Nhận Thức Về Vị Thế Của Nữ Trí Thức Trong Gia Đình

(Tamly) – Mặc dù sự ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo truyền thống không còn mạnh mẽ như xưa khi nói về vị thế của người đàn ông và người đàn bà trong gia đình, nhưng sự tác động của nó tới phân công lao động trong gia đình vẫn còn. Phụ nữ nói chung và nữ trí thức nói riêng, do những đặc trưng giới nên vị trí của họ trong gia đình dường như vẫn thấp hơn nam giới, nhất là trong các quyết định kinh tế. Sự nhìn nhận này không chỉ xuất phát từ những định kiến xã hội mà còn từ chính bản thân người phụ nữ.

Người phụ nữ tri thức trong gia đình

Trong nghiên cứu này, vị thế của nữ trí thức trong gia đình được biểu hiện ở việc ra quyết định định hướng phát triển kinh tế gia đình; quyết định về việc chi tiêu trong gia đình và quyết định việc học hành của con. Chúng tôi không xếp nhóm nội dung được ra quyết định nào mạnh hơn mà chỉ tìm hiểu chung. Để tìm hiểu vị thế của nữ trí thức trong gia đình hiện nay như thế nào, nghiên cứu đưa ra 13 mệnh đề thuộc 3 nhóm nội dung liên quan tới định hướng phát triển kinh tế gia đình, chi tiêu trong gia đình và học hành của con. Trong đó, mệnh đề nào có điểm càng cao (càng gần 3) thì biểu hiện vị thế càng cao và mệnh đề nào có điểm càng thấp (càng gần 1) thì biểu hiện vị thế càng thấp.

Bảng 1. Những biểu hiện về vị thế của nữ trí thức trong gia đình

Những biểu hiệnĐTBThứ bậcĐLC
1. Người quyết định hướng phát triển kinh tế gia đình1,9870,56
2. Người quyết định nên làm công việc gì để tăng thu nhập1,87100,59
3. Người đóng góp nhiều hơn cho thu nhập của gia đình1,76120,63
4. Người quyết định mức đóng góp của các thành viên trong gia đình cho ngân sách chung của gia đình1,9480,71
5. Người quyết định chính các hoạt động tạo thu nhập GĐ1,77110,61
6. Người quyết định sửa chữa, xây nhà, mua bán nhà ở1,72130,60
7. Người quyết định mua bán tài sản trong gia đình1,8990,62
8. Người quyết định việc chi tiêu hàng ngày trong gia đình2,4610,63
9. Người quyết định chọn trường lớp cho con2,1520,60
10. Người quyết định nên dạy con học như thế nào2,123 0,59
11. Người có ảnh hưởng nhiều nhất đến việc định hướng nghề  nghiệp tương lai cho con2,076 0,61
12. Người đi họp phụ huynh cho con2,1230,59
13. Người quyết định việc dạy dỗ, chăm sóc, giáo dục con2,1230,54
ĐTB Vị thế của nữ trí thức trong gia đình2,00,40

* Số liệu được trích ra từ nghiên cứu về Vị thế của nữ trí thức và nhân tố ảnh hưởng của TS. Lưu Song Hà.

Nếu nhìn vào kết quả khảo sát thì vị thế của nữ trí thức trong gia đình còn hạn chế (ĐTB = 2). Khi xây dựng nghiên cứu này, chúng tôi đã đưa ra giả thuyết rằng, vị thế của nữ trí thức trong gia đình cao hơn vị thế của họ ở nơi làm việc. Theo lệ thường thì phụ nữ vẫn được coi là các nội tướng trong gia đình, nhưng nhìn vào thực tế mà khảo sát thực tiễn mang lại thì không phải như vậy.

Trong số 3 nội dung chúng tôi tìm hiểu thì nữ trí thức dường như chỉ dành được vị thế cao ở việc quyết định chi tiêu trong gia đình và dạy dỗ con cái (ĐTB> 2). Kết quả này cũng phần nào phản ánh được thực tế phân công lao động trong gia đình của nữ trí thức. Những chi tiêu hàng ngày thường gắn với công việc nội trợ và chăm sóc dạy bảo con cái cũng được gán cho người mẹ. Còn việc quyết định định hướng phát triển kinh tế cho gia đình có lẽ không do nữ trí thức đảm nhiệm (ĐTB < 2). Có phải nữ trí thức thường có thu nhập thấp hơn chồng trong gia đình, hay vì hạn chế về khả năng mà họ ít tham gia vào việc đảm bảo và phát triển kinh tế gia đình. Kết quả này cũng phản ánh thực tế là, mặc dù sự ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo truyền thống không còn mạnh mẽ như xưa khi nói về vị thế của người đàn ông và người đàn bà trong gia đình, nhưng sự tác động của nó tới phân công lao động trong gia đình vẫn còn. Phụ nữ nói chung và nữ trí thức nói riêng, do những đặc trưng giới nên vị trí của họ trong gia đình dường như vẫn thấp hơn nam giới nhất là trong các quyết định kinh tế. Sự nhìn nhận này không chỉ xuất phát từ những định kiến xã hội mà còn từ chính bản thân người phụ nữ. Mặc dù được coi là nhóm phụ nữ có nhiều tiến bộ trong suy nghĩ nhất nhưng trong nhận thức của mình nữ trí thức vẫn chưa thoát khỏi cái bóng khổng lồ của quan điểm nho giáo khi nhìn nhận và đánh giá về vị thế của người phụ nữ trong gia đình. Đây là những rào cản cho việc nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình.

Như vậy là, mặc dù được coi là nhóm phụ nữ có vị trí cao trong giới nữ, nhưng nữ trí thức cũng chỉ có được vị thế khá khiêm tốn trong gia đình. Họ vẫn đang đảm nhận vai trò của những người vợ, người mẹ như các nhóm nữ khác. Những nhân tố nào đã ảnh hưởng tới vị trí của nữ trí thức trong gia đình? Cần làm gì để có thể phát huy hết năng lực của họ trong gia đình? Đây là những câu hỏi mà câu trả lời không phải chỉ chờ nữ trí thức mà còn phụ thuộc vào toàn xã hội.

Thương Thảo

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *