Giúp Trẻ Đối Phó Với Sự Tức Giận Của Chúng

Giúp trẻ đối phó với tức giận một cách lành mạnh có nhiều lợi ích. Trước hết, nó giúp trẻ có thể kiểm soát giận dữ do căng thẳng của trẻ và của gia đình bạn gây ra. Về lâu dài, nó giúp trẻ học cách giải quyết vấn đề và đối phó với những cảm xúc.

Giúp trẻ đối phó với tức giận của chúng

Theo nhà tâm lý học lâm sàng Shreeta Raja, tức giận là một cảm xúc bình thường và hữu ích. Nó có thể cho trẻ biết rằng có điều gì đó không công bằng hoặc không đúng. Nhưng phải chú ý khi hành vi của trẻ vượt khả năng kiểm soát hoặc trở nên hiếu chiến vì tức giận. Sau đây là một số lời khuyên của bà về cách giúp trẻ đối phó với giận dữ của chúng một cách tích cực.

Đừng sợ khám phá nguyên nhân của những cảm xúc giận dữ

Giúp trẻ học cách đối phó với sự tức giận một cách lành mạnh có nhiều lợi ích. Trước hết, có thể kiểm soát giận dữ do căng thẳng của trẻ và của gia đình bạn gây ra. Về lâu dài, nó giúp trẻ học cách giải quyết vấn đề và đối phó với những cảm xúc.

Đừng đánh giá trẻ vì sự tức giận của chúng

Hợp sức với trẻ để giúp chúng đối phó với sự tức giận của chúng. Bằng cách này, bạn hãy để trẻ biết rằng vấn đề là sự tức giận, chứ không phải là chúng. Với trẻ nhỏ, ta có thể làm điều đó một cách vui vẻ và sáng tạo. Đặt cho sự tức giận một tên và thử vẽ nó ra. Ví dụ, sự tức giận có thể là một ngọn núi lửa mà cuối cùng nổ tung. Cách bạn phản ứng với sự tức giận có thể ảnh hưởng đến cách con bạn phản ứng với tức giận. Tạo ra một cái gì đó để cùng nhau thực hiện có thể giúp cả bạn và trẻ.

Tìm nguyên nhân gây nên sự tức giận

Cùng nhau cố gắng tìm ra những điều gây nên sự giận dữ. Bạn hãy học cách nhận biết những dấu hiệu cảnh báo sớm rằng sự tức giận bắt đầu xuất hiện. Hãy nói với nhau về chiến lược bạn và trẻ có thể sử dụng chống lại sự tức giận. Bạn có thể khuyến khích con mình đếm đến 10 hoặc lảng tránh tình huống gây tức giận. Khi bạn nhìn thấy những dấu hiệu cảnh báo sớm, nhẹ nhàng nhắc nhở trẻ rằng sự tức giận có thể xuất hiện. Điều này tạo cho trẻ có cơ hội để thử các chiến lược của chúng.

Đặt ra các mục tiêu cụ thể

Có một mục tiêu đã được thỏa thuận để hướng tới bằng cách nhận diện điều gì bạn và trẻ sẽ cùng nhau đạt được. Bạn có thể có một biểu đồ sao trên tường và thưởng cho trẻ (bằng cách đánh dấu vào biểu đồ) để làm mất tức giận trong một giờ, dần dần tăng lên nửa ngày, sau đó một ngày vv…

Khen ngợi trẻ

Phản hồi tích cực là quan trọng. Khen ngợi những nỗ lực của trẻ và những nỗ lực của chính bạn, kể cả khi thực hiện được một điều rất nhỏ. Điều đó giúp con bạn tự tin trong cuộc chiến chống lại tức giận. Nó cũng sẽ giúp chúng cảm nhận rằng bạn và trẻ đang cùng nhau học tập và rèn luyện. Bạn nên dành càng nhiều thời gian cho việc khen ngợi những nỗ lực của trẻ, càng ít thời gian để trừng phạt thất bại của chúng.

N. T. H. (Biên dịch theo http://www.nhs.uk)

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *