Những Yếu Tố Cá Nhân Liên Quan Đến Hành Vi Giúp Đỡ: Ai Giúp Ai?

(Tamly) – Hành vi giúp đỡ cũng như nhiều hành vi khác của con người chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó, yếu tố chủ quan (của người có hành vi giúp đỡ và người có nhu cầu giúp đỡ) đóng vai trò quan trọng.

giúp đỡ

Chúng ta thấy rằng trong một nền văn hoá, con người cùng chịu tác động của các chuẩn mực xã hội, song trong hoàn cảnh có người cần giúp đỡ, thì trong số những người chứng kiến, có người thực hiện hành vi giúp đỡ, có người không. Rõ ràng, hành vi giúp đỡ cũng như nhiều hành vi khác của con người chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó, yếu tố chủ quan đóng vai trò quan trọng. Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu những người hay có hành vi giúp đỡ người khác thường có những đặc điểm gì và những người hay được giúp đỡ có những đặc điểm gì.Đặc điểm của người có tiềm năng giúp đỡ
Bierhoff tìm hiểu một số đặc điểm nhân cách của những người chứng kiến tai nạn giao thông trên đường bộ đã có hành vi giúp đỡ những người bị nạn và những người chứng kiến những tình huống đó, nhưng không có hành vi giúp đỡ và ông đã đưa ra bảng so sánh sau (theo David Clarke, 2003):

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Đặc điểm của những người giúp đỡ

– Có sự kiểm soát nội tâm cao

– Có niềm tin “số phận”

– Cảm thấy trách nhiệm xã hội

– Có khả năng thấu cảm

– Ít ích kỷ

Đặc điểm của những người không giúp đỡ

– Có sự kiểm soát nội tâm không cao

– Ít có niềm tin vào số phận

– Ít cảm thấy trách nhiệm xã hội

– Ít có khả năng thấu cảm

– Ích kỷ hơn

Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng đặc điểm tôn giáo của chúng ta không ảnh hưởng đến hành vi ủng hộ xã hội.

Đặc điểm của những người có nhu cầu giúp đỡ

Kết quả của nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chúng ta hay giúp đỡ gia đình và những người gắn bó với chúng ta (những người quen biết, hàng xóm, bạn bè, đồng nghiệp). Chúng ta cũng hay giúp đỡ những người mà chúng ta có trách nhiệm (người quản lý phòng hay giúp đỡ nhân viên của phòng mình hơn nhân viên cùng nơi làm việc nhưng không cùng phòng)

Bên cạnh đó, người dễ nhận được giúp đỡ có những đặc điểm sau (David Clarke, 2003).

– Đó là những người có nhiều điểm giống với người có khả năng giúp đỡ về cơ thể và có nhiều điểm tương đồng về tư tưởng, niềm tin.

– Những người yếu thế trong xã hội (những người mà chúng ta cho rằng họ có nhu cầu được giúp đỡ): trẻ em, người già yếu, người tàn tật, người gặp hoạn nạn, rủi ro.

– Những người có ngoại hình hấp dẫn cũng hay nhận được sự giúp đỡ. Trái lại, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những người có hình thức kém hấp dẫn, đặc biệt, những người dị dạng ít được giúp đỡ.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Nhìn chung, việc đưa ra những đặc điểm của người hay giúp đỡ người khác và đặc điểm của những người hay được giúp đỡ chỉ là kết quả quan sát, đánh giá trực tiếp hai đối tượng này, nó không giúp giải thích một cách cơ bản tại sao những người có đặc điểm như vậy thường có hành vi giúp đỡ hay thường được giúp đỡ. Có thể thấy những đặc điểm trên có mối liên hệ chặt chẽ với các lý thuyết về chuẩn mực xã hội và thuyết thấu cảm.

N.T.H

Tài liệu tham khảo
Darvid Clarke (2003), Pro-Social and anti- social behaviour. Printed and bound in Great Bitain by TJ International Ltd. Padstow, Cornwall.

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *