Du học sinh trở về Việt Nam lập nghiệp: Thế mạnh và hạn chế
Du học sinh trở về Việt Nam lập nghiệp có thế mạnh lớn về ngôn ngữ và những trải nghiệm làm việc tại môi trường quốc tế hiện đại, chuyên nghiệp nên cơ hội nghề nghiệp khá rộng mở. Thế nhưng nếu các bạn không tìm cách thích ứng với môi trường làm việc tại nước nhà, đặt quá nhiều kỳ vọng sẽ không tránh khỏi cảm giác hụt hẫng, thậm chí là thất bại trong chính sở trường của bản thân.
Vì sao nhiều du học sinh trở về Việt Nam lập nghiệp?
Trong nhiều năm trở lại đây, tỷ lệ học sinh, sinh viên Việt Nam đi du học ngày càng tăng lên, tập trung ở các đất nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Trước đây, nhiều người thường cho rằng các du học sinh sau khi tốt nghiệp thường ở lại đất nước đó làm việc, định cư vì các chính sách an sinh hay lương bổng tại nước ngoài thường tốt hơn Việt Nam rất nhiều lần.
Tuy nhiên, một trong những xu hướng gần đây có thể thấy rõ là các du học sinh trở về Việt Nam lập nghiệp, phát triển ngày càng lớn. Làn sóng này đặc biệt tăng lên kể từ sau thời kỳ đại dịch covid ảnh hưởng đến toàn bộ thế giới, không ít du học sinh lựa chọn về quê và quyết định ở lại nước để hoàn thành việc học cũng như tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp ngày càng cao.
Trong thời kỳ mà các trang mạng xã hội đã và đang phát triển mạnh mẽ, không khó để bắt gặp những clip, những bài viết chia sẻ về hành trình về nước lập nghiệp của những du học sinh. Và khi trào lưu này ngày càng tăng cao, chính các du học sinh cũng tự đặt ra câu hỏi rằng liệu có nên trở về quê hương Việt Nam lập nghiệp hay không?
Khi được hỏi về lý do vì sao lại quyết định trở về Việt Nam thay vì tìm kiếm cơ hội phát triển ở nước ngoài, các lý do được du học sinh thường đưa ra bao gồm:
- Việt Nam có gia đình, cha mẹ, bạn bè, người thân – với tất cả mọi người mà nói, đây thực sự là lý do xứng đáng nhất để họ “đi thật xa để trở về”, thoát khỏi mọi “cám dỗ” về cơ hội thăng tiến, lương bổng, đãi ngộ ở nơi xứ người
- Cảm giác an toàn cũng là lý do khiến nhiều du học sinh vẫn quyết định về nước. Thực tế ở một nơi mà mình đã quen thuộc, hiểu rõ, có gia đình, sử dụng cùng một ngôn ngữ chắc chắn vẫn sẽ an toàn hơn một vùng đất xa lạ. Sự an toàn tại Việt Nam càng được thể hiện rõ trong thời điểm đại dịch Covid, nhà nước có các chính sách đầy đủ để bảo vệ người dân, hỗ trợ đón du học sinh ở các vùng dịch nặng về nước
- Cơ hội nghề nghiệp ngày càng rộng mở. Không thể phủ nhận, những du học sinh về nước có rất nhiều lựa chọn nghề nghiệp với mức lương khởi đầu cao hơn những sinh viên tốt nghiệp trong nước rất nhiều. Các doanh nghiệp FDI hiện nay cũng ưu tiên các sinh viên du học hơn.
- Việt Nam đang ngày càng phát triển hơn, có thể đáp ứng được những kỳ vọng mà họ đặt ra về cơ hội thăng tiến, tương lai hay các dự định khởi nghiệp
- Chi phí cũng như các khoản chi tiêu khác ở Việt Nam thấp hơn rất nhiều. Thí dụ, ở Nhật Bản, trung bình bạn có thể tốn 50 đến 70.000 JPY (11 triệu đến 15 triệu VNĐ) thuê một căn hộ bình thường, được đánh giá là cao 101,33% so với tại Việt Nam. Như vậy, nếu tính toán chung các khoản chi tiêu và để riêng, việc sống ở Việt Nam vẫn được nhìn nhận là thoải mái hơn rất nhiều.
Tất nhiên, tình yêu nước, muốn cống hiến cho tổ quốc cũng là lý do chung mà ngày càng có nhiều du học sinh trở về Việt Nam lập nghiệp. Dù là con đường nào, bất cứ ai cũng mong muốn bản thân đã lựa chọn đúng đắn, con đường trước mắt thật bằng phẳng.
Những thuận lợi khi du học sinh trở về Việt Nam lập nghiệp
Như đã nói, các du học sinh có rất nhiều thuận lợi khi lựa chọn về nước lập nghiệp. Kể cả các mác “du học sinh” dù tốt nghiệp ở bằng khá nhưng vẫn gây ấn tượng tốt, được ưu tiên hơn một sinh viên tốt nghiệp bằng giỏi ở không ít các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt những du học sinh nếu đã có thời gian làm việc trong một doanh nghiệp nước ngoài nào đó sẽ càng được đánh giá cao hơn.
Du học sinh khi trở về Việt Nam lập nghiệp thường có một số thuận lợi sau đây:
Cơ hội nghề nghiệp rộng mở
Ngày càng có nhiều các doanh nghiệp FDI ( doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) được thành lập và phát triển tại Việt Nam và các công ty này cực kỳ ưu tiên các du học sinh mới về nước. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng rất mong muốn thu hút được những nhân tài từ nước ngoài, đã tiếp cận được với các kỹ thuật hiện đại tiên tiến để hoàn thiện và phát triển công ty theo hướng quốc tế tốt hơn.
Thậm chí, các du học sinh còn có thể làm các công việc trái ngành như giáo viên ngoại ngữ, làm vlogger chia sẻ về cuộc sống du học, thậm chí là một đầu bếp. Không ít du học sinh tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế nhưng khi trở về Việt Nam lập nghiệp lại bắt đầu với vai trò là Content creator hay Influencer. Với những trải nghiệm, những tài nguyên đang có sẵn, nếu biết các du học sinh biết cách tận dụng thì không gì là không thể.
Thế mạnh về ngôn ngữ
Tất nhiên, thế mạnh chính của các du học sinh trở về Việt Nam lập nghiệp chính là tài nguyên về ngôn ngữ, đặc biệt với các lĩnh vực cần ngôn ngữ chuyên ngành. Trong thời đại là việc hợp tác quốc tế ngày càng được chú trọng, việc có một nhân viên thành thạo về ngoại ngữ, có khả năng giao tiếp, ứng biến nhanh luôn là ưu tiên hàng đầu về doanh nghiệp.
Giữa hai ứng viên có năng lực tương đương nhưng một người có năng lực ngoại ngữ vượt trội hơn chắc chắn sẽ được đánh giá cao và dễ được đề xuất mức lương cao hơn. Dù không phải ngành nghề nào cũng yêu cầu ngoại ngữ nhưng khi bạn thành thạo ngôn ngữ thứ hai, khả năng tìm kiếm công việc vẫn thuận lợi hơn rất nhiều.
Kỹ năng, phong cách làm việc
Một điều không thể phủ nhận rằng những người đã từng làm việc ở môi trường nước ngoài thường được đánh giá tốt về kỹ năng, tác phong làm việc. Chẳng hạn người đã làm việc ở Nhật Bản thường cực kỳ đúng giờ và chỉn chu, những người làm việc tại Mỹ hay Úc cực kỳ thẳng thắn và thường xuyên đặt câu hỏi trong mọi vấn đề mà họ chưa hiểu. Đây chính là tố chất mà rất nhiều người lao động Việt Nam còn thiếu.
Mặt khác, ngay trong giáo dục nước ngoài cũng luôn chú trọng lý thuyết đi đôi với thực hành. Mỗi học sinh khi bước vào giảng đường đều phải chủ động thuyết trình, làm việc với giáo sư và thực hành nghiên cứu thực tế nếu muốn trải qua các kỳ thi. Bởi thế khi bước vào môi trường công sở, các sinh viên cực kỳ tự tin, có kỹ năng phản ứng nhanh trước các tình huống bất ngờ vì đã được rèn dũa ngay từ khi còn đi học.
Sở hữu các tố chất này chính là lý do các du học sinh trở về Việt Nam lập nghiệp được rất nhiều doanh nghiệp ưu tiên, trọng dụng. Những kỹ năng, phong cách làm việc chuyên nghiệp, đúng giờ, làm việc hết công suất cũng luôn là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam đang tìm kiếm ở người lao động.
Mặt khác, các khi sở hữu các tố chất này cũng giúp các du học sinh trở về Việt Nam có nhu cầu lập nghiệp riêng dễ thành công hơn. Bởi một kế hoạch khi đã được vạch ra rõ ràng, chỉn chu, xây dựng lộ trình cụ thể sẽ dễ dàng có kết quả tốt hơn là một dự án không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
Những trải nghiệm quốc tế
Một trong những thuận lợi của các du học sinh trở về Việt Nam lập nghiệp chính là họ có nhiều góc nhìn mới dựa trên chính những trải nghiệm thực tế của bản thân. Càng nhiều trải nghiệm càng giúp ích cho con đường lập nghiệp, phát triển dù ở bất cứ lĩnh vực nào. Bởi thông qua những trải nghiệm, chúng ra mới có thể nhìn nhận đâu là điều tốt nhất, từ đó điều chỉnh tất cả trở nên hoàn hảo hơn.
Mặt khác trong quá trình học tập, giao lưu và tiếp xúc với các bạn bè quốc tế, các du học sinh được tiếp xúc với vô vàn nền văn hóa, vô vàn những kiến thức mới lạ. Đây chính là những cơ hội mà các sinh viên học trong nước sẽ khó có hơn nên sẽ là những thiệt thòi lớn, đặc biệt nếu làm trong các ngành nghề cần đến sự liên kết hay trong các môi trường quốc tế.
Sự tự tin, chủ động, tinh thần mạnh mẽ
Khi phải một mình sinh sống, học tập tại một đất nước hoàn toàn xa lạ, nếu không có tính thần mạnh mẽ, chủ động sẽ rất khó có thể tồn tại. Thực tế có thể thấy không ít bạn trẻ bị stress, trầm cảm khi đi du học vì không thể thích nghi, tinh thần yếu nên dễ dàng gục ngã trước vô vàn những khó khăn về ngôn ngữ, ẩm thực, môi trường sống, sự cô độc,…
Bởi vậy đặc trưng chung của các du học sinh khi trở về Việt Nam lập nghiệp là họ cực kỳ chủ động, tự tin, ứng biến tốt, dám nghĩ dám làm, có thể dễ dàng làm chủ các tình huống. Ngay cả khi có gặp thất bại hay khó khăn, khả năng “chống đỡ” của họ cũng mạnh mẽ hơn bởi đã được trau dồi trong suốt những tháng ngày xa xứ. Đây cũng là tố chất cần có của những người muốn thành công.
Du học sinh trở về Việt Nam lập nghiệp có thể gặp những thách thức nào?
Tất nhiên, bất cứ vấn đề nào cũng luôn có 2 mặt. Song song với những thuận lợi, các du học sinh trở về Việt Nam lập nghiệp cũng vấp phải rất nhiều những khó khăn, thách thức đòi hỏi họ vẫn phải giữ một tinh thần mạnh mẽ để vượt qua. Bởi thế, cho dù có muôn vàn cơ hội rộng mở nhưng không phải du học sinh nào về nước cũng có thể thành công và đạt được những kỳ vọng ban đầu.
Tốn nhiều thời gian “tái hòa nhập”
Sống ở đâu sẽ quen ở đó, bạn phải mất một thời gian dài để thích nghi với văn hóa, cuộc sống ở một đất nước khác và lại phải mất thêm một thời gian dài để lấy lại cảm giác quen thuộc nơi quê nhà. Văn hóa con người, văn hóa công sở ở mỗi đất nước là khác nhau nên nếu bạn không nhanh chóng nắm bắt sẽ rất dễ có cảm giác xa lạ, lạc lõng.
Việc nhiều du học sinh sau khi trở về Việt Nam lập nghiệp phải loay hoay làm quen, “tái hóa nhập” trở lại không phải điều quá xa lạ. Chẳng hạn như ở Nhật Bản, giao thông vô cùng thuận lợi, đi bộ cực kỳ dễ dàng thì về Việt Nam, lúc nào bạn cũng phải quay cuồng với những dòng xe ồn ào, luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Hay việc nhiều người sau khi về nước phải tốn nhiều thời gian đi làm lại các thủ tục hành chính giấy tờ khiến phải sau vài tháng họ mới có thể xin việc, thực hiện các dự định cá nhân. Môi trường làm việc cũng khác biệt hoạt toàn so với văn hóa nước ngoài cũng trở thành những khó khăn của du học sinh khiến họ cảm thấy hoang mang về quyết định trở về Việt Nam lập nghiệp của mình.
Dễ cảm thấy hụt hẫng, không đạt được kỳ vọng
Nhiều du học sinh bị thất nghiệp sau khi trở về nước chính bởi họ đặt ra những kỳ vọng quá cao. Nhiều người cho rằng với tấm bằng cử nhân tại một trường đại học danh tiếng nước ngoài thì họ xứng đáng đạt được mức lương 40 – 50 triệu nhưng kết quả lại chỉ được 20 – 30 triệu. Họ không muốn chấp nhận hiện thực này và không ngừng gửi CV đi hàng loạt doanh nghiệp có thể mức lương mong đợi của mình nhưng kết quả hoàn toàn không như ý muốn.
Hay cũng không ít du học sinh trở về Việt Nam lập nghiệp gặp phải tình trạng, những kiến thức, kỹ năng mà họ đã học lại không áp dụng được với thực tế dù đang đi đúng chuyên môn. Bởi điều này còn phải phụ thuộc vào tính chất ngành nghề, cho dù bạn rất giỏi nhưng Việt Nam lại chưa có đủ máy móc, kỹ thuật hay chưa phát triển trọng tâm vào các ngành đó thì bạn không thể nào có “đất diễn”.
Một yếu tố nữa cũng khiến các du học sinh hụt hẫng, thất vọng khi trở về làm việc tại Việt Nam chính là tác phong làm việc trong môi trường công sở. Sự thiếu linh hoạt, chậm trễ, làm việc thiếu năng suất, bị động cũng khiến cho những người vốn đã quen thuộc trong môi trường chuyên nghiệp rất khó thích ứng, thậm chí là khó chịu.
Khó nắm bắt được thị trường, tâm lý khách hàng
Việc bạn có những trải nghiệm dàn trải ở môi trường quốc tế là một thế mạnh lớn nhưng khi đã quyết định làm việc ở Việt Nam, hiểu được tâm lý người dùng trong nước mới là quan trọng. Nếu bạn quá cứng nhắc, chỉ chăm chăm áp dụng mà mình đã học được, đã thực hiện thành công ở thị trường nước ngoài thì không phải lúc nào cũng cũng mang lại hiệu quả tốt.
Lấy ví dụ đơn giản như nếu bạn muốn kinh doanh món mì Ramen của Nhật Bản nhưng giữ trọn vẹn hương vị nguyên gốc sẽ rất khó níu chân được khách hàng. Bởi nguyên gốc món ăn khá mặn, hợp với khẩu vị người Nhật Bản nhưng người Việt rất khó ăn được, hoặc chỉ ăn 1 lần để trải nghiệm. Trong khi đó với kinh doanh ẩm thực, việc níu chân khách hàng, làm sao để khách quay lại nhiều lần mới là yếu tố thành công.
Tương tự, không phải điều gì thành công ở nước ngoài thì cũng cho kết quả tốt khi ứng dụng tại Việt Nam. Điều này có nghĩa là những du học sinh bắt buộc phải học lại từ đầu, phải luôn có tâm thế học hỏi nếu thực sự có ý định trở về Việt Nam lập nghiệp.
Cơ hội cao nhưng cạnh tranh cũng cao
Mặc dù cơ hội nghề nghiệp có phần rộng mở với những du học sinh nhưng tỷ lệ cạnh tranh cũng cao không kém. Sự cạnh tranh ở đây bao gồm cả những du học sinh khác từ nước ngoài và từ chính các học sinh trong nước. Chưa kể các sinh viên trong nước lại nắm thế mạnh về việc am hiểu thị trường nước nhà, nắm bắt rõ tâm lý, sở thích, nhu cầu của tệp khách hàng trong nước.
Các bạn trẻ hiện nay cực kỳ năng động, đầu tư học ngoại ngữ từ sớm, luôn không ngừng tìm kiếm công việc nghề nghiệp cho bản thân ngay từ khi còn ở trên giảng đường đại học. Bởi thế không ít các du học sinh trở về Việt Nam lập nghiệp phải bắt đầu lại từ con số 0 trong khi những người bạn đồng trang lứa học trong nước ngày nào đã trở thành trưởng phòng, giám đốc.
Du học sinh trở về Việt Nam lập nghiệp phải đối mặt với nhiều áp lực
Các du học sinh thường bị gắn các mác là phải tài giỏi, phải hiểu biết hơn vì đã được học tập trong môi trường nước ngoài hiện đại nên bất cứ những gì họ làm cũng phải đối mặt với nhiều ánh nhìn theo dõi sát sao. Làm thế nào để vận dụng những gì được học, làm thế nào để không phụ lòng mong đợi từ gia đình chính là những áp lực, nỗi lo mà bất cứ du học sinh trở về Việt Nam lập nghiệp nào cũng đang phải đối mặt.
Luôn có vô vàn những thách thức đang chờ đợi những du học sinh khi quyết định lựa chọn về quê nhà. Sự thay đổi môi trường sống, cơ hội nghề nghiệp, phải thích ứng với văn hóa mới mà cũ, phải đối mặt với hàng loạt những đánh giá, câu hỏi từ những người xung quanh đã khiến không ít người rơi vào stress, căng thẳng, đặc biệt ở thời gian đầu mới về nước.
Bằng cấp nước ngoài dù gây ấn tượng, tạo ra sự khác biệt khi bắt đầu đi xin việc nhưng nếu không thể chứng minh được thực lực của bản thân thì cũng trở nên vô nghĩa. Nhiều du học sinh trở về Việt Nam lập nghiệp đã rơi vào trạng thái chênh vênh, rối bời vì không biết phải làm gì. Tỷ lệ thất nghiệp của các du học sinh cũng rất cao do những bất lợi phía trên.
Trung tâm tâm lý NHC Việt Nam – chăm sóc tâm lý cho du học sinh trở về Việt Nam lập nghiệp
Nỗi xấu hổ khi đi học về nước và thất nghiệp khiến nhiều người rơi vào stress nặng, thậm chí là trầm cảm hay rối loạn lo âu. Họ ngày càng trở nên tự ti về bản thân, nghĩ rằng mình kém cỏi, hối hận về quyết định của bản thân. Họ cảm thấy lo lắng, sợ hãi cái nhìn của mọi người nên dần có xu hướng trốn tránh, tự cô lập bản thân hoặc dễ dàng đưa ra những quyết định bốc đồng trong lúc tinh thần không ổn định.
Mặt khác, những du học sinh khi mới về nước cũng phải đối mặt với rất nhiều thử thách và chưa thể thích nghi ngay. Tâm lý khi không thoải mái, tích cực cũng sẽ gây cản trở đến hành trình lập nghiệp rất nhiều. Với trạng thái mất cân bằng cảm xúc, tâm lý, chăm sóc, trị liệu tâm lý có thể chính là giải pháp cần thiết ngay lúc này với các du học sinh.
Trung tâm tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực chăm sóc tâm lý cho mọi đối tượng, bao gồm cả các du học sinh lựa chọn trở về nước lập nghiệp. Thông qua việc trò chuyện và chia sẻ, nhà trị liệu sẽ giúp các du học sinh tháo gỡ những vướng mắc trong tâm trí, giải tỏa tinh thần căng thẳng, chấp nhận hiện thực và tìm cách điều chỉnh lại cuộc sống.
Nhà trị liệu không đưa ra hướng đi trực tiếp cho những băn khoăn của du học sinh mà sẽ giúp các bạn tự nhìn nhận và đánh giá vấn đề của chính mình. Các du học sinh dần tìm được cho bản thân định hướng đúng đắn, xác định các ưu/ khuyết điểm của bản thân, xây dựng kỳ vọng hợp lý để giảm bớt nỗi thất vọng trong các dự định sắp tới từ đó dần lấy lại sự quyết tâm, tự tin vào chính bản thân mình.
Không phải chỉ có những người mắc trầm cảm, rối loạn lưỡng cực hay các rối loạn tâm thần khác mới cần đến trung tâm tâm lý trị liệu mà những người đang cảm thấy hoang mang, mất phương hướng, cảm xúc bất ổn cũng hoàn toàn có thể tìm đến đây. Các chuyên gia tại Trung tâm tâm lý NHC luôn sẵn sàng dang tay chào đón tất cả mọi người đến chăm sóc sức khỏe tinh thần, lấy lại năng lượng tích cực trong cuộc sống.
Thông tin liên hệ:
- Cơ sở 1: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
- Cơ sở 2: Số 37 Thâm Tâm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
- Cơ sở 3: 107 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, Quận Bình Thạnh, TPHCM
- Hotline : 096 589 8008
- Website: tamlytrilieunhc.com
- Email: [email protected]
- Fanpage: FB.com/tamlytrilieuNHC
Du học sinh trở về Việt Nam lập nghiệp sở hữu rất nhiều lợi thế tuy nhiên cũng phải đối mặt với vô vàn các thách thức nên rất cần có một tinh thần mạnh mẽ để vượt qua tất cả. Con đường đến với thành công chưa bao giờ là dễ dàng nhưng chỉ cần bạn có sự chăm chỉ, quyết tâm, không ngừng nỗ lực, chắc chắn không gì là không thể.
Có thể bạn quan tâm:
- Thực Trạng Stress Ở Học Sinh Hiện Nay Và Cách Giải Quyết
- Áp Lực Học Tập Ảnh Hưởng Đến Trẻ Như Thế Nào?
- Tầm quan trọng của tham vấn tâm lý học đường trong trường học
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!