Hiểu về chủ nghĩa khắc kỷ (Stoicism) giúp bạn sống tốt đẹp hơn
Chủ nghĩa khắc kỷ (Stoicism) là một trường phái Triết học bắt nguồn từ Hy Lạp. Việc tìm hiểu về chủ nghĩa này được coi là một giải pháp giúp bạn thoát được cảm giác chán nản, mệt mỏi và có được cuộc sống hạnh phúc và tốt đẹp.
Chủ nghĩa khắc kỷ (Stoicism) là gì
Chủ nghĩa khắc kỷ (Stoicism) là một trường phái triết học Hy Lạp cổ đại được sáng lập vào đầu thế kỷ thứ 3 TCN bởi Zeno thành Citium tại Athens. Đây là một nhánh triết học về đạo đức con người, giúp loài người tự tin, dũng cảm đối mặt với nỗi đau, thách thức trong cuộc sống.
Quá trình hình thành của chủ nghĩa khắc kỷ được chia ra làm 3 giai đoạn chính bao gồm:
Giai đoạn 1: Khởi nguyên của chủ nghĩa khắc kỷ
Đầu thế kỷ thứ 3 TCN Stoicism trở nên quan trọng trong thế giới Hy Lạp – La Mã. Việc này bắt nguồn từ những tác phẩm và lời dạy của ba nhà triết học đầu tiên thuôc trường phái khắc kỷ gồm Zeno xứ Citium (335 – 263 TCN), Cleanthes (331 – 232 TCN) và Chrysippus (khoảng 280 – 207 TCN).
Trường phái khắc kỷ trong khoảng thời gian này đã trở thành trào lưu triết học cốt lõi góp phần định hình tư tưởng con người trong Kỷ nguyên Kitô.
Giai đoạn 2: Sửa đổi nét đặc trưng của Chủ nghĩa khắc kỷ
Trong giai đoạn này, các triết gia khắc kỷ Hy Lạp là Panaetius (khoảng 185 – 109 TCN) và Posidonius (khoảng 135 – 51 TCN) đã sửa đổi tên và định hướng của chủ nghĩa.
Ban đầu, chủ nghĩa này được đặt tên là “Zenonism”, nguồn gốc cái tên này được lấy theo tên người sáng tạo ra nó. Sau này, các triết gia khắc kỷ Hy Lạp đã cho rằng Zeno không đủ thông thái để đặt tên cho cả một trường phái và việc đổi tên giúp chủ nghĩa không đi lệch hướng.
Cái tên “Stoicism” theo tiếng Hy lạp cổ đại có nghĩa là “Dãy Cột Sơn”. Đây là một dãy cột lớn nằm ở phía bắc Agora, nơi này chính là địa điểm Zeno tụ tập các môn đồ để bàn luận những ý tưởng.
Giai đoạn 3: Nối tiếp và phát triển
Các nhà Triết học tiếp tục nối tiếp các thế hệ trước, họ đi giảng dạy, truyền bá và đưa kiến thức của bản thân vào các tác phẩm nói về chủ đề khắc kỷ. Cho tới thời điểm hiện tại, các sáng tác của họ vẫn mang lại giá trị tinh thần to lớn đối với con người.
Bản chất cốt lõi của chủ nghĩa khắc kỷ
Chủ nghĩa khắc kỷ được thành lập với sứ mệnh rèn luyện con người trước những thử thách, khó khăn trong cuộc sống. Stoicism cho rằng, bản chất của sự vật, sự việc nào đó sẽ bị tác động mạnh mẽ tùy theo cách ta nhìn nhận và phân tích vấn đề. Để làm được điều đó cần phải thực hiện được 4 nguyên tắc cơ bản dưới đây:
- Tư duy: Dùng lý trí, suy nghĩ để nhìn nhận sự việc xung quanh.
- Kỷ luật: Quản lý cảm xúc của bản thân để không bị những cảm xúc thái quá, nhất thời chi phối.
- Bình đẳng: Khi nhìn nhận mọi việc nên tôn trọng sự công bằng, gạt bỏ lợi ích cá nhân.
- Dũng cảm: Can đảm vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân trong mọi hoàn cảnh.
Học cách chấp nhận bản thân không thể kiểm soát mọi thứ xung quanh là nguyên tắc chính của Stoicism. Khi con người hiểu được giá trị của nguyên tắc này thì họ sẽ biết cách điều chỉnh, kiềm chế cảm xúc cá nhân, không để nó chi phối sang các tâm trạng tiêu cực khác.
Chủ nghĩa khắc kỷ chia cuộc sống con người thành 3 phần và dựa vào sự phân chia đó để nhìn nhận và giải quyết các vấn đề xung quanh:
- Những điều bản thân có thể kiểm soát: Đây là những khía cạnh cuộc sống mà chúng ta có thể bị ảnh hưởng và kiểm soát được nó bao gồm: hành động, phản ứng của bản thân, suy nghĩ,…
- Những điều bản thân không thể kiểm soát: Nhóm này bao gồm những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta ví dụ như thời tiết, con người, suy nghĩ hay ý kiến của người khác,…
- Những điều bản thân có thể kiểm soát một phần: Chấp nhận và thích nghi người khác cùng tham gia vào sự việc.
Theo chủ nghĩa này, để có được một cuộc sống tươi đẹp hơn, chúng ta cần tập trung vào việc kiểm soát nhóm 1 đồng thời lên kế hoạch chuẩn bị cho nhóm 3 và bỏ qua nhóm 2. Stoicism khuyến khích chúng ta hãy hưởng thụ thực tại, dành thời gian cho những việc có nghĩa thay vì mù quáng trong những nỗi đau.
Ưu điểm
Một số ưu điểm của chủ nghĩa khắc kỷ đem đến cho con người:
- Nhìn nhận mọi thứ xung quanh một cách tích cực: Chủ nghĩa khắc kỷ khuyến khích chúng ta chấp nhận thực tế và nhìn nhận cuộc sống theo chiều hướng tích cực, lạc quan hơn.
- Thích nghi với nỗi đau: Stoicism hỗ trợ con người rèn luyện tính dũng cảm, can đảm, dám đối mặt với những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
- Quản lý thời gian: Những người theo chủ nghĩa khắc kỷ sẽ không bao giờ để thời gian của bản thân bị phí phạm, họ luôn biết cách tận dụng và quản lý nó một cách hiệu quả.
- Tăng EQ: Chủ nghĩa khắc kỷ giúp con người quản lý cảm xúc một cách dễ dàng bằng việc tập trung vào những điều tích cực. Điều này hỗ trợ chúng ta giải phóng cảm xúc tiêu cực như bực bội, ích kỷ, đố ky,… từ đó tránh được tình trạng căng thẳng, stress và lo lắng.
Nhược điểm
Tồn tại song song với ưu điểm, chủ nghĩa khắc kỷ cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định khiến cho cuộc sống con người bị ảnh hưởng. Vì vậy, chúng ta phải biết chắt lọc và áp dụng nó một cách linh hoạt để đạt được lợi ích tối đa. Một số nhược điểm của chủ nghĩa khắc kỷ cần chú ý bao gồm:
- Thiếu sự linh hoạt, cứng nhắc trong cảm xúc: Chủ nghĩa khắc kỷ có thể khiến cho một số người thiếu đi sự đồng cảm và linh hoạt trong quan điểm, hành động của mình. Điều này khiến họ bị bất đồng trong giao tiếp và các mối quan hệ
- Thụ động trong việc thay đổi: Stoicism có thể khiến chúng ta bị lạc hậu, không muốn thay đổi bản thân theo xu hướng và nhu cầu của xã hội. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và tiến bộ của bản thân.
- Dễ tự ái: Người đi theo stoicism thường có tư duy sắc bén nhưng lại dễ tự ái và có cái tôi khá cao, điều này vô tình khiến họ bị những người xung quanh ghét bỏ.
Vì sao lại nói chủ nghĩa khắc kỷ giúp bạn sống tốt hơn?
Chủ nghĩa khắc kỷ khiến cho con người yêu đời, tích cực hơn mỗi ngày. Việc nhìn nhận những điều không may trong cuộc sống theo chiều hướng tốt khiến chúng ta trở nên vui vẻ hơn, tránh được căng thẳng stress và một số rối loạn tâm lý,…
Có góc nhìn đa chiều về thế giới
Chủ nghĩa khắc kỷ giúp chúng ta có góc nhìn đa chiều về thế giới. Thay vì tập trung quá mức vào những thứ không thể kiểm soát, bạn có thể học cách nhìn nhận cuộc sống từ nhiều khía cạnh khác nhau.
Điều này giúp ta hiểu rõ về những thách thức và cơ hội trong cuộc sống, từ đó có những hành động, suy nghĩ quyết đoán và đứng đắn hơn. Chủ nghĩa khắc kỷ giúp chúng ta không bị mù quáng bởi những điều bản thân không thể thay đổi. Thay vào đó, bạn sẽ biết cách tận dụng những khía cạnh tích cực để trau dồi kiến thức cho chính mình.
Việc có góc nhìn đa chiều về thế giới sẽ giúp bạn loại bỏ được những cảm xúc tiêu cực không đáng có, từ đó tiến tới một cuộc sống đầy ý nghĩa và hạnh phúc hơn.
Dũng cảm đối diện với khủng hoảng
Chủ nghĩa khắc kỷ sẽ dạy bạn cách dũng cảm vượt qua cơn khủng hoảng bằng phương pháp tập trung vào những điều bản thân có thể kiểm soát. Từ đó, chúng ta sẽ dễ dàng tìm ra giải pháp để xử lý vấn đề.
Chúng ta không nên né tránh những thách thức, khó khăn mà thay vào đó hãy học cách chấp nhận và tiếp nhận chúng như một cơ hội để phát triển, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.
Khi ta áp dụng triết lý của chủ nghĩa khắc kỷ trong cuộc sống hàng ngày bạn sẽ trở nên mạnh mẽ, linh hoạt và tự tin hơn trong việc đối mặt với những thách thức trong cuộc sống
Thay đổi cái nhìn về sự mất mát
Thay vì chìm đắm trong nỗi đau, bạn có thể coi sự mất mát như một cơ hội để bản thân phát triển và trưởng thành. Việc học cách chấp nhận, thích nghi với những mất mát, thay đổi trong cuộc sống sẽ giúp bạn trở nên mạnh mẽ và kiên định.
Stoicism giúp bạn nhìn nhận sự mất mát theo hướng tích cực, từ đó hướng tới cuộc sống đầy ý nghĩa và hạnh phúc hơn.
Việc áp dụng triết lý của chủ nghĩa khắc kỷ vào cuộc sống hằng ngày sẽ giúp chúng ta thoát khỏi tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, áp lực trong cuộc sống. Từ đó, ta có thể phát triển trong tương lai, có được cuộc đời hạnh phúc, an nhiên.
Bạn có thể quan tâm:
- Hội chứng sợ bệnh viện (Nosocomephobia): Dấu hiệu và Cách chữa
- Luôn Ám Ảnh Lo Sợ Bệnh Tật: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
- Phương pháp ABA: Ứng dụng tuyệt vời trong chữa bệnh tự kỷ
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!