Dạy Con Ở Tuổi Dậy Thì Cần Có Sự Thấu Hiểu Và Tinh Tế

Dạy con ở tuổi dậy thì vốn chưa bao giờ là điều đơn giản bởi đây vốn là độ tuổi ẩm ương, con có xu hướng “nổi loạn” để chứng tỏ bản thân đã là “người lớn”. Phụ huynh nếu không đủ tinh tế trong thời điểm này rất dễ gây ra những mâu thuẫn, xung đột và tạo ra khoảng cách với con cái. Vậy cha mẹ làm gì để thấu hiểu con cái ở giai đoạn này?

Tính cách con ở tuổi dậy thì có những đặc điểm gì?

Để trở thành người lớn, một người trưởng thành chắc chắn ai cũng phải bước qua một giai đoạn gọi là “tuổi dậy thì”. Người ta còn gọi đây là tuổi “ẩm ương” bởi chúng “nửa” là người lớn, “nửa” vẫn là trẻ con. Sự thay đổi lớn về mặt tâm sinh lý khiến trẻ trong độ tuổi này rất khó đoán, khó nắm bắt, phụ huynh nếu không đủ tinh tế sẽ rất khó dạy con bởi không thể kết nối với chúng.

Dạy Con Ở Tuổi Dậy Thì
Dạy con ở tuổi dễ thì chưa bao giờ là dễ dàng bởi sự thay đổi lớn về mặt tâm sinh lý khiến con dễ nổi loạn hơn

Độ tuổi dậy thì được tính theo “nữ thập tam, nam thập lục” nghĩa là nữ 13, nam 16. Tuy nhiên hiện nay do nhiều yếu tố, trẻ thường có xu hướng dậy thì sớm hơn rất nhiều. Sự thay đổi về cơ thể, tính cách trong giai đoạn này ở trẻ được biểu hiện một cách khá rõ rệt. Chẳng hạn phát triển mạnh về chiều cao; nữ bắt đầu có kinh nguyệt, ngực phát triển; nam mọc râu, giọng nói thay đổi..

Sự thay đổi về mặt cơ thể chính là một trong những yếu tố quan trọng tác động lớn đến sự thay đổi tính cách của trẻ. Chính phụ huynh cũng thấy rằng, dạy con ở tuổi dậy thì thực sự là một “cuộc chiến” căng thẳng với chính mình bởi không hề dễ dàng. Vậy tính cách con ở độ tuổi này có gì đặc biệt?

  • Trẻ dễ xấu hổ: việc ý thức về sự thay đổi cơ thể khiến trẻ bắt đầu có ý thức cá nhân hơn, dễ xấu hổ hơn, đặc biệt là các bé nữ. Chẳng hạn con bắt đầu không thích ba vào phòng mình, thích sự riêng tư, hạn chế nói chuyện với ba, bắt đầu biết e dè, xấu hổ khi nói chuyện với người khác phái.
  • Thích làm “người lớn”: một đặc điểm tính cách của con ở tuổi dậy thì chính là rất thích được người khác coi là người lớn, bởi thế nếu cha mẹ không khéo léo sẽ rất khó dạy con, khó nói chuyện với con. Con thích tự làm theo ý mình vì cho rằng mình đã là người trưởng thành, thích tự làm tất cả mọi thứ một mình mà không cần đến sự giúp đỡ của cha mẹ…
  • Lòng tự ái cao: do đã có nhìn nhận cảm thấy mình là “người lớn” nên khi cảm thấy bị người khác, đặc biệt là cha mẹ luôn nói chúng là trẻ con hay có các lời nói, hành vi mang tính chất coi nhẹnhẹ sẽ rất dễ nảy sinh lòng tự ái cá nhân. Khi bị tự ái trẻ có thể nảy sinh cảm giác thù hằn, kích động, bốc đồng và có các hành vi thiếu phù hợp, đặc biệt ở các bé nam.
  • Quan tâm trau chuốt đến vẻ bề ngoài: ở tuổi dậy thì con bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến việc làm đẹp, chẳng hạn bé gái bắt đầu biết chăm sóc da, nuôi tóc dài, bắt đầu thích trang điểm hay son môi để trông xinh xắn và rạng rỡ hơn; bé nam cũng bắt đầu chú ý đến tóc tai, bắt đầu ngại mùi cơ thể nhất là khi lại gần các bạn nữ.
  • Không thích gần gũi cha mẹ: một trong những lý do khiến việc dạy con ở tuổi dậy thì gặp khó khăn chính là do ở giai đoạn này con ít thích gần gũi với cha mẹ. Một số trẻ hầu như chỉ thích ở trong phòng một mình, về nhà là vào phòng chứ không chịu nói chuyện, tâm sự với cha mẹ như trước đây.
  • Thích nổi loạn: đây cũng là vấn đề khiến nhiều phụ huynh cảm thấy lo lắng khi có con ở tuổi “ẩm ương” bởi con rất dễ có xu hướng nổi loạn. Một số trẻ không chỉ không trò chuyện mà còn cãi lời cha mẹ để khẳng định cá tính bản thân. Thậm chí nếu trẻ chơi với bạn xấu ở giai đoạn này còn có xu hướng quậy phá với các hành vi như nhuộm tóc, bỏ học đi chơi, hay quậy phá đánh nhau.. Đây cũng là lý do khiến trẻ ở độ tuổi dậy thì rất cần được quan tâm đúng cách; giáo dục, dạy dỗ đúng phương pháp để tránh con có các hành vi hay suy nghĩ lệch lạc dẫn đến lầm đường lạc lối ở cả sau này.
  • Nhu cầu tìm hiểu về “người lớn”: Trẻ con thời hiện đại thường có xu hướng lớn rất nhanh, đặc biệt nhờ có sự phát triển của máy tính, điện thoại và mạng internet toàn cầu, bởi thế con thường có xu hướng tìm hiểu về giới tính, các vấn đề “người lớn” từ rất sớm. Cha mẹ nếu không biết cách dạy con ở tuổi dậy thì, lồng ghép về giáo dục giới tính đúng cách rất dễ khiến trẻ có những suy nghĩ sai lầm, thiếu đúng đắn và tự gây hại cho bản thân mình.
  • Tính cách thay đổi khó đoán: trẻ ở tuổi dậy thì thường có tính cách rất phức tạp, khó đoán, khó nắm bắt. Con có thể vui vẻ, sôi nổi nhưng cũng cực kỳ nhạy cảm và dễ khóc, dễ bốc đồng. Con cũng rất mặc cảm, thiếu tự tin về bản thân, nhất là khi da xuất hiện mụn, quá mập, quá gầy hay da dẻ kém đẹp như các bạn khác…

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Để dạy con ở tuổi dậy thì phụ huynh bắt buộc phải hiểu được về đặc trưng tính cách của con để có thể dễ dàng nắm bắt và thấu hiểu con thì mới có thể kết nối với con. Tất nhiên sự thay đổi của mỗi đứa trẻ sẽ là khác nhau bởi còn phụ thuộc vào môi trường sống, văn hóa gia đình, tính cách của cha mẹ.. tuy nhiên hầu như trẻ dậy thì đều có sự thay đổi lớn về mặt tâm sinh lý nên phụ huynh cần thận trọng trong giáo dục trẻ.

Dạy con ở tuổi dậy thì cần có sự tinh tế

Đã là cha mẹ thì chắc chắn ai cũng đừng trải qua tuổi dậy thì mới đầy nhưng bất ngờ và thử thách, tuy nhiên không phải ai cũng có thể thấu hiểu con cái khi đến giai đoạn này. Người lớn dù bận rộn, dù mệt mỏi, dù có áp lực của riêng mình tuy nhiên chỉ cần bố mẹ chịu khó lắng nghe, tìm hiểu và trò chuyện với con cái, từ từ từng chút một tiến vào thế giới của riêng con thì không có gì là khó cả.

Đừng so sánh ” thời của bố mẹ”

Một trong những sai lầm của cha mẹ khi dạy con ở tuổi dậy thì chính là luôn nói rằng “thời của cha mẹ không được như thế, bây giờ các con quá sướng”; ” ngày xưa bố mẹ không đủ ăn đủ mặc mà vẫn nên người, con chỉ có mỗi việc học mà cũng không xong”.. Đây đều là những câu nói mà rất nhiều bậc phụ huynh nói mỗi khi trách mắng con trẻ.

Dạy Con Ở Tuổi Dậy Thì
Việc ba mẹ thường xuyên than vãn, càu nhàu về những gì diễn ra trong quá khứ của mình chưa bao giờ là thứ trẻ muốn nghe

Đây rõ ràng là một câu nói sai lầm và thiếu tinh tế bởi mỗi thời, mỗi giai đoạn sự phát triển về xã hội, tâm lý, cuộc sống, giáo dục hay mọi lĩnh vực xung quanh đời sống lại khác nhau. Chỉ từ năm này qua năm khác đã thấy xã hội xoay chuyển đến bất ngờ chứ không nói đến hàng chục năm. Hơn nữa những lời nói này của cha mẹ vô tình làm tổn thương con, khiến con cảm thấy mình kém cỏi và là gánh nặng của cha mẹ.

Mỗi thời điểm sẽ có những khó khăn khác nhau, phụ huynh có thể chia sẻ nhẹ nhàng hơn với con về tuổi thơ, thay vì dùng điều đó để tạo áp lực cho con. Dạy con ở tuổi dậy thì sẽ dễ dàng hơn nếu thay vì chỉ than vãn và so sánh với những khó khăn của mình, phụ huynh  hãy chia sẻ về những khó khăn con gặp phải và cùng con giải quyết.

Thực tế thì xã hội càng phát triển, trẻ càng đối diện với nhiều khó khăn hơn. Việc những đứa trẻ khác được sử dụng điện thoại xịn trong khi con không được tiếp xúc với công nghệ cũng hoàn toàn trở thành nỗi tự ti của con. Hay việc lượng thông tin, kiến thức con phải học nặng hơn xưa rất nhiều. Cha mẹ cần phải thấu hiểu điều này chứ không thể chỉ nhìn vào bản thân và bắt con phải làm được như vậy.

Trò chuyện, kết nối với con từ từ

Phụ huynh không thể nào lúc nào cũng đòi hỏi con phải trò chuyện, phải trung thực, phải kể tất cả những thứ xảy ra quanh con với cha mẹ ngay lập tức. Đặc biệt với những trẻ có tính cách hướng nội, ít thích chia sẻ, ít trò chuyện và đang có xu hướng tách biệt với cha mẹ thì lại càng khó.

Dạy con ở tuổi dậy thì chắc chắn sẽ không có hiệu quả nếu phụ huynh chỉ chăm chăm yêu cầu kể chuyện, chia sẻ tất tần tật với cha mẹ. Không phải lúc nào con cũng chủ động trò chuyện với cha mẹ, vì vậy chính phụ huynh nên là người chủ động tương tác với con. Dù bận rộn như thế nào cũng nên dành ít nhất 15- 30 phút hằng ngày để trò chuyện, tâm sự cùng con.

Thực tế muốn dạy con ở tuổi dậy thì có hiệu quả, phụ huynh nên đặt vị thế của bản thân như một người bạn với con. Không nhất thiết phải trò chuyện trực tiếp hằng ngày mà hoàn toàn có thể nhắn tin chia sẻ nếu quá bận rộn. Đôi khi chỉ một tin nhắn hỏi con đã ăn chưa, chúc con ngủ ngon cũng đủ để ngắn kết dần mối quan hệ của cả hai.

Dạy con ở tuổi dậy thì – giúp con thấy bản thân được tôn trọng

Phụ huynh có thể bắt đầu từ việc kể chuyện của bản thân, hỏi ý kiến của con, điều này sẽ khiến con cảm thấy được tôn trọng, tin tưởng nên có hứng thú hơn. Chẳng hạn như bạn đang có dự định mua một chiếc tủ lạnh, hãy nhờ con tìm hiểu cho cha mẹ xem lại nào tốt, con thích màu gì, kiểu dáng như thế nào hoặc rủ con đi chọn lựa cùng. Điều này sẽ làm trẻ cực phấn khích.

Dạy Con Ở Tuổi Dậy Thì
Tôn trọng con cũng là cách dạy con biết tôn trọng người khác

Nhu cầu thể hiện bản thân mình, cho rằng mình là người lớn của trẻ trong giai đoạn này là rất lớn và phụ huynh nên tạo điều kiện cho con trong việc thể hiện cá tính bản thân. Đơn giản như việc cho phép con ăn mặc đúng cá tính, được cắt tóc theo ý thích cũng là một cách để tôn trọng, giúp bé tin tưởng vào bản thân, cảm thấy tự lập và có thể  thoải mái chia sẻ với cha mẹ hơn vì được gia đình ủng độ.

Tất nhiên dạy con ở tuổi dậy thì hiệu quả không có nghĩa là phải chấp nhận tất cả nhưng nhu cầu, mong muốn của con. Hãy nói rõ về mức giới hạn mà trẻ có thể thoải mái hành động ngay từ đầu để tránh việc con cảm thấy hụt hẫng, buồn bực khi muốn làm một điều gì đó mà không được chấp thuận. Chẳng hạn con có thể để tóc theo ý muốn nhưng không được nhuộm trong thời gian đi học.

“Ngưng so sánh”

Rõ ràng bản thân cũng ta cũng không thích việc mình bị so sánh với ai khác, vậy vì sao lại thực hiện điều này trên con cái? Nhiều phụ huynh cho rằng việc so sánh có thể tạo động lực để con quyết tâm cố gắng hơn nhưng thực tế, đây lại là một hành động thiếu tinh tế khiến cho trẻ cảm thấy bị tổn thương nhiều hơn. Lòng tự trọng của trẻ bị hạ thấp trong khi sự tự ti, đố kị lại tăng lên.

Hơn hết, bố mẹ càng dùng “chiêu” so sánh để dạy con ở tuổi dậy thì thì lại càng khiến trẻ tỏ ra bất cần hơn, xa cách với cha mẹ hơn. Con sẽ có xu hướng suy nghĩ rằng cha mẹ ghét bỏ mình và cãi lại. Phổ biến nhất thường là câu ” bố mẹ thấy A giỏi thì nhận nó làm con đi”. Những mâu thuẫn, xung đột giữa cha mẹ và con cái chính là bắt nguồn từ vấn đề này, do đó tuyệt đối không nên so sánh con với bất cứ điều gì.

Hãy luôn khuyến khích con phải là chính mình, phát triển một cách độc lập mà không phải là một phiên bản của bất cứ ai khác, đó mới cách dạy con ở tuổi dậy thì thông thái nhất. Trẻ khi là chính mình mới có thể tự tin phát huy thể hiện hết khả năng của bản thân, mới có thể vui vẻ, vô tư và thoải mái trong suốt giai đoạn trưởng thành.

Dạy con ở tuổi dậy thì hãy nhìn vào tổng thể thay vì tiểu tiết

Một sai lầm rất nhiều phụ huynh gặp phải khi dạy con ở tuổi dậy thì chính là chỉ nhìn vào những thứ tiểu tiết, chỉ nhìn vào kết quả để trách mắng con thay vì nhìn vào tổng thể vấn đề. Chẳng hạn như khi thấy con bị điểm kém phụ huynh đã vội vàng la mắng, trách móc con không chăm chỉ mà không biết con đã cố gắng thế nào.

Dạy Con Ở Tuổi Dậy Thì
Xem xét khi nào lên la mắng, khi nào không, nhìn vào sự cố gắng của con là điều phụ huynh cần ghi nhớ

Tâm lý trẻ dậy thì cực kỳ nhạy cảm, việc bị cha mẹ chỉ nhìn vào những thứ tiểu tiết, những kết quả xấu để la mắng khiến trẻ cảm thấy tổn thương. Khi điều này xảy ra nhiều lần, trẻ sẽ có thói quen giấu giếm những gì không tốt, những sai lầm của bản thân để không bị cha mẹ la mắng. Những bí mật giữa cha mẹ và con cái ngày càng nhiều và tạo ra khoảng cách cho cả hai.

Bất cứ ai cũng có sai lầm, ngay cả chính phụ huynh cũng không thể nào khẳng định từ bé đến lớn mình chưa phạm phải lỗi nào. Vì thế hãy nhìn nhận vào những cố gắng tích cực mà con đã làm được chứ đừng chỉ nhìn vào kết quả để đánh giá con. Trước khi phàn nàn về bất cứ điều gì, hãy xem xét các vấn đề sau đó mới góp ý, quyết định điều gì nên nói, điều gì nên bỏ qua.

Giáo dục về giới tính đúng cách

Một trong những vấn đề dạy con ở tuổi dậy thì mà phụ huynh cần quan tâm từ giai đoạn sớm hiện nay chính là giáo dục về giới tính cho trẻ. Một thống kê cho thấy, hiện nay trẻ có xu hướng quan hệ tình dục từ rất sớm, những trẻ vị thành niên có thai cũng ngày càng cao. Điều này chính là hệ quả từ việc phụ huynh và nhà trường còn rất ngại ngùng trong việc giáo dục giới tính cho trẻ.

Thực tế hiện nay do ảnh hưởng từ sự phát triển của mạng internet quá mạnh mẽ kết hợp với tâm lý tò mò, thích làm người lớn của trẻ dậy thì nên con có xu hướng tìm hiểu về giới tính từ rất sớm nhưng lại sai cách. Trẻ tự tò mò khám phá, tự “làm chuyện người lớn” nhưng lại không có biện pháp phòng tránh dẫn tới những hệ lụy khó lường, ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của con.

Mặt khác, một vấn đề về việc dạy con ở tuổi dậy thì mà phụ huynh cũng cần chú ý chính là khéo léo, tinh tế trong các vấn đề liên quan đến “chuyện người lớn” ở chính nhà mình. Nhiều bố mẹ quá thoải mái trong chuyện này, nếu vô tình trẻ nhìn thấy có thể khiến con bị ám ảnh hoặc có những suy nghĩ lệch lạc về “chuyện 18+”, hoặc thậm chí là học và bắt chước theo nên cần thận trọng hơn.

Dạy con ở tuổi dậy thì – La mắng hay không la mắng?

Quan niệm ông cha ta thời xưa thường cho rằng “thương cho roi cho vọt”, chỉ có la mắng, phạt roi thì con mới biết sợ và không tái phạm lại các sai lầm đó. Tuy nhiên quan niệm hiện nay lại cho rằng giáo dục con cần phải nhẹ nhàng, la mắng không còn hiệu quả. Vậy thực chất việc dạy con ở tuổi dậy thì có nên la mắng trẻ hay không?

Một vấn đề phụ huynh cần phải hiểu rằng, tâm lý, suy nghĩ của trẻ dậy thì trong mỗi thời điểm, giai đoạn đều có sự khác nhau. Trước đây việc la mắng hay thậm chí là dùng roi được coi là bình thường, bản thân trẻ cũng không quá ám ảnh về việc bị đòn roi ( tất nhiên vẫn ở mức độ nào đó). Tuy nhiên hiện nay việc dùng đòn roi hay la mắng dù khiến trẻ sợ nhưng vô tình làm hình thành ám ảnh tâm lý với nhiều trẻ.

Mỗi người có một cách dạy con riêng nhưng việc dùng đòn roi hay bạo lực để dạy trẻ chưa bao giờ là một hành vi đúng đắn. Trẻ dậy thì rất nhạy cảm và có cái tôi cao, nhất là trẻ nam, việc dùng bạo lực để dạy con chỉ khiến con có xu hướng bạo lực, ngỗ nghịch và hay phản kháng hơn là nghe lời. Mặt khác trẻ cũng có thể dùng bạo lực với người khác để giải quyết vấn đề.

Muốn la mắng trẻ đúng cách, phụ huynh cần phải kiểm soát được ngôn từ và tông giọng của mình, tuyệt đối không được dùng những từ ngữ mang tính chất xúc phạm, hạ thấp giá trị của bản thân con. Nghiêm giọng, khuôn mặt nghiêm túc, nói đúng trọng tâm vấn đề sẽ khiến con có cảm thấy vừa sợ nhưng không hề bị tổn thương lòng tự trọng và dễ dàng tiếp thu hơn.

Một điều khác mà phụ huynh cần cực kỳ chú ý khi dạy con ở tuổi dậy thì chính là không nên la mắng, quát tháo con trước mặt người khác, đặc biệt là bạn bè của con. Hãy nhắc nhở và để vấn đề về nhà trao đổi, thảo luận với con mới là cách giải quyết tinh tế mà phụ huynh cần ghi nhớ. Việc bảo vệ danh dự cá nhân của con trước mắt bạn bè trong bất cứ mọi trường hợp nào cũng là điều cần thiết.

Làm đẹp và cùng trao đổi về các nhu cầu cá nhân

Một trong những cách có thể vừa dạy con ở tuổi dậy thì, vừa có thể làm bạn, vừa tạo ra được sợi dây kết nối với trẻ chính là cùng trao đổi về các nhu cầu, sở thích cá nhân. Chẳng hạn với dạy con gái ở tuổi dậy thì, mẹ hãy cùng con trao đổi về cách làm đẹp, cách chăm sóc da, cách trang điểm sao cho phù hợp với hoàn cảnh. Hay dạy con trai ở tuổi dậy thì, bố có thể cùng con chơi, đi xem hay bàn luận về đội bóng yêu thích.

Dạy Con Ở Tuổi Dậy Thì
Cùng con làm đẹp là cách tốt nhất để kết nối và làm bạn với trẻ

Hãy tạo ra các điểm chung từ những điều mà con quan tâm. Trong khi thảo luận, phụ huynh đồng thời cũng có thể hiểu được về cá tính, sở thích, ước mơ của con. Lồng ghép những bài học phù hợp về đạo đức, cách hành xử hoặc cổ vũ, tạo điều kiện cho con khám phá, thực hiện ước mơ của bản thân cũng là những điều phụ huynh hoàn toàn có thể làm.

Chấp nhận rằng con không hoàn hảo

Bất cứ bậc làm cha làm mẹ nào cũng mong muốn con mình thật giỏi, thật thông minh, có thể làm được nhiều việc có ích, được mọi người ngưỡng mộ. Việc cha mẹ dạy con ở tuổi dậy thì, la mắng hay bắt ép con học cũng chỉ nhằm mong muốn rằng con trở thành một người thành công, giỏi giang khi trưởng thành, điều này là vì chính bản thân con.

Tuy nhiên, phụ huynh cần chấp nhận rằng năng lực của mỗi đứa trẻ một khác, không ai là hoàn hảo và con cái mình cũng có những khiếm khuyết. Trẻ có thể không giỏi toán nhưng lại giỏi văn, trẻ có thể không giỏi môn tự nhiên nhưng lại vẽ đẹp, trẻ không có hứng thú với việc đi học nhưng lại rất yêu thích ca hát và diễn xuất.

Thực tế thì phụ huynh cần hiểu rằng, vốn dĩ con học giỏi hay học yếu; con có tài lẻ hay không; con có thành công hay không không phải là điều quan trọng nhất. Làm thế nào để con có thể trở thành người tốt, làm sao để con trưởng thành vui vẻ và khỏe mạnh, làm thế nào để con có cuộc sống hạnh phúc đúng như lứa tuổi của mình mới là là điều quan trọng nhất.

Bởi những điều này, khi dạy con ở tuổi dậy thì cần tránh đặt nặng quá nhiều áp lực lên con. Tất nhiên việc học hành vẫn là quan trọng bởi có kiến thức là con đường ngắn nhất dẫn tới thành công. Tuy nhiên nếu khả năng của con không cho phép, bản thân con không có hứng thú thì cha mẹ cũng không thể gượng ép. Thấu hiểu và chấp nhận chính là nền tảng cho sự gắn kết của cả hai.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

dạy con ở tuổi dậy thì chưa bao giờ là dễ, tuy nhiên không có nghĩa là không thể. Phụ huynh cần phải học cách làm bạn với con, đặt bản thân vào tình huống của con để có những trải nghiệm đúng đắn và giải quyết sao cho phù hợp. Trong giai đoạn mà con đang nhạy cảm và có cái tôi cao, phụ huynh cần thực sự khéo léo và tinh tế để con được trưởng thành trong hạnh phúc.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *