Bí quyết để xóa bỏ khoảng cách vô hình giữa cha mẹ và con cái

Để xóa bỏ khoảng cách giữa cha mẹ và con cái thật sự không dễ dàng. Bởi giữa hai thế hệ sẽ có những khác biệt về suy nghĩ, cách nhìn nhận và quan điểm sống. Tương tự như những mối quan hệ khác, mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái chỉ hòa hợp khi cả hai phía cùng nỗ lực cố gắng.

xóa bỏ khoảng cách cha mẹ và con cái
Cần xóa bỏ khoảng cách giữa cha mẹ và con cái để tăng sự liên kết giữa các thành viên trong gia đình

Bí quyết xóa bỏ khoảng cách giữa cha mẹ và con cái

Do cách biệt về tuổi tác nên giữa cha mẹ và con cái luôn có khoảng cách “vô hình”. Khoảng cách sẽ được rút ngắn nếu bố mẹ và con cái thấu hiểu, hòa hợp trong suy nghĩ và tính cách. Ngược lại, sự cứng nhắc, bảo thủ của bố mẹ và tính cách ngương ngạnh của con sẽ khiến cho các thành viên trở nên xa cách hơn.

Khoảng cách giữa cha mẹ và con cái khiến cho gia đình mất đi niềm vui, hạnh phúc và không khí đầm ấm. Trong nhiều trường hợp, mâu thuẫn trở nên sâu sắc hơn theo thời gian khiến con trẻ có xu hướng sống khép kín. Con cái sống xa cách với bố mẹ sẽ không được nuôi dưỡng tình yêu thương, không biết cách san sẻ, đồng cảm và thấu hiểu.

Cách biệt về tuổi tác và thế hệ khiến cho giữa bố mẹ và con cái luôn có khoảng cách nhất định. Để xóa bỏ khoảng cách vô hình, bố mẹ có thể áp dụng một số bí quyết sau:

1. Trò chuyện nhiều hơn

Trong tất cả các mối quan hệ, giao tiếp chính là “chìa khóa” kết nối. Khi còn thơ bé, con thường chia sẻ với bố mẹ mọi thứ trong cuộc sống từ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân và những sự việc xảy ra ở trường. Tuy nhiên, khi con lớn lên sẽ ít trò chuyện hơn với bố mẹ do khoảng cách thế hệ và tâm lý sợ bị bố mẹ sẽ la mắng.

Để xóa bỏ khoảng cách với con cái, bố mẹ nên chủ động trò chuyện cùng con. Nên bắt đầu bằng những câu hỏi han về sức khỏe, bạn bè, việc học và dự định tương lai. Một vấn đề cha mẹ Việt thường gặp là thể hiện uy quyền với con trong mọi hoàn cảnh. Điều này sẽ khiến con cảm thấy ái ngại và không thoải mái khi trò chuyện. Vì vậy, bố mẹ nên trò chuyện nhẹ nhàng, thể hiện sự lắng nghe và chia sẻ thay vì hỏi dồn dập.

xóa bỏ khoảng cách cha mẹ và con cái
Trò chuyện nhiều hơn là cách hiệu quả giúp xóa bỏ giữa khoảng cách cha mẹ và con cái

Ngoài việc lắng nghe con chia sẻ, bố mẹ nên kể cho con nghe những kỷ niệm đáng nhớ khi còn cắp sách đến trường. Những câu chuyện thú vị, gần gũi sẽ giúp bố mẹ xích lại gần hơn với con cái.

Hơn nữa, khi lắng nghe những câu chuyện của bố mẹ, con sẽ ý thức được bố mẹ cũng đã từng trải qua những vấn đề tương tự của bản thân. Khi ấy, con sẽ thoải mái hơn khi trò chuyện và sẵn sàng chia sẻ, tìm lời khuyên từ gia đình khi gặp phải những vấn đề trong cuộc sống.

2. Học cách thấu hiểu và chia sẻ

Không ít bố mẹ cố gắng trò chuyện với con cái nhiều hơn nhưng con cảm thấy không thoải mái. Nhiều trẻ chỉ trả lời những gì bố mẹ hỏi và không muốn chia sẻ sâu những vấn đề của bản thân. Tâm lý này của con xuất phát từ cách giáo dục áp đặt và kiểm soát quá mức. Vì vậy, bố mẹ cần phải kiên trì để con trẻ từ từ mở lòng và thoải mái hơn khi giao tiếp.

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên học cách chia sẻ thực sự thay vì hỏi han một cách cứng nhắc. Trẻ từ độ tuổi dậy thì trở lên có thể cảm nhận được sự chân thành của bố mẹ thông qua lời nói và biểu cảm. Do đó, nên chia sẻ thực sự với con thay vì trò chuyện một cách hời hợt hoặc trò chuyện với mục đích ngấm ngầm là kiểm soát con cái.

Khi lắng nghe con chia sẻ, bố mẹ cũng nên thấu hiểu tâm lý của con trẻ thay vì dùng tâm lý của bản thân để đánh giá sự việc. Nắm bắt tâm lý sẽ giúp bố mẹ có cách ứng xử và lời nói khéo léo nhằm tạo cho trẻ sự thoải mái. Từ đó, con trẻ sẽ không ngần ngại chia sẻ mọi thứ từ cảm xúc, suy nghĩ cho đến những vấn đề khó khăn trong cuộc sống.

3. Đặt bản thân vào vị trí của con

Giữa bố mẹ và con cái luôn tồn tại sự khác biệt về cách suy nghĩ, nhìn nhận và quan điểm sống. Khi xảy ra sự việc nào đó, bố mẹ và con cái sẽ có cách nhìn nhận khác nhau. Vì vậy, cả hai phía đều ra sức bảo vệ quan điểm của mình và muốn đối phương thay đổi.

Nếu chỉ nghĩ đến cảm nhận của bản thân, mâu thuẫn gia đình sẽ ngày một sâu sắc, đồng thời giữa con cái và bố mẹ cũng trở nên xa cách hơn. Do đó, nên đặt bản thân vào vị trí của con thay vì áp đặt và kiểm soát quá mức. Bố mẹ cũng đã từng trải qua tuổi nổi loạn, vì thế hãy hiểu cho cảm xúc và suy nghĩ của con trẻ.

Khi ở trong vị trí của con, bố mẹ có thể hiểu được lý do vì sao con cái lại có những hành động, lời nói và phản ứng như vậy. Ngoài ra, con cái cũng nên đặt mình vào vị trí của bố mẹ để hiểu được nỗi lòng của bậc sinh thành.

4. Linh hoạt trong cách giáo dục

Quá cứng nhắc trong cách giáo dục là nguyên nhân khiến bố mẹ và con cái hình thành khoảng cách. Chính vì vậy, bố mẹ nên linh hoạt hơn để tránh những mâu thuẫn không đáng có. Ngoài ra, cách giáo dục linh hoạt sẽ giúp con cái phát triển những phẩm chất tốt đẹp và cảm nhận được tình yêu thương của gia đình.

xóa bỏ khoảng cách cha mẹ và con cái
Bố mẹ nên linh hoạt trong cách giáo dục để rút ngắn khoảng cách với con cái

Bố mẹ nên xem xét sự việc và hoàn cảnh để đưa ra hướng xử lý phù hợp. Không nên nghiêm khắc trong mọi hoàn cảnh hoặc dễ dãi nuông chiều con cái quá mức. Hiện nay, cách giáo dục dựa trên uy quyền nhưng vẫn đảm bảo sự thấu hiểu và mềm mỏng được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Cách giáo dục này giúp con cái phát triển lành mạnh cả về thể chất và tinh thần.

5. Thay đổi suy nghĩ phù hợp với thời đại

Thay đổi suy nghĩ phù hợp hơn với thời đại sẽ giúp xóa bỏ khoảng cách giữa cha mẹ và con cái. Thực tế, mỗi thế hệ sẽ có những quan điểm và lý tưởng sống riêng. Những quan niệm ở thời bố mẹ có lẽ đã không còn phù hợp trong bối cảnh hiện tại.

Nếu áp đặt con cái, mâu thuẫn và xung đột sẽ liên tục xuất hiện khiến không khí trong gia đình trở nên ngột ngạt, tù túng. Vì vậy, bố mẹ nên cập nhật xu hướng và thay đổi suy nghĩ phù hợp với thời đại.

Giới trẻ hiện nay thường quan tâm đến sự nghiệp và trải nghiệm cuộc sống thay vì lập gia đình, chăm sóc con cái. Nhiều bố mẹ phản ứng gắt gao khi con có những quan điểm khác biệt hoàn toàn với thế hệ trước. Tuy nhiên, bố mẹ nên nhớ rằng, con có cuộc đời riêng và hãy để con tự đưa ra những quyết định quan trọng.

Vai trò của bố mẹ là định hướng những suy nghĩ sai lệch và viễn vông của con cái. Nếu chỉ vì khác biệt mà bố mẹ áp đặt và ép buộc con nghe theo ý mình, mâu thuẫn là điều khó tránh khỏi. Hơn nữa, với những trẻ có cá tính mạnh, việc bị bố mẹ phản đối với lý do không chính đáng sẽ khiến trẻ bị tổn thương và hình thành lối sống khép kín.

6. Không so sánh

Bố mẹ thường hay so sánh thời đại của con và thế hệ trước để trẻ biết rằng bản thân may mắn như thế nào. Một số gia đình cũng lấy sự khác biệt giữa hai thế hệ để ép buộc con cái phải học tập, đặt thành tích và vị trí cao trong cuộc sống. Tuy nhiên, mỗi thời đại sẽ có những áp lực riêng, vì vậy việc so sánh trong hoàn cảnh nào cũng đều khập khiễng.

Ngoài ra, bố mẹ cũng không nên so sánh con với người khác. Mỗi người sẽ có năng khiếu và thế mạnh riêng. Do đó, hãy khuyến khích con chăm chỉ và siêng năng để trau dồi năng lực thay vì chì chiết, trách móc con không đạt thành tích cao.

So sánh con cái là thói quen thường thấy ở nhiều bậc phụ huynh. Thói quen này sẽ tạo ra khoảng cách “vô hình” giữa cha mẹ và con cái. Vì vậy, phụ huynh nên thay đổi để xóa bỏ khoảng cách và gần gũi hơn với con trẻ.

7. Chấp nhận sự khác biệt

Trong những cuộc tranh luận, bố mẹ nên hiểu rằng đôi khi không có đúng hay sai mà chỉ đơn thuần là sự khác biệt. Mỗi thế hệ sẽ có môi trường sống, cách giáo dục,… không giống nhau nên việc hình thành quan điểm và suy nghĩ khác biệt là điều dễ hiểu. Bố mẹ không nên dùng tuổi tác để bắt ép con cái phải nghe theo định hướng của gia đình.

Chấp nhận sự khác biệt thay vì áp đặt sẽ giúp bố mẹ xích lại gần hơn với con cái. Khi quan điểm và suy nghĩ được chấp nhận, con cái cũng sẽ học cách chấp nhận những suy nghĩ của bố mẹ. Đồng thời có cái nhìn sâu sắc hơn về những khó khăn mà thế hệ trước phải đối mặt.

8. Không kỳ vọng quá nhiều vào con

Kỳ vọng quá nhiều sẽ khiến cho con bị áp lực, mệt mỏi và tự tạo khoảng cách với cha mẹ. Bất cứ ai làm cha làm mẹ cũng mong muốn con học giỏi và thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên, kỳ vọng của bố mẹ đôi khi lại cản trở con phát triển đúng thế mạnh của mình. Hơn nữa, việc bố mẹ liên tục tạo sức ép cũng khiến con không thoải mái khi trò chuyện và ngại chia sẻ với gia đình những cảm nhận của bản thân.

xóa bỏ khoảng cách cha mẹ và con cái
Khoảng cách giữa cha mẹ và con cái sẽ được xóa bỏ nếu gia đình không quá kỳ vọng vào trẻ

Để rút ngắn khoảng cách với con cái, cha mẹ không nên kỳ vọng quá nhiều. Thay vào đó, nên khuyến khích trẻ học tập và phát triển năng khiếu của bản thân. Ngoài ra, cần giúp trẻ hiểu ra ý nghĩa của học tập là để nâng cao năng lực và trau dồi kiến thức, không nên quá áp lực bởi thành tích và điểm số.

Trẻ được tạo môi trường học tập lành mạnh sẽ có nền tảng tốt và dễ dàng tiếp thu kiến thức. Trong khi đó, những trẻ bị bố mẹ kỳ vọng quá mức thường đánh mất niềm vui trong học tập và không thể phát triển năng khiếu. Giảm đi kỳ vọng sẽ giúp con giảm bớt gánh nặng, áp lực và thân thiết hơn với bố mẹ.

9. Tôn trọng con cái

Tôn trọng con cái là một trong những cách giúp cha mẹ xóa bỏ khoảng cách vô hình. Khi con bắt đầu dậy thì, bố mẹ nên chú ý hơn đến lời nói và cách ứng xử. Bởi lúc này con đã hình thành cái tôi, đồng thời mong muốn được công nhận và đối xử như người trưởng thành.

Sự tôn trọng của bố mẹ dành cho con cái được thể hiện qua nhiều khía cạnh như luôn lắng nghe ý kiến của con, cho con tự đưa ra quyết định, tạo cho con cơ hội phát triển,… Khi nhận được sự tôn trọng từ gia đình, trẻ cũng sẽ học cách tôn trọng người khác và chừng mực hơn trong cách cư xử.

10. Cho con không gian riêng

Cha mẹ Việt thường kiểm soát con cái quá mức từ việc học cho đến kết bạn, các mối quan hệ tình cảm, định hướng tương lai, ngành học,… Tâm lý này xuất phát từ sự lo lắng và yêu thương con vô điều kiện.

Trong mắt của bố mẹ, con cái luôn cần được chở che và bảo bọc. Vì vậy, bố mẹ luôn muốn kiểm soát để con không nhiễm thói hư tật xấu và tránh được những sai lầm khi vào đời. Tuy nhiên, quản thúc quá mức sẽ khiến con cái cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và không muốn thân thiết với bố mẹ.

xóa bỏ khoảng cách cha mẹ và con cái
Nên cho con không gian riêng thay vì kiểm soát con cái một cách thái quá

Thay vì can thiệp quá sâu vào cuộc sống của con, bố mẹ nên cho con không gian riêng. Kiểm soát quá mức không giúp con tránh được lỗi lầm và cạm bẫy. Thay vào đó, nên giáo dục con nhận biết và tránh xa những điều không nên làm, có ý thức bảo vệ bản thân và nỗ lực trong học tập, công việc.

Hơn nữa, tạo không gian riêng cho con đồng nghĩa với việc bố mẹ đặt niềm tin vào con cái. Điều này sẽ giúp trẻ gia tăng lòng tự trọng và sự tự tin trong cuộc sống. Trẻ có không gian riêng sẽ biết cách quản lý thời gian, chi tiêu và học được cách duy trì các mối quan hệ một cách tự nhiên thay vì phải nghe theo sự sắp xếp của bố mẹ.

Hy vọng qua những bí quyết trên, bố mẹ có thể xóa bỏ khoảng cách vô hình với con cái. Nếu mối quan hệ không được cải thiện, nên tìm kiếm sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý. Tránh tình trạng để mâu thuẫn quá sâu sắc khiến con cái sống khép kín và xa cách với gia đình.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *