Chìa khóa thấu hiểu và kết nối cùng con – Chuyên gia tâm lý Dương Thị Thu Hà chia sẻ

Nuôi dạy con trẻ là điều không hề đơn giản, cần đến kiến thức, sự kiên nhẫn và tình yêu thương. Để nắm rõ chìa khoá thấu hiểu và kết nối cùng con, kỹ năng giao tiếp đúng trong môi trường gia đình, hãy cùng tìm hiểu chia sẻ của chuyên gia tâm lý, Master Coach Dương Thị Thu Hà ngay sau đây!

Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn tâm lý của trẻ 

Thực tế đã chỉ ra rằng, bên cạnh các bệnh về thể lý thì sức khoẻ tinh thần cũng là một yếu tố cần được quan tâm. Trẻ nhỏ có các vấn đề liên quan đến tâm lý dẫn đến các rối loạn trong sinh hoạt, học tập, thậm chí còn có thể gây ra những cơn đau về thể chất.

Trẻ nhỏ hiện nay gặp rất nhiều các vấn đề về tâm lý, do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan
Trẻ nhỏ hiện nay gặp rất nhiều các vấn đề về tâm lý, do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan

Vì vậy, các bậc phụ huynh cần nắm bắt được tâm tư, tình cảm, nhận biết được những khó khăn tâm lý của trẻ để kịp thời hỗ trợ con ngay khi cần thiết. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến những khó khăn tâm lý của trẻ có thể kể đến như:

  • Những thay đổi về tâm, sinh lý trong giai đoạn dậy thì: Ở lứa tuổi dậy thì, đặc biệt là từ 11 đến 14 tuổi có sự thay đổi nồng độ hormone bên trong cơ thể. Những hormone được sản xuất từ não và cơ quan sinh dục sẽ gây ảnh hưởng đến hành vi và tâm lý. Ví dụ, khi nồng độ hormone tuyến giáp hoặc cortisol thay đổi sẽ làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm.
  • Môi trường gia đình: Thực tế cho thấy rằng, một đứa trẻ được nuôi dưỡng trong gia đình không hạnh phúc, ba mẹ thờ ơ với con, ông bà cha mẹ hay tranh cãi sẽ khiến bé gặp khó khăn nhiều hơn bạn bè đồng trang lứa rất nhiều. Ngoài ra, việc bố mẹ  có tư tưởng áp đặt, dùng những lời lẽ tiêu cực, coi con như “thùng rác tinh thần” hoặc cãi nhau trước mặt con, chê bai, phán xét con,.. cũng rất đáng lo ngại.
  • Môi trường học tập, vui chơi: Hiện nay, tình trạng bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng. Hầu hết những trẻ bị bạo lực học đường hay phải học tập, vui chơi trong môi trường tiêu cực có xu hướng tự chịu đựng, cảm giác uất ức và phẫn nộ nhưng không thể chia sẻ với ai. Điều này khiến cho tâm lý của trẻ bị ảnh hưởng nặng nề.
  • Môi trường xã hội: Xã hội phát triển theo định hướng, trẻ em được chăm sóc đầy đủ hơn, có nhiều ưu thế hơn nên dễ bị phụ thuộc vào cha mẹ. Nhiều gia đình lại bảo bọc con quá mức, không cho con cơ hội được trải nghiệm các bài học để trưởng thành. Điều này dễ sinh ra cho trẻ nhỏ tâm lý ỷ lại, sợ hãi, nhút nhát và dễ gặp khó khăn tâm lý.

“Chìa khoá” thấu hiểu và kết nối cùng con  

Thấu hiểu chính là “chìa khóa” hữu ích nhất để cha mẹ nắm bắt được những khó khăn của con, giúp đỡ con vượt qua các trở ngại trong từng giai đoạn phát triển. Việc thấu hiểu con sẽ giúp cha mẹ nắm bắt được con thật sự nghĩ gì, muốn gì và cần gì.

1. Chấp nhận những giai đoạn cần thiết để con phát triển

Điều đầu tiên cần ghi nhớ là dù có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, cha mẹ vẫn sẽ luôn yêu thương con, chấp nhận vô điều kiện. Yêu thương con vô điều kiện là dù con có như thế nào thì cha mẹ vẫn yêu thương con. Yêu thương có điều kiện là con học giỏi thì cha mẹ thương,… Học cách yêu thương con vô điều kiện là một trong những điều tuyệt vời nhất để thấu hiểu và kết nối cùng con.

Để thấu hiểu và kết nối cùng con, cha mẹ cần học cách chấp nhận
Để thấu hiểu và kết nối cùng con, cha mẹ cần học cách chấp nhận

Để làm được điều này, cha mẹ cần hiểu về độ tuổi và các giai đoạn phát triển của con, tại sao con cư xử và có thái độ như vậy. Hãy chấp nhận, yêu thương con như “con vốn là”. Sự chấp nhận là một món quà tuyệt vời mà các bậc phụ huynh có thể dành cho con cái mỗi ngày và trẻ nhỏ sẽ cảm nhận được tình yêu của cha mẹ.

2. Dành nhiều thời gian chất lượng cho con hơn 

Cuộc sống hiện đại bận rộn, cha mẹ mẹ luôn phải chia thời gian để đưa con đi học, lo việc nhà,… nhưng họ lại quên rằng việc dành thời gian chơi đùa, chia sẻ cùng con là một điều quan trọng không kém.

Tuy nhiên, các bậc phụ huynh đừng quá lo lắng mỗi ngày có thể dành được bao nhiêu phút cho con, điều quan trọng là hãy biến những phút giây đó trở thành những khoảnh khắc đáng nhớ. Hãy toàn tâm toàn ý khi bên con để có thể lắng nghe con, chia sẻ cùng con để hiểu con đang suy nghĩ gì.

Cha mẹ cần dành nhiều thời gian chất lượng để đồng hành cùng con trong cuộc sống
Cha mẹ cần dành nhiều thời gian chất lượng để đồng hành cùng con trong cuộc sống

Nếu có điều kiện, cha mẹ cũng hãy dạy con các kỹ năng cần thiết cuộc sống, giúp con tự tin hơn để phát triển hoàn thiện bản thân, tạo cho con cảm giác được yêu thương, được bảo vệ. Khoảng thời gian gần gũi nhau này cũng giúp cha mẹ và con trẻ gần gũi nhau hơn, dễ dàng xóa bỏ những mâu thuẫn không đáng có.

3. Để thấu hiểu và kết nối cùng con, hãy yêu con một cách khoa học, lý trí

Yêu thương con một cách khoa học, lý trí là điều không hề dễ dàng. Đặc biệt là trong tình hình hiện nay, ai cũng bận rộn và không có đủ thời gian để chia sẻ, thấu hiểu và kiên nhẫn với nhau. Do đó, cha mẹ hãy dùng cả tình cảm và lý trí để yêu và nuôi dạy con.

Để thấu hiểu và kết nối cùng con, hãy yêu con một cách khoa học, có lý trí
Để thấu hiểu và kết nối cùng con, hãy yêu con một cách khoa học, có lý trí

Các bậc phụ huynh cũng cần giữ đúng nguyên tắc: Hy sinh cho con đúng cách, có hiểu biết. Cha mẹ giúp con nhận ra trách nhiệm, mục tiêu và cách thức đạt được mục tiêu, giá trị của cuộc đời chứ không nên dựa dẫm, ỷ lại vào người khác. Đây sẽ là hành trang vững chắc nhất trong tương lai của con.

4. Xây dựng sở thích chung giữa bố mẹ và con cái 

Những sở thích và mối quan tâm chung được xem là “sợi dây” kết nối tuyệt vời giữa cha mẹ và con trẻ. Ví dụ, người cha cùng con trai theo dõi một đội bóng hay các bé gái cùng mẹ học nấu ăn, làm bánh cho mọi người cũng tạo nên những khoảnh khắc trò chuyện thường xuyên và những trải nghiệm thú vị.

Nếu hiện tại chưa có sở thích chung thì cũng không sao, chúng ta có thể khám phá và xây dựng từ từ. Điều này phụ thuộc vào việc việc cha mẹ dành thời gian cho con như thế nào, lắng nghe tâm sự và chia sẻ với con ra sao.

5. Quan tâm đến các mối quan hệ bạn bè và học tập trên trường

Khi bước vào giai đoạn dậy thì, vì xuất hiện thêm nhiều mối quan hệ bạn bè, xã hội và nên việc duy trì kết nối giữa con trẻ với cha mẹ ngày càng khó khăn hơn. Do đó, các bậc phụ huynh vẫn cần phải tích cực quan tâm và tham gia các hoạt động trên trường cùng con nếu có thể.

Cha mẹ nên tiếp cận các mối quan hệ của con gần nhất có thể vì khi càng hiểu về thế giới của con, sợi dây giao tiếp càng được gắn kết chặt chẽ. Nó mang lại ý nghĩa vô cùng tuyệt vời, cha mẹ có thể hướng dẫn con xử lý các tình huống khó xử hay sự lựa chọn khó khăn mà con đang gặp phải. Điều này cũng cho thấy cha mẹ luôn có một tầm ảnh hưởng tích cực đến những quyết định quan trọng trong cuộc đời của con.

Những chia sẻ này được chuyên gia tâm lý, Master coach Dương Thị Thu Hà giúp ích rất nhiều cho các bậc phụ huynh
Những chia sẻ này được chuyên gia tâm lý, Master coach Dương Thị Thu Hà giúp ích rất nhiều cho các bậc phụ huynh

Những chia sẻ này được chuyên gia tâm lý, Master coach Dương Thị Thu Hà thực hiện trong buổi trị liệu nhóm tại Hà Nội số 09 của Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam. Chương trình được tổ chức hàng tuần vào chiều thứ 7 với nhiều chủ đề khác nhau giúp các thành viên tham gia giải quyết được những khó khăn phổ biến trong cuộc sống con người.

Hy vọng qua những thông tin hữu ích này, cha mẹ sẽ biết cách yêu thương con đúng cách, kết nối với con nhiều hơn và giúp con đạt được mục tiêu trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm:

Cách chữa lành tổn thương do thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu

Nhận biết và giúp trẻ vượt qua khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì

7 Điều cha mẹ cần chuẩn bị khi con trẻ bước vào tuổi dậy thì

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *