Luôn Ám Ảnh Lo Sợ Bệnh Tật: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Luôn ám ảnh lo sợ bệnh tật có thể là dấu hiệu của một dạng rối loạn lo âu thường gặp ở những người lớn tuổi. Nỗi ám ảnh khiến người bệnh luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, bồn chồn, mất ngủ. Các triệu chứng của bệnh nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống hằng ngày.

Luôn ám ảnh lo sợ bệnh tật là gì?

Chúng ta hay thường nói rằng có sức khỏe là có tất cả ý chỉ việc chỉ khi cơ thể khỏe mạnh thì mới có thể kiếm tiền, mới có thể đi du lịch hay làm tất cả những điều mà mình mong muốn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chúng ta cần quan tâm đến sức khỏe hơn để hạn chế tối đa việc mắc bệnh.

Luôn ám ảnh lo sợ bệnh tật
Luôn ám ảnh lo sợ bệnh tật chính là một dạng của rối loạn lo âu làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, tinh thần của người bệnh

Bệnh tật là điều không ai muốn mắc phải và khi bị bệnh thì việc cảm thấy lo lắng là điều bình thường. Tuy nhiên ở một số người, ngay cả khi cơ thể đang khỏe mạnh nhưng họ vẫn có những nỗi lo âu thái quá về bệnh tật. Chỉ cần một cái hắt xì nhẹ cũng làm họ cuống cuồng sợ rằng mình bị bệnh nặng. Luôn ám ảnh lo sợ bệnh tật hoàn toàn có thể là biểu hiện của chứng rối loạn lo âu.

Luôn ám ảnh lo sợ bệnh tật hay chính là chứng rối loạn lo âu bệnh tật ( Illness anxiety disorder/ Hypochondriasis/ Hypochondria) thường gặp phổ biến ở người già hoặc những người đã từng gặp một vấn đề sức khỏe nào đó nghiêm trọng. Nỗi sợ của bệnh nhân bắt nguồn từ việc bản thân họ diễn giải sai các triệu chứng cơ thể bất thường nhưng lại không liên quan đến bệnh lý.

Người mắc chứng bệnh này luôn có một nỗi ám ảnh thái quá với vấn đề sức khỏe, chỉ một triệu chứng bất thường nhỏ như bụng sôi, đau bụng hay chóng mặt cũng khiến họ hoảng sợ, cho rằng mình bị ung thư, mắc bệnh nan y hay thậm chí là sắp chết. Nỗi ám ảnh này khiến họ luôn sống trong lo âu, chất lượng cuộc sống suy giảm nghiêm trọng.

Một số triệu chứng của rối loạn lo âu bệnh tật khác như

  • Luôn chú ý đến những bất thường của cơ thể dù là nhỏ nhất
  • Luôn thấy lo âu, bồn chồn, tưởng tượng về các vấn đề xoay quanh sức khỏe của bản thân
  • Quy chụp tất cả các triệu chứng sức khỏe và cho rằng mình đang mắc bệnh nan y
  • Cố gắng tìm kiếm hay kiểm tra các dấu hiệu cơ thể bất thường như da có bị bầm tím không, có vết xước không
  • Luôn ám ảnh lo sợ bệnh tật quá mức có thể khiến một số bệnh nhân mắc chứng rối loạn dạng cơ thể, luôn cảm thấy đau nhức khắp người hay bị đau bụng nhưng nếu thực hiện các kiểm tra thực thể sẽ không tìm thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào
  • Khám bệnh ở khắp nơi để tìm ra các vấn đề bất thường của sức khỏe, tuy nhiên một số khác lại có xu hướng né tránh bệnh viện vì sợ mình mắc bệnh nan y
  • Có xu hướng tìm kiếm các triệu chứng bất thường của bản thân qua internet để biết có phải mình mắc bệnh nan y hay không

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Luôn ám ảnh lo sợ bệnh tật khiến bản thân người đó luôn sống trong nỗi sợ hãi, tuyệt vọng, bất an nên hoàn toàn có thể hình thành các vấn đề sức khỏe khác như mất ngủ, đau đầu, tăng huyết áp… Điều này càng khiến họ cho rằng mình đang mắc bệnh nan y và làm cho các triệu chứng trầm trọng hơn.

Luôn ám ảnh lo sợ bệnh tật do nguyên nhân nào?

Các nghiên cứu hiện nay vẫn chưa thể xác định chính xác đâu là nguyên nhân khiến một người luôn bị ám ảnh lo sợ bệnh tật. Các nhà khoa học cho rằng việc hình thành nỗi sợ hãi lo âu quá mức về sức khỏe có thể liên quan đến các tác nhân từ môi trường sống, gia đình, tính cách hay các ám ảnh từ sự kiện trong quá khứ.

Luôn ám ảnh lo sợ bệnh tật
Người già thường hay ám ảnh về sức khỏe, chỉ cần hơi đau đầu cũng khiến họ tưởng tượng ra hàng tá vấn đề về sức khỏe

Cụ thể, một vài nguyên nhân được cho là có liên quan đến việc một người luôn ám ảnh lo sợ bệnh tật quá mức như

  • Yếu tố tuổi tác được cho là có liên quan đến tác nhân gây bệnh, theo đó bệnh chủ yếu gặp ở những người già. Người lớn tuổi thường gặp nhiều vấn đề sức khỏe, đang ở thời điểm được gọi là “gần đất xa trời” nên bản thân họ rất sợ cái chết. Bởi thế họ thường luôn lo lắng, ám ảnh về các vấn đề sức khỏe, chỉ cần cảm thấy đau đầu chóng mặt cũng là những người già lo lắng rằng mình sắp “ra đi”.
  • Những ám ảnh từ quá khứ, chẳng hạn việc một người đã từng bị tai nạn giao thông, người từng bị bệnh nặng phải điều trị trong một thời gian dài bằng thuốc hay nằm tại bệnh viện. Điều này khiến họ cảm thấy bị ám ảnh bởi các loại thuốc, mùi bệnh viện và luôn ám ảnh lo sợ bệnh tật vì sợ những điều ấy sẽ quay trở lại lần nữa
  • Yếu tố gia đình, chẳng hạn như cha mẹ từng bị bệnh nặng, phải sống với tình trạng sức khỏe nguy kịch trong thời gian dài hoặc cha mẹ qua đời vì bệnh tật cũng làm hình thành nỗi ám ảnh về sức khỏe với con cái. Ngoài ra nếu cha mẹ cũng là người luôn ám ảnh lo sợ bệnh tật thì con cái cũng hoàn toàn có thể bị ảnh hưởng bởi tính cách này.
  • Những người thường xuyên rơi vào tình trạng lo lắng, stress, căng thẳng quá mức hoặc người làm các công việc không tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, mùn cưa..
  • Những người vốn đã có tính cách hay nghi ngờ, lo lắng, nhút nhát cũng dễ bị ám ảnh bởi sức khỏe của bản thân. Ngoài ra một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ở những người có tính cách cầu toàn, hoàn hảo quá mức thường cũng có xu hướng quan tâm sức khỏe của bản thân nhiều hơn bình thường
  • Những người sống ở nơi có nhiều dịch bệnh, người thường xuyên tiếp xúc với các thông tin, tin tức về bệnh tật

Một vài nghiên cứu cũng đã chỉ ra ở những người luôn ám ảnh lo sợ bệnh tật cũng đi kèm với các rối loạn tâm thần khác, chẳng hạn như rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Điều này cũng góp phần làm tăng lên sự lo âu và các triệu chứng trầm trọng của bệnh.

Hệ lụy từ việc luôn ám ảnh lo sợ bệnh tật

Luôn ám ảnh lo sợ bệnh tật nếu là bệnh tâm lý có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và cả chất lượng cuộc sống của một người. Một người khỏe mạnh không bị bệnh nhưng nếu thường xuyên lo âu quá mức thì hoàn toàn có thể gây ra bệnh.

Luôn ám ảnh lo sợ bệnh tật
Luôn ám ảnh lo sợ bệnh tật hoàn toàn có thể gây ra bệnh thực sự nếu không được cải thiện sớm

Cụ thể, một số hệ lụy có thể xảy ra do rối loạn lo âu bệnh tật như

  • Tăng nguy cơ gặp các vấn đề về huyết áp, tim mạch. Nguyên nhân là do lo âu sẽ khiến cho tim đập nhanh hơn, đường kính mạch máu giảm, áp lực động mạch tăng lên 30–40% đồng nghĩa với việc huyết áp tăng theo. Từ cao huyết áp có thể biến chứng đến các vấn đề về tim mạch cùng rất nhiều vấn đề nghiêm trọng khác, đặc biệt ở người lớn tuổi
  • Giảm chất lượng giấc ngủ, người bệnh luôn ám ảnh lo sợ bệnh tật thường dễ bị mất ngủ, thiếu ngủ vì lo lắng về sức khỏe, đặc biệt vào những ngày cơ thể xuất hiện những dấu hiệu sức khỏe bất thường
  • Gia tăng hoặc làm trầm trọng hơn các bệnh lý ở dạ dày tá tràng, đau nửa đầu
  • Giảm chất lượng cuộc sống, công việc do người bệnh luôn dành thời gian nghĩ về sức khỏe của bản thân mà không chú ý đến các vấn đề khác
  • Ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh. Chẳng hạn trong mối quan hệ yêu đương, người đó thường quan tâm quá mức đến sức khỏe của bản thân mà không chú ý đến đối phương hoặc có những người còn kiểm soát quá mức cả các vấn đề sức khỏe của vợ/ chồng/ người yêu
  • Luôn ám ảnh lo sợ bệnh tật khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh suy giảm nghiêm trọng bởi họ luôn phải sống trong lo âu, bồn chồn, tuyệt vọng, không điều gì có thể khiến họ yên tâm về sức khỏe của bản thân
  • Gia tăng nguy cơ gặp các vấn đề về tâm lý như trầm cảm hay rối loạn nhân cách

Hướng cải thiện chứng luôn ám ảnh lo sợ bệnh tật

Nếu đang gặp tình trạng này, bạn cần phải làm một số xét nghiệm kiểm tra để xác định chính xác tình trạng bệnh. Nếu các triệu chứng đã kéo dài trên 6 tháng, tình trạng luôn lo lắng thái quá về sức khỏe, nỗi lo âu làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống thì có thể được chẩn đoán là rối loạn lo âu sợ bệnh tật. Khi đã có chẩn đoán cuối cùng thì các bác sĩ mới có thể lên phác đồ điều trị phù hợp cho từng người.

Điều trị bằng thuốc

Rối loạn lo âu bệnh tật là một dạng tâm bệnh, các triệu chứng trên thực thể có thể có hoặc chỉ là ảo giác của người bệnh nên việc dùng thuốc không thể loại bỏ bệnh hoàn toàn. Mục đích chính của việc dùng thuốc là giảm nhẹ cảm giác lo âu, hỗ trợ người bệnh cảm thấy bình tâm, thoải mái hơn.

Luôn ám ảnh lo sợ bệnh tật
Nhóm thuốc SSRIs sẽ kiểm soát được các triệu chứng lo lắng quá mức của người bệnh

Nhóm thuốc ức chế tái hấp thu serotonin (SSRIs) được đánh giá là mang đến hiệu quả tốt nhất cho những người luôn bị ám ảnh lo sợ bệnh tật. Một số loại thuốc điển hình thuộc nhóm này như citalopram (Celexa), escitalopram (Lexapro), fluvoxamine (Luvox).. Các thuốc khác sẽ được chỉ định khi nhóm SSRIs không mang đến kết quả tốt nhất.

Việc dùng thuốc cần được thực hiện theo đúng chỉ định từ bác sĩ để hạn chế các ảnh hưởng không đáng có. Tùy tình trạng của người bệnh mà thời gian dùng thuốc sẽ khác nhau nhưng thường là trong khoảng 6 tháng để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn các triệu chứng.

Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu chính là phương pháp được hướng đến chủ yếu cho những người bị rối loạn lo âu sợ bệnh tật. Nhà trị liệu hay chính là các chuyên gia tâm lý sẽ thông qua chính việc trò chuyện để hiểu và giúp đỡ những người đang gặp các vấn đề tâm lý thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng do chính bản thân họ tạo ra.

Luôn ám ảnh lo sợ bệnh tật
Trị liệu tâm lý sẽ giúp người bệnh hiểu được vấn đề của bản thân và thay đổi hướng suy nghĩ tích cực hơn

Liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT) là phương pháp chính được hướng tới cho những người có cái nhìn sai lệch về tình trạng sức khỏe của bản thân. Liệu pháp này giúp người bệnh hiểu rõ được vấn đề của bản thân, đánh giá lại niềm tin của chính mình đồng thời học được cách đối diện, kiểm soát cảm xúc trước căng thẳng.

Thông qua trị liệu tâm lý, người bệnh dần có cái nhìn đúng đắn hơn về nỗi ám ảnh của bản thân, dẹp bỏ nỗi lo âu để hướng đến đời sống lạc quan tích cực hơn. Khi tinh thần người bệnh được cải thiện thì sức khỏe cũng thay đổi theo hướng tích cực hơn chẳng hạn như ăn ngon hơn, ngủ ngon hơn, không còn bị đau đầu, chóng mặt như trước.

Điều trị và chăm sóc tại nhà

Nếu chỉ điều trị bằng thuốc hay trò chuyện với các chuyên gia tâm lý sẽ không thể nào đảm bảo loại bỏ bệnh hoàn toàn. Bên cạnh việc trò chuyện trực tiếp thì nhà trị liệu cũng luôn đưa ra các “bài tập thực hành” song song để kiểm soát nhanh chóng các triệu chứng lo âu. Người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn điều trị tại nhà từ bác sĩ tâm thần hay các chuyên gia tâm lý để đảm bảo cải thiện các triệu chứng nhanh chóng nhất.

Luôn ám ảnh lo sợ bệnh tật
Học các hít thở và thiền sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho cả tinh thần và thể chất của mỗi người

Tham khảo một số cách giúp kiểm soát các triệu chứng luôn ám ảnh lo sợ bệnh tật sau đây

  • Bài tập hít thở có thể giúp bạn cảm thấy bình tĩnh hơn khi xuất hiện cảm giác lo âu
  • Thực hành thiền hay yoga hằng ngày để cân bằng tâm trí, loại bỏ những cảm xúc tiêu cực và thay thế bằng sự tích cực. Mặt khác thiền và yoga đều là những bộ môn tốt cho sức khỏe, giúp kích thích lưu thông tuần hoàn máu, tốt cho giấc ngủ, tốt cho tim mạch và dạ dày..
  • Tạo sự bận rộn cho bản thân để rời xa cảm giác cho rằng mình đang bị bệnh. Việc tham gia các hoạt động xã hội như đi từ thiện ở vùng cao cũng tạo cảm giác bản thân có ích và sống có lý tưởng hơn
  • Tránh xa những đồ uống có cồn, thuốc lá hay các chất kích thích khác vì những thứ này đều có thể làm trầm trọng hơn nỗi lo lắng của người bệnh
  • Luyện tập thể dục thể thao hằng ngày không chỉ làm giảm căng thẳng, giảm lo lắng mà còn góp phần nâng cao sức khỏe mỗi ngày
  • Hạn chế tiếp xúc với những thứ quá tiêu cực, đặc biệt là các thông tin về bệnh tật hằng ngày
  • Thư giãn tinh thần bằng những việc đơn giản như tắm nước nóng, xông hơi với tinh dầu, dùng nến thơm cho phòng
  • Chia sẻ với gia đình hay những người thân thiết xung quanh về nỗi lo của bản thân, điều này cũng làm giảm phần nào tình trạng căng thẳng quá mức nếu bạn chỉ giữ mãi trong lòng
  • Chủ động thăm khám bác sĩ định kỳ để có thể yên tâm hơn về sức khỏe của bản thân

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu
Luôn ám ảnh lo sợ bệnh tật khiến chúng ta chỉ nghĩ về những thứ tiêu cực và dễ cảm thấy tuyệt vọng. Thay đổi lối sống lành mạnh, học cách yêu thương bản thân mỗi ngày, chăm sóc sức khỏe một cách khoa học chính là phương pháp giúp phòng tránh nguy cơ mắc bệnh này. Dù vậy chúng ta cũng không nên chủ quan với sức khỏe của bản thân mà nên dành thời gian khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 năm/ 1 lần để đảm bảo cơ thể luôn ở trạng thái tốt nhất.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Bình luận

  1. Huy Vinh says: Trả lời

    Làm thế nào để hỗ trợ người trầm cảm trong việc giữ vững mối quan hệ xã hội vậy chuyên gia? Tôi đang rất lo lắng ám ảnh về việc này

    1. Đinh La Mỹ Anh says: Trả lời

      trước tiên người thân phải là người hiểu để lắng nghe, chia sẻ và có thể đồng hành b ạ. đừng tạo áp lực cho họ, cũng đừng làm gì để họ cảm thấy bản thân là gánh nặng cho gia đình, bên cạnnh đó là tạo điều kiện để họ tiếp xucs với bên ngoài để cởi mở hơn nữa. bạn tham khảo thêm bài này này https://tamlytrilieunhc.com/video/vai-tro-cua-nguoi-than-trong-qua-trinh-chua-lanh-cho-nguoi-tram-cam

  2. Phạm Hải San says: Trả lời

    anh mình hay nghĩ mình đang có bệnh nào đó nên làm việc gì cũng rất chi tiết ngay cả soi gương thì rất giống dấu hiệu trong bài viết tôi có thể làm gì để anh tôi cái này

    1. Quỳnh Lương says: Trả lời

      đưa anh bạn đi khám đi bạn, khám cho yên tâm

      1. Phạm Hải San says: Trả lời

        cũng từng bảo rồi ấy mà ô ý ko chịu đi, haizzz

        1. Ngọc Thoa Nguyễn says: Trả lời

          Cả nhà lựa lời nói chuyện khuyên ổng đi bạn, mỗi ngày nói một tí, đừng làm căng quá ổng ko đi đâu. Dần rùi ổng cũng chịu nghe thôi à

          1. Phạm Hải San says:

            haizzz, đành vậy chứ như này đọc xong bài viết mà thấy lo quá

  3. Phạm Minh Thọ says: Trả lời

    bệnh tật liên tục làm tôi suy nghĩ tiêu cực và lo lắng về tương lai, đã thiền và đi du lịch nhưng vẫn nghĩ ngợi, có ai giống tôi không cho tôi xin chia sẻ

    1. Giang Hồng Ân says: Trả lời

      bạn đã từng chia sẻ điều này vs ai chưa bạn, ng thân, ny, bạn bè đồng nghiệp thân ý,…. sẽ luôn có người sẵn lòng lắng nghe và chia sẻ cùng bạn, mình tin là zậy, mở lòng hơn cũng sẽ giúp bạn thoải mái hơn á

    2. Đỗ An Thi says: Trả lời

      Hãy chia sẻ ra đi bạn, nếu bạn để mọi thứ trong lòng lâu dần sẽ dồn nén á. đc chia sẻ rồi tinh thần cũng thoải mái hơn nhìu nè

  4. Bùi Hường says: Trả lời

    mình cũng bị những triệu chứng này

    1. Lương Ánh Nguyệt says: Trả lời

      Mình cũng sợ đủ thứ, sợ bẩn sợ bệnh, và sợ nhất là chết hic. Mỗi lần nghĩ sau này già bệnh rồi chết là ko biết gì nữa phát khóc luôn, sợ lắm

  5. Quỳnh Trang says: Trả lời

    mình cũng hay sợ bị bệnh. Nhưng sau một thời gian tập thể dục và ăn uống healthy thì mình cũng đã tự tin hơn và bớt sợ hơn

    1. Mộc Thảo Lê says: Trả lời

      ko nên chủ quan nè bạn, để ý hơn bản thân hơn nhé

  6. Thảo My says: Trả lời

    Cũng từng quen 1 anh trai lúc nào cũng sợ bị bệnh tới nỗi bị mắc bệnh sạch sẽ, mình cũng k chịu nổi ảnh luôn

    1. Lã An Nhiên says: Trả lời

      bà chị tôi đây, ko beiets là mắc bệnh sạch sẽ quá mức hay như nào nữa, lúc nào cũng sợ bẩn rồi sinh bệnh này kia, đến là mệt. quét cái nhà mà ko may còn 1 sợi tóc cũng nhặt cho sạch, còn kêu là á, bẩn thế bệnh rồi saoooooo, đến là bó tay

    2. Phượng trần says: Trả lời

      ghê dợ, tưởng chỉ có ở trên phim thôi chớ :v sạch cũng vừa phải thui chứ nhề

  7. Bích Ngọc says: Trả lời

    Tôi sợ rằng bản thân mắc bệnh do gia đình tôi có bệnh di truyền. Tôi thực sự rất sợ

    1. Tống Nguyệt Chi says: Trả lời

      thoải mái tâm lý nên nào bạn ơiii

    2. Hương Vani says: Trả lời

      Lạc quan lên bào b ơi, nếu cảm thấy k ổn hãy đi khám đi bạn, tìm trung tâm uy tín để khám chữ sớm nhé, đừng lo lắng quá

  8. Minh Đăng says: Trả lời

    sau đợt covid, tôi thường xuyên bị sợ bệnh tật, lúc nào cũng bị ám ảnh, sợ bẩn, sợ mắc bệnh nó kia. có ai bị thế mà chữa khỏi rồi không, cho tôi xin phản hồi với

    1. Tô Linh Phương says: Trả lời

      tui có 1 ng bạn luôn sống trong sự ám ảnh của bệnh tật và lo sợ. cô ấy đã trải qua nhiều biến cố và khó khăn trog cuộc sống, từ bé đã phải đối mặt với một loạt các vấn đề sức khỏe, từ những bệnh nhẹ như cảm lạnh đến những bệnh nặng hơn. việc này làm ảnh hưởng đến cuộc sống của cô ấy, cô trở nên cảnh giác mỗi khi có triệu chứng nhỏ, nên tinh thần ngày càng suy sút, thiếu tự tin, dần cô lập hơn. Cô ấy luôn k hiểu được tại sao mình lại có những suy nghĩ và lo lắng vượt quá mức bình thường. sau 1 lần cô ấy tham gia buổi chia sẻ của chuyên gia tổ chức ở cty thì cô ấy đã đến trung tâm của chuyên gia ấy và tgia ct đồng hành trị liệu gì đó mấy tháng. cô ấy bắt đầu học cách quản lý căng thẳng và lo lắng, đối mặt với những suy nghĩ tiêu cực bằng cách thay thế chúng bằng những pp được chuyên gia hướng dẫn. bg cô ấy gần như đã thay đổi rất nhìu, tự tin hơn mà cũng ko lo lắng, sợ hãi bệnh tạta như trước nữa, thấy lạc quan yêu đời hơn nhiều.

      1. Minh Đăng says: Trả lời

        bạn có biết chỗ bạn của bạn khám chữa là chỗ nào không cho tôi xin tt với, tôi lúc nào cũng ám ảnh, sợ bẩn, sợ đủ thứ, thấy mệt mỏi quá

        1. Tô Linh Phương says: Trả lời

          để tui hỏi lại xem tui ko nhớ lắm, chỉ nhớ hình như cũng to lắm, có cả ở hn vs hcm luôn ý. tui hỏi rồi tui bảo lại cho nhé

        2. Tô Linh Phương says: Trả lời

          bạn ui, chỗ này nè https://tamlytrilieunhc.com/ bạn gọi xem nhé, thấy bảo chuyên gia trẻ mà nhiệt tình vs giỏi lắm, gọi lun xem nha

          1. Minh Đăng says:

            tôi cảm ơn nhé, để tôi gọi nhờ tv luôn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *