4 dấu hiệu bé sắp biết nói và những điều cha mẹ nên làm

Nhận biết sớm các dấu hiệu bé sắp biết nói và tạo điều kiện để con phát triển ngôn ngữ nhanh hơn là điều bất cứ bậc cha mẹ nào cũng cần hiểu rõ. Lắng nghe được những tiếng nói đầu tiên của con thực sự là một cảm giác vô cùng hạnh phúc mà cha mẹ không nên bỏ lỡ. Mặt khác việc quan sát và hiểu rõ các cột mốc phát triển lời nói này cũng sẽ giúp phụ huynh sớm phát hiện các vấn thường nếu có.

4 Dấu hiệu bé sắp biết nói mà phụ huynh không nên bỏ qua

Mỗi cột mốc phát triển, trẻ biết thêm một kỹ năng mới chính là những niềm vui vô cùng to lớn của các bậc phụ huynh. Đặc biệt trong số đó việc được nghe thấy tiếng con gọi ba, gọi mẹ đầu tiên thực sự là một cảm xúc vô cùng khó diễn tả. Những thanh âm đầu tiên mà con phát ra chính là những món quà vô giá mà cha mẹ khó có thể quên được.

Dấu hiệu bé sắp biết nói
Nắm bắt đúng các dấu hiệu bé sắp biết nói sẽ giúp phụ huynh có thể phát triển ngôn ngữ, lời nói cho trẻ hiệu quả hơn

Khi trẻ bắt đầu biết nói, con sẽ bắt đầu tương tác, giao tiếp với cha mẹ nhiều hơn, bắt đầu thể hiện nhu cầu cá nhân rõ ràng thay vì những lời ê a hay la hét như trước đây. Mặt khác khi trẻ bắt đầu có ngôn ngữ thì quá trình phát triển nhận thức, hành vi, tính cách, tư duy cũng mới bắt đầu phát triển tích cực hơn. Vậy làm thế nào để phụ huynh nhận diện dấu hiệu bé sắp biết nói từ sớm?

Thực tế thì ngay ở giai đoạn 2- 3 tháng đầu đời, trẻ đã bắt đầu tương tác, giao tiếp nhưng không quá rõ ràng, ba mẹ chỉ thấy con phát ra các âm thanh “ e e” mà không hiểu được con muốn gì. Càng về sau những âm thanh con phát ra càng rõ ràng hơn, có thể nhận diện chính xác hơn rằng con đang nói gì. Cụ thể, phụ huynh có thể tham khảo một số Dấu hiệu bé sắp biết nói điển hình sau đây

Trẻ nghe hiểu được những gì cha mẹ nói

Ở giai đoạn 3 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu chú ý đến âm thanh về ngôn ngữ, lời nói hay người lớn hay gọi rằng trẻ biết “hóng chuyện”. Biểu hiện điển hình là con thường rất chăm chú đến khi cha mẹ hay những người xung quanh, phát ra những tiếng ê a như muốn tham gia vào các cuộc trò chuyện. Hoặc trẻ cũng bắt đầu khóc khi cảm thấy khó chịu hay không hài lòng ở đâu đó.

Ở giai đoạn 6 tháng tuổi trở lên, trẻ có thể đáp ứng được một vài yêu cầu của cha mẹ thông qua hành động hay ánh mắt. Chẳng hạn khi mẹ hỏi mẹ bế bé và hỏi “Con có đói không” trẻ cũng phát ra các âm thanh để trả lời hay khi hỏi rằng “Con gấu bông đông” bé có thể quay đầu hay quơ tay sang hướng có con gấu bông mà bé biết. Đây chính là các Dấu hiệu bé sắp biết nói bởi con đã nghe hiểu được lời nói từ cha mẹ.

Trẻ đáp ứng lại các hành vi, lời nói

Nếu cha mẹ hay những người thân vẫy tay và con đáp lại bằng các biểu cảm, hành động đạp tay, đạp chân thì cũng là dấu hiệu bé sắp biết nói khá điển hình. Con nhận thức được người quen/ người lạ bằng việc tỏ ra mừng rỡ khi thấy cha đi làm về và la khóc khi bị một người lạ bế tức là con đã bắt đầu nhận thức được xung quanh nhưng chưa có ngôn ngữ nên mới thể hiện qua hành động.

Dấu hiệu bé sắp biết nói
Trẻ hiểu và có thể thực hiện một số yêu cầu của cha mẹ cũng chứng tỏ con đang trong quá trình phát triển ngôn ngữ, lời nói

Lớn hơn, trẻ có thể thực hiện được các hành vi được cha mẹ dạy hay yêu cầu như vẫy tay hay thơm má, kể cả khi lúc này con chưa nói được thành câu nhưng con vẫn hoàn toàn hiểu được lời nói của cha mẹ có ý nghĩa gì. Đây chính là các cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển ngôn ngữ, lời nói hay nhận thức mà cha mẹ cần nhanh chóng nắm bắt để phát triển ngôn ngữ cho con.

Dấu hiệu bé sắp biết nói- trẻ bắt đầu lặp lại lời nói

Khi một đứa trẻ có xu hướng lắng nghe, hóng chuyện và lặp lại các âm thanh vừa nghe được thì đây chính là dấu hiệu bé sắp biết nói  rõ ràng nhất. Thực tế ở giai đoạn 10 tháng tuổi, trẻ đã có thể phát âm được một vài từ đơn như “ba” “ma” dù nghe không quá rõ ràng. Con cũng thường lắng nghe cha mẹ và nhại theo các âm ở cuối cùng mà con nghe được.

Chính từ những âm thanh đầu tiên mà con bắt chước này sẽ phát triển thành những từ ngữ, lời nói rõ ràng hơn. Giai đoạn này phụ huynh càng nói chuyện với con nhiều thì con càng biết nói nhanh hơn, vốn từ lớn hơn. Song song với việc bắt chước ngôn ngữ, lời nói của người lớn thì trẻ cũng có xu hướng sẽ bắt chước biểu cảm hay hành động của cha mẹ và gây ra rất nhiều tình huống thú vị.

Trẻ bắt đầu thể hiện các nhu cầu cá nhân

Sau khi trẻ đã bắt đầu bập bẹ, khả năng quan sát và nhận thức của con cũng phát triển. Ở thời điểm này cho dù trẻ chưa nói sõi chưa có ngôn ngữ rõ ràng nhưng con cũng đã bắt đầu có xu hướng thể hiện các nhu cầu cá nhân nhiều hơn thông qua các từ ngắn kèm hành động. Đây cũng là dấu hiệu bé sắp biết nói rõ ràng mà phụ huynh không nên bỏ qua.

Dấu hiệu bé sắp biết nói
Trẻ khi sắp biết nói sẽ chủ đông thể hiện nhu cầu cá nhân bằng lời nói và hành động, cử chỉ

Chẳng hạn như bình thường mẹ hay cho trẻ uống sữa bằng bình, pha sữa cho con. Trẻ sẽ quan sát các hành động này và khi con đói con có thể sẽ chỉ vào bình sữa và kêu “ba”, “ma” để thể hiện rằng con muốn uống sữa bởi con chưa biết nói từ “đói” như thế nào. Tuy nhiên con đã quan sát và hiểu được việc mẹ lấy bình sữa pha sữa tức là con sắp được ăn.

Làm gì khi phát hiện các dấu hiệu bé sắp biết nói

Một đứa trẻ vừa sinh ra chắc chắn không thể hiểu thế nào là “Ba”; “mẹ”; cái gì gọi là “cái cây”; muốn ăn cũng không biết dùng từ gì để diễn tả mà cần có sự giáo dục từ chính cha mẹ. Thực tế quá trình phát triển ngôn ngữ hay nhận thức cho trẻ đã được khuyến khích ngay từ thời điểm con còn ở trong bụng mẹ chứ không chỉ đợi đến khi có các dấu hiệu bé sắp biết nói mới thực hiện.

Mặt khác như đã nói, trẻ vốn đã bắt đầu bập bẹ, bắt đầu phát triển về lời nói, ngôn ngữ ngay từ những tháng đầu tiên và quá trình phát triển các yếu tố này cần được thực hiện ngay từ khi trẻ sinh ra luôn phiên, không ngừng nghỉ. Trẻ biết nói sớm hay muộn hoàn toàn phụ thuộc vào chính cha mẹ và môi trường sinh hoạt của con.

Vậy phụ huynh cần làm gì khi bắt đầu phát hiện thấy các dấu hiệu bé sắp biết nói?

Tăng cường trò chuyện với con

Hãy luôn tranh thủ việc giao tiếp, trò chuyện với con trong mọi hoàn cảnh, ngay cả khi trẻ chưa bập bẹ. Điều này trước hết nhằm tạo ra mối liên kết gắn bó với trẻ, con ý thức được hình ảnh của cha mẹ và có sự kết nối sâu sắc hơn. Việc trò chuyện nhiều hơn đặc biệt khi thấy các dấu hiệu trẻ sắp biết nói cũng giúp con ghi nhớ và phát triển nhận thức sớm hơn.

Dấu hiệu bé sắp biết nói
Phụ huynh nên tăng cường các hoạt động trò chuyện, tương tác với con hằng ngày trong mọi hoàn cảnh

Chẳng hạn như khi con chuẩn bị đưa con tắm, hãy thông báo với con rằng bây giờ mình sẽ đi tắm. Khi tắm cũng trò chuyện và chỉ cho con biết đây là tay, đây là tóc, đây là miệng. Vừa chỉ vừa kết hợp cho con sờ để tăng mức độ nhận diện về cảm giác. Hay khi thay đồ cho con cũng thông báo rằng bây giờ mình chuẩn bị ra ngoài chơi…. Dần dần trẻ sẽ có nhận thức về ngôn ngữ kèm theo các hành động mà mẹ làm.

Khi thấy trẻ chạm hay nhìn vào một thứ gì đó, mẹ cũng có thể đọc tên ngay các đồ vật đó để con có thể ghi nhớ có hiệu quả. Hãy kiên nhẫn lặp đi lặp lại nhiều lần, sau đó hỏi lại để trẻ có thể chỉ đúng vật đó. Kèm theo đó mẹ cũng có thể mở rộng vốn từ bằng cách nói về công dụng hay tính chất của vật đó. Chẳng hạn cái bát để ăn cơm, con mèo kêu meo meo..

Việc trò chuyện với con cũng luôn là một hoạt động thú vị mà phụ huynh không nên bỏ qua. Chú ý có thể điều chỉnh tông giọng, ngôn ngữ, âm điệu để trẻ dễ nghe hơn. Đặc biệt nếu mẹ ví dụ cha mẹ là người miền Bắc nhưng muốn con phát âm theo kiểu miền Nam thì nên tăng cường cho trẻ nghe hay tiếp xúc với người nói giọng nam ngay từ giai đoạn mới có các dấu hiệu bé sắp biết nói thì sẽ đạt được hiệu quả này.

Phụ huynh cần chú ý rằng nên điều chỉnh cách nói, cách phát âm cho con ngay từ sớm, tránh để tình trạng bé nói ngọng lớn lên mới sửa sẽ khó hơn. Tuy nhiên nếu cần sửa hãy đợi con phát âm hết câu rồi mới chỉnh, tuyệt đối không nên cắt ngang lời con nói vì bé có thể học theo thói này sẽ không tốt. Chú ý phát âm to, rõ ràng, chuẩn xác từng từ thì trẻ mới có thể phát âm chuẩn theo.

Tăng cường ngôn ngữ qua sách/ truyện hay âm nhạc

Có một cách có thể giúp tăng cường ngôn ngữ, lời nói cho trẻ cực kỳ hiệu quả và trẻ cũng rất thích thú chính là đọc sách/ truyện cho con nghe. Trẻ rất thích được ba mẹ đọc sách, truyện cổ tích trước khi đi ngủ, điều này nên được thực hiện ngay khi thấy dấu hiệu bé sắp biết nói. Mặt khác hoạt động này còn giúp tăng cường trí tưởng tượng để bé thông minh và sáng tạo hơn.

Phụ huynh cũng có thể dạy trẻ tập nói, bổ sung ngôn ngữ thông qua các bài hát mà trẻ thích. Ban đầu trẻ sẽ chỉ có thể nhại theo những từ ở cuối bài hát, chẳng hạn như “con cò bé bé” thì trẻ chỉ phát âm được từ “bé”. Phụ huynh hãy hát khúc đầu để “mớm” cho trẻ bắt được những từ cuối, dần dần tăng lên số từ ngữ mà còn hát theo lên. Hát theo các bài hát cũng khiến trẻ dễ khi nhớ và thoải mái hơn.

Ngoài ra mẹ cũng có thể gia tăng vốn từ cho trẻ qua các bài đồng dao với nội dung quen thuộc với xung quanh, ngôn từ đơn giản. Hãy đọc cho trẻ nghe vài lần, sau đó hỏi “mớm” lại để con phát âm theo. Ngoài ra với các bộ truyện đọc cho trẻ cũng nên có nội dung đơn giản, gần gũi, nếu có thêm hình ảnh minh họa sinh động để giải thích cho trẻ sẽ càng tốt hơn.

Dạy trẻ ngôn ngữ khi thấy các dấu hiệu bé sắp biết nói

Hiện nay có rất nhiều các bộ đồ chơi giúp trẻ học chữ, học ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, dễ tiếp cận mà phụ huynh nên cho con chơi khi thấy các dấu hiệu bé sắp biết nói. Chẳng hạn như các bộ đồ chơi bảng chữ cái, bộ đồ chơi xếp hình, các bộ đồ chơi phát ra nhạc hay âm thanh.. Nên chọn những thứ càng sặc sỡ, có âm thanh sẽ càng thu hút được sự hào hứng của con.

Dấu hiệu bé sắp biết nói
Có rất nhiều các bộ đồ chơi giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, lời nói mà phụ huynh nên tham khảo cho trẻ chơi

Tuy nhiên cần lưu ý rằng phụ huynh cần trực tiếp tham gia chơi và giải thích cho trẻ thì con mới có thể hiểu và chơi có ích. Nếu để trẻ tự chơi một mình chắc chắn con sẽ không thể biết đâu là chữ A, đâu là chữ B.. Do đó dù mua đồ chơi nào nhưng muốn con tăng cường nhận thức, ngôn ngữ thì phụ huynh cũng nên dành thời gian để chơi và tương tác với con.

Ngoài ra phụ huynh cũng có thể cho trẻ tham gia các trò chơi có tính chất vận động, chơi nhóm, cần có sự phối hợp của nhiều người, chẳng hạn như chuyền bóng. Điều này sẽ giúp phát triển các kỹ năng tương tác, biết các phối hợp với người khác, tăng sự dạn dĩ, linh hoạt hơn. Dù vậy cần xem xét độ tuổi và các dấu hiệu trẻ sắp biết nói ở độ tuổi nào để điều chỉnh phù hợp.

Tăng cường các hoạt động khám phá trực tiếp

Nhiều phụ huynh thường lo lắng quá mức nên thường có xu hướng chỉ giới hạn vùng hoạt động cho trẻ ở trong nhà mà không ra ngoài. Dù cha mẹ có mua cho bé bao nhiêu loại đồ chơi, dù nói chuyện với trẻ nhưng thiếu các hoạt động khám phá trải nghiệm thực tế thì cũng không thể nào kích hoạt hết tiềm năng phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Một thực tế có thể thấy rõ ràng nhất chính là những đứa trẻ thường được ra ngoài chơi, gặp gỡ nhiều người, chẳng hạn như con của những người làm nghề buôn bán thường biết nói khá sớm và cực kỳ dạn dĩ. Trong khi đó những đứa trẻ chỉ chơi trong nhà thường khá nhút nhát, ít nói hơn. Do đó khi thấy các dấu hiệu bé sắp biết nói phụ huynh nên đưa bé ra ngoài nhiều hơn, đi chơi công viên hay khu vui chơi để phát triển ngôn ngữ cho bé.

Một số lưu ý bé có dấu hiệu sắp biết nói

Rất nhiều thống kê cho thấy trong giai đoạn gần đây, tỷ lệ trẻ chậm nói đang bắt đầu có xu hướng tăng lên. Đây là tình trạng mà trẻ khi đã đến các cột mốc biết nói nhưng vẫn không phát ra âm thanh bập bẹ nào. Tình trạng này có thể liên quan đến rất nhiều nguyên nhân, không chỉ là do ảnh hưởng từ tác động môi trường mà còn liên quan đến rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Dấu hiệu bé sắp biết nói
Hãy luôn dành thời gian quan sát các dấu hiệu phát triển lời nói, ngôn ngữ của con trong mọi giai đoạn

Một số vấn đề phụ huynh cần quan tâm để chuẩn bị cho các giai đoạn phát triển lời nói, ngôn ngữ của trẻ như

  • Ở giai đoạn 6- 7 tháng tuổi bé vẫn chưa có dấu hiệu sắp biết nói, chưa phát ra âm thanh nào, không hóng chuyện, không tương tác với xung quanh là những đặc điểm bất thường, phụ huynh không được chủ quan mà nên đưa trẻ đi thăm khám
  • Tuyệt đối không nên cho trẻ xem TV, điện thoại hay các thiết bị vô tuyến khi đang bước vào giai đoạn học nói. Đây là nguyên nhân chính khiến nhiều trẻ chậm nói, rối loạn ngôn ngữ hiện nay. Mặt khác bước sóng từ các thiết bị điện tử cũng được đánh giá là không tốt cho não bộ của trẻ nhỏ nên phụ huynh cần cực kỳ chú ý
  • Không nên hỏi bé quá nhiều, lúc nào cũng phải học nói bởi thực tế con cũng cần có thời gian được nghỉ ngơi. Hãy kích thích ngôn ngữ hay lời nói cho trẻ trong trạng thái vui vẻ, trẻ có hứng thú để có hiệu quả nhất
  • Khi thấy các dấu hiệu bé sắp biết nói, phụ huynh nên dành thời gian tương tác với con nhiều hơn thay vì lúc nào cũng để trẻ tự chơi một mình. Luôn sắp xếp thời gian chơi, trò chuyện với con chính là nền tảng quan trọng để trẻ phát triển mạnh mẽ nhất về ngôn ngữ ngay từ những giai đoạn đầu đời
  • Khi bé mới bắt đầu có các dấu hiệu sắp biết nói thì cần phải dùng những từ ngữ đơn giản, ngắn gọn nhất thì con mới có thể hiểu được, tránh việc nói quá dài dòng phức tạp. Cần phải dựa trên mức độ nhận thức, mức độ linh hoạt của trẻ để điều chỉnh các cách phù hợp
  • Tăng cường bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ trong mọi giai đoạn, đặc biệt các nhóm chất tốt cho não bộ để tăng cường khả năng nhận thức và ghi nhớ, trẻ học hỏi mọi thứ nhanh chóng hơn. Chẳng hạn như các nhóm cá béo, dầu oliu, các nhóm hạt, rau xanh hay trái cây
  • Duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn ngủ đúng giờ kết hợp với vận động để phát triển toàn diện về mọi mặt
  • Trong trường hợp bé mãi không thấy có các dấu hiệu sắp biết nói kèm theo các hành vi bất thường như không tương tác với cha mẹ, không nhìn vào mắt khi nói chuyện, có phát ra âm thanh nhưng kỳ lạ, thích chơi 1 mình, có các hành vi kỳ lạ rập khuôn thì phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám vì rất có thể đây là dấu hiệu của tự kỷ.

Quan sát các dấu hiệu bé sắp biết nói sẽ đem đến nhiều điều thú vị bởi mỗi sự phát triển của con mỗi ngày đều là niềm vui sướng, hạnh phúc nhất của phụ huynh. Các bậc cha mẹ cũng nên tìm hiểu, nắm bắt rõ từng cột mốc hình thành các kỹ năng của con để đảm bảo trẻ phát triển bình thường, hỗ trợ quá trình phát triển toàn diện về mọi mặt của con.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *