Mục tiêu học tập của sinh viên: Tầm quan trọng và Cách xây dựng
Mục tiêu học tập của sinh viên góp phần quan trọng trong việc giúp các em định hướng và lên kế hoạch cụ thể, chi tiết để gặt hái được nhiều thành công trong suốt chặng đường học tập trên giảng đường Đại học, Cao đẳng và tạo nền tảng vững chắc để phát triển tương lai. Đây chính là cột mốc quan trọng để đánh dấu sự trưởng thành của mỗi con người nên cần phải được rèn luyện, trau dồi một cách nghiêm túc, có mục đích.
Mục tiêu học tập của sinh viên là gì?
Để có thể thành công trong học tập hay bất kỳ công việc, hoạt động nào trong cuộc sống thì mỗi chúng ta cũng cần xác định rõ ràng về mục tiêu mà mình cần phải thực hiện. Đặc biệt, đối với sinh viên, khoảng thời gian ngồi trên giảng đường Cao đẳng, Đại học chính là thời điểm quan trọng để các em xác định rõ mục tiêu, định hướng trong tương lai của bản thân và phải thực nỗ lực, phấn đấu để xây dựng tốt nền tảng cho cột mốc trưởng thành của mình.
Mục tiêu học tập chính là những điều mà các bạn sinh viên mong muốn đạt được sau khi hoàn thành chương trình học của mình, hoặc nó có thể là những mục tiêu ngắn hạn theo từng môn học, từng năm học cụ thể. Mục tiêu thường sẽ xuất phát từ chính những mong ước, kỳ vọng của bản thân trong quá trình học tập và nó cũng là yếu tố bổ trợ tốt cho những dự định lớn lao trong tương lai của mỗi sinh viên.
Việc có thể xác định mục tiêu học tập ngay từ sớm sẽ giúp cho các bạn sinh viên hiểu rõ được những điều bản thân mong muốn, từ đó dễ dàng lên kế hoạch, quản lý thời gian và gia tăng động lực để hoàn thành những mục tiêu được đề ra. Mục tiêu học tập đúng đắn, phù hợp và thông minh chính là nền tảng vững chắc để sinh viên gặt hái được nhiều thành tựu tốt, chuẩn bị đầy đủ về hành trang cho những dự định, ước mơ trong tương lai.
Theo đó, mỗi sinh viên sẽ có những mục tiêu và định hướng khác nhau. Tùy vào năng lực và những sở thích cá nhân mà các bạn sinh viên sẽ có những mục tiêu riêng biệt. Cụ thể một số mục tiêu thường được đặt ra ở sinh viên như:
- Tốt nghiệp đúng hạn
- Không nợ môn
- Có công việc với mức thu nhập ổn định sau khi tốt nghiệp
- Giành được học bổng
- Rèn luyện kỹ năng mềm
- Mở rộng mối quan hệ lành mạnh, tích cực
Xác định mục tiêu học tập không còn là điều quá mới mẻ đối với các bạn học sinh, sinh viên nhưng không phải ai cũng biết cách xây dựng, thiết lập mục tiêu đúng đắn và phù hợp. Theo chia sẻ của các chuyên gia thì việc xác định mục tiêu cần được tiến hành ngay từ sớm, tốt nhất là từ khi chuẩn bị bước vào giảng đường đại học để sinh viên có được thời gian chuẩn bị tốt cho chặng đường học tập, phát triển trong tương lai.
Tầm quan trọng của việc đặt mục tiêu học tập dành cho sinh viên
Mục tiêu học tập là yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi học sinh, sinh viên. Đặc biệt là khi đứng trước ngưỡng cửa Cao đẳng, Đại học thì mỗi chúng ta rất cần xác định rõ về những dự định, mong muốn và đích đến của bản thân.
4 năm Đại học thực sự không quá dài và chúng ta cần phải có định hướng rõ ràng để tạo nền tảng tốt giúp phát triển tiềm năng, mở ra nhiều cơ hội quý giá cho tương lai. Khi các bạn sinh viên có thể xác định và thiết lập rõ về mục tiêu học tập của bản thân trên giảng đường đại học thì học cũng sẽ dễ dàng đưa ra những bảng kế hoạch chi tiết, cụ thể để phục vụ tốt cho mục tiêu đó.
Ngoài ra, mục tiêu học tập của sinh viên còn hỗ trợ tốt trong việc gia tăng động lực, thúc đẩy sự tập trung, cố gắng của mỗi cá nhân. Trong suốt quá trình học, chắc hẳn chúng ta sẽ không thể tránh khỏi những lúc xao nhãng, mệt mỏi và chán chường nhưng khi nhìn lại mục tiêu ban đầu, bạn sẽ có thể ý chí hơn trong việc hoàn thành các nhiệm vụ đã đặt ra, từ đó tránh được nguy cơ lơ là, bỏ cuộc.
Bên cạnh đó, phương pháp giảng dạy của môi trường đại học cũng sẽ có phần khác biệt so với các cấp trung học. Ở đây, giảng viên sẽ không có nhiều thời gian để nhắc nhở, quan tâm đặc biệt đối với các em sinh viên mà phần lớn sinh viên phải chủ động, tự giác trong việc học.
Chính vì thế, nếu không có mục tiêu rõ ràng và cụ thể sẽ khiến cho nhiều sinh viên mất định hướng, không thể xác định rõ về những điều cần thực hiện hoặc thậm chí trở nên mất tập trung, lơ là việc học. Trong thực tế đã có không ít các trường hợp sinh viên trì hoãn thời gian học hoặc thậm chí rời bỏ ghế nhà trường vì không thể xác định được mục tiêu học tập phù hợp.
Cũng bởi, để hoàn thành chương trình học, các bạn sinh viên thường phải đối mặt với khá nhiều áp lực, khó khăn và rất nhiều vấn đề có thể xảy ra trong suốt thời gian trau dồi kiến thức, phát triển kỹ năng. Lúc này, mục tiêu học tập chính là động lực to lớn để giúp cho các bạn sinh viên vượt qua những khó khăn, thử thách.
Theo khảo sát thực tế nhận thấy rằng, những sinh viên có mục tiêu học tập rõ ràng, phù hợp sẽ dễ dàng đạt được thành công hơn trong cả việc học và phát triển trong tương lai. Mục tiêu được đặt ra càng bám sát với thực tế, phù hợp với năng lực và kỳ vọng của bản thân sẽ càng dễ thực hiện và thúc đẩy các tiềm năng của cá nhân.
Cách xây dựng mục tiêu học tập thông minh cho sinh viên
Mục tiêu học tập của sinh viên đóng vai trò quan trọng và vô cùng cần thiết đối với quãng thời gian học tập trong môi trường Cao đẳng, Đại học. Khác hẳn với các cấp trung học, sinh viên muốn đạt được những thành tích học tập tốt, muốn có được tấm bằng tốt nghiệp loại Khá, Giỏi thì cần phải có sự chủ động, tự giác cao trong quá trình học, trau dồi thêm nhiều kỹ năng cần thiết.
Chính vì thế, việc hỗ trợ xây dựng và duy trì mục tiêu học tập của sinh viên cần phải được thực hiện ngay từ sớm, phù hợp nhất là giai đoạn khi vừa nhận được giấy báo đậu tuyển. Các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn được đặt ra sẽ góp phần giúp cho sinh viên hiểu rõ được những nhiệm vụ, định hướng của bản thân trong từng năm học, lên kế hoạch chi tiết để gặt hái được nhiều thành tích tốt.
Do đó, nếu vẫn còn đang loay hoay với những định hướng của tương lai, chưa biết cách thiết lập mục tiêu học tập ra sao trong 4 năm Đại học thì các bạn sinh viên có thể tham khảo một số cách hiệu quả như sau:
1. Suy nghĩ về ước mơ, hiểu rõ mong muốn của bản thân
Như đã nói, mục tiêu học tập cần phải xuất phát từ chính sự mong muốn và những nguyện vọng của mỗi cá nhân. Mục tiêu có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, từ môi trường sống, áp lực từ gia đình, xã hội hoặc những phần thưởng giá trị. Tuy nhiên, nó chỉ thực sự bền bỉ và hiệu quả nếu được xây dựng dựa trên ước mơ, kỳ vọng của chính bản thân mỗi người.
Vì thế, để có thể thiết lập và lựa chọn mục tiêu phù hợp, trước tiên bạn cần suy nghĩ về những mơ ước của bản thân trong tương lai hoặc gần hơn là sự kỳ vọng trong từng năm học. Bạn muốn trở thành ai sau khi tốt nghiệp? Bạn muốn làm công việc gì? Bạn muốn có mức thu nhập như thế nào? Bạn có muốn tiếp tục trau dồi, phát triển kiến thức, sự hiểu biết của bản thân?
Hãy liên tục đặt ra những câu hỏi về tương lai và những câu trả lời của bạn chính là đáp án phù hợp nhất cho mục tiêu, định hướng của bản thân sau này. Bạn cần hiểu rằng, mỗi chúng ta đều có quyền được mơ ước và đặt kỳ vọng vào bản thân. Tuy nhiên, bạn cũng nên biết cách đánh giá đúng đắn về năng lực của chính mình để tránh việc đưa ra các mục tiêu quá cao với khả năng, khiến cho việc học tập càng thêm áp lực và mệt mỏi.
2. Xác định mục tiêu, liệt kê chi tiết
Sau khi hiểu rõ về những mong muốn, năng lực của bản thân thì bạn cũng sẽ dần xác định được mục tiêu học tập của mình. Lúc này hãy bắt đầu liệt kê và ghi chép lại tất cả những định hướng của bản thân trong tương lai để có cái nhìn tổng quát, thiết thực hơn về chúng.
Mỗi sinh viên có thể sẽ có nhiều mục tiêu học tập khác nhau, nó có thể là những mục tiêu dài hạn để phục vụ cuộc sống trong tương lai nhưng cũng có thể là mục tiêu ngắn hạn đối với từng năm học cụ thể. Dù mục tiêu của bạn là gì, nhỏ bé hay to lớn thì bạn cũng đừng ngần ngại thể hiện nó bởi mỗi chúng ta đều sẽ có những kỳ vọng khác nhau về cuộc sống.
3. Chia nhỏ mục tiêu, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên
Tiếp đến, hãy bắt đầu sắp xếp thứ tự ưu tiên của từng mục tiêu và chia nhỏ các mục tiêu để có thể dễ dàng hoạch định ra những kế hoạch, nhiệm vụ cần thực hiện trong suốt quãng thời gian học Đại học. Bạn cần biết cách nhận định đâu là những mục tiêu quan trọng và cần được thực hiện phù hợp với từng thời điểm.
Bên cạnh đó, hãy từng bước chia nhỏ các mục tiêu để bản thân có thể dễ dàng hoàn thành chúng. Việc đạt được một mục tiêu đã được đề ra sẽ mang đến cho bạn những cảm xúc tích cực, vui vẻ và tạo thêm động lực to lớn để bạn càng phấn đấu, cố gắng, nỗ lực cho những mục tiêu tiếp theo.
4. Liệt kê về những lợi ích khi đạt được mục tiêu
Để giúp cho quá trình thực hiện mục tiêu được hiệu quả hơn, tránh tình trạng trì hoãn hoặc mất động lực thì các bạn học sinh cũng nên suy nghĩ và liệt kê chi tiết về những lợi ích, lý do mà bản thân cần phải đạt được mục tiêu đó. Những lợi ích nhận được chính là sự thôi thúc lớn nhất giúp cho chúng ta gia tăng hành động và có sự nỗ lực, phấn đấu hết mình trong hành trình chinh phục ước mơ.
Hãy liệt kê tất cả những lợi ích mà bạn có thể nhận được đối với từng mục tiêu học tập khác nhau. Khi có thể hiểu rõ được điều đó, bạn sẽ có niềm tin mãnh liệt và bền bỉ hơn trong hành trình học tập, phát triển bản thân. Những lợi ích này cũng chính là lý do để thôi thúc bạn phải hành động thật sớm, nó giúp bạn vượt qua được những khó khăn, thách thức và áp lực trong suốt chặng đường học tập trên giảng đường Đại học, Cao đẳng.
5. Lên kế hoạch, bắt đầu thực hiện
Sau khi đã xác định cụ thể về mục tiêu học tập, các bạn sinh viên cần bắt đầu lên kế hoạch chi tiết về những công việc, nhiệm vụ mà bản thân cần phải làm theo từng mốc thời gian. Việc có được bảng kế hoạch cụ thể cho từng mục tiêu ngắn hạn và dài hạn sẽ giúp bạn có sự năng nổ hơn trong quá trình thực hiện, tránh việc lười biếng, ỷ lại hoặc trì hoãn các việc cần làm.
Bên cạnh đó, kế hoạch học tập cũng chính là công cụ hiệu quả để giúp bạn nhìn nhận được định hướng đúng đắn của bản thân, hiểu rõ được khả năng của mình. Mỗi kế hoạch, nhiệm vụ được đưa ra cũng cần có sự quy định cụ thể về thời gian để gia tăng tốt tính trách nhiệm, chủ động và tự giác của sinh viên.
Ngay sau khi có bảng kế hoạch, các bạn sinh viên nên bắt tay ngay vào việc thực hiện để tránh tình trạng trì trệ, khiến cho tinh thần và ý chí bị tụt dốc. Quá trình thực hiện cần phải được đều đặn mỗi ngày, có sự ghi chép, công nhận, đánh giá tích cực để dễ dàng điều chỉnh, thay đổi nếu hướng đi không phù hợp, hiệu quả.
6. Luôn nhắc nhở và tự thưởng cho bản thân
Để gia tăng động lực và cảm thấy thoải mái trong quá trình thực hiện mục tiêu học tập thì các bạn sinh viên cũng nên liên tục nhắc nhở bản thân mỗi ngày. Đồng thời, sau khi hoàn thành tốt một nhiệm vụ, mục tiêu nào đó thì hãy tự thưởng cho bản thân những phần quà hoặc những khoảng thời gian thư giãn, giải trí lành mạnh nhằm gia tăng sự hài lòng và ý chí mạnh mẽ hơn trong việc thực hiện tốt các mục tiêu tiếp theo.
Những lúc cảm thấy chán nản, muốn buông xuôi bạn có thể tìm kiếm sự động viên, khích lệ từ người thân, bạn bè xung quanh để có thể niềm tin vững chắc tiếp tục theo đuổi ước mơ của mình. Hoặc nếu bạn đang cảm thấy chênh vênh và mất định hướng, khó khăn trong việc tự thiết lập mục tiêu học tập thì cũng có thể cân nhắc đến việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người có kinh nghiệm.
Đối với quá trình đặt mục tiêu học tập dành cho sinh viên thì Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam hiện đang hỗ trợ đồng hành với chương trình THIẾT LẬP MỤC TIÊU – THỔI BÙNG ĐỘNG LỰC CHO NĂM HỌC MỚI 2023 – 2024. Với mong muốn hỗ trợ tốt trong việc xây dựng mục tiêu, thúc đẩy động lực, phát triển tư duy cho học sinh, sinh viên trong năm học mới, NHC đã thiết lập nên chương trình hữu ích trong dịp hè với tư vấn trực tiếp của các chuyên gia tâm lý giàu kinh nghiệm và luôn tận tâm, nhiệt huyết với thế hệ trẻ.
Mục tiêu học tập của sinh viên cần được thiết lập ngay từ sớm để giúp các bạn có được định hướng và kế hoạch hiệu quả, phù hợp trong suốt thời gian trau dồi kiến thức trên giảng đường Đại học, Cao đẳng. Mong rằng thông qua bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu hơn về tầm quan trọng và cách đặt mục tiêu hiệu quả, phù hợp để giúp cho hành trình học tập đạt được nhiều thành tích tốt, mở ra nhiều cơ hội cho tương lai.
Có thể bạn quan tâm:
- Áp Lực Học Tập Ảnh Hưởng Đến Trẻ Như Thế Nào?
- 10 Cách Giúp Giảm Stress Trong Học Tập, Thi Cử
- Vấn Đề Stress Ở Sinh Viên: Thực Trạng Và Giải Pháp Khắc Phục
- Du học sinh trở về Việt Nam lập nghiệp: Thế mạnh và hạn chế
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!