Mục tiêu học tập: Tầm quan trọng và Cách xác lập hiệu quả nhất

Mục tiêu học tập là đích đến trên con đường học hành, là động lực giúp các bạn học sinh cố gắng và kiên trì từng ngày. Học tập mà không có mục tiêu khiến các bạn học sinh sinh viên không có kế hoạch học tập hợp lý, dễ cảm thấy chán nản, lãng phó thời gian vào những việc không đáng.

Mục tiêu học tập của học sinh sinh viên

Trong quá trình học tập, các bạn học sinh sẽ có những mong muốn về điểm số, thành tích, thứ hạng trên lớp, hoặc cải thiện một kỹ năng nào đó, và cố gắng hoàn thành dự định đó. Đây chính là mục tiêu học tập. Mục tiêu học tập là đích đến cuối cùng mà chúng ta đạt được khi kết thúc 1 học kỳ, 1 khóa học hay 1 năm học.

mục tiêu học tập
Mục tiêu hoc tập của học sinh, sinh viên là yếu tố xác định các bạn cần và sẽ làm gì trong tương lai, có mục tiêu từ sớm giúp các bạn không cảm thấy chán nản và lạc lối.

Sở thích, thế mạnh và khả năng tiếp thu kiến thức của mỗi học sinh là không giống nhau. Do đó mỗi bạn sẽ có những mục tiêu riêng tùy vào khả năng sẵn có. Mục tiêu học tập nên xuất phát từ nhu cầu và mong muốn của cá nhân thì khả năng đạt được mục đích sẽ cao hơn. Bởi vì các bạn có đam mê và động lực để theo đuổi mục đích.

Trái lại, nếu bị ép buộc theo mong muốn của gia đình, các bạn sẽ cảm thấy bức bối, áp lực, và không muốn cố gắng hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Hành động mà không có động lực thì kết quả đạt được không bao giờ như mong đợi. Trái lại, chúng còn làm thui chột ý chí, khiến các bạn mất dần tự tin và phương hướng.

Hai giai đoạn quan trọng nhất cần xác định được mục tiêu học tập là giai đoạn cấp 3 và giai đoạn đại học. Những bạn học sinh cấp 3 sẽ phải đối mặt với kỳ thi vào đại học vào cuối cấp. Sinh viên đại học cần đảm bảo điều kiện ra trường, có được tấm bằng tốt phục vụ cho mục đích xin việc. Do đó, mục tiêu học tập của các bạn sẽ khác nhau.

  • Mục tiêu học tập của học sinh cấp 3: Mục tiêu quan trọng nhất của các bạn học sinh là nắm vững kiến thức, làm quen với môi trường và áp lực học tập, cùng với hoàn thành chương trình phổ thông với kết quả tốt. Đây sẽ là bước đệm giúp các bạn dễ dàng hơn khi xét tuyển, hoặc thi tuyển vào đại học. Với những bạn có ý định du học, mục tiêu các bạn cần đạt được là tốt nghiệp cấp 3, IELTS 6.5+, đáp ứng yêu cầu của trường đại học, và đậu phỏng vấn visa.
  • Mục tiêu học tập của sinh viên: Mục tiêu học tập của sinh viên là đủ điều kiện ra trường với kết quả tốt nhất. Ngoài ra tùy theo từng trường hợp, các bạn sẽ có những mục tiêu khác nhau như đạt được học bổng, có được dự án nghiên cứu khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đạt được thành tích top đầu trong khoa,… Tuy nhiên, cho dù có bao nhiêu mục tiêu lớn nhỏ, hầu hết mục tiêu chính của sinh viên là ra trường và tìm được việc làm.

Các bạn học sinh, sinh viên cần xác định mục tiêu học tập ngay từ sớm, tốt nhất và vào đầu năm lớp 10 và năm nhất đại học. Đây là giai đoạn làm quen với môi trường mới, thế nên các bạn có nhiều thời gian suy nghĩ và cân nhắc về mục tiêu của bản thân. Xác định càng sớm thì bạn càng chủ động trong việc học.

Ảnh hưởng của mục tiêu học tập đến các bạn học sinh

Như đã nói ban đầu, mục tiêu học tập là đích đến cuối cùng trong quá trình học tập, giống như vạch đích mà động viên luôn mong muốn chạm đến trên hành trình dài cố gắng. Nếu làm việc và học tập không có mục đích, chúng ta sẽ không có động lực hoàn thành. Học sinh sinh viên không có mục tiêu học tập rõ ràng có thể dẫn đến những vấn đề sau:

mục tiêu học tập của học sinh
Nhiều bạn không coi trọng việc xác định mục tiêu học tập nên không có động lực cố gắng, dê cảm thấy nản chí và bỏ qua nhiều cơ hội chứng tỏ năng lực bản thân.
  • Không có mục tiêu thì không có động lực phấn đấu. Nếu chúng ta không có đích đến, không có mục tiêu cần hoàn thành thì cũng không có động lực tiến tới.
  • Cảm thấy lạc lối, bối rối vì không biết bản thân học vì điều gì. Các bạn sẽ cảm thấy học tập thật vô nghĩa, và là một gánh nặng bản thân phải đeo trên lưng. Mỗi ngày đi học là một cực hình, bạn cảm thấy chán nản, lạc lối, và không có hứng thú gì để cố gắng.
  • Các bạn luôn trì hoãn việc học vì không có hứng thú. Tâm lý này khiến bạn chỉ muốn thoát khỏi việc học hành ngột ngạt, từ đó dễ bị người xấu rủ rê chơi bời, trốn học, hoặc dính vào tệ nạn xã hội.
  • Học hành không có động lực còn ảnh hưởng đến kết quả học tập. Các bạn học sinh cấp 3, và cả sinh viên đại học có thể không nắm được kiến thức căn bản, không theo kịp tốc độ giảng dạy và học tập của thầy cô và bạn bè. Điều này lâu dần sẽ khiến kết quả học tập tuột dốc không phanh, và các bạn có nguy cơ đối diện với vấn đề ở lại lớp, nợ môn, và không đủ điều kiện tốt nghiệp.
  • Bỏ lỡ nhiều cơ hội quý giá để phát triển bản thân. Trong quá trình cố gắng hoàn thành mục tiêu, bạn có thể phát huy thể mạnh, hoặc tìm ra những tài năng ẩn giấu. Tuy nhiên nếu cứ tiếp tục những ngày tháng mơ màng không mục đích, các bạn sẽ không nhận ra những điều đó.
  • Ngày càng thiếu tự tin, không có ý chí cầu tiến, làm thui chột khả năng và tài năng thiên bẩm.

Mục tiêu học tập thật sự quan trọng với các bạn sinh viên, học sinh trong quà trình học tập và hoàn thiện bản thân. Để tạo động lực và giúp bản tha

Những điều cần chú ý để hoàn thành mục tiêu học tập

Khi đã xác định được mục tiêu học tập chính xác, chúng ta cần lên kế hoạch cụ thể để hoàn thành mục tiêu đúng hạn. Kế hoạch càng rõ ràng và chi tiết thì hiệu quả đạt được càng lớn. Khi lên kế hoạch, chúng ta cũng cần tính toán đến những yếu tố như tình trạng sức khỏe, thời gian, và các công cụ có thể hỗ trợ việc học.

1. Xác định mục tiêu học tập sớm

Điều quan trọng nhất là cần xác định mục tiêu học tập từ sớm để không mất thời gian vào những việc vô ích. Nếu không có mục tiêu rõ ràng, các em sẽ bỏ phí thời gian vào những điều không cần thiết, trong khi hoàn toàn có thể tận dụng khoảng thời gian đó cho những mục đích có lợi hơn.

xác định mục tiêu học tập
Có mục tiêu rõ ràng cho việc học giúp bạn biết mình nên làm gì để đạt được mục đích, từ đó lên kế hoạch chi tiết và có động lực hoàn thành mọi thứ đúng hạn.

Đặt mục tiêu học tập ngay từ sớm sẽ giúp các bạn học sinh sinh viên có kế hoạch chi tiết, và chủ động hơn trong việc học. Các bạn có thể sắp xếp thời gian thực hiện những việc cần thiết trước để đến khi cần không bị lúng túng, gấp gáp vì thiếu trước quên sau. Xác định mục tiêu học tập giúp ta có nền móng để chuẩn bị cho những thứ khó khăn hơn.

Mục tiêu đặt ra cần đưa trên tình hình thực tế và mang tính khả thi. Mục tiêu học tập đúng đắn cần dựa trên mong muốn thực tế, phù hợp với năng lực và hành vi của người học. Khả năng của mỗi người trong chúng ta là khác nhau. Do đó không cần chạy theo bạn bè hay xu hướng để đặt mục tiêu quá cao hoặc quá thấp.

Mục tiêu quá cao đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và công sức, nhưng chưa chắc đạt đến thành công, vì khả năng của chúng ta không đạt đến mức yêu cầu. Đặt mục tiêu quá thấp có thể khiến bạn chán nản vì không có động lực học tập, khi mọi thứ đều nằm dưới khả năng bạn có. Bạn cũng sẽ hối hận vì không cố gắng nhiều hơn cho mục tiêu lớn hơn.

2. Thiết lập mục tiêu học tập theo thứ tự ưu tiên

Mục tiêu học tập có thể chia thành nhiều loại như mục tiêu chính, mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn. Những mục tiêu này sẽ có thứ tự ưu tiên khác nhau, với mục tiêu ngắn hạn mang tính cấp bách, cần hoàn thành trước. Mục tiêu dài hạn và mục tiêu chính sẽ được hoàn thành sau.

Mục tiêu chính là mục tiêu cuối cùng mà chúng ta hướng đến. Mục tiêu này có thể yêu cầu thời gian rất dài, từ 1-2 năm hoặc lên đến vài năm. Ví dụ. mục tiêu chính của các bạn học sinh lớp 10 là đậu đại học, đậu vào ngôi trường mình mong ước. Mục tiêu chính của các bạn sinh viên là ra trường với tấm bằng khá giỏi, tạo điều kiện tốt tìm kiếm cơ hội việc làm.

  • Mục tiêu dài hạn: Mục tiêu dài hạn có thể là mục tiêu chính, hoặc là một trong những bước bắt buộc để hoàn thành mục tiêu chính. Mục tiêu dài hạn rất dễ gây cảm giác chán nản, mờ mịt, vì có quá nhiều thứ cần làm, nhưng bạn không biết nên bắt đầu từ đâu. Do đó chúng ta nên chia mục tiêu dài hạn thành những mục tiêu ngắn hạn, tranh thủ sắp xếp thời gian hoàn thành những mục tiêu nhỏ để hướng đến mục tiêu lớn hơn.
  • Mục tiêu ngắn hạn: Mục tiêu ngắn hạn thường được tính theo tuần hoặc theo tháng. Đây là những mốc thời gian ngắn nên đòi hỏi sự cố gắng, khả năng tập trung cao độ để đạt đến mục tiêu. Ví dụ với mục tiêu dài hạn là đủ điều kiện xét tuyển du học, bạn có thể chia thành những mục tiêu ngắn hạn như: có điểm GPA tốt vào cuối học kỳ, cải thiện điểm số lên mức IELTS 6.5+ trong vòng 4 tháng, có chứng chỉ SAT 1350+ trước khi kết thúc năm học. Những mục tiêu ngắn hạn này sẽ được thực hiện dựa trên kế hoạch chi tiết.
mục tiêu học tập của sinh viên
Mục tiêu dài hạn và ngắn hạn có thể thay đổi trong những trường hợp cần thiết để đảm bảo người học đạt được mục đích cuối cùng, điều họ luôn hướng tới.

Những mục tiêu ngắn hạn là yêu cầu, cũng như là điều kiện bắt buộc để hoàn thành mục tiêu dài hạn. Hoàn thành những mục tiêu ngắn hạn mang đến cảm giác vui sướng, thoải mái, cảm giác thành tựu, tiếp thêm động lực để hoàn thành những mục tiêu xa hơn. Chia nhỏ mục tiêu dài hạn sẽ hạn chế cảm giác chán nản, hạn chế tình trạng bỏ cuộc giữa chừng.

3. Lập bản kế hoạch chi tiết

Bản kế hoạch chi tiết giúp ta cân đối thời gian học tập, và có thể thay đổi kế hoạch cho phù hợp dựa trên tình hình thực tế. Thời gian biểu sẽ ghi rõ khung giờ học, thời gian nào cho môn chính, thời gian nào cho môn phụ. Chia thời gian hợp lý giúp ta vừa ôn tập môn chính một cách chỉn chu, vừa không ảnh hưởng đến tiến độ những môn học còn lại.

Việc tạo bản kế hoạch và đặt nó ở bàn học sẽ luôn nhắc nhở các bạn học sinh, sinh viên là phải luôn theo sát mục tiêu học tập để hoàn thành nhiệm vụ đã đề ra, và đảm bảo hiệu suất tốt nhất. Việc phân loại chi tiết cũng giúp hạn chế tình trạng lười biếng, không hoàn thành mục tiêu đúng hạn.

Kế hoạch chi tiết cũng cần thay đổi phù hợp với thực tế. Ví dụ, chúng ta đặt ra mục tiêu cải thiện điểm số môn Toán trong vòng 2 tháng, nhưng nếu đột nhiên bạn cần nộp chứng chỉ ngoại ngữ gấp, và việc này chiếm dụng quá nhiều thời gian, ta có thể đẩy mục tiêu ban đầu xuống để tập trung vào điều quan trọng hơn.

Ngoài ra, thời gian hoàn thành mục tiêu có thể dài hơn, hoặc ngắn hơn so với dự tính. Điều này tùy thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng tiếp thu kiến thức của từng bạn, mục tiêu điểm số chêch lệch, hoặc thời gian mở kỳ thi chứng chỉ. Do đó kế hoạch cũng cần thay đổi và biến báo cho phù hợp.

4. Tự tạo động lực học tập

Động lực là điều không thể thiếu khi muốn hoàn thành mục tiêu. Cho dù bạn có một kế hoạch hoàn hảo, nhưng lại không có động lực thực hiện thì kế hoạch cũng “phá sản”. Chính vì thế, học sinh sinh viên cần tạo động lực cho bản thân, khích lệ tinh thần cố gắng, và khắt khe hơn với bản thân hơn trong việc học tập.

Phần thưởng và hình phạt thường là phương pháp hợp lý và hiệu quả nhất được sử dụng. Hoàn thành nhiệm vụ sẽ được thưởng, không hoàn thành nhiệm vụ thì chịu phạt. Phần thưởng và hình phạt nên đánh vào sở thích của chúng ta để có giá trị “răn đe” hơn. Chắc chắn bạn không muốn ép bản thân không được xem bộ phim yêu thích, chỉ vì chưa hoàn thành nhiệm vụ trong ngày.

mục tiêu học tập đúng đắn
Mục tiêu và phương pháp học tập đúng đắn giúp chúng ta không ngừng tiến lên phía trước, loại bỏ cảm giác lười biếng, và không gây trì hoãn công việc.

Mục đích của thưởng hay phạt là yếu tố để bạn cố gắng nhiều hơn, chứ đừng biến chúng thành gánh nặng hay áp lực. Nếu không, động lực học tập sẽ suy giảm. Ngoài ra, để tạo động lực học tập tốt thì cũng không được bỏ qua vấn đề sức khỏe. Nếu không có sức khỏe tốt thì mọi kế hoạch đặt ra cũng không thể thực hiện một cách trơn tru.

Sức khỏe không tốt dẫn đến khả năng tập trung kém, khả năng tiếp thu và hoàn thành bài vở cũng bị ảnh hưởng. Do đó trong kế hoạch học tập cũng cần đảm bảo các bạn ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ, và có thời gian rảnh dành cho việc thư giãn, vui chơi nhằm thả lỏng đầu óc, tăng cường trí nhớ, cải thiệu hiệu suất học tập.

5. Áp dụng công nghệ hỗ trợ

Hiện nay nhờ sự tiến bộ của công nghệ kỹ thuật, rất nhiều phần mềm đã ra đời giúp các bạn sắp xếp thời gian và lập kế hoạch học tập tốt hơn. Những app này sẽ lên kế hoạch quản lý thời gian, sắp xếp các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn theo yêu cầu, thay đổi kế hoạch nếu có biến động, và nhắc nhở ta những việc cần làm hàng ngày.

Rất nhiều ứng dụng hỗ trợ quản lý thời gian cũng như lên kế hoạch học tập mà các bạn có thể sử dụng tùy vào mục đích và sở thích. Thay vì những tờ giấy trắng và chữ đen nhàm chán, bạn có thể thay thế bằng những bảng kế hoạch sinh động, đẹp đẽ, tạo sự hứng thú và vui thích hơn trong quá trình học tập.

6. Nói chuyện với chuyên gia

Một số bạn có thể xác định mục tiêu từ sớm, nhưng lại loay hoay không biết lên kế hoạch thế nào cho phù hợp. Có bạn đã có kế hoạch vạch sẵn, nhưng khi thực hiện lại không đem lại hiệu quả tốt. Có những bạn lại hoàn toàn không nghĩ đền việc thiết lập mục tiêu học tập, không có kế hoạch học tập cho riêng mình.

Để đồng hành và giúp các bạn học sinh, sinh viên giải quyết khó khăn, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đã mang đến cho các bạn chương trình THIẾT LẬP MỤC TIÊU – THỔI BÙNG ĐỘNG LỰC CHO NĂM HỌC MỚI 2023 – 2024 nhằm chia sẻ và hướng dẫn các bạn thành lập mục tiêu và kế hoạch học tập cho năm học mới.

Chương trình của NHC Việt Nam chú trọng vào những cuộc trò chuyện cởi mở, tôn trọng trên tinh thần xây dựng và cùng nhau tiến bộ. Thông qua những buổi trò chuyện, tư vấn kéo dài từ 6 đến 10 buổi, các chuyên gia tâm lý lành nghề sẽ giúp các em giảm căng thẳng, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, tìm thấy mục tiêu hoạc tập, và cố gắng hoàn thiện bản thân.

mục đích học tập của học sinh sinh viên
NHC Việt Nam rất chú trọng đến sức khỏe tinh thần của các bạn học sinh, mong muốn giúp các bạn tìm thấy muc tiêu trong học tập và cuộc sống sau này.

Chương trình có tính cá nhận hóa cao nhờ phương pháp tư vấn 1:1, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên và giải pháp tùy vào tình trạng của từng khách hàng. Do đó các bạn hoàn toàn yên tâm khi vấn đề của bản thân luôn được lắng nghe, phân tích và có được phương pháp giải quyết tối ưu nhất.

Mục tiêu học tập là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình và kết qủa học tập của các bạn học sinh. Vì thế các bạn nên có tâm thế chuẩn bị những điều cần làm, và xác định mục tiêu ngay từ sớm để không lãng phí thời gian vô ích. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn học sinh sinh viên sẽ tìm được mục đích học tập đúng đắn cho bản thân.

Có lẽ bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *