Chuyên gia tâm lý trị liệu Trần Nguyễn Anh Dũng chia sẻ góc nhìn mới về mối quan hệ

Với trải nghiệm của bản thân và kinh nghiệm tham vấn, trị liệu tâm lý cho nhiều khách hàng gặp vấn đề về bất hòa mối quan hệ, chuyên gia tâm lý trị liệu Trần Nguyễn Anh Dũng có góc nhìn khá mới mẻ và sâu sắc về vấn đề này.

Con người là vốn quý, bất hòa mối quan hệ là mất vốn

Chuyên gia tâm lý trị liệu, Master Coach Trần Nguyễn Anh Dũng chia sẻ: “Con người là vốn quý, nếu như chúng ta có sự hòa hợp mối quan hệ với con người là chúng ta có vốn. Ngược lại, bất hòa mối quan hệ là mất vốn”.

Khi nhắc đến vốn con người thường nghĩ ngay đến tiền bạc, bất động sản, vàng bạc đá quý, nguyên liệu, sản phẩm, dịch vụ… Tuy nhiên, dưới góc nhìn của chuyên gia tâm lý trị liệu Trần Nguyễn Anh Dũng, mọi thứ đều do con người tạo ra. Từ việc lên ý tưởng cho sản phẩm, dịch vụ, mua nguyên liệu đầu vào, sản xuất đến phân phối, vận chuyển đến tay người tiêu dùng.

Trong mỗi khâu vận hành đó, con người cần có sự kết nối, giao tiếp với nhau hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ đưa đến tay người tiêu dùng. Nếu chúng ta có bất hòa mối quan hệ với đồng nghiệp, công việc của chúng ta sẽ không được trôi chảy, thậm chí là có những rắc rối lớn. Ngược lại, nếu chúng ta có sự hòa hợp với đồng nghiệp thì sẽ sớm đạt được mục tiêu của cá nhân và tổ chức. Và có rất nhiều vấn đề, khía cạnh khác trong cuộc sống cũng vận hành như vậy.

Chuyên gia Trần Nguyễn Anh Dũng chia sẻ: “Trong cuộc sống, thứ gì chúng ta cũng có thể mất nhưng chúng ta có thể gây dựng lại bằng mối quan hệ, nhờ có mối quan hệ, chúng ta có thể làm được những điều mà mình mong muốn”.

Nhờ có anh bạn giới thiệu mà chúng ta quen biết và kết hôn với vợ/chồng của mình bây giờ. Nhờ có mối quan hệ, chúng ta tìm được những mối hàng tốt. Nhờ có mối quan hệ, chúng ta tìm được những những đối tác phù hợp cho công việc làm ăn của mình… Hay một ngày nào đó, bạn có thể có cuộc sống tốt hơn, một công việc tốt hơn nhờ vào một mối quan hệ không phải thân thiết nhưng bạn đã gây ấn tượng tốt với họ.

Chuyên gia Anh Dũng chia sẻ: “Cuộc sống giống như những chuyến xe, chúng ta lên xe cùng một vài người, rồi đến một điểm nào đó, có một vài người xuống, rồi lại có một vài người lên. Gặp gỡ rồi chia ly, có những cuộc gặp đi chung chuyến xe đến hết cuộc đời nhưng cũng có những cuộc gặp chỉ là thoáng qua. Nhưng có thể một ngày nào đó, chúng ta lại đồng hành cùng họ trên một chặng đường khác bằng sự kết nối ngắn ngủi nhưng tốt đẹp trước đó. Tất cả là cái duyên”.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Như vậy, có thể nói con người là cầu nối, là con đường giúp chúng ta giải quyết được vấn đề và đạt được mục tiêu của mình trong cuộc sống.

Sự hiển nhiên trong mối quan hệ bất hòa

Bất hòa mối quan hệ, mâu thuẫn, xung đột có thể xuất hiện ở bất cứ môi trường, tổ chức nào mà con người tham gia. Nó gây ra khó khăn, cản trở và ảnh hưởng đến sức khỏe con người một cách hữu hình hoặc/và vô hình.

Đặc biệt, mâu thuẫn mối quan hệ trong gia đình có thể gây ra những tổn thương sâu sắc về mặt tâm lý và thể chất, thậm chí có thể là cả tính mạng con người. Thực tế, đâu đó, chúng ta vẫn nghe thấy những câu chuyện rất đau lòng do những mâu thuẫn mối quan hệ trong gia đình gây ra. Vậy bất hòa mối quan hệ giữa con người xuất phát từ đâu?

Theo chuyên gia tâm lý trị liệu, Master Coach Trần Nguyễn Anh Dũng: “Vấn đề trong mối quan hệ con người xuất phát từ những mong muốn ngoài khả năng của bản thân nhưng lại muốn người khác giải quyết giúp mình”.

Trong cuộc sống, chúng ta sẽ có rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết và vấn đề nảy sinh từ những mong muốn của con người. Chẳng hạn như chúng ta muốn mua ô tô, biệt thự hay đơn giản là có bữa cơm ngon hơn, con được học trường tốt hơn, có nhiều quần áo đẹp mặc hơn. Nhưng thu nhập hiện tại của chúng ta chưa đủ để thực hiện mong muốn đó. Điều này khiến chúng ta nảy sinh ra vấn đề là làm thế nào để kiếm được nhiều tiền hơn. Tức là vấn đề xuất hiện khi chúng ta có mong cầu nào đó.

Theo lẽ thông thường, vấn đề của mình, mong cầu của mình thì người giải quyết vấn đề cũng là chính mình. Khi vấn đề được giải quyết thì chúng ta đạt được mong muốn của mình và vấn đề không còn nữa. Nhưng nếu vấn đề vượt quá khả năng giải quyết của chúng ta thì vấn đề sẽ tiếp tục tồn tại cho đến khi nào nó được giải quyết.

Lợi ích của vấn đề là giúp chúng ta tìm cách giải quyết để đạt được mong muốn của mình. Khi đó, chúng ta sẽ có thêm kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng để phát triển bản thân. Tuy nhiên, trong cuộc sống nhiều khi chúng ta lại từ chối giải quyết vấn đề và muốn ai đó giải quyết giúp mình, thậm chí là mong cầu người khác thay đổi để giải quyết vấn đề của mình.

Người đi làm muốn sếp dễ tính để công việc trôi nhanh và không bị trách phạt. Người vợ muốn chồng thay đổi, quan tâm yêu thương mình hơn để bản thân cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc hơn. Người chồng muốn vợ đừng so sánh nhà mình với hàng xóm để bản thân cảm thấy được tôn trọng, ghi nhận hơn. Cha mẹ muốn con theo học theo ngành mà cha mẹ đã chọn để cảm thấy yên tâm hơn.

Đừng nghĩ việc bạn thân đối xử tốt với mình là điều hiển nhiên vì giúp người là lựa chọn, không phải là nghĩa vụ. Nguồn ảnh: Kênh 14.

Tất cả đều xuất phát từ những mong muốn của chính bản thân mỗi người nhưng chúng ta lại không giải quyết vấn đề của mình mà lại muốn người khác thay đổi để giải quyết vấn đề cho mình. Khi người khác không giải quyết vấn đề cho mình, mình lại oán trách thất vọng, đau khổ, stress, căng thẳng, mệt mỏi, tức giận… Những cảm xúc không tích cực này luôn xuất hiện cùng sự HIỂN NHIÊN vì nghĩ rằng mình hiển nhiên được người khác đáp ứng nhu cầu của mình.

Con nghĩ rằng ba mẹ nấu cơm cho con là điều hiển nhiên. Bạn bè cần phải giúp đỡ nhau trong hoạn nạn là điều hiển nhiên. Là anh phải nhường em là điều hiển nhiên. Chúng ta có mắt để nhìn, có tay để làm việc, có chân để đi lại là điều hiển nhiên… Có rất nhiều điều chúng ta đang coi là hiển nhiên được nhận như vậy.

“Hiển nhiên” khiến con người không trân trọng những gì mình đang có, mình đang được hưởng và nếu như điều được coi là hiển nhiên đó không diễn ra như những gì chúng ta thường được nhận, chúng ta sẽ oán trách, đau khổ hoặc bật lên những cảm xúc xấu khác… Những cảm xúc này làm mối quan hệ giữa bản thân và người khác trở nên tệ hơn, bản thân bị stress, căng thẳng, mệt mỏi. Thậm chí, những cảm xúc không tích cực tích tụ lâu ngày có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc…

Trân trọng, biết ơn là chìa khóa để thành công trong mối quan hệ

Chuyên gia Trần Nguyễn Anh Dũng chia sẻ: “Chúng ta chỉ có thể thay đổi chính mình, không thể thay đổi người khác. Mong muốn người khác thay đổi là bắt đầu cho sự đau khổ. Mong muốn thay đổi chính mình là bắt đầu cho sự hạnh phúc. Khi bên trong thay đổi thì bên ngoài cũng sẽ thay đổi. Khi chúng ta thay đổi, người khác cũng thay đổi”.

Nếu hiểu kỹ được vấn đề từ đâu mà có thì khi chúng ta gặp gỡ, kết nối với ai đó, chúng ta buông được mong cầu của mình ở người khác xuống và trân trọng, biết ơn sự hiện diện của họ trong cuộc đời mình.

Sự trân trọng, biết ơn trong một mối quan hệ không đi cùng với sự hiển nhiên. Sự hiển nhiên thường xuất hiện khi chúng ta nhận được lợi ích, sự giúp đỡ, hỗ trợ từ người khác trên 2 lần. Khi nào có cảm xúc xấu xuất hiện, chúng ta hãy thử quan sát chính mình xem mình đang nghĩ điều gì là hiển nhiên. Khi chúng ta buông được sự hiển nhiên thì sự trân trọng sẽ xuất hiện.

Chuyên gia Trần Nguyễn Anh Dũng chia sẻ thêm: “Hiểu kỹ được điều này, con người sẽ giải quyết được phần lớn các vấn đề trong cuộc sống của mình và có nhiều mối quan hệ tốt trong cuộc sống”.

Con người khổ vì đôi khi có quá nhiều mong cầu xa vời. Mong cầu nhiều thì cũng có nghĩa là vấn đề nảy sinh nhiều. Nó làm cho chúng ta cảm thấy rối trí, áp lực, không biết là mình thực sự muốn gì và nên bắt đầu từ đâu.

Hãy học cách tạm buông xuống những mong cầu thực sự quá xa với khả năng hiện tại của mình để giảm bớt vấn đề cần giải quyết. Đặc biệt là những mong cầu mà bản thân mong muốn người khác thực hiện như mong người khác thay đổi để mình đạt được mục tiêu nào đó.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

6 mối quan hệ ta nên trân trọng, biết ơn

Theo chuyên gia tâm lý trị liệu, Master Coach Trần Nguyễn Anh Dũng, trong cuộc sống có 6 kiểu người nên đối xử bằng sự trân trọng, biết ơn. Đó là cao nhân, thần tài, nhân mạch, nhân tài, minh sư và quý nhân.

Cao nhân: Là người cho ta một quan điểm, một khái niệm, một phương pháp hay một tri thức nào đó giúp cho ta vượt qua khó khăn, vấn đề phát sinh trong cuộc sống. Nó có thể là một giải pháp cho vấn đề lớn trong cuộc sống của chúng ta như giải pháp cân đối tài chính trong doanh nghiệp nhưng nó cũng có thể là vấn đề nhỏ như hướng dẫn chúng ta cách là đồ.

Thần tài: Là người khi xuất hiện, chúng ta sẽ được bội thu. Người đó có thể là diễn viên điện ảnh, người nổi tiếng hoặc một người nào đó cứ đến cửa hàng thì cửa hàng bán chạy. Đặc biệt, cha mẹ là một thần tài trong cuộc đời mỗi người. Và ngược lại, con trẻ cũng là thần tài của cha mẹ vì sự xuất hiện của con khiến cho ba mẹ có thêm động lực để phấn đấu nhiều hơn.

Nhân mạch: Là người sở hữu được những mối quan hệ quan trọng trong xã hội mà thông qua họ chúng ta có được mối quan hệ tốt giúp chúng ta đạt được mong muốn của mình.

Nhân tài: Là người gánh vác một phần nào đó trong cuộc sống của chúng ta. Nhân tài có thể là nhân viên của mình, là một thành viên trong gia đình hay có thể là bất kỳ một ai đang cung cấp cho chúng ta những sản phẩm, dịch vụ mà mình đang sử dụng.

Minh sư: Là người có tầm nhìn lớn hơn tầm nhìn của chúng ta, chấp nhận dẫn dắt chúng ta đạt được ước nguyện của cuộc đời.

Quý nhân: Là người hỗ trợ ta mọi mặt trong cuộc sống hay một phần nào đó trong cuộc sống. Họ có thể là người chúng ta không quen biết nhưng lại hỗ trợ, giúp đỡ chúng ta. Họ cũng có thể là anh em trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,… giúp đỡ mình trong công việc, học tập, tài chính, mối quan hệ…

Chúng ta đã hoặc/và đang dược thừa hưởng rất nhiều thứ từ cha mẹ.

Đặc biệt, cha mẹ là đại quý nhân của mỗi người, người mà luôn thương yêu, lo lắng cho mình, luôn cố gắng làm việc để mang lại cho mình một cuộc sống tốt đẹp hơn nhưng đôi khi chúng ta lại không trân trọng những gì được nhận từ ba mẹ mà chỉ tập trung vào những điều khiến mình buồn phiền, mệt mỏi.

Theo quan điểm của chuyên gia tâm lý trị liệu Trần Nguyễn Anh Dũng, cha mẹ có thể là bất cứ ai trong sáu kiểu người trên. Cha mẹ là người dạy cho chúng ta rất nhiều kỹ năng, kiến thức trong cuộc sống, cho chúng ta những gợi ý, lời khuyên để giúp chúng ta vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

Họ cũng là người cung cấp chúng ta rất nhiều thứ: Từ quần áo, đồ ăn thức uống hàng ngày đến những chiếc điện thoại, máy tính, phương tiện đi lại. Cha mẹ cũng là người sở hữu những mối quan hệ trong gia đình, xã hội mà thông qua đó chúng ta có được sự giúp đỡ, hỗ trợ từ mối quan hệ của họ. Và tất nhiên, họ cũng là nhân tài, đại quý nhân trong cuộc đời chúng ta. Bởi vậy, chúng ta cần đối đã với họ bằng sự trân trọng, biết ơn.

Chuyên gia tâm lý trị liệu, Master Coach Trần Nguyễn Anh Dũng đã trị liệu hòa hợp mối quan hệ thành công cho rất nhiều khách hàng của Trung tâm NHC Việt Nam.

Trong quá trình tham vấn và trị liệu cho khách hàng tại Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam, chuyên gia tâm lý trị liệu Trần Nguyễn Anh Dũng gặp rất nhiều trường hợp cha mẹ và con có mâu thuẫn, xung đột gây tổn thương tâm lý cho đôi bên, cha mẹ không kết nối được với con cái mà một trong những nguyên nhân sâu xa cũng xuất phát từ sự kỳ vọng của mình vào người khác.

Bằng những kiến thức chuyên môn, quy trình trị liệu, chuyên gia Trần Nguyễn Anh Dũng đã giúp cho đôi bên thấu hiểu lẫn nhau, chữa lành những tổn thương trong mối quan hệ và kết nối, hòa hợp với nhau hơn.

Nếu bạn cũng có những mắc kẹt, bất hòa mối quan hệ nào đó, bạn có thể liên hệ với chuyên gia tâm lý trị liệu, Master Coach Trần Nguyễn Anh Dũng qua hotline 096 589 8008 hoặc để lại thông tin tại đây.

Có thể bạn quan tâm: 

Mối quan hệ cha mẹ ảnh hưởng đến thành công và hạnh phúc của con
Mâu thuẫn vợ chồng do quan điểm trái chiều: Nguyên nhân và cách xử lý phù hợp

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *