Trầm cảm ở giới trẻ: Thực trạng và giải pháp

Chương trình Talkshow “Tâm An Sống Khỏe số 1” với Chủ đề: “Ám ảnh, lo âu sợ hãi và trầm cảm ở giới trẻ”, với sự tham gia của Chuyên gia tâm lý Bùi Thị Hải Yến, Giám đốc Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đã mang đến những kiến thức chuyên sâu và giải pháp dưới góc nhìn khoa học tâm lý về trầm cảm ở giới trẻ.   

1. Thực trạng trầm cảm ở giới trẻ hiện nay?

Trầm cảm là một phản ứng cảm xúc tự nhiên của con người trong cuộc sống. Khi biểu hiện của trầm cảm ngày càng nghiêm trọng, kéo dài ít nhất hai tuần và từ đó ảnh hưởng rõ rệt đến các hoạt động sinh hoạt, học tập và lao động.

Rối loạn trầm cảm là một rối loạn phổ biến ở các bạn trẻ hiện nay, đặc biệt là tuổi vị thành niên. Tình trạng này gặp ở trẻ gái nhiều hơn trẻ trai với tỷ lệ 3:1, đặc biệt nguy cơ cao gặp ở trẻ nữ dậy thì sớm.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, đến năm 2020, trầm cảm là căn bệnh thứ 2 gây hại đến sức khoẻ con người, chỉ sau tim mạch. Trong đó trầm cảm ở Việt Nam hiện nay đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là ngày càng trẻ hoá. Nếu trước kia đa phần người mắc trầm cảm nằm trong độ tuổi từ 50 – 65 tuổi thì hiện nay trầm cảm có xu hướng tăng cao từ 15 – 27 tuổi.

Trầm cảm ở giới trẻ đang ngày càng tăng cao trong những năm gần đây
Trầm cảm ở giới trẻ đang ngày càng tăng cao trong những năm gần đây

Tại các cơ sở y tế, số lượng người mắc trầm cảm tăng từ 20 – 30% mỗi năm. Theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), khoảng 8 – 29% trẻ em đang trong độ tuổi vị thành niên ở Việt Nam mắc các bệnh về sức khỏe tâm thần. Ước tính Việt Nam có ít nhất 3 triệu thanh – thiếu niên có các vấn đề về sức khỏe tâm lý, tâm thần.

Tuy nhiên, số người được hỗ trợ y tế và can thiệp cần thiết chiếm số lượng rất nhỏ, chỉ khoảng 20%. Trầm cảm là một trong những nguyên nhân làm gia tăng số người tự tử tại Việt Nam. Ước tính mỗi năm có hàng chục ngàn người tự tử do trầm cảm, gấp 2,5 lần so với số người mất vì tai nạn giao thông.

Trầm cảm ở giới trẻ do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Ví dụ như yếu tố di truyền, môi trường, chấn thương về tâm lý, áp lực học tập hay bạo lực học đường,…

Các triệu chứng của trầm cảm ở giới trẻ cũng rất dễ nhận biết: Trẻ thường cảm thấy buồn rầu, trống rỗng, giận dữ, cáu kỉnh, thất vọng chỉ với những vấn đề rất nhỏ; thường xuyên rơi vào tình trạng mệt mỏi, mất hứng thú hoặc niềm vui với các hoạt động yêu thích trước đây; có suy nghĩ bi quan về tương lai, cảm thấy vô vọng, lo lắng, dễ kích động hoặc bồn chồn.

Đặc biệt, các bạn trẻ bị trầm cảm sẽ cảm thấy tự ti, đánh giá thấp về bản thân, có cảm giác vô dụng hoặc mặc cảm, cảm giác có tội với người thân, bạn bè;  không thể ngủ, giấc ngủ chập chờn không đạt chất lượng hoặc ngược lại ngủ quá nhiều; nặng hơn nữa là c có suy nghĩ về cái chết, ý nghĩ tự tử, cố gắng tự tử hoặc tự tử.

Các triệu chứng của trầm cảm ở giới trẻ cũng rất dễ nhận biết
Các triệu chứng của trầm cảm ở giới trẻ cũng rất dễ nhận biết

Theo thông tin của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2019, cứ 40 giây lại có một người chết vì tự tử trên thế giới. Năm 2011, WHO cũng dự đoán đến năm 2030, trầm cảm sẽ là nguyên nhân gây tàn tật hàng đầu trên toàn cầu.

Đối với các bạn trẻ mắc trầm cảm, những triệu chứng trên có thể bị ẩn nấp, khó nhận ra. Thay vào đó, con thường có xu hướng chống đối, không chịu lắng nghe và tiếp nhận các ý kiến từ mọi người. Cùng với đó là hành vi phản kháng lại những hành động mà người lớn đề cập đến, luôn có cảm giác đề phòng mà muốn xa lánh với tất cả mọi người.

Đặc biệt khi trẻ cảm thấy bị tấn công bằng lời nói hoặc hành động thì sẽ có hiện tượng nổi loạn, muốn phản kháng lại và ngừng tiếp nhận thông tin. Những dấu hiệu này khiến trẻ bị hiểu lầm là “sự nổi loạn của lứa tuổi ẩm ương”.

2. Gia đình đóng vai trò như thế nào trong vấn đề trầm cảm của trẻ?

Theo Chuyên gia tâm lý Bùi Thị Hải Yến, Giám đốc Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam:

Gia đình là nền tảng, nhà trường là bồi đắp và xã hội là bổ sung. Đây là những môi trường cơ bản nhất của con người từ khi sinh ra đến khi lớn lên. Mỗi cá thể đều có những quan điểm riêng, có góc nhìn và suy nghĩ độc lập nhưng đồng thời vẫn chịu nhiều ảnh hưởng từ 3 môi trường này. Ví dụ như tâm lý, đến sự tích cực, tới sự tiêu cực, đến ước mơ, đến mong muốn, đến khát khao và khả năng muốn thể hiện ra nỗi niềm của mình.

Như vậy có thể thấy rằng, gia đình đóng một vai trò quan trọng đến trẻ, đặc biệt là về vấn đề trầm cảm và những suy nghĩ tiêu cực. Có những bạn trẻ đâu đó đã tổn thương từ khi còn rất nhỏ, có thể là vô ý hoặc cố ý. Khi bố mẹ quá bận rộn với cuộc sống, với công việc, với đam mê mà quên mất rằng “trang giấy trắng” đang rất cần sự bồi đắp, hỗ trợ, tình yêu thương và chia sẻ. Đây cũng là những điều mà một em bé cần khi sinh ra, nhu cầu được quan tâm, nhu cầu được yêu thương, nhu cầu được dẫn dắt, đồng hành và dạy dỗ.

Vì bố mẹ quên đi nên các con phải tự lớn lên, tự mình vật lộn và tự mình bồi đắp chỉ số thông minh vượt khó của mình quá sớm. Điều đó dẫn tới có những bối rối và bị vướng mắc vào đấy những cảm xúc tiêu cực, những suy nghĩ tiêu cực, những niềm tin giới hạn, thậm chí là một số những thói quen xấu, nó không phù hợp với mỗi bản thể con người sinh ra. Đây chính là những tổn thương đầu tiên từ gia đình khiến trẻ bối rối, có những suy nghĩ tiêu cực và dễ bị trầm cảm.

Gia đình đóng vai trò đặc biệt quan trọng với trẻ bị trầm cảm
Gia đình đóng vai trò đặc biệt quan trọng với trẻ bị trầm cảm

Ví dụ gia đình tốt nhưng cách mà ông bà, bố mẹ nuôi dạy, truyền đạt thông tin, giáo dưỡng khác nhau, thậm chí tạo ra những sự quá khác biệt đến mâu thuẫn thì các con cũng dễ rơi vào những mâu thuẫn nội tâm, những bối rối và không biết thế nào là chính xác đúng, thế nào là chính xác sai.

Khi các con đã đến tuổi đi học, vô tình sẽ có những kỳ vọng của ông bà, bố mẹ đè gánh nặng lên vai con, theo thời gian hình thành nỗi sợ, sự hoang mang, lo lắng. Đó cũng là những tổn thương về tâm lý.

Nếu gia đình đóng vai trò không nhỏ trong việc hình thành nên suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực của con trẻ thì gia đình cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng giúp con thoát khỏi trầm cảm. Bằng tình yêu thương con vô điều kiện (không kỳ vọng) của mình, cha mẹ hãy học cách làm bạn cùng con, lắng nghe và thấu hiểu con nhiều hơn. Đồng thời cập nhật thêm những kiến thức về nuôi dạy con hiện đại để đồng hành cùng con tốt hơn.

Thêm một điều quan trọng nữa là cha mẹ cần phải bình an với vấn đề của con. Điều này nghe thật vô lý nhưng ba mẹ vững tinh thần sẽ là chỗ dựa vững chắc cho con. Ngược lại, nếu ba mẹ cũng rơi vào trạng thái âu lo, rối bời thì con cũng khó có thể bình an được.

Một số biện pháp mà ông bà, cha mẹ có thể áp dụng như sau:

  • Học cách kiểm soát tốt cảm xúc của mình, không nên đem những áp lực của công việc, cuộc sống mà mình đang phải chịu đổ lên con cái.
  • Cố gắng tạo cho trẻ một gia đình đầy ắp tiếng cười và sự hạnh phúc.
  • Hạn chế để xảy ra các cuộc cãi vã, mâu thuẫn không đáng có.
  • Dành thời gian chất lượng cho con mỗi ngày. Thời gian chất lượng là thời gian mà cha mẹ hiện diện cùng con trong một hoạt động nào đó 100%. Có thể là học tập, có thể là vui chơi, có thể là tâm sự, chia sẻ hoặc cùng con hoàn thiện kỹ năng thuyết trình, chia sẻ sách mà cha mẹ không vướng bận đến công việc hay bạn bè, mạng xã hội, thiết bị điện tử.
  • Không nên tạo áp lực hoặc đặt ra mục tiêu quá cao cho trẻ.
  • Chia sẻ và động viên khi con gặp khó khăn hoặc đứng trước những kì thi quan trọng.
  • Nếu nhận thấy trẻ có những biểu hiện căng thẳng, áp lực, stress thì nên dành thời gian tìm hiểu cụ thể nguyên nhân và giúp trẻ giảm bớt các khó khăn.
  • Hỗ trợ trẻ xây dựng tốt các mối quan hệ gia đình, bạn bè lành mạnh, tích cực để trẻ có thể thoải mái phát triển đúng lứa tuổi.
  • Ngừng chê bai, đánh giá thấp con cái mà thay vào đó hãy dành cho con những lời động viên, khuyến khích, khen ngợi và ủng hộ con.
  • Khích lệ trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh hoặc cùng đi du lịch, dã ngoại với gia đình để giảm bớt căng thẳng, gắn kết tình cảm giữa cha mẹ và con cái.

3. Giải pháp cho vấn đề trầm cảm 

Những giải pháp cho vấn đề trầm cảm cần thực hiện càng sớm càng tốt ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bệnh ban đầu như tâm lý buồn bã, thất vọng, chán nản thường xuyên. Khi tình trạng này chuyển biến nặng hơn, trẻ sẽ có ý nghĩ u ám về cái chết thì cần can thiệp ngay lập tức.

Vậy đâu là giải pháp cho vấn đề này? Tùy vào mức độ trầm cảm mà chuyên gia có thể chỉ định điều trị với những phương pháp phù hợp khác nhau. Cụ thể:

3.1. Sử dụng thuốc

Khi triệu chứng trầm cảm chuyển biến nghiêm trọng, trẻ có thể cần đến sự hỗ trợ bằng thuốc điều trị sử dụng trong vài tuần hoặc lâu hơn. Một số loại thuốc phổ biến nhất bao gồm: thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần,…

Sử dụng thuốc trầm cảm tiềm ẩn nhiều nguy hại đến sức khoẻ
Sử dụng thuốc trầm cảm tiềm ẩn nhiều nguy hại đến sức khoẻ

Tuy nhiên cần lưu ý, việc sử dụng các thuốc điều trị này cần tuyệt đối tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để tránh gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ. Ví dụ:

  • Đôi khi người dùng sẽ cảm thấy khó chịu vì lúc nào cũng có cảm giác khát nước.
  • Buồn ngủ, ngủ liên tục và tâm trí luôn ở trạng thái mơ hồ, khó đưa ra quyết định chính xác.
  • Buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, mờ mắt, táo bón và thậm chí là cáu gắt.
  • Có nhiều sinh lực, tinh thần bị kích động, đứng ngồi không yên.

Một số nghiên cứu thực tế đã chỉ ra rằng, sử dụng thuốc chống trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ tự sát, đặc biệt là trong vài tuần đầu bắt đầu dùng thuốc hoặc khi thay đổi liều. Do đó, phương pháp trị liệu tâm lý không sử dụng thuốc để giảm tác hại đến sức khỏe đang được nhiều người đánh giá cao.

3.2. Trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý là phương pháp chữa trầm cảm với chuyên gia tâm lý,. Người mắc trầm cảm nhẹ hoặc nặng đều có thể điều trị bằng tâm lý trị liệu, việc giải quyết vấn đề tâm lý gây ra trầm cảm là rất quan trọng, hỗ trợ giải quyết nhiều vấn đề như:

  • Xác định các yếu tố nguy cơ gây trầm cảm, nguyên nhân gây trầm cảm.
  • Tìm cách tốt hơn để đối phó và giải quyết vấn đề.
  • Xử lý khủng hoảng và khó khăn trong hiện tại.
  • Học cách đặt mục tiêu thực tế cho cuộc sống.
  • Mở rộng và phát triển các mối quan hệ xung quanh.
  • Phát triển khả năng chịu đựng cũng như chấp nhận đau khổ của bản thân bằng hành vi lành mạnh hơn.
  • Lấy lại cảm giác hài lòng, kiểm soát cuộc sống tốt hơn.
  • Học được cách yêu thương mọi thứ xung quanh và giảm suy nghĩ tiêu cực như tức giận, tuyệt vọng.

Trị liệu tâm lý giải quyết chứng trầm cảm một cách an toàn, hiệu quả và triệt để. Chuyên gia tâm lý trị liệu sẽ đồng hành và giúp người bệnh tháo gỡ những vướng mắc trong tâm trí mà có thể chính mình cũng không nhận ra.

4. Giải pháp trị liệu tâm lý tại Trung tâm Tâm lý NHC Việt Nam

Phương pháp tâm lý trị liệu trầm cảm ở giới trẻ không cần sử dụng thuốc, không can thiệp vào cơ thể. Vì vậy nó cực kỳ an toàn, không có tác dụng phụ, không để lại biến chứng sau này.

Hiện nay, chữa lành tâm bệnh thông qua các buổi trị liệu ngôn ngữ trực tiếp, các quy trình trị liệu chuyên sâu và các quy trình trị liệu hàng ngày do chuyên gia hướng dẫn khách hàng thực hiện tại nhà đang được nhiều người đánh giá cao.

Một trong số đó phải kể đến phương pháp trị liệu tâm lý độc quyền của NHC Việt Nam. Đây là thành quả nghiên cứu nhiều năm của Chuyên gia tâm lý, Master Coach Bùi Thị Hải Yến, Giám đốc điều hành Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam cùng các Chuyên gia tâm lý trị liệu thuộc Ủy ban NLP Hoa Kỳ (ABNLP).

Chuyên gia tâm lý, Master Coach Bùi Thị Hải Yến, Giám đốc điều hành Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tâm lý trị liệu
Chuyên gia tâm lý, Master Coach Bùi Thị Hải Yến, Giám đốc điều hành Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tâm lý trị liệu

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam (viết tắt là Tâm lý trị liệu NHC) là đơn vị trực thuộc Công ty CP Khoa học Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam. Đây là đơn vị đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam tiên phong trong lĩnh vực trị liệu tâm trí và chữa lành tâm bệnh được xây dựng trên quy mô lớn, chuyên nghiệp, tận tâm và trách nhiệm.

Lộ trình trị liệu của NHC Việt Nam được thiết kế dựa trên nguyên nhân gốc rễ gây ra trầm cảm, giải quyết dứt điểm trầm cảm, hồi phục sức khỏe một cách tự nhiên, hiệu quả được cam kết rõ ràng. Đến với Trung tâm trị liệu NHC Việt Nam, khách hàng cũng được chăm sóc sức khỏe tâm trí, trang bị các phương pháp, kỹ năng để vượt qua khó khăn trong cuộc sống, hạn chế tối đa tình trạng tái phát.

Giải pháp trị liệu tâm lý tại NHC Việt Nam cũng giúp khách hàng kết nối và gắn kết, hòa hợp hơn với những mối quan hệ quan trọng, đặc biệt là người thân trong gia đình. Các bạn trẻ có suy nghĩ tiêu cực và mắc trầm cảm cũng có góc nhìn, tư duy, niềm tin tích cực hơn về bản thân và cuộc sống.

5. Chia sẻ của khách hàng khi trị liệu tâm lý tại NHC Việt Nam 

Lan Anh có chia sẻ, trước khi đến với NHC Việt Nam, bản thân bạn luôn duy trì trạng thái tiêu cực trong suy nghĩ, cảm xúc và hành vi, luôn chìm đắm trong những suy nghĩ chán nản, tiêu cực không thể nào thoát ra được. Đặc biệt, Lan Anh luôn buồn ngủ trên lớp, học hành sa sút rõ rệt dù đã ở năm cuối cấp 3.

Sức khỏe thể chất của bạn cũng rất yếu, thường xuyên phải đến bệnh viện khám chữa và da đầu bị dị ứng nhiều năm khiến Lan Anh thấy càng khó chịu và thường xuyên phải sử dụng các loại thuốc tây để bôi, uống.

Bạn bị mất kết nối với gia đình, bạn bè, không cảm nhận được tình cảm của mọi người. Lan Anh cảm thấy mình cô đơn ở mọi lúc, mọi nơi, cô đơn ở trường lớp, cô đơn trong chính gia đình của mình, không thấy giá trị của bản thân không có đam mê, không có ước mơ, thậm chí không có cả những tia hy vọng.

Bạn cảm thấy cuộc sống của mình dường như rơi vào sự bế tắc tột cùng, cảm thấy sự tồn tại của mình thật vô nghĩa. Lan Anh cũng đã từng có quyết định đợi tới sinh nhật 18 tuổi để có thể tự đi hiến tạng mà không cần sự đồng thuận của phụ huynh và ngừng sự tồn tại của mình.

Chuyên gia tâm lý trị liệu Bùi Thị Hải Yến – Giám đốc Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam cũng là chuyên gia trực tiếp trị liệu cho Lan Anh. Theo chia sẻ của chuyên gia, khi tìm đến NHC Việt Nam, Lan Anh nhút nhát, thiếu tự tin, thậm chí còn không dám nhìn thẳng vào người đang trò chuyện cùng mình.

Tuy nhiên, bên trong tâm hồn bạn vẫn khao khát được thay đổi, được sống khác đi. Dù hiếm khi chia sẻ với bố nhưng em đã cố gắng mở lời về tình trạng hiện tại của mình. Và thật may mắn, bố Lan Anh đã lắng nghe, thấu cảm, tự ý thức được rằng mình phải giúp con gái vượt qua giai đoạn khủng hoảng này. Sau khi tìm hiểu thông tin, bố em đã tìm đến Trung tâm tâm lý trị liệu NHC Việt Nam và kết nối với chuyên gia Hải Yến.

Sau khi đến với NHC Việt Nam, Lan Anh đã vượt qua chính mình và trở thành phiên bản tốt hơn của bản thân
Sau khi đến với NHC Việt Nam, Lan Anh đã vượt qua chính mình và trở thành phiên bản tốt hơn của bản thân

Ba tháng đồng hành cùng NHC Việt Nam giúp Lan Anh khỏe mạnh từ tâm trí đến thể chất, tự tin hơn và dám bước đi con đường của riêng mình. Với sự đồng hành của chuyên gia tâm lý trị liệu Bùi Thị Hải Yến và gia đình, bạn đã có sự thay đổi tích cực sau từng giai đoạn trị liệu.

Lan Anh trở thành một người cởi mở hơn với mọi người, dịu dàng hơn với bản thân mình. Bạn cũng hiểu được giá trị của bản thân và biết trân trọng cuộc đời của mình hơn bao giờ hết. Một điều tuyệt vời nữa là chứng dị ứng da đầu của Lan Anh đã tự khỏi, không phải phụ thuộc vào những liều thuốc Tây dùng hàng ngày và em đã có thể khẳng định cá tính bản thân với màu tóc nhuộm yêu thích.

Chuyên gia, Master Coach Bùi Thị Hải Yến cũng chia sẻ: “Sự đồng hành, trợ giúp của người thân sẽ tạo nên điều kiện thuận lợi, tiếp thêm sức mạnh cho các chuyên gia khi đang giúp khách hàng vượt qua vấn đề của chính mình.”

Gửi tới những bạn trẻ cũng đang vật lộn với những khủng hoảng, với trầm cảm và lo âu, Lan Anh có đôi lời nhắn nhủ: “Trong cuộc sống luôn tồn tại song song sự tiêu cực và tích cực. Khi những tiêu cực đến, dù có bộc lộ hay giữ trong lòng thì bản thân mình vẫn là người ảnh hưởng đầu tiên. Vì vậy, hãy đối xử dịu dàng với bản thân và cuộc đời sẽ dịu dàng lại với mình. Nếu chưa tìm được cách tự mình giải quyết vấn đề thì hãy cho người khác cơ hội để giúp mình. Sẽ có người sẵn sàng ở bên cạnh giúp đỡ, chỉ cần bản thân chúng ta không bỏ cuộc.”

Như vậy có thể thấy rằng, trầm cảm và suy nghĩ tiêu cực ở giới trẻ đang ngày càng gia tăng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần và thể chất. Việc nhận diện những triệu chứng, đồng hành và chia sẻ, hỗ trợ con trẻ từ phía cha mẹ là điều vô cùng quan trọng. Và đừng quên, trải nghiệm tốt giúp ta mạnh mẽ, trải nghiệm không tốt giúp ta mạnh mẽ và bình an hơn, mọi điều tốt đẹp luôn chờ bạn ở phía trước khi vẫn còn sự đồng hành của gia đình!

Xem thêm video chia sẻ của chuyên gia tâm lý, Master Coach Bùi Thị Hải Yến về “Ám ảnh lo âu sợ hãi và trầm cảm ở giới trẻ“:

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *