Làm chủ niềm tin về tiền để kiến tạo cuộc sống thịnh vượng

Tại sao có những người rất nhiều tiền nhưng luôn khổ tâm, vất vả nhưng lại có những người sống an nhiên mà vẫn đủ đầy, dư dả. Chúng ta dùng đến tiền mỗi ngày nhưng bạn đã biết được bí mật của sự thịnh vượng về tiền bạc?

1. Những sai lầm phổ biến trong niềm tin về tiền

Theo lịch sử tiền tệ thì tiền đã trải qua quá trình hình thành và phát triển trong hàng ngàn năm. Nó khởi nguồn từ thời xưa người dân từng trao đổi trực tiếp hàng hóa lấy hàng hóa để có được thứ họ mong muốn. Sau đó, tiền xuất hiện là một loại hàng hóa đặc biệt, được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa.

Tại Việt Nam, 4000 năm hình thành và phát triển cùng những thăng trầm lịch sử đã tạo nên một hệ thống niềm tin vững chắc về tiền, bao trùm lên rất nhiều thế hệ.

Và với tỷ lệ 65,6% dân số Việt Nam đang sinh sống ở nông thôn, chắc chắn nhiều người trong chúng ta được nghe từ bé là “Những đồng tiền kiếm ra là mồ hôi nước mắt, là đồng tiền xương máu”. Việc kiếm tiền thường được quy đổi sang thời gian và khối lượng công việc chứ ít có quy đổi sang giá trị cốt lõi mình tạo ra. Điều đó xảy ra thực trạng rất ít khi chúng ta “tự định giá” được bản thân mà dễ đồng hóa mình với mặt bằng chung như là: người trưởng thành đi làm 8 tiếng/ngày, 6 ngày/tuần và cố gắng chăm chỉ làm tốt công việc đó để đạt mức thu nhập cho một cuộc sống cơ bản.

Trong chương trình trị liệu nhóm số 10 của Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam tại chi nhánh Tp.HCM ngày 24/9/2022, Chuyên gia Tâm lý trị liệu, Master Coach Nguyễn Hoàng Sơn đã chỉ ra hai kiểu quan niệm phổ biến về tiền bạc. Một là điều quan trọng khi kiếm tiền là ta phải thấy hạnh phúc và bình an. Hai là phải cố gắng làm giàu, người có tiền sẽ rất khổ sở. Ngay cả khi chúng ta tuyên bố rằng: “Tôi phải giàu, tôi phải cố gắng hơn nữa” thì có vẻ như ta đang rất khí thế và nhiệt huyết kiếm tiền nhưng sâu bên trong ta đang là trạng thái cảm thấy thiếu thốn, phải gồng, chứng tỏ, chiến đấu.

“Cảm xúc” của bạn dành cho tiền là gì?

Với những người ở nhóm một, họ luôn trong tâm thế bình an, hạnh phúc và tiếp tục tiến lên cùng quan niệm “càng có nhiều tiền thì tôi càng hạnh phúc và giúp được nhiều người”. Còn ở nhóm thứ hai, họ sẽ luôn mưu cầu thật nhiều tiền, khó thấy đủ đầy trong tâm trí và luôn đặt mình vào những trường hợp cạnh tranh, ganh đua để giàu hơn người khác. Như vậy, đích đến của cả hai đều là cuộc sống thịnh vượng nhưng một bên thì vui vẻ, an lạc, một bên lại nhiều lo lắng, áp lực.

Ngoài ra, không ít câu chuyện về các nhà đại gia “giàu xổi” nhờ bán đất tạo nên trong tâm trí mọi người một hình ảnh tiền bạc không bền vững. Chỉ qua một dự án quy hoạch đất đai, mở đường là biết bao gia đình đang là nông dân chân lấm tay bùn bỗng chốc trở thành đại gia. Cả cuộc đời vất vả nắng mưa nay sở hữu lượng tiền rất lớn trong một khoảng thời gian ngắn cũng khiến không ít người bối rối. Lúc này, cách tiêu tiền phổ biến sẽ là lấy một phần xây sửa nhà khang trang, mua sắm đồ đạc, gửi tiết kiệm ngân hàng để nhận chút lãi suất nhưng yên tâm về sự an toàn của số tiền… Ít ai nghĩ đến việc làm cho nó sinh lời bền vững. Chính vì vậy, ruộng vườn không còn, tiền thì chi nhiều hơn thu nên chẳng mấy mà họ lại quay về lam lũ như xưa.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Trong dòng chảy xã hội liên tục biến đổi như hiện nay, đồng tiền đứng im là đồng tiền chết. Thế hệ các bạn trẻ đang quan tâm nhiều hơn tới đầu tư, sinh lời cho tài sản nhưng quan điểm “Tiết kiệm” đã ăn sâu vào tâm trí của các thế hệ trước, nên cần thêm thời gian để chuyển đổi tư tưởng về chi tiêu tiền bạc. Cụm từ “gửi tiết kiệm” là một phương án hàng đầu khi có trong tay một số tiền dư dả.

Bản tính ăn chắc mặc bền của người Việt Nam đi liền với nhu cầu chi tiêu theo tiêu chí “Ngon – bổ – rẻ”. Tâm lý của khách hàng Việt thường bị thúc đẩy mua hàng khi nó “RẺ”.

  • Có cửa hàng nào bán mặt hàng tương tự như vậy mà rẻ hơn không?
  • Mình chấp nhận dùng đồ chất lượng thấp hơn nhưng hài lòng về giá rẻ…

Đây là những tư duy phổ biến nhất trong hệ thống niềm tin về tiền bạc của nhiều người Việt Nam. Bạn có đang chịu ảnh hưởng/ sử dụng quan điểm nào trong số này vào việc kiếm tiền và chi tiêu không?

2. Quá trình hình thành niềm tin về tiền gặp nhiều tư duy cũ, trái chiều

Hệ thống niềm tin về tiền được hình thành sau một quá trình từ khi sinh ra đến lúc lớn lên. Được kiến tạo và bồi đắp từ những thông tin tiếp nhận từ bên ngoài, nó nằm sâu trong tiềm thức. Vậy những thông tin mà chúng ta vẫn nhận được từ khi sinh ra để hình thành trong tiềm thức tư duy về tiền là gì?

Mỗi gia đình sẽ có những hoàn cảnh khác nhau nhưng không ít đứa trẻ từng có dấu ấn về việc nhà mình nghèo, sau này mình không có nhiều tiền… Đó có thể xuất phát từ những tình huống không vui liên quan đến tiền hoặc sự trêu đùa của người lớn.

Có phải khi bạn còn nhỏ, lúc muốn được bố mẹ mua cho đồ chơi, quà bánh thì để từ chối, bố mẹ hay lấy lý do là nhà mình nghèo, không có tiền đâu.

Hoặc nếu bạn đã có con và lúc dắt xe đi làm, để an ủi con không hờn dỗi đòi đi theo, bạn kể khổ rằng nếu không đi làm thì không có tiền mua sữa, mua cháo cho con?

Vô hình chung trong tâm trí con trẻ, tiền bạc trở thành kết quả của những nỗ lực cực khổ thì mới có được.

Khi lớn lên đi học, các con được đặt kỳ vọng về việc học tập giúp mình giỏi giang, tương lai xán lạn nhưng thường được truyền đạt rằng học là con đường duy nhất để giàu có, để có địa vị trong xã hội. Cũng trong các câu chuyện được kể từ bé, dạy con hướng thiện, nhân ái nhưng các tình tiết, miêu tả nội dung, nhân vật như: giàu có là người xấu chuyên đi ức hiếp người khác, ở hiền gặp lành, cách gọi tên “lão địa chủ – anh nông dân nghèo khó tử tế”… lại vô tình truyền đạt cả những định kiến về giàu – nghèo.

Hệ thống niềm tin được hình thành sau một quá trình dài

Với những người trưởng thành hiện nay, thế hệ bố mẹ chúng ta sống vào thời kỳ bao cấp, hậu chiến tranh nên được củng cố niềm tin về sự ổn định, tiết kiệm. Và thế là những người con cũng bị ảnh hưởng và ám thị vào mình quan niệm ấy, ghim vào tâm trí hình ảnh con đường bình an của cuộc đời là “đi học – đi làm – kết hôn – mua nhà – nuôi dạy con cái”.

Tất cả các quan niệm về tiền hình thành trong quá trình lớn lên đã cộng hưởng, tạo nên một hệ thống niềm tin trong vô thức. Đứng trước một cơ hội kinh doanh, làm giàu rất tiềm năng có người vui vẻ đón nhận, bắt tay thực hiện với một ý chí quyết thắng nhưng hệ thống niềm tin của nhiều người lại bắt đầu chạy suy nghĩ “mình không làm được đâu”, “chắc có nhiều rủi ro”… Những suy nghĩ ấy là rào cản ngăn chúng ta tiến tới cuộc sống thịnh vượng. Bạn đang nằm trong nhóm nào?

3. Kỹ năng phá vỡ các rào cản trong cuộc sống và kiến tạo niềm tin đầy đủ về tài chính

Trong những chương trình truyền hình thực tế về các em bé, một phần nội dung phổ biến và rất được nhiều người thích thú đó là xem các bé mẫu giáo, tiểu học cầm tiền ra chợ mua đồ sẽ xảy ra các tình huống gì. Quả thực, từ khi còn nhỏ, các con ít được trao quyền thanh toán cho các khoản mình mua sắm. Các con thường lựa chọn nhưng không thấu hiểu được giá trị món đồ đó. Một nghiên cứu của ĐH Cambridge (Anh) chỉ ra rằng khi 7 tuổi, đứa trẻ bắt đầu hình thành thói quen tài chính. Nếu cha mẹ lưu tâm trong mốc thời gian này và có sự xây dựng, vun đắp cho con thì sẽ tạo được nền tảng tư duy đúng đắn cho con về tiền bạc. Ở Việt Nam, giáo dục tài chính cho trẻ chưa phổ biến nhưng cũng đã bắt đầu được quan tâm hơn. Cha mẹ hoàn toàn có thể giáo dục con về tiền qua các hoạt động, trò chơi, thử thách như:

  • Dạy con tự kiếm tiền bằng việc làm sản phẩm thủ công, nhận các công việc bán thời gian phù hợp lứa tuổi (phụ giảng gia sư cho các em bé nhỏ hơn trong gia đình người quen.
  • Tiết kiệm theo phân loại: Bà Neale S.Godfrey, Giám đốc điều hành của The First Children’s Bank (Mỹ) – ngân hàng dành cho trẻ em đầu tiên trên thế giới đã gợi ý cho cha mẹ giúp con có cách tiết kiệm tiền hợp lý với mô hình “4 chiếc lọ”:
    • Lọ “save” – Để dành: Khoản tiền con tiết kiệm để thực hiện mục đích cụ thể (30%)
    • Lọ “invest’ – Đầu tư: Khoản tiền con dùng cho việc đầu tư vào một mục tiêu nào đó (30%)
    • Lọ “donate” – Khuyên góp: Khoản tiền con trao tặng cho những hoàn cảnh yếu thế (10%)
    • Lọ “spend” – Chi tiêu: Khoản tiền các con chi trả cho những mong muốn tùy ý (30%)
  • Dạy con xác định nhu cầu “muốn” và “cần” của bản thân qua các trò chơi như đi siêu thị, dọn dẹp/trang trí nhà cửa…
Cha mẹ hãy đồng hành cùng con để học cách quản lý tài chính

Với chúng ta, những người đã trưởng thành và đang có một hệ thống niềm tin chưa đúng đắn về tiền thì hãy hiểu rằng tiền không phải sự ban phát, cầu khấn để có được nó. Tiền là một dạng vật chất của năng lượng, dịch chuyển và tập trung vào những nơi có trùng tần số với nó. Nếu bạn còn niềm tin giới hạn trong tư duy về tài chính, cản trở bạn có sự thịnh vượng thì hãy sẵn sàng phá dỡ những rào cản ấy.

Cũng tại chương trình Trị liệu nhóm số 10, Chuyên gia Tâm lý trị liệu Nguyễn Hoàng Sơn đã hướng dẫn các khách hàng trực tiếp thực hành xác lập niềm tin mới về sự thịnh vượng. Qua các bài tập chữa lành mối quan hệ với tiền, buông bỏ kí ức tiêu cực, cài đặt niềm tin mới… mọi người tham gia đã có nhiều chuyển biến tích cực và được củng cố thêm niềm tin đúng đắn về tiền.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Thành công sẽ đi cùng trí huệ. Khi chúng ta phát triển đúng đắn về nhận thức đi kèm với khai mở tâm trí, đón nhận tích cực thì những “cánh cửa” thịnh vượng sẽ mở ra.

Có thể bạn quan tâm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *