Các nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, xung đột trong gia đình

Gia đình hòa hợp, vui vẻ sẽ tạo cho chúng ta một cảm giác an toàn, thân thuộc nhưng khi xảy ra bất kỳ mâu thuẫn nào thì cảm giác ấy lại bị đe dọa. Cho dù bất kì nguyên nhân nào dẫn đến những mâu thuẫn xung đột thường gặp trong gia đình cũng đều khiến mỗi thành viên cảm thấy vô cùng tồi tệ và tiêu cực. 

nguyên nhân dẫn đến xung đột trong gia đình
Xung đột là điều không thể tránh khỏi của hầu hết mọi gia đình

Mâu thuẫn xung đột gia đình là gì?

Khi chung sống với nhau một thời gian dài, chắc hẳn bạn khó lòng tránh khỏi những mâu thuẫn, xung đột trong gia đình. Đây là một trong các hiện tượng xảy ra phổ biến hiện nay và có lẽ gia đình nào cũng đã từng trải qua. Xung đột thường được coi là một tính năng trong thiết chế của xã hội, nó là điều không thể nào tránh khỏi.

Đôi lúc xung đột, mâu thuẫn lại trở thành một mảnh vỡ tự nhiên cần có trong cuộc sống gia đình. Nó biểu hiện cho sự tương tác tự nhiên của mỗi người đối với nhau bởi không phải lúc nào chúng ta cùng có thể cùng chung quan điểm, suy nghĩ, tiếng nói.

Thực tế, mâu thuẫn xung đột gia đình có thể khởi phát bởi nhiều lý do khác nhau, nhưng phổ biến nhất đó chính là tranh giành lợi ích, quan điểm khác biệt. Trong một gia đình sẽ có nhiều thế hệ khác nhau, đồng nghĩa với việc các cách nhìn, suy nghĩ, hành động cũng sẽ khác nhau. Vì thế, không ít các trường hợp xảy ra xung đột giữa vợ chồng, cha mẹ với con cái, ông bà với cháu, các anh chị em với nhau.

Mâu thuẫn xung đột gia đình thường được biểu hiện qua nhiều hình thức khác nhau. Có thể là cãi cọ, trách mắng, to tiếng, im lặng, chiến tranh lạnh hoặc thậm chí là xô xát, bạo lực lẫn nhau. Dù diễn ra với bất kì hình thức nào thì những cuộc mâu thuẫn, xung đột trong gia đình luôn để lại những tổn thương tinh thần lẫn thể xác khiến nhiều người cảm thấy buồn bã, tuyệt vọng.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Những mâu thuẫn xung đột thường gặp trong gia đình

Trong cuộc sống gia đình nhất định sẽ có những lúc xảy ra tranh cãi và xung đột. Đây dường như là điều không thể tránh khỏi, bao gồm cả những chuyện nhỏ nhặt hay những chuyện lớn lao. Các mâu thuẫn thường gặp trong gia đình có thể bao gồm:

  • Mâu thuẫn về vấn đề tiền bạc, tài chỉnh
  • Tranh cãi về những điều nhỏ nhặt, vụn vặt
  • Mâu thuẫn trong việc nuôi dạy con cái
  • Mâu thuẫn giữa các thế hệ cùng sống trong một gia đình
  • Mâu thuẫn khi phải đối mặt với một quyết định lớn trong cuộc sống
  • Xung đột xảy ra khi vợ chồng không còn tình cảm và ngoại tình

Cho dù mâu thuẫn và xung đột gia đình liên quan đến bất cứ vấn đề nào thì cũng đều tiềm ẩn rất nhiều hệ lụy. Nếu không sớm giải quyết thì nó có thể đẩy hạnh phúc gia đình đứng trên bờ vực tan vỡ. Do đó khi những mâu thuẫn chỉ mới bắt đầu nhen nhóm thì bạn cần sớm dập tắt để tổ ấm luôn tràn ngập tiếng cười.

Nguyên nhân nào dẫn đến mâu thuẫn xung đột gia đình?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến xung đột gia đình. Sự khác nhau về quan điểm sống, tuổi tác, giới tính, tính cách, sở thích, công việc cũng là một trong các yếu tố lớn khiến cho các thành viên trong gia đình nảy sinh mâu thuẫn, tranh chấp. Hiểu và biết rõ được nguyên nhân gây ra xung đột sẽ giúp bạn mau chóng hòa giải, khắc phục tốt các vấn đề mâu thuẫn đang xảy ra.

Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến mâu thuẫn xung đột gia đình như sau:

1. Vấn đề tài chính, công việc

Một trong các nguyên nhân lớn và thường gặp nhất khiến nhiều gia đình xảy ra mâu thuẫn đó chính là tài chính. Đặc biệt là các trường hợp gia đình không có đầy đủ điều kiện kinh tế, thường xuyên thiếu hụt tiền để chi trả cho các khoản cần thiết như hóa đơn, sinh hoạt phí, tiền nuôi dạy con cái, tiền thuê nhà,….Vợ chồng sẽ có nhiều khả năng cự cãi về vấn đề tiền bạc, những khoản chi phí cần phải lo hàng ngày khiến cả hai trở nên căng thẳng và dễ gây ra các cuộc mâu thuẫn, xung đột ngoài tầm kiểm soát.

Bên cạnh đó, công việc và nghề nghiệp cũng là yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ khiến nhiều gia đình xảy ra mâu thuẫn. Nếu trong một mối quan hệ hôn nhân, vợ hoặc chồng liên tục đi công tác, người còn lại chỉ quẩn quanh trong căn nhà với những đứa con sẽ dễ nảy sinh ra những cuộc xung đột không hồi kết.

Hoặc cả hai đều trong trạng thái bị thất nghiệp, không có nguồn thu nhập ổn định dẫn đến các nhu cầu hàng ngày không được đáp ứng tốt nên dễ trở nên cáu gắt với nhau. Nhiều người thường nói, tiền bạc không mua được hạnh phúc nhưng nếu muốn hạnh phúc phải có tiền.

Với cuộc sống hiện đại ngày nay, tất cả mọi nhu cầu của con người đều phải được trao đổi bằng tiền, từ việc ăn uống, học tập, vui chơi, giải trí,…Do đó, nếu gia đình không thể đảm bảo tốt được nguồn tài chính phù hợp với nhu cầu thì rất dễ xảy ra mâu thuẫn, thậm chí là khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ.

2. Do sự khác biệt giữa các thế hệ

Trong một gia đình thường sẽ có nhiều thế hệ khác nhau như ông bà, cha mẹ, con cái. Khi bạn sống cùng nhau trong một thời gian dài thì khó có thể tránh khỏi những bất đồng giữa thế hệ. Bởi qua từng giai đoạn khác nhau, xã hội lại có những sự phát triển riêng biệt.

Đôi lúc những suy nghĩ, quan điểm xưa lại không còn phù hợp và đáp ứng tốt các nhu cầu của giới trẻ hiện nay. Điều này rất dễ khiến cho các thành viên trong gia đình trở nên xa cách, thậm chí là liên tục tranh luận, xung đột với nhau. Nếu cả đôi bên không biết cách thông cảm, chia sẻ cho nhau thì mâu thuẫn sẽ càng phát triển nghiêm trọng và gây nên những khoảng cách lớn trong mối quan hệ gia đình.

những mâu thuẫn thường gặp trong gia đình
Khác biệt thế hệ là nguyên nhân lớn nhất có thể dẫn đến mâu thuẫn xung đột gia đình

Hiện nay, có rất nhiều cuộc xung đột xảy ra giữa cha mẹ với con cái bởi cách nhìn nhận và quan điểm khác nhau. Cha mẹ luôn cho rằng con cái còn nhỏ và muốn can thiệp, quyết định các vấn đề xoay quanh cuộc sống của con. Tuy nhiên, giới trẻ hiện nay lại đề cao sự tự do và không muốn bị gia đình kiểm soát, quản thúc. Vấn đề này nếu không được tháo gỡ tốt sẽ gây nên nhiều cuộc tranh cãi dữ dội.

3. Vấn đề giáo dục con trẻ gây mâu thuẫn xung đột gia đình

Trong thực tế, bậc cha mẹ nào cũng mong muốn dạy con thành những người có ích và tài giỏi. Tuy nhiên, mỗi người lại có một quan điểm và cách giáo dục khác nhau. Nếu cha mẹ không cùng nhau trao đổi và thống nhất cách dạy con cái sẽ dễ dẫn đến nhiều cuộc mâu thuẫn, tranh cãi không đáng có trong gia đình.

Nếu cha là người nghiêm khắc, giáo dục con theo kỷ luật, khuôn mẫu nhưng mẹ lại là người thường xuyên nuông chiều, bảo vệ con thì cả hai dễ xảy ra các cuộc tranh luận. Trong thực tế không ít các cặp vợ chồng xung đột, mắng chửi nhau cũng bởi vì cách giáo dục con quá khác biệt.

Đồng thời cũng do một số trường hợp cha mẹ áp dụng sai cách giáo dục con cái, quá nuông chiều, bảo bọc khiến con trở nên hư hỏng, thiếu tính trách nhiệm và ỷ lại. Điều này dễ hình thành cho trẻ những tính cách xấu, trẻ sẽ không biết vâng lời, thường xuyên chống đối nếu cha mẹ không đáp ứng tốt các nhu cầu của trẻ nhỏ, lâu dần dễ gây nên những hệ lụy nguy hiểm về sau.

4. Thiếu sự chia sẻ, thấu hiểu lẫn nhau

Yếu tố quan trọng để xây dựng một gia đình hạnh phúc đó chính là sự thấu hiểu và cùng nhau chia sẻ. Nếu các thành viên trong gia đình thiếu đi những yếu tố cốt lõi này thì sớm hoặc muộn cũng sẽ nảy sinh các mâu thuẫn, nhưng sự bất đồng trong suy nghĩ, lời nói và hành động.

Trong thực tế, gia đình nào cũng sẽ phải trải qua các giai đoạn khó khăn về nhiều khía cạnh trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu có sự thấu hiểu và chịu lắng nghe những chia sẻ của nhau sẽ giúp cho các thành viên cảm thấy thoải mái và hạn chế tối đa các xung đột có thể xảy ra.

xung đột gia đình do đâu?
Những gia đình không có sự chia sẻ, thấu hiểu lẫn nhau rất dễ dẫn đến mâu thuẫn

Ngược lại nếu gia đình không biết cách kết nối, ngại tâm sự và không có sự đồng cảm nhất định thì mâu thuẫn là điều vô cùng dễ hiểu. Vợ chồng, con cái, ông bà thấu hiểu và tôn trọng nhau mới có thể xây dựng được một không khí gia đình hòa thuận, vui vẻ và tràn ngập tiếng cười.

5. Thiếu trách nhiệm

Song song với việc biết lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ với nhau thì tính vô trách nhiệm cũng là một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến xung đột trong gia đình. Mặc dù hiện nay quan điểm xã hội đã dần thay đổi, vai trò của nữ giới cũng dần được nâng cao nhưng không ít gia đình vẫn giữ lối tư duy cũ. Họ cho rằng các công việc trong nhà đều là của phụ nữ, đàn ông chỉ việc đi kiếm tiền bên ngoài và không cần phải làm bất cứ công việc nhà nào.

Tuy nhiên, hiện nay phụ nữ cũng bước ra ngoài để lo toan thu nhập cho gia đình nên nếu họ phải gánh vác thêm tất cả các công việc trong nhà sẽ dễ dẫn đến tình trạng kiệt sức. Một mối quan hệ hôn nhân không thể bền vững nếu như người phụ nữ phải bận bịu, tất bật giặt đồ, nấu cơm, rửa bát, lau nhà, quét nhà trong khi đó chồng lại nằm xem tivi, bấm điện thoại. Sự vô trách nhiệm sẽ dần khiến cả hai trở nên xa cách, tình cảm dần sứt mẻ và dễ dẫn đến mâu thuẫn.

Không những thế, sự thiếu trách nhiệm giữa cha mẹ và con cái cũng cần phải được khắc phục tốt nếu không muốn gia đình liên tục xảy ra xung đột. Nhiều người hay lầm tưởng rằng chỉ có cha mẹ mới cần phải có trách nhiệm với con cái, còn con cái chỉ việc hưởng thụ điều đó. Tuy nhiên, khi đã sống chung trong một mái nhà thì ai cũng cần phải có trách nhiệm với các thành viên còn lại và chính gia đình của mình.

Con cái cũng cần phải biết phụ giúp cha mẹ những công việc trong nhà, luôn học hành chăm chỉ, rèn luyện bản thân và kính trọng ông bà, cha mẹ. Ngược lại cha mẹ sẽ có trách nhiệm nuôi dạy, chăm sóc và giáo dục con theo đúng chuẩn mực, tạo điều kiện để con phát triển tốt nhất.

6. Không chung thủy

Không chung thủy, ngoại tình là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến rất nhiều cuộc xung đột trong gia đình. Trong thực tế, có nhiều người chọn cách nhẫn nhịn, chịu đựng để có thể gìn giữ được tổ ấm nhỏ của mình và họ mong muốn rằng con cái sẽ có đủ cha mẹ, không phải đối mặt với những tổn thương tinh thần mà người lớn tạo ra.

Tuy vậy, khi biết vợ hoặc chồng của mình ngoại tình, dù hình thức ngoại tình tư tưởng hay ngoại tình thể xác thì chắc hẳn không ai có thể giữ được sự bình tĩnh và dễ dẫn đến tình cuộc mâu thuẫn thông qua thái độ thờ ơ, lời nói lạnh nhạt, trách móc. Nhiều trường hợp còn thể hiện qua các cuộc chiến tranh lạnh khiến không khí gia đình trở nên lạnh lẽo, buồn chán.

Đặc biệt là những gia đình có con đang ở độ tuổi dậy thì sẽ vô cùng nhạy cảm và tinh tế. Trẻ sẽ dễ dàng cảm nhận được những sự bất thường trong mối quan hệ của cha mẹ, điều này khiến trẻ cảm thấy vô cùng tổn thương, đôi lúc làm gia tăng nguy cơ mắc phải các vấn đề về sức khỏe tâm thần.

7. Sự thiên vị con cái dẫn đến xung đột trong gia đình

Mỗi đứa trẻ đều muốn nhận được tình yêu thương từ cha mẹ, ông bà và các người thân trong gia đình. Tuy nhiên, trên thực tế cha mẹ lại có xu hướng thiên vị hơn đối với những đứa con út trong gia đình và luôn cho rằng anh chị lớn phải biết nhường nhịn, che chở cho em. Hoặc một số cha mẹ lại trọng nam khinh nữ, xem trong những đứa trẻ thông minh, có thành tích học tập tốt hoặc dành nhiều tình thương cho những đứa con có ngoại hình kém, thiệt thòi hơn các anh chị khác.

nguyên nhân dẫn đến xung đột trong gia đình
Mâu thuẫn gia đình có thể khởi phát từ cách cư xử thiên vị giữa con cái trong nhà

Khi trẻ cảm nhận được sự thiên vị, không công bằng của cha mẹ dành cho mình, trẻ sẽ có xu hướng ganh ghét đối với anh chị em trong gia đình, không còn muốn thân thiết, gần gũi cha mẹ. Đặc biệt là những trẻ tuổi dậy thì, rất nhạy cảm nên khi bị thiếu hụt tình thương của cha mẹ sẽ dễ bị tổn thương, buồn tủi, cho rằng bản thân không tốt, vô dụng.

Cách giải quyết xung đột gia đình

Trong thực tế, mâu thuẫn xung đột gia đình là vấn đề khó tránh khỏi và nó có thể xảy ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Đôi lúc những cuộc cãi vã, mâu thuẫn sau khi được giải quyết tốt sẽ giúp cho các thành viên trong gia đình càng thấu hiểu và quan tâm nhau nhiều hơn.

Tuy nhiên, nếu không biết cách cư xử, khắc phục triệt để sẽ khiến cho xung đột càng trở nên gay gắt, mối quan hệ gia đình dần bị sứt mẻ, thậm chí là dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng. Nếu gia đình bạn đang rơi vào tình trạng xung đột, không khí gia đình trở nên căng thẳng, các thành viên lạnh nhạt, thờ ơ với nhau thì hãy thử giải quyết bằng cách cách sau đây:

1. Tìm ra nguyên nhân gây mâu thuẫn xung đột gia đình

Đôi khi chúng ta muốn giải quyết các mâu thuẫn xảy ra trong gia đình và liên tục áp dụng các cách để giải hòa nhưng lại quên đi nguyên nhân gốc rễ gây ra các cuộc xung đột đó. Thông thường, khi xảy ra mâu thuẫn ai cũng sẽ tìm kiếm cho mình những lý lẽ để biện hộ cho bản thân, họ chỉ tập trung vào nhưng điều đó và cố gắng giành lấy phần thân về phía mình.

Thậm chí còn có những người liên tục sử dụng các từ ngữ, lời nói tổn thương, khiêu khích nhằm khiến đối phương bực tức, tạo cho bản thân cảm giác thỏa mãn, hả hê. Tuy nhiên, điều này chỉ toàn khiến cho mối quan hệ giữa cả hai càng trở nên xa cách, khó hàn gắn.

Vì thế, bạn cần hiểu rằng, đối với bất kì vấn đề nào, để có thể giải quyết một cách tốt nhất chúng ta cần phải nắm và hiểu rõ về nguyên nhân của vấn đề đó. Mâu thuẫn trong gia đình cũng thế, điều đầu tiên bạn cần làm là bình tĩnh ngồi lại để xác định nguyên nhân thay vì cứ mãi tức giận, làm ầm ĩ.

2. Học cách giữ bình tĩnh

Sự bình tĩnh chính là giải pháp hữu hiệu dành cho mọi vấn đề, nhất là khi gia đình xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp. Trong cuộc xung đột, chắc hẳn bạn sẽ khó có thể giữ được sự bình tĩnh mà trở nên bức bối, cáu giận, mất kiểm soát. Nếu không biết cách kiểm soát các cảm xúc tiêu cực của bản thân thì bạn rất dễ nói hoặc đưa ra những hành động làm tổn thương đến người đối diện và khiến cho sự việc trở nên tồi tệ hơn.

hóa giải xung đột trong gia đình
Giữ bình tĩnh là giải pháp tốt nhất để bạn giải quyết được mâu thuẫn trong gia đình

Tuy nhiên, việc giữ bình tĩnh trong lúc xảy ra mâu thuẫn không phải là điều dễ dàng. Đây được xem là cả quá trình rèn luyện của bản thân và chính bạn phải thực sự cố gắng để kiềm chế suy nghĩ, cảm xúc, hành vi của mình.

Trong trường hợp tức giận quá mức, tốt nhất bạn nên hít thở sâu, uống một ly nước ấm và tìm một nơi yên tĩnh để có thể bình tĩnh trở lại. Theo nhận định của các chuyên gia tâm lý thì trong bất kì cuộc xung đột nào nếu cả đôi bên có thể giữ được bình tĩnh thì vấn đề xung đột sẽ mau chóng được giải quyết tốt.

3. Lắng nghe đối phương

Lắng nghe, thấu hiểu chính là quy tắc vàng để bạn có thể dễ dàng giải quyết mâu thuẫn xung đột gia đình dù nó xuất phát từ nguyên nhân nào. Rất nhiều trường hợp khi xảy ra mâu thuẫn, mỗi thành viên đều chỉ chăm chăm vào lợi ích, quyền lợi và ý nghĩ của bản thân mà quên đi cảm nhận của đối phương.

Do đó, lắng nghe chính là giải pháp tốt nhất để bạn có thể đặt mình vào vị trí của người khách, giúp bạn dễ dàng thấu hiểu và cảm thông cho họ hơn. Trong nhiều trường hợp, cả hai cần phải thay đổi cách nhìn và quan điểm riêng của bản thân để có thể sống hòa hợp với nhau.

Cách tốt nhất sau khi xảy ra xung đột đó chính là ngồi xuống và cùng nhau chia sẻ về cảm nhận, suy nghĩ, quan điểm của mỗi người. Cha mẹ cần phải tôn trọng ý kiến của con cái, con cái cũng phải thông cảm và hiểu được nỗi lòng của bậc phụ huynh thì gia đình mới trong ấm ngoài êm.

Để có thể giải quyết triệt để vấn đề và tránh mâu thuẫn lặp lại, bạn cần phải đặt mình vào vị trí của đối phương. Chẳng hạn như cha mẹ cần hiểu được mong muốn của con cái, con cái cũng cần cố gắng hiểu rõ những điều mà cha mẹ mong đợi ở bản thân.

4. Từ bỏ cái tôi để hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình

Cuộc sống gia đình ngoài những giây phút hạnh phúc, vui vẻ bên nhau thì cũng sẽ có những lần khó khăn, sóng gió. Điều này bắt buộc mỗi cá nhân phải biết thấu hiểu, nhún nhường và loại bỏ cái tôi khi cần thiết. Chỉ có thể bạn mới dung hòa được với các thành viên khác, gắn kết các mắt xích của bản thân với những mắt xích của người khác để cùng nhau tạo dựng một gia đình bền chặt.

giải quyết mâu thuẫn, xung đột trong gia đình
Mỗi thành viên trong gia đình nên từ bỏ cái tôi khi xảy ra xung đột với nhau

Đồng thời, hãy cố gắng hoàn thiện bản thân qua từng ngày. Bất cứ ai trong chúng ta đều có những điểm khuyết nên mỗi ngày bạn cần phải có ý thức thay đổi chính mình để bản thân trở nên hoàn thiện và tích cực hơn. Cả cha mẹ lẫn con cái cần phải biết nhìn nhận những lỗi lầm của mình để có thể dần điều chỉnh, thay đổi để phù hợp hơn với nếp sống gia đình, nhờ đó mà các xung đột cũng sẽ được giải quyết tốt.

5. Tuyệt đối không chiến tranh lạnh

Bạn cần ghi nhớ một điều cực kì quan trọng đó chính là chiến tranh lạnh không thể giúp bạn giải quyết mâu thuẫn xung đột gia đình mà còn khiến cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Tuy nhiên, đây lại là hình thức xung đột xảy ra ở hầu hết mọi gia đình và là nguồn cơn làm cho mối quan hệ gia đình dần đi vào ngõ cụt.

Thông thường, chiến tranh lạnh sẽ xảy ra khi cả hai không ai nhượng bộ ai, vấn đề càng trở nên căng thẳng và không thể đi đến hồi kết. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng, đã là mối quan hệ gia đình, cùng chung sống dưới một mái nhà thì việc tránh mặt, không nói chuyện với nhau trong một thời gian dài là điều rất khó.

Mỗi khi xảy ra mâu thuẫn, hãy nhớ rằng, chiến tranh lạnh sẽ khiến chúng ta xã nhau hơn. Do đó, thay vì cứ mãi chiến tranh với nhau thì tại sao chúng ta không cùng nhau ngồi lại nói rõ mọi sự việc, tháo gỡ mọi khúc mắc để đưa ra giải pháp hiệu quả.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Thông tin bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu thêm về các nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn xung đột gia đình và gợi ý một số cách khắc phục hiệu quả. Hi vọng bạn đọc sẽ biết cách dung hòa các mối quan hệ trong gia đình để xây dựng một không khí hạnh phúc, vui vẻ và tràn đày tình yêu thương.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *