Hội chứng sợ đi học (Didaskaleinophobia) khiến trẻ khóc thét

Hội chứng sợ đi học (Didaskaleinophobia) khiến trẻ luôn căng thẳng và từ chối việc đến trường dẫn tới cha mẹ la mắng thường xuyên vì nghĩ rằng con lười học. Những vướng mắc trong tâm lý khi đến trường như bị bạo lực, do những khó khăn trong tiếp thu vì bệnh lý, áp lực lớn trong học tập được cho là có liên quan đến nguyên nhân gây ra hội chứng này.

Hội chứng sợ đi học (Didaskaleinophobia) là gì?

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng việc trẻ từ chối đến trường, luôn tìm mọi cách để trốn tránh đi học chưa chắc đã phải do con lười mà con thể đó là dấu hiệu của Didaskaleinophobia – hội chứng sợ đi học. Nghe thì có vẻ kỳ lạ nhưng đây hoàn toàn là một căn bệnh có thật và đang xuất hiện trên nhiều học sinh hiện nay.

Đặc điểm chung của những người mắc hội chứng sợ đi học chính là luôn cực kỳ căng thẳng, lo lắng, thậm chí có trạng thái kích động khi buộc phải đi học hay đến trường. Thậm chí khi đến trường học sinh có thể bị căng thẳng đến mức nôn mửa hay ngất xỉu. Kết quả học tập ở trường cũng những học sinh này cũng thường rất yếu kém..

Hội chứng sợ đi học
Hội chứng sợ đi học khiến trẻ luôn tìm mọi cách để không phải đến trường

Tuy nhiên nếu trẻ được ở nhà thì các trạng thái của con hoàn toàn bình thường, con nhanh chóng vui vẻ trở lại, không có biểu hiện mệt mỏi. Thậm chí con có thể làm bài, hiểu bài dễ dàng tại nhà trong khi đến lớp con lại luôn được đánh giá là có học lực kém.

Phụ huynh khi nhìn thấy con có các biểu hiện như thế thường cho rằng do con lười học, do con tự phịa ra những trạng thái của mình hay con giả bộ chỉ để được nghỉ học. Cần hiểu rằng tất cả các trạng thái này hoàn toàn là thật, những căng thẳng quá mức khiến huyết áp tăng, rối loạn thần kinh nên mới dẫn đến ngất xỉu hay nôn mửa.

Hội chứng sợ đi học có thể xuất hiện ở rất nhiều học sinh hiện nay nhưng hầu hết tất cả đều bị gia đình hiểu nhầm và rất ít trẻ được đi thăm khám sớm. Chỉ khi con có các hành vi bất thường, kích động quá mức phụ huynh mới đưa con đi gặp bác sĩ, chuyên gia thì mới có thể biết con mình bị mắc bệnh.

Biểu hiện hội chứng sợ đi học

Triệu chứng nổi bật nhất của trẻ mắc bệnh chính là con luôn lặp đi lặp lại việc không muốn đi học, không muốn đến trường và làm mọi cách để phụ huynh cho ở nhà. Càng ngày mức độ các hành vi trốn tránh của con càng tăng lên, cho dù ba mẹ có la mắng hay cưỡng ép thế nào trẻ cũng không muốn đến trường.

Hội chứng sợ đi học
Trẻ cực kỳ lo lắng và hoảng loạn, thậm chí là kích động khi được đưa đến lớp học

Cụ thể, một vài triệu chứng điển hình khác của hội chứng Didaskaleinophobia như

  • Luôn lặp đi lặp lại việc không muốn đi học cho dù trước đó trẻ có thể là người thích đi học, thích đến trường
  • Ám ảnh với tiếng chuông báo thức, tiếng cha mẹ gọi dậy mỗi sáng vì phải đi học
  • Cảm thấy thoải mái khi ra khỏi trường, ám ảnh vào cuối ngày vì sáng hôm sau lại phải đi học
  • Luôn nghĩ đến các trường hợp không tốt để có thể nghỉ học
  • Hội chứng sợ đi học có thể khiến trẻ dễ dàng gặp ác mộng, la hét, hoảng loạn giữa đêm vì mơ thấy phải đi học
  • Luôn trong trạng thái căng thẳng khi phải nghe đến những từ ngữ “đi học” ” đến trường”, “lớp học”, “cô giáo” với các triệu chứng như nhịp thở nhanh, đổ mồ hôi, mặt đỏ, run rẩy, choáng váng, khó thở..
  • Luôn cố gắng kéo dài thời gian trước khi đến trường để có thể nghỉ hoặc hoặc giảm thời gian đến trường
  • Luôn cảm thấy cơ thể bị ốm hoặc tự nhiên ốm không rõ nguyên do trước khi đi học, chẳng hạn con thường xuyên than đau đầu, đau bụng, ho… Tuy nhiên trẻ cũng có thể hoàn toàn có những cảm giác như thế do những hoang tưởng về việc muốn được nghỉ học gây ra
  • Một số trẻ có thể căng thẳng đến mức nôn ói hay ngất xỉu trước khi đi học
  • Tinh thần tiêu cực nên ở trong lớp học trẻ thường không chú ý vào bài học, lơ đãng, căng thẳng nên thường có kết quả học tập kém. Điều này càng khiến phụ huynh cho rằng con mình đang lười học chứ không phải do bệnh

Nguyên nhân gây hội chứng sợ đi học

Theo các chuyên gia, hội chứng sợ đi học Didaskaleinophobia có thể hình thành từ rất nhiều nguyên nhân, trong đó rất nhiều trẻ có những nỗi sợ xuất phát từ những ám ảnh trước đó khi đến trường. Xác định được chính xác nguyên nhân sẽ giúp gia đình có hướng hỗ trợ giúp con vượt qua nỗi ám ảnh hiệu quả nhất.

Hội chứng sợ đi học
Trẻ bị bắt nạt hay cô lập có thể là nguyên nhân khiến con sợ hãi khi đến trường

Cụ thể, một số yếu tố có thể làm hình thành hội chứng sợ đi học như

  • Ám ảnh từ quá khứ: trẻ từng bị bạo lực học đường, bị bạn bè cô lập, thầy cô quá hung dữ thường xuyên la mắng hay có các hành vi bạo lực hoàn toàn có thể trở thành “bóng đen” khiến nhiều trẻ có thể cho rằng trường học là nơi rất đáng sợ. Trẻ bị bắt nạt ở trường học cũng có nguy cơ trầm cảm cao nếu không được phát hiện hay hỗ trợ kịp thời.
  • Những nỗi sợ khi đến trường: trẻ con rất kỳ lạ, tâm lý của con rất yếu nên Didaskaleinophobia không nhất thiết sẽ xuất phát từ trường học mà từ những ám ảnh liên quan. Chẳng hạn khi con đạp xe đến trường nhưng ngày nào cũng phải gặp chó dữ, phải đi qua nghĩa địa cũng hoàn toàn có thể gây ra trạng thái hoảng loạn.
  • Gia đình quá bảo bọc: một số thống kê chỉ ra rằng những trẻ mắc hội chứng sợ đi học thường là ở nhóm trẻ được cha mẹ cưng nựng, nuông chiều, bảo bọc quá mức. Trẻ được quá cưng chiều khi đột ngột chuyển qua một môi trường mới sẽ khó có thể thích ứng được nên dễ hoảng sợ. Hay việc ở nhà trẻ lúc nào cũng được cha mẹ phục vụ, khi đi học phải tự mình làm nên mới không thể quên, thậm chí ghét đến trường.
  • Do các khiếm khuyết trong học tập: trẻ mắc các chứng chậm hiểu, chậm nói, khó đọc hay trí nhớ kém khiến việc học tập của con thua kém bạn bè, thường xuyên bị thấy cô phê bình, bạn bè trêu chọc, thậm chí là những căng thẳng trong học tập cũng khiến nhiều trẻ mắc hội chứng sợ khi đi học.
  • Áp lực học tập: Việc cha mẹ luôn ép trẻ học tập quá nhiều thứ không có thời gian nghỉ ngơi, thậm chí là mắng nhiếc, chì chiết hay dùng bạo lực khi có kết quả không tốt cũng có thể khiến trẻ hình thành những suy nghĩ tiêu cực về việc học và ngày càng sợ đến trường.

Xem thêm: Bị Bạn Bè Trêu Chọc Ảnh Hưởng Đến Tâm Lý Trẻ Thế Nào?

Hệ lụy từ hội chứng sợ đi học

Đi học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của trẻ nhỏ và gia đình cần tạo điều kiện để bất cứ trẻ nhỏ nào cũng được đến trường. Trẻ nhỏ không được tiếp cận nền giáo dục đúng cách sẽ rất dễ có những tư tưởng sai lệch, thiếu phù hợp gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ em.

Trẻ mắc hội chứng sợ đến trường Didaskaleinophobia sẽ hình thành những suy nghĩ không đúng đắn về trường học, thường xuyên bỏ lỡ nhiều tiết học khiến việc tiếp nhận kiến thức không đầy đủ. Ngay từ những năm học đầu đời lượng kiến thức cơ bản của con không chính xác sẽ ngày càng thua kém bạn bè, khó theo kịp trong những giai đoạn sau.

Hội chứng sợ đi học
Hội chứng sợ đi học có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị trầm cảm hay rối loạn lo âu vì thường sống trong căng thẳng

Mặt khác việc trẻ thường xuyên trong trạng thái căng thẳng, hoảng loạn còn làm tăng nguy cơ con mắc các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, stress kéo dài cùng những hệ lụy tiêu cực tới chất lượng cuộc sống, thể chất và tinh thần. Các kỹ năng giao tiếp xã hội của con cũng có thể bị hạn chế nếu không được đến trường.

Nói chung hội chứng sợ đi học Didaskaleinophobia có thể gây ra rất nhiều hệ lụy tiêu cực đến trẻ nhỏ, đặc biệt có thể gây ra mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái. Phụ huynh thường chỉ đánh đồng rằng con lười biếng mà không tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ khiến cả hai ngày càng trở nên xa cách nhau.

Hướng điều trị hội chứng sợ đi học

Hội chứng sợ đi học được biểu hiện một cách rõ rệt tuy nhiên rất ít người nhận ra được rằng đó là bệnh mà phải mất một thời gian rất dài sau đó. Gia đình nên đưa con đến các bệnh viện, có chuyên môn trong điều trị tâm thần hay các chuyên gia tâm lý để thăm khám và điều trị chính xác nhất.

Điều trị tâm lý

Với những đối tượng như học sinh hay trẻ nhỏ, các liệu pháp tâm lý luôn được ưu tiên hơn cả bởi vừa không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, vừa có thể giải quyết được các khúc mắc trong tâm trí để hướng đến những suy nghĩ, nhận thức tích cực hơn. Đặc biệt hầu hết những trẻ mắc hội chứng sợ đi học chính đều do những ám ảnh, những vướng mắc xấu xí trong quá khứ.

Hội chứng sợ đi học
Chăm sóc phục hồi tâm lý cho trẻ lúc này là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu

Nhà trị liệu sẽ trò chuyện với học sinh để tìm chính xác nguyên nhân gốc rễ khiến trẻ cảm thấy căng thẳng, sợ hãi khi đến trường. Liệu pháp nhận thức hành vi có thể được áp dụng chính để người bệnh hiểu được niềm tin của bản thân là sai lệch và thay thế bằng những nhận thức đúng đắn, tích cực, phù hợp với hiện thực.

Nếu trẻ có các dấu hiệu trầm cảm hay rối loạn lo âu, việc áp dụng các biện pháp tâm lý trị liệu là cực kỳ cần thiết để xoa dịu tâm trí, phòng tránh các hành vi gây nguy hiểm trong lúc bốc đồng của trẻ xuất hiện. Các liệu pháp này cũng giúp tinh thần trẻ tích cực, nâng cao chất lượng giấc ngủ và tăng khả năng đối diện với căng thẳng trong học tập và đời sống.

Điều trị y tế

Hầu hết nếu tình trạng không quá nghiêm trọng, việc dùng thuốc cho trẻ thường cực kỳ hạn chế bởi thuốc thường kèm theo nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Trong trường hợp trẻ có dấu hiệu trầm cảm hay lo âu, bác sĩ cũng có thể chỉ định các nhóm thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm lo âu hay thuốc an thần với liều lượng phù hợp.

Ngoài ra nếu trẻ mắc hội chứng sợ đi học do chậm nói, khó nói, chậm phát triển, trí nhớ kém bác sĩ cũng cần phát hiện và đưa ra hướng điều trị phù hợp. Chẳng hạn trẻ chậm nói hay khó nói có thể phải trị liệu ngôn ngữ để con có thể phát âm chuẩn và chính xác, tròn vành rõ chữ, đúng câu chữ thì khi đi học sẽ không còn bị bạn bè trêu chọc.

Sự hỗ trợ của gia đình và trường học

Những nhận thức của trẻ nhỏ chưa thực sự đầy đủ, vì thế để con vượt qua hội chứng sợ đi học  bắt buộc cần có sự phối hợp của gia đình và nhà trường. Nhiều trường hợp khi thấy con sợ đi học thường chỉ cho rằng do con lười biếng, đến khi hỏi ra mới biết ở trường con bị bạn bè bắt nạt, cô lập trong suốt một thời gian dài đã không khỏi cảm thấy có lỗi.

Hội chứng sợ đi học
Gia đình nên đưa con đi học để cho con cảm giác an toàn khi đến trường

Để trẻ có thể chiến thắng hội chứng sợ đi học , gia đình cần kết hợp với nhà trường để làm những điều sau

  • Tìm hiểu rõ nguyên do để an ủi, động viên, tiếp sức cho con phù hợp
  • Hãy nói rằng luôn có cha mẹ ở bên để con cảm thấy an tâm khi đến trường. Chẳng hạn ba mẹ có thể đưa con đến trường và xuất hiện bên cửa sổ để khi con nhìn ra sẽ luôn thấy. Tuy nhiên điều này chỉ nên thực hiện hạn chế để tránh cảm giác con phụ thuộc vào điều này
  • Phối hợp với nhà trường nếu con có biểu hiện bị bạo hành, cô lập hay gặp vướng mắc với các thầy cô. Việc giải quyết các nguyên nhân đóng vai trò quan trọng để con có thể chiến thắng nỗi sợ bởi nếu con vẫn còn bị bắt nạt thì không thể nào trẻ muốn đi học
  • Trẻ mắc hội chứng sợ đi học cần được tạo hứng thú chính  những môn học con cảm thấy hứng thú và yêu thích
  • Trò chuyện chia sẻ với trẻ hằng ngày để biết chính xác con có ổn không, con đang cảm thấy thế nào, từ đó có hướng hỗ trợ con phù hợp, phòng tránh Didaskaleinophobia tái phát
  • Xây dựng chế độ học tập, nghỉ ngơi, thư giãn cho con phù hợp, tránh tạo áp lực quá mức khiến trẻ luôn sống trong căng thẳng và lo lắng
  • Đặt mục tiêu và dành cho con những phần thưởng nho nhỏ khi con có những thành tích tốt trong học tập
  • Khuyến khích trẻ luyện tập thể dục thể thao hằng ngày để tăng cường sức đề kháng và sức khỏe tinh thần
  • Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, bên cạnh con ngay khi con gặp ác mộng
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và các dưỡng chất tốt cho não bộ để hỗ trợ quá trình phát triển toàn diện của trẻ
  • Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động giúp nâng cao các kỹ năng xã hội

Hội chứng sợ đi học khiến trẻ luôn bị hiểu lầm là lười học nhưng không phải lúc nào cũng được phát hiện khiến trẻ luôn phải đối diện với nhiều vấn đề khó khăn trong tâm trí. Gia đình cần dành nhiều thời gian quan tâm đến trẻ trong những năm tháng đi học để đảm bảo trẻ tiếp nhận được đầy đủ các kiến thức, kỹ năng, đạo đức đúng đắn, cần thiết trong quá trình phát triển toàn diện sau này.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (3 bình chọn)

Bình luận

  1. Nguyễn Thủy says: Trả lời

    Cảm ơn tác giả!
    Người thân tôi cũng bị tình trạng tương tự, tôi cần liên hệ với với tác giả để được chia sẻ

  2. Lê Thị Nhung says: Trả lời

    Con nhà e cũng bị như trên e muốn đc tv với ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *