Hiểu về giả thuyết ba vùng não để chữa lành tâm trí

Bộ não con người chỉ nặng 2% cơ thể nhưng lại sử dụng hết 20% năng lượng toàn cơ thể. Khi nghiên cứu về não bộ của người, Tiến sĩ nghiên cứu khoa học thần kinh – Paul MacLean đã đưa ra giả thuyết về ba vùng não tâm trí, giúp chúng ta được hiểu rõ hơn về cấu tạo của não và ảnh hưởng của nó đến việc chữa lành tâm trí sâu gốc.

Giả thuyết ba vùng não

Trong chương trình trị liệu nhóm trực tiếp số 11 tại Hà Nội, ngày 01/10/2022, Chuyên gia Tâm lý trị liệu, Master Coach Phạm Thị Hiền đã giới thiệu về giả thuyết của Tiến sĩ Paul MacLean về việc não bộ chúng ta chia thành 3 vùng với những đặc trưng và chức năng chuyên biệt.

1. Não bò sát (miền vô thức)

Đúng như tên gọi – Não bò sát, đây là vùng não có cấu trúc và chức năng tương thích với não các loài bò sát (thạch sùng, cá sấu). Nó bảo vệ ta trước những thương tổn sinh lý và thực hiện chức năng điều chỉnh phản ứng và hành vi bản năng để đảm bảo sự sống còn của chúng ta như: hít thở, điều hòa nhịp tim, giữ thăng bằng, ổn định thân nhiệt…

Trong nhiều trường hợp, bản năng sinh tồn của con người được bật lên rất mạnh mẽ để bảo vệ tự do, khả năng sống. Chúng ta có thể nhớ đến trường hợp người phụ nữ trung niên bị rơi xuống vực 7 ngày ở Yên Tử. Nhờ bản năng sinh tồn trỗi dậy mạnh mẽ mà bác đã tận dụng được những gì có xung quanh chỗ mình rơi xuống để vượt qua 7 ngày, như kéo tán cây che mưa gió, dùng túi nilon quấn người cho ấm, uống nước từ các chai uống thừa bị vứt xuống…

Đặc trưng về hoạt động của vùng não này là:

  • Chỉ dẫn ta theo bản năng sinh tồn, hành động diễn ra tức thời nhanh chóng, không có thời gian để suy luận logic, tính toán;
  • Đặc điểm chung của các hành vi, thái độ là có sự chỉ trích, chống đối, hận thù.

So sánh với các loài bò sát như rắn, bọ cạp… có thể nói khái quát về phản ứng của não bò sát là: chiến hoặc biến. Nút công tắc “Chiến” được bật lên khi chúng ta thấy mình có cơ hội thắng, có lợi thế, cảm xúc hiếu thắng mạnh mẽ. Và “Biến” (chạy trốn, rút lui) khi thấy mình yếu thế, không thể chiến thắng để đảm bảo an toàn.

2. Não thú (Miền tiềm thức/ Miền chuẩn nền)

Giả thuyết về vùng não này chỉ ra rằng nó xuất hiện với những động vật có vú đầu tiên và phát triển trên nền tảng trước đó là vùng não bò sát. Vùng não thú được nhận định là trung tâm của cảm xúc con người. Tức là nó chứa hệ thống thần kinh có nhiệm vụ sản xuất, truyền đi và ghi nhớ, lưu trữ cảm xúc trong hệ thần kinh của chúng ta. Dễ hình dung là khi mới quen ai đó, rất ít khi chúng ta nhớ được họ tên, nơi ở, tuổi tác… của họ nhưng sẽ ghi nhớ người ấy đã kể một câu chuyện rất hài hước hay đã giúp đỡ bạn lấy đồ uống…

Những kinh nghiệm mang tính chất nhân – quả và trong thời điểm diễn ra được ghi vào bộ nhớ của ta ở vùng não này. Sau này, đó là nền tảng để ta dựa vào đó mà đáng giá thực tại và đưa ra cảm xúc, hành vi tương ứng. Nơi đây cũng tiếp nhận và xử lý tất cả thông tin được tiếp nhận từ 5 giác quan (thính giác, thị giác, vị giác, khứu giác, xúc giác)

Vùng não này giống như một chiếc phễu có 2 đường chảy thoát, thông tin chúng ta nhận được sẽ đi thẳng vào đây, sau đó di chuyển tới 1 trong 2 vùng còn lại là não bò sát hoặc não người.

3. Não người (Miền ý thức)

Cuối cùng, vùng chiếm nhiều thể tích não bộ nhất là vùng não người. Nó đặc biệt phát triển mạnh mẽ ở các loài động vật bậc cao, nhất là con người. Nhờ vũng não này mà con người là động vật duy nhất có:

  • Giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết, ký tự…);
  • Tư duy, tự ý thức và lập luận logic;
  • Biết điều khiển hoạt động sáng tạo;
  • Đưa ra các quyết định hợp lý.

Ngoài ra, hoạt động của vùng não này cũng giúp chúng ta có khái niệm về tương lai, hình thành ước mơ, lòng nhân ái. Và con người là loài sinh vật duy nhất có nhận thức rằng mình sẽ chết.

Có thể nói, vùng não người chính là hệ quả sau một quá trình tiến hóa hàng triệu năm. Nhờ có nó mà con người đạt được nhiều thành tựu trong thời đại bây giờ với những phát minh vĩ đại, các ý tưởng không giới hạn… Tiến lên từ nền văn minh nguyên thủy, giờ đây chúng ta không chỉ khám phá hành tinh Trái đất mà còn vươn xa ra ngoài vũ trụ bao la.

Hiểu ba vùng não để chữa lành tâm trí

Cũng trong chương trình trị liệu nhóm, Chuyên gia Tâm lý trị liệu Phạm Thị Hiền đã cung cấp thêm những tri thức về việc kết nối những hiểu biết về ba vùng não với chữa lành tâm trí sâu gốc, giúp mọi người biết cách quay vào bên trong, tự nhìn nhận, khai phá bản thân và sáng tạo cuộc sống mong muốn.

Theo chuyên gia chia sẻ thì nằm trên bề nổi, chiếm 10% tâm trí là ý thức (nằm ở vùng não người). Nó đưa ra quyết định thông qua bốn hành vi chính là suy nghĩ, cảm xúc, lời nói và hành động. Còn sâu bên dưới là vô thức (90% còn lại, nằm ở vùng não thú) với những câu hỏi chạy ngầm về bản thân:

  • Giá trị (Tôi nghĩ điều gì là quan trọng?)
  • Cách nhìn nhận bản thân (Tôi thấy mình là người như thế nào?)
  • Đặc điểm (Thói quen của tôi là gì?)
  • Động cơ (Điều gì thúc đẩy tôi?)

Trường năng lượng (Ý thức niệm tập thể) là tất cả những điều nằm ngoài thân – tâm – trí của mình, có nhiệm vụ đồng ý và cho thêm. Tức là khi bạn quyết định 1 điều tiêu cực thì trường năng lượng sẽ đồng thuận và bồi đắp thêm và ngược lại với tích cực bằng các giá trị vật chất và phi vật chất.

Với những tri thức về đặc trưng và chức năng của ba vùng não nêu trên, nếu chúng ta có thể đẩy thông tin lên vùng não người để não người đưa ra mô thức hành vi của chúng ta thì những hành vi đó rất hòa hợp và tương hỗ cho khao khát, ước mơ của mình. Tuy nhiên, nếu như bên trong chúng ta có rất nhiều cảm xúc, thói quen xấu, sự kiện xấu ta đã trải qua làm chúng ta được lập trình bởi vô vàn những niềm tin giới hạn và suy nghĩ tiêu cực. Khi ấy, một sự kiện xảy ra sẽ có rất nhiều thông tin, năng lượng tiêu cực làm chúng ta không kích hoạt đc não người mà bấm vào “công tắc” của não bò sát.

Như vậy, khi hiểu về ba vùng não là từng miền thức có những đặc điểm riêng biệt trên, chúng ta sẽ có những giải pháp tương ứng để sử dụng tối đa ý thức và vô thức để kiến tạo cuộc sống mong muốn.

Tâm trí cũng cần được luyện tập đúng cách

Tập luyện cho não bộ quan trọng không kém tập luyện thể chất, cơ bắp. Một trí óc minh mẫn sẽ giúp chúng ta sống tỉnh thức và nhận thức rõ ràng về bản thân và xã hội, từ đó mới có thể có những giải pháp quản trị cảm xúc, quản trị cuộc sống

Và chìa khóa của quá trình tập luyện này chính là “hòa hợp với vô thức”. Vô thức luôn ưu tiên những cảm xúc để lại ấn tượng mạnh và thu nạp, tích lũy qua tất cả các giác quan. Hãy cùng thực hiện các phương pháp chữa lành tâm trí qua 5 giác quan nhé:

Thị giác

Để “giao tiếp” với vô thức – vùng xử lý 90% thông tin, chạy ngầm trong tâm trí, bạn hãy hình dung vô thức là một đứa trẻ 5 tuổi. Nó có khả năng sao chép rất nhanh và thích các thông tin dưới dạng hình ảnh hơn (trẻ con học chữ qua hình ảnh). Vì thế, khi chúng ta kết hợp cả việc nói và làm một cách đều đặn, kiên trì, tập trung sẽ ghim chặt vào vô thức một niềm tin vững trãi.

Vô thức không phân biệt được thời gian, quá khứ, hiện tại, tương lai. Vậy nên, kết hợp với cách thức ám thị phía trên với quyền tự do ý chí và sự vô hạn trong tâm trí, bạn thỏa sức hình dung về cuộc sống mình mong muốn về gia đình, công việc, tài chính, giải trí…

Thính giác

Tự ám thị bằng âm thanh là một phương pháp quen thuộc để cài đặt niềm tin mới. năng lượng não bộ rung động ở những tần sóng khác nhau vào từng thời điểm, theo trạng thái cơ thể. Những tần sóng chủ yếu của Sóng não là:

  • Beta (trong hoạt động bình thường)
  • Alpha (khi chuẩn bị ngủ)
  • theta (lúc mơ màng vào giấc ngủ)
  • Delta (trong thời gian ngủ sâu)

Chúng ta sẽ tương tác tốt nhất với vô thức ở tần số sóng não theta – là thời điểm 15 phút trước khi vào ngủ sâu. Khi đó, cơ thể đang thả lỏng và tâm trí dễ dàng hòa hợp với các thông tin nghe được, bạn có thể nghe nhạc thiền, nghe subliminal hoặc tự thu âm sẵn và nghe những hình dung của mình về cuộc sống mong muốn…

Để khai mở tâm trí, khơi dậy những thông tin ẩn sâu trong tầng vô thức, bạn hãy trò chuyện với vô thức về một số nội dung như sau:

  • Điều bạn thực sự muốn, khao khát là gì? (hình ảnh tương lai bạn ra sao – có thể tham chiếu với mô hình “bánh xe cuộc đời”)
  • Tại sao bạn lại muốn điều đó? Mục đích cao cả là gì? (bạn tận hưởng như thế nào, nó đem lại lợi ích gì cho bạn , cho người khác)
  • Bạn có cảm xúc về điều đó không?
  • Tin tưởng ở Tôi – hãy làm và quan sát
  • Khi tôi giao tiếp với bạn – hãy hành động
  • Tôi có nhiều ưu tiên – hãy lên chương trình để đạt được mục tiêu một cách nghiêm túc
  • Nghe, thấy, cảm nhận mục tiêu đó – Qua những câu chuyện ẩn dụ
  • Hãy tạo một sự thách thức cho tôi – Nếu không tôi sẽ không tập trung
  • Hãy sử dụng cơ thể của bạn để giao tiếp với tôi
  • Hãy là sự thay đổi mà bạn muốn thấy
  • Hãy giả vờ cho đến khi bạn làm nó

Hãy nhớ tip nho nhỏ rằng vô thức không phán xét đúng – sai mà sẽ lưu lại đúng theo những gì não bộ ghi nhận. Và não bộ không ghi nhớ cả một đoạn hội thoại dài mà chỉ nhớ về những ý/từ cuối. Vậy nên, dùng ngôn từ tích cực cũng là một cách tuyệt vời để phá bỏ niềm tin giới hạn, cài đặt tâm trí và chữa lành tổn thương.

Ngay từ bây giờ, bạn có thể thực hành luôn bằng cách thay thế nhưng từ tiêu cực thành tích cực phủ định. Ví dụ như:

  • Tôi mệt quá -> Tôi không khỏe
  • Tôi túng thiếu -> Tôi chưa giàu
  • Tôi đang buồn -> Tôi đang không vui…

Xúc giác

Nhà tâm lý học Virginia Satir cho biết: “Chúng ta cần 4 cái ôm mỗi ngày để tồn tại, 8 cái ôm mỗi ngày để duy trì và 12 cái ôm mỗi ngày để phát triển”. Lý do là khi bạn ôm hoặc được ôm, cơ thể sẽ giải phóng một loại hormone gọi là oxytocin (hormone hạnh phúc), và làm giảm cortisol (hormone tiết ra khi chúng ta bị stress). Các oxytocin càng nhiều thì càng có thể giúp bạn xử lý căng thẳng nhanh chóng.

Nghiên cứu khác thì cho thấy một cái ôm kéo dài khoảng 10 giây không chỉ làm giảm căng thẳng mà còn tăng cường hệ miễn dịch, chống mệt mỏi, nhiễm trùng và giảm bớt trầm cảm.

Chúng ta cần bao nhiêu cái ôm mỗi ngày?

Và điều quan trọng là những chiếc ôm hời hợt cho có sẽ không mang lại hiệu quả tốt nhất. Khi chúng ta nhận biết được sự hiện diện 100% của cơ thể và tâm trí trong khoảnh khắc của những chiếc ôm, cử chỉ yêu thương thì mới hoàn toàn giúp chúng ta chuyển hóa bản thân và mối quan hệ với mọi người cũng trở nên hòa hợp, gắn kết hơn.

Khứu giác

Khi hương thơm nhẹ nhàng lan tỏa khắp không gian và đi qua khứu giác vào đánh thức, chữa lành tâm trí, chúng ta sẽ cảm nhận rõ ràng được sự thả lỏng của toàn bộ cơ thể, quên đi những mệt mỏi và lo âu. Những loại hình phổ biến được nhiều người ưa dùng như nến thơm, tinh dầu, lá xô thơm, nhang trầm…

Mỗi mùi hương sẽ tương hỗ cho từng thể trạng cơ thể, tinh thần khác nhau:

  • Hương hoa nhài giúp ổn định nhịp tim, điều hòa huyết áp và thân nhiệt
  • Hương hoa hồng giúp hài hòa nội tiết tố nữ, giảm căng thẳng và chữa lành cho làn da từ bên trong
  • Oải hương mang đến một giấc ngủ ngon, giảm stress và phục hồi làn da sau những tác động xấu từ môi trường như nắng gió, khói bụi
  • Hương sả chanh xua đuổi côn trùng, tăng sức đề kháng và làm sảng khoái tinh thần…

Vị giác

Nếu bạn đã từng đọc cuốn sách “Bí mật của nước” (tác giả Emoto Masaru) thì sẽ biết được rằng nước có khả năng ghi nhớ thông tin một cách kỳ diệu. Khi ta trao cho nước những lời yêu thương, tinh thể nước tròn đầy, xinh đẹp, đi vào cơ thể chúng ta là những giọt lành. Còn khi ta nói với nước bằng thái độ giận dữ, câu từ chê trách, tinh thể nước méo mó, gãy gập, mang tới năng lượng tiêu cực. Và không chỉ có nước, tất cả những gì chúng ta dung nạp vào cơ thể mỗi ngày đều có khả năng như vậy.

Bạn có thể lựa chọn ăn uống trong sự chán nản, khó chịu hoặc vui vẻ đón nhận, biết ơn tất cả những gì ta ăn mỗi ngày đang mang đến cho ta một sức khỏe dồi dào, năng lượng tốt lành.

Nghệ thuật sáng tạo là tạo cảm xúc

Trong trị liệu nhóm số 11, Chuyên gia tâm lý trị liệu Phạm Thị Hiền đã nhấn mạnh điều này vô cùng quan trọng để chuyển hóa bản thân và xây dựng cuộc sống tốt đẹp như mong muốn. Chuyên gia chia sẻ rằng khi mới tiếp xúc, người khác thường không nhớ được những gì bạn nói nhưng họ sẽ khó quên cảm xúc bạn để lại trong tâm trí họ.

Khi nhìn tỷ lệ “thái độ – kiến thức – kỹ năng” phía trên và qua thực tế ta cũng thấy rằng kiến thức đã có “giáo sư” Google, kỹ năng sẽ dần được thay thế bằng Robot. Chỉ có thái độ, cảm xúc là quan trọng nhất, mãi là ấn tượng được khắc ghi và nhớ lâu nhất. Chỉ có cảm xúc mới thúc đẩy hành động, hành động mới thành công. Và cảm xúc cao cả nhất, tinh khiết nhất chính là tình yêu thương vô điều kiện. Chúng ta trao đi sự quan tâm, yêu thương từ trái tim bao la, yêu người như yêu mình! Như vậy, quản trị được cảm xúc tức là bạn đã làm chủ cuộc sống. Tư duy tích cực, thấu hiểu, yêu, thương bản thân sẽ là nền tảng để chúng ta khai phá tiềm năng bản thân, kiến tạo cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc, thịnh vượng.

Người vĩ đại nhất trên thế gian này không phải người có kiến thức. Người vĩ đại nhất trên thế gian này không phải người học cao hiểu rộng, mà Người vĩ đại nhất trên thế gian này là người có tình thương lớn lao nhất.

Trong cuộc sống có hai điều luôn công bằng với tất cả chúng ta. Đó là thời gian và tự do ý chí. Thời gian cho chúng ta đồng đều 24h/ngày và tự do ý chí là quyền tự lựa chọn suy nghĩ, hành động. Thông tin xung quanh chúng ta là vô hạn. Nhưng khi đi vào tâm trí ta thì chúng gặp phải “màng lọc” là những cái Biết, kinh nghiệm, niềm tin giới hạn của bản thân… nên chuyển hóa thành nhận thức mới, khác với mọi người. Trái đất có hơn 7 tỷ người, không ai giống ai một phần bởi tự do ý chí này.

Than và kim cương đều cấu trúc giống nhau nhưng giá trị thì vô cùng chênh lệch, bạn lựa chọn là mình là ai?

Nếu bạn cần có sự hỗ trợ của Chuyên gia Tâm lý trị liệu, vui lòng liên hệ Hotline: 096 589 8008 hoặc đặt ngay lịch hẹn với chuyên gia tại đây.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *