước ta, trẻ nhỏ dường như luôn phải vâng lời cha mẹ, luôn phải nương theo những lựa chọn, quyết định của gia đình. Thậm chí có các trường hợp trẻ phải bắt buộc học những ngành nghề mà bản thân không hề yêu thích hoặc thậm chí không có khả năng để làm hài lòng mong muốn của các bậc phụ huynh.

Không thể phủ nhận hoàn toàn ý tốt của cha mẹ dành cho con cái, bởi bậc làm cha mẹ nào cũng mong muốn con mình có được một tương lai tốt, đồng thời họ cũng có những kinh nghiệm, từng trải. Tuy nhiên, đôi khi những gì họ chia sẻ chỉ là những điều mà họ đã trải qua, nó có thể không còn phù hợp với xã hội hiện tại hoặc đơn giản là không phù hợp với con trẻ.

Do đó, bạn vẫn nên lắng nghe ý kiến của cha mẹ, người thân nên cần phải biết cách chọn lọc và chỉ xem đó là sự tham khảo. Bạn cần hiểu rằng mỗi người sẽ có một tài năng, một sở thích riêng, chính vì thế đôi khi những kinh nghiệm quý báu của cha mẹ có thể không phù hợp với bạn và bạn cần phải chắt lọc thông tin để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

2. Tuyệt đối không chạy theo số đông

Khi định hướng nghề nghiệp, tuyệt đối đừng chọn lựa theo xu hướng, đừng chạy theo các trào lưu của bạn bè hoặc những nghề nghiệp đang hot tại thời điểm đó. Cũng bởi, bạn chỉ có thể thành công nếu bạn lựa chọn đúng công việc và nghề nghiệp phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân. Ngoài ra, bạn cũng cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng về khả năng kinh tế của gia đình, phải lựa chọn ngành nghề mà bạn có thể theo đuổi lâu dài và đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội.

định hướng nghề nghiệp cho bản thân
Tuyệt đối không được lựa chọn nghề nghiệp dựa theo xu hướng, số đông.

Ví dụ như, xu hướng nghề nghiệp hiện nay sẽ thiên về công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh, xây dựng, công nghệ thực phẩm. Tuy nhiên, bạn lại là người có thiên hướng về lĩnh vực nghệ thuật thì tất nhiên nếu bạn vẫn cố ép bản thân chạy theo những ngành nghề đang hot thì bạn sẽ không thể nào theo đuổi nó đến cùng, rất dễ bị “gãy gánh giữa đường”.

3. Nên tham khảo nhiều ngành nghề khác nhau

Việc có thể xác định được ngành nghề mà mình yêu thích là tốt nhưng bạn cũng nên tham khảo thêm nhiều nghề nghiệp và hướng đi khác để có thêm đa dạng sự lựa chọn. Có thể bạn đam mê về một lĩnh vực nào đó và cũng có tài năng nhất định. Tuy nhiên, một lĩnh vực lại có rất nhiều các nghề nghiệp và sự đòi hỏi khác nhau. Vì thế đừng cứ chăm chăm vào một hướng mà hãy chinh phục và khám phá thêm nhiều điều mới mẻ để tránh việc “không lượng sức mình”.

Ví dụ, bạn yêu thích công việc chăm sóc người khác, mang đến sức khỏe cho nhiều người nhưng năng lực và tài chính của bạn không đủ để trở thành một bác sĩ thì bạn cũng nên mở rộng cơ hội của mình với nhiều ngành nghề tương tự khác. Chẳng hạn bạn có thể tìm hiểu về nghề điều dưỡng, y tá, vừa có thể thỏa đam mê nhưng vừa phù hợp với năng lực.

4. Hãy suy nghĩ thật kỹ, đừng qua loa đại khái

Khi bạn bè đã xác định được cụ thể định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho bản thân nhưng bạn lại vẫn còn đang cảm thấy mông lung, hoang mang về những lựa chọn của mình thì cũng đừng quá lo lắng. Bạn cần hiểu rằng mỗi người sẽ có những tốc độ khác nhau và cách lựa chọn cũng sẽ không thể giống nhau.

Có những người đã được định hướng ngay từ bé nên họ đã trang bị cho mình những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng từ sớm. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp mãi cho đến trưởng thành và đi làm nhiều công việc khác nhau mới có thể xác định được ngành nghề phù hợp cho bản thân mình.

Do đó, đừng quá vội vã trong mọi quyết định của mình, hãy suy nghĩ và tìm hiểu thật cẩn thận để tránh đưa ra những chọn lựa sai lầm. Định hướng nghề nghiệp cho bản thân chính là mở ra con đường rộng lớn cho tương lai sau này, nó có thể gắn bó với bạn đến hơn 2/3 cuộc đời. Vì thế, đừng lựa chọn một cách tạm bợ, qua loa để rồi phải hối hận, tiếc nuối về sau.

6 bước định hướng nghề nghiệp tương lai cho bản thân tốt nhất

Định hướng nghề nghiệp cho bản thân tưởng chừng như một việc vô cùng đơn giản nhưng khi bắt tay vào làm lại khiến cho nhiều người không biết nên bắt đầu từ đâu. Chính vì thế, nếu bạn đang đứng trước những sự lựa chọn nghề nghiệp, đặc biệt là các em học sinh, sinh viên sắp ra trường thì nên xác định cụ thể về con đường trong tương lai qua các bước sau đây:

1. Vượt qua rào cản gia đình, xã hội

Việc đầu tiên mà bạn cần phải làm trước khi đưa ra định hướng nghề nghiệp cho bản thân đó chính là loại bỏ và vượt qua những rào cản đến từ gia đình và xã hội. Tuy rằng, xã hội hiện nay đang ngày càng phát triển vượt bậc, con người được tiếp xúc với nhiều nền văn minh tiên tiến nhưng tại nước ta vẫn tồn tại một số quan điểm chưa thực sự phù hợp về nghề nghiệp.

Nhiều gia đình vẫn còn bắt ép con cái nên nối nghiệp truyền thống của ông bà để lại hoặc lựa chọn những ngành nghề đúng theo mong muốn của cha mẹ. Nhiều người luôn có quan điểm nên chạy theo các xu hướng số đông, chọn những nghề nghiệp hot, thu nhập cao hoặc có một số nghề luôn được gắn nhãn mác như bác sĩ, giáo viên, ngân hàng,…

Nếu không thể vượt qua được những rào cản to lớn này thì bạn sẽ dễ bị cuốn theo lối mòn, dễ đưa ra những quyết định không phù hợp với bản thân. Do đó, trước tiên bạn cần phải có chính kiến, không được phụ thuộc quá nhiều vào gia đình hoặc những tác động nghề nghiệp từ bên ngoài.

2. Tìm hiểu kỹ về các lĩnh vực trong xã hội

Để có thể biết được bản thân phù hợp với lĩnh vực, ngành nghề nào thì bước tiếp theo bạn cần phải thực hiện đó chính là dành thời gian để tìm hiểu thông tin về các ngành nghề khác nhau hiện có trong xã hội. Mỗi nghề nghiệp sẽ có những đặc trưng riêng biệt, những tính chất và yêu cầu khác nhau. Do đó, bạn cần phải biết rõ những kiến thức cơ bản về nhiều lĩnh vực để dễ dàng đánh giá xem bản thân sẽ phù hợp với điều gì.

3. Xác định điểm mạnh của bản thân

Bước tiếp theo mà bạn cần phải làm để đưa ra định hướng nghề nghiệp phù hợp cho bản thân đó chính là xác định rõ về đam mê, sở trường của chính mình. Hãy tự trả lời cho các câu hỏi, “Bạn yêu thích điều gì?”, “Bạn có thể làm tốt điều gì?”. Nhiều người thường hay cho rằng, những việc mà bản thân yêu thích cũng chính là những gì mà họ làm tốt nhất. Tuy nhiên, trên thực tế đôi lúc không phải thế, có những việc thực sự bạn rất đam mê nhưng lại chưa hẳn là điều bạn giỏi nhất.

Ngược lại, nếu bạn có tài năng về một vấn đề gì đó thì lâu dài bạn sẽ cảm thấy thích thú về điều đó. Nghề nghiệp cũng như thế, khi bạn có thế mạnh về một lĩnh vực nào đó thì chắc chắn bạn sẽ dần cảm thấy yêu thích công việc đó. Chính vì thế, việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai cần phải phụ thuộc nhiều về những điểm mạnh mà bạn đang sở hữu.

Bạn có thể đánh giá thế mạnh của mình qua những thành tích, kết quả đã từng đạt được trong quá khứ hoặc có thể nhờ đến người thân, bạn bè, gia đình hay thầy cô cùng đưa ra những lời nhận xét khách quan. Đôi lúc bản thân bạn có thể khó nhận biết về những tiềm lực của mình nhưng những lời khen, sự đánh giá của những người thường xuyên tiếp xúc với bạn cũng có thể cho bạn được đáp án chính xác nhất.

4. Tạo danh sách các yếu tố liên quan đến nghề nghiệp

Để định hướng nghề nghiệp tốt nhất cho bản thân thì bạn không được bỏ qua bước quan trọng này. Việc lập ra danh sách về các yếu tố có liên quan đến nghề nghiệp mà bạn mong muốn trong tương lai sẽ giúp bạn càng hiểu rõ hơn về nó. Từ đó sẽ dễ dàng trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng phù hợp với sự lựa chọn của bản thân.

cách định hướng nghề nghiệp tương lai
Cần liệt kê các yếu tố liên quan đến nghề nghiệp mà bạn mong muốn để hiểu hơn rõ hơn về tính chất, yêu cầu của nó.

Hãy bắt đầu liệt kê về những mong muốn của bạn. Ví dụ như:

  • Bạn yêu thích công việc thiên về nghiên cứu hay giao tiếp?
  • Bạn thích môi trường làm việc chuyên nghiệp hay năng động?
  • Bạn mong muốn sẽ có được mức lương cho công việc đó?
  • Bạn thích cố định một chỗ hay đi khám phá nhiều nơi?

Nếu bạn có thể đặt ra nhiều câu hỏi xoay quanh nghề nghiệp mong muốn của mình thì bạn sẽ càng dễ dàng hơn trong việc xác định nó. Từ những yếu tố này, bạn sẽ biết rõ về những điều bản thân đang đáp ứng tốt và những điều chưa thực sự hoàn chỉnh để có thể điều chỉnh, rèn luyện tốt hơn.

5. Học thêm kỹ năng mềm cần thiết

Sau khi đã xác định được cụ thể về ngành nghề mà bản thân yêu thích và lựa chọn cho tương lai thì bước tiếp theo bạn cần làm đó chính là học hỏi thêm nhiều kỹ năng mới, đặc biệt là những kỹ năng mềm. Trong thực tế, muốn có được thành công thì những kiến thức chuyên môn chỉ chiếm khoảng 30%, 70% còn lại sẽ phải phụ thuộc vào những kỹ năng mềm mà bạn đã học hỏi và tích lũy trong quá trình sống.

Nếu có điều kiện và thời gian bạn nên đăng kí tham gia thêm các khóa học kỹ năng tại các lớp học hoặc câu lạc bộ của trường. Hoặc bạn cũng có thể tích cực tham gia vào những hoạt động cộng đồng, xã hội để vừa biết thêm những điều bổ ích và mở rộng thêm các mối quan hệ tốt đẹp. Bên cạnh đó, khi đào sâu vào các kỹ năng, bạn sẽ càng xác định cụ thể hơn về công việc phù hợp với bản thân mình trong tương lai.

6. Tự trải nghiệm và khám phá

Bước cuối cùng để hoàn thành việc định hướng nghề nghiệp cho bản thân đó chính là bạn phải tự mình khám phá và trải nghiệm điều đó. Ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn cũng nên bắt đầu đi làm thêm để có thể học hỏi, va chạm nhiều hơn với xã hội. Tuy nhiên, thay vì cứ tập trung vào nghề nghiệp mà mình đang hướng đến thì bạn cũng nên đa dạng các công việc của bản thân để có tham nhiều trải nghiệm và sự lựa chọn.

Có thể định hướng ban đầu của bạn là tốt nhưng đôi khi bước vào thực tế nó lại không phù hợp với bạn. Do đó, khi còn trẻ, hãy cứ thử nghiệm những công việc khác nhau, làm ở nhiều vị trí để có thể hiểu rõ hơn về bản thân, đồng thời có những sự điều chỉnh tốt nhất cho định hướng tương lai. Đây cũng được xem là cách chính xác và nhanh nhất để giúp bạn tìm ra được nghề nghiệp mà bản thân phù hợp và nên phát triển.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Trên đây là một số thông tin hữu ích về định hướng nghề nghiệp để giúp bạn dễ dàng xác định được con đường phù hợp cho bản thân trong tương lai. Việc định hướng càng được thực hiện sớm thì bạn càng có nhiều thời gian để rèn luyện, học tập và trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết để phục vụ cho công việc trong tương lai, giúp cuộc sống đạt được nhiều thành công hơn.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *