Mối quan hệ cha mẹ ảnh hưởng đến thành công và hạnh phúc của con 

Sự gắn kết máu mủ là sợi dây bền chặt được hình thành giữa cha mẹ và con cái. Liên kết này khiến các bậc ba mẹ luôn muốn dành cho con sự quan tâm và tình yêu ngọt ngào nhất, tạo điều kiện cho thành công và hạnh phúc của con sau này. Thế nhưng thực tế, mối quan hệ cha mẹ cũng ảnh hưởng rất lớn đến con cái, bao gồm cả thành công và hạnh phúc. 

Trong chương trình Phỏng vấn chuyên gia của Trung tâm NHC Việt Nam, Master Coach Lương Bách Kim đã mang đến những kiến thức và giải pháp dưới góc nhìn khoa học tâm lý về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ảnh hưởng đến con như thế nào và đâu là phương pháp giải quyết hiệu quả.

1. Bản chất mối quan hệ cha mẹ ảnh hưởng đến con 

Mối quan hệ giữa cha mẹ và con trẻ là mối quan hệ thiêng liêng và duy nhất nuôi dưỡng sự trưởng thành, năng lực và khả năng phát triển của con trong tương lai. Gia đình cũng là môi trường cơ bản giúp con hoàn thiện về thể chất, tinh thần cũng như sự hòa nhập xã hội.

Mối quan hệ cha mẹ ảnh hưởng đến con cái không chỉ đơn thuần là mối quan hệ giữa cha mẹ với con mà còn là cả mối quan hệ giữa hai vợ chồng với nhau. 2 loại mối quan hệ này đồng thời xuất hiện trong cuộc đời con ngay từ khi mới sinh ra, theo thời gian đồng hành cùng con suốt quá trình trưởng thành sau này.

Mối quan hệ cha mẹ ảnh hưởng đến con cái không chỉ đơn thuần là mối quan hệ giữa cha mẹ với con mà còn là cả mối quan hệ giữa hai vợ chồng với nhau
Mối quan hệ cha mẹ ảnh hưởng đến con cái không chỉ đơn thuần là mối quan hệ giữa cha mẹ với con mà còn là cả mối quan hệ giữa hai vợ chồng với nhau

Mối quan hệ cha mẹ cũng là nền tảng để định hình và phát triển nhân cách, đặc điểm, nội lực và khả năng phát triển của trẻ. Những điều này cũng tác động trực tiếp đến tương lai, sức khoẻ, hạnh phúc và sự thành công của con.

Theo chia sẻ của chuyên gia tâm lý, Master Coach Lương Bách Kim:

“Cách mà người cha đối xử với người mẹ có thể là cách mà con trai đối xử với vợ của mình sau này. Cách mà người mẹ đối xử với người cha cũng có thể là cách mà con gái đối xử với chồng mình sau này”.

Đại học Harvard đã thực hiện một nghiên cứu thực tế vào năm 1938 nhằm tìm hiểu bí quyết nuôi dạy con thành công được thực hiện bởi 268 sinh viên nam trong 70 năm tiếp theo. Cơ sở nghiên cứu sẽ dựa trên việc phân tích sức khỏe thể chất, cảm xúc và thành công trong cuộc sống và những thiếu sót của họ.

Nghiên cứu này đã đưa ra kết luận: Mối quan hệ giữa cha mẹ và con trẻ là bí quyết để trẻ có một cuộc sống hạnh phúc và thành công về sau. Những đứa trẻ mà tuổi thơ ở đó họ được chấp nhận là chính họ, được nuôi dưỡng bằng tình yêu thương vô điều kiện của cha mẹ là những yếu tố quan trọng nhất dự báo sự thành công, hạnh phúc và sự hài lòng trong cuộc sống khi họ trưởng thành.

Từ những điều như trên, chúng ta có thể thấy được rằng nhận định về mối quan hệ cha mẹ ảnh hưởng đến con vừa đảm bảo tính chính xác theo khoa học, vừa có dẫn chứng thực tế.

Lý do là bởi mối quan hệ giữa cha mẹ với con hay mối quan hệ giữa vợ chồng với nhau có sự gắn bó, liên quan cũng như sự chứng kiến, sự tương tác trong quá trình chung sống từ thuở bé đến khi trưởng thành.

2. Dấu hiệu nhận biết khi trẻ chịu tác động tiêu cực từ mối quan hệ cha mẹ?

Theo chuyên gia tâm lý – Master Coach Lương Bách Kim:

“Con trẻ là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Khi nhìn vào cách giao tiếp giữa con cái và cha mẹ chúng ta có thể nhận ra vấn đề giữa mối quan hệ của cha mẹ với con cái hoặc giữa mối quan hệ giữa cha mẹ với nhau. Đặc biệt là khi các con ở độ tuổi khoảng từ 12 trở đi”.

Dậy thì được xem là giai đoạn đặc biệt nhạy cảm, chịu nhiều tác động từ các yếu tố xung quanh
Dậy thì được xem là giai đoạn đặc biệt nhạy cảm, chịu nhiều tác động từ các yếu tố xung quanh

Vậy tại sao lại là dấu mốc tuổi 12? Lý do là bởi ở trong giai đoạn dậy thì, trẻ có nhu cầu khẳng định bản thân, ý thức bản thân được coi là một bước biến chuyển. Các con cũng có mong muốn được tôn trọng, được quan tâm nhiều hơn.

Nếu một đứa trẻ được nuôi dưỡng trong một môi trường lành mạnh, an toàn và có sự gắn kết với nhau, con sẽ vui vẻ khi trở về nhà. Cha mẹ cởi mở và lắng nghe thì đổi lại, con cũng thường xuyên tương tác, trao đổi, hỏi han, kể chuyện với cha mẹ về nhiều vấn đề hay tình huống phát sinh trong cuộc sống của mình, những chuyện không vui hay những tâm sự thầm kín.

Ngược lại, nếu lớn lên trong một môi trường không an toàn, không lành mạnh và không có sự gắn kết, trẻ sẽ không thoải mái trong giao tiếp hằng ngày với cha mẹ. Một số dấu hiệu nhận biết khi trẻ chịu tác động tiêu cực từ mối quan hệ cha mẹ có thể kể đến như:

  • Con bị hút vào những trò chơi, những mối quan hệ không lành mạnh.
  • Con khó kiểm soát cảm xúc, thường xuyên nổi giận hoặc bật khóc.
  • Con sợ giao tiếp với người lạ, nơi đông người, mỗi khi được yêu cầu tham dự một sự kiện nào đó sẽ có xu hướng e dè, sợ hãi.
  • Con không có cảm xúc với những vấn đề của ba mẹ đang gặp phải, thiếu sự cảm thông với mọi người xung quanh.
  • Con quá nhút nhát, thiếu tự ti, không dám thể hiện quan điểm, ý kiến của mình, nghe lời ba mẹ.
  • Con không biết cách bày tỏ cảm xúc do thiếu hụt kỹ năng bày tỏ cảm xúc hay tình yêu thương.
  • Con có thể hình thành tâm lý buông thả, chống đối, trở nên ngang bướng, phá phách, thậm chí dễ làm ra những hành vi xấu, vi phạm đạo đức, pháp luật.
  • Hình thành nên tư duy tiêu cực, làm gia tăng khả năng phát triển các vấn đề tâm lý của trẻ. Ví dụ như: Trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi, hội chứng ngược đãi bản thân,…

Những dấu hiệu trên xuất hiện không đồng thời và ở mỗi trẻ cũng sẽ có mức độ nặng – nhẹ khác nhau. Cha mẹ cần thật sự quan tâm, chú ý đến con để kịp thời phát hiện và đưa ra giải pháp hợp lý.

3. Cha mẹ cần làm gì khi mối quan hệ với con cái trở nên xấu đi?

Như vậy có thể thấy rằng, mối quan hệ cha mẹ ảnh hưởng rất lớn đến tính cách, thành công và hạnh phúc của con trẻ trong tương lai. Nếu muốn con có nền tảng tốt, được sống đúng là chính mình và có điều kiện xây dựng tính cách tích cực, cha mẹ có thể tham khảo một số cách sau:

3.1. Đọc sách nuôi dạy con

Nguyên tắc quan trọng nhất trong mối quan hệ cha mẹ với con cái chính là sự thấu hiểu và tôn trọng con. Bởi lẽ, mỗi đứa trẻ đều có những tâm tư, tình cảm, cá tính riêng. Cùng với đó là sự phát triển tâm lý, cảm xúc theo xu hướng riêng và có biểu hiện cụ thể khác nhau do những tác động đến trẻ theo từng giai đoạn nhất định.

Cha mẹ nên đọc sách nuôi dạy con để có thêm kiến thức khoa học
Cha mẹ nên đọc sách nuôi dạy con để có thêm kiến thức khoa học

Việc giao tiếp với con cái không hề đơn giản, và cha mẹ có thể đọc thêm sách về tâm lý con trẻ, về cách ứng xử giao tiếp với con. Mục đích chính là để biết thêm phương pháp trò chuyện, quan tâm để con luôn sẵn sàng mở lòng, sẵn sàng chia sẻ, từ đó rút ngắn khoảng cách giữa cha mẹ với con cái, hạn chế nảy sinh những vấn đề về sự thấu hiểu, mâu thuẫn và áp đặt.

3.2. Tham gia khóa học làm cha mẹ

Mỗi đứa trẻ sinh ra trên đời đều là trang giấy trắng, cần phải học hỏi, trải nghiệm và trưởng thành thì mới dần hoàn thiện bản thân. Cha mẹ cũng vậy, các bậc phụ huynh cũng là lần đầu gánh vác trọng trách lớn lao nên việc tham gia các khoá học làm cha mẹ là điều cần thiết.

“Nhìn cây sửa đất, nhìn con sửa mình”, cha mẹ cũng cần học hỏi cách để làm cha, làm mẹ để thấu hiểu và cải thiện mối quan hệ trong gia đình. Để làm được điều đó, các bậc phụ huynh có thể tham khảo từ những người đi trước hay tham gia những khóa học phù hợp.

3.3. Hãy thật sự tôn trọng con cái

Đôi khi trẻ nhỏ có thể mắc sai lầm nhưng hãy đối xử với trẻ một cách tôn trọng. Cha mẹ nên nhớ rằng đối xử tôn trọng với trẻ cũng vô cùng quan trọng. Ngay cả khi trẻ đã làm điều gì đó mà phải kỷ luật, các bậc phụ huynh hãy nói với con một cách bình tĩnh và yêu thương.

La mắng và đánh đập, chiến tranh lạnh  được chứng minh rằng không chỉ kém hiệu quả mà còn có thể làm tổn hại đến chất lượng mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Đối xử với nhau một cách tôn trọng và lịch sự không chỉ giúp các bậc phụ huynh và con cái gần nhau hơn mà còn làm cho mối quan hệ trong gia đình thêm phần dễ chịu.

3.4. Dành thời gian vui chơi cùng con cái

Một trong những cách tốt nhất để gắn kết mối quan hệ trong gia đình là cha mẹ hãy dành nhiều thời gian vui chơi cùng con cái. Bạn có thể đi ra ngoài và đạp xe cùng con hoặc cùng nhau đá bóng, chơi board game vui nhộn,… và nhân cơ hội đó biến nó thành một trò chơi giáo dục để dạy cho con những nhận thức, kỹ năng hữu ích.

Các bậc phụ huynh cũng có thể cùng con làm những món đồ thủ công hay nấu ăn, làm bánh hoặc chỉ đơn giản có thể cùng xem một bộ phim tuyệt vời, sau đó cùng nhau bình luận về bộ phim đó. Cha mẹ hãy làm điều gì đó mà bản thân mình và con đều thích và kết nối với nhau, giống như bạn làm với vợ/chồng hoặc một người bạn tốt của mình.

3.5. Tìm đến các chuyên gia tâm lý

Trường hợp các bậc cha mẹ cảm thấy bối rối và cần người đồng hành giúp cho các vấn đề của gia đình mình nhanh chóng được giải quyết, cha mẹ có thể tìm đến các Chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ.

Chuyên gia tâm lý, Master Coach Lương Bách Kim cũng đã khẳng định:

“Việc tìm đến những người có chuyên môn là một việc hoàn toàn văn minh, đúng đắn và chuyên nghiệp”.

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực trị liệu khoa học, bài bản và uy tín. Dưới sự đồng hành của các Chuyên gia tâm lý hàng đầu được đào tạo bài bản từ Hiệp hội: NLP Hoa Kỳ, Hypnotherapy Hoa Kỳ, Time Line Therapy, các bậc phụ huynh sẽ tìm được nguyên nhân gốc rễ và có giải pháp phù hợp cho các vấn đề của chính mình và con.

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC là đơn vị uy tín hàng đầu hiện nay giúp các bậc phụ huynh thấu hiểu con hơn
Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC là đơn vị uy tín hàng đầu hiện nay giúp các bậc phụ huynh thấu hiểu con hơn

Đặc biệt, với gói trị liệu gia đình, cha mẹ vừa có thể giải quyết được vấn đề của con, vừa giúp bản thân thấu hiểu và biết cách đồng hành cùng con cái nhiều hơn. Mục đích cuối cùng cho việc giải quyết những ảnh hưởng không tốt từ mối quan hệ của cha mẹ với con chính là chữa lành mối quan hệ trong, kết nối và gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau.

Gia đình là nền tảng của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách của trẻ. Mối quan hệ cha mẹ ảnh hưởng rất lớn đến thành công và h

ạnh phúc của con trong tương lai. Nếu bạn nhận thấy trẻ có những dấu hiệu chưa tích cực, các bậc phụ huynh có thể  liên hệ chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ sớm nhất: 096 589 8008.

Xem thêm video chia sẻ của chuyên gia tâm lý, Master Coach Lương Bách Kim về “Mối quan hệ cha mẹ ảnh hưởng đến thành công và hạnh phúc của con“:

Có thể bạn quan tâm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *