7 Cách giải quyết bất đồng quan điểm với sếp êm đẹp nhất

Làm sao để giải quyết bất đồng quan điểm với sếp một cách êm đẹp là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi trên thực tế, việc xảy ra bất đồng ý kiến với sếp là chuyện hết sức bình thường khi đi làm. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, mặc dù biết sếp có thể sai nhưng bạn vẫn cần phải khéo léo trong cách ứng xử để đẹp lòng đôi bên.

giải quyết bất đồng quan điểm với sếp
Cần biết cách giải quyết bất đồng quan điểm với sếp sao cho êm đẹp để tránh đưa bản thân vào thế khó

Bất đồng quan điểm với sếp – Vấn đề ai cũng từng trải

Ở bất cứ một môi trường làm việc nào thì bất đồng quan điểm giữa sếp và nhân viên luôn là điều rất khó tránh khỏi. Tình trạng bất đồng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Chẳng hạn như:

  • Sếp và bạn thuộc hai thế hệ khác nhau nên lối suy nghĩ cũng sẽ có sự khác biệt
  • Cách tiếp cận vấn đề của bạn và sếp đi theo hai hướng khác nhau
  • Sếp của bạn đang nâng cao quan điểm và luôn cho rằng bản thân đúng

Trên thực tế, hiện nay các bạn trẻ đang có xu hướng muốn tranh cãi với sếp để bảo vệ quan điểm của mình. Các bạn luôn muốn thể hiện cá tính, sự tự tin và hiếu thắng. Tuy nhiên, trong môi trường công việc thì cách này không được đánh giá cao.

Nếu bạn xử lý thiếu khôn khéo khi xảy ra bất đồng quan điểm với sếp thì bạn sẽ rất dễ bị đánh giá là một nhân viên không tốt. Thậm chí trong nhiều tình huống, bạn còn bị đẩy vào thế bị mất việc hoặc không thể thăng tiến được.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Tuy nhiên nếu bạn biết cách xử lý khéo léo thì câu chuyện hoàn toàn đi theo hướng tích cực. Cách ứng xử khôn ngoan, tinh tế và hợp tình hợp lý của bạn sẽ khiến bạn trở thành một người có giá trị hơn trong mắt sếp. Từ đó năng lực của bạn sẽ được ghi nhận và sự thăng tiến trong công việc cũng sẽ thuận lợi hơn.

7 Cách giải quyết bất đồng quan điểm với sếp đơn giản nhất

Vấn đề bất đồng quan điểm với sếp xảy ra rất thường xuyên trong môi trường làm việc. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách giải quyết sao cho êm đẹp để hóa giải mâu thuẫn và hướng đến những điều tích cực.

Hiện tại vẫn còn rất nhiều người đang giải quyết bất đồng quan điểm với sếp theo những cách thiếu khôn khéo. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối quan hệ với sếp, thậm chí là đẩy bản thân vào những tình huống xấu gây cản trở cho sự thăng tiến về sau.

Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên giải quyết bất đồng quan điểm với sếp như thế nào cho êm đẹp thì hãy tham khảo ngay những cách rất đơn giản sau đây:

1. Nỗ lực tạo dựng niềm tin

Trong mối quan hệ giữa sếp và nhân viên thì niềm tin được cho là trung tâm của mọi vấn đề. Khi đã xây dựng được niềm tin vững chắc thì bạn có thể dễ dàng thuyết phục sếp tin vào ý kiến và quan điểm của cá nhân bạn.

cách giải quyết bất đồng ý kiến với sếp
Bạn cần xây dựng niềm tin với sếp để khi xảy ra bất đồng quan điểm vẫn không quá căng thẳng

Tốt nhất bạn cần đảm bảo hoàn thành đúng hoặc trước thời hạn của mọi công việc được giao. Đồng thời luôn nỗ lực hết mình và có sự quan tâm đặc biệt đối với công việc của bạn. Lúc này, năng lực của bạn nhất định sẽ được ghi nhận.

Khi bạn đã tạo dựng được niềm tin với sếp thì sếp sẽ dễ dàng tiếp thu quan điểm của bạn hơn. Đôi khi có thể xảy ra bất đồng nhưng niềm tin là thứ xoa dịu tất cả. Bởi cho dù thế nào thì người sếp vẫn luôn mong muốn mang đến những điều tốt nhất cho công ty.

2. Khéo léo hơn trong giao tiếp

Ăn nói khéo léo được cho là chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa giao tiếp, giúp bạn đến gần hơn với thế giới của người khác. Trong môi trường làm việc cũng vậy, tài ăn nói quyết định rất lớn đến thành công của bạn. Tuy nhiên bạn cần nhớ rằng, tài ăn nói sẽ được tôi luyện dần qua quá trình chứ không tự nhiên mà có.

Sự khéo léo của bạn không chỉ thể hiện ở chỗ nói đúng việc, đúng lúc mà còn cần phải biết kiềm chế và kiểm soát lời nói khi cần thiết. Trường hợp xảy ra bất đồng quan điểm với sếp thì cách mà bạn nói sẽ quyết định việc bất đồng có được giải quyết hay không.

Tốt nhất bạn cần giữ bình tĩnh, tập trung và cố gắng nói thật chắc chắn. Đừng tỏ ra hung hăng hoặc quá nỗ lực tranh luận với sếp xem ai đúng ai sai. Điều mà bạn cần hướng đến là trình bày để sếp hiểu bạn tranh luận với sếp không phải vì lý do cá nhân mà chỉ là muốn tốt cho công ty.

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù bất đồng có lớn đến đâu thì bạn cũng tuyệt đối không nên nói xấu sếp với các đồng nghiệp khác. Việc nói xấu có thể giúp bạn giải tỏa sự bất mãn tức thì nhưng lại khiến bạn đánh mất niềm tin đã gây dựng với sếp. Nhất là khi bị đồng nghiệp không tốt phản ánh lại “sau lưng”.

mẹo giải quyết bất đồng ý kiến với sếp
Dù trong bất cứ tình huống nào bạn cũng không nên nói xấu sếp với đồng nghiệp khác

3. Chuẩn bị kỹ trước khi phát biểu ý kiến với sếp

Đã bao giờ bạn nghĩ rằng bất đồng với sếp xảy ra là do bạn đã trình bày ý kiến của mình không phù hợp? Việc hiểu rõ nguyên nhân được cho là cách tốt nhất để tìm hướng giải quyết bất đồng quan điểm với sếp hiệu quả.

Khi muốn sếp đồng tình với ý kiến của bạn thì trước hết bạn cần đưa ra được những thông tin thực tế và thuyết phục. Đừng tỏ ra hiểu biết nhưng đến khi sếp hỏi sâu hơn lại ấp úng không thể trả lời được.

Trước khi đưa ra quan điểm cá nhân thì bạn cần nắm rõ những vấn đề mà bạn muốn trình bày với sếp. Khi trình bày, bạn cần chú ý chỉ tập trung vào trọng tâm, không để cuộc tranh luận bị lái sang một chủ đề khác.

Sự chuẩn bị kỹ lưỡng cũng sẽ giúp bạn có được tâm lý vững vàng hơn trước mọi câu hỏi mà sếp đặt ra. Điều này dễ dàng khiến sếp hài lòng và xuôi theo quan điểm của bạn. Bởi suy cho cùng, mục đích chính của cả hai vẫn là muốn công ty có được giải pháp toàn diện để phát triển tốt hơn.

4. Nên bỏ qua những điều nhỏ nhặt

Trong một số trường hợp, bạn và sếp có thể xảy ra bất đồng quan điểm chỉ vì những điều nhỏ nhặt. Lúc này tốt nhất bạn nên bỏ qua. Đừng vì những điều không đáng làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của hai người. Bởi điều này có thể ảnh hưởng đến lương thưởng và cả con đường thăng tiến của bạn trong tương lai.

Đôi khi việc suy nghĩ đơn giản lại khiến bạn thoải mái hơn rất nhiều. Bạn chỉ cần nghĩ rằng, sếp là người bận rộn, nhiều việc và chỉ quan tâm tới những vấn đề lớn. Do đó, bạn cần hạn chế tranh luận với sếp về những vấn đề nhỏ nhặt để tránh làm mất thời gian của cả hai.

hóa giải bất đồng quan điểm với sếp
Bạn cần trình bày ý kiến của bản thân dựa trên tinh thần xây dựng công ty

5. Nắm được tính cách của sếp

Trước khi trình bày ý kiến của mình thì bạn cần phải nắm được tính cách của sếp. Điều này giúp bạn có khả năng tìm đúng thời điểm thích hợp để nêu quan điểm. Không có một người sếp nào thích bị nhân viên phán xét và chỉ ra lỗi sai. Do đó bạn cần phải đặc biệt chú ý đến vấn đề này.

Bạn cần trình bày để sếp hiểu được rằng, mục đích mà bạn nêu ý kiến không phải là để bác bỏ quan điểm của sếp. Điều mà bạn hướng đến là mong muốn góp một phần ý kiến để cùng xây dựng cho kế hoạch công việc hoàn thiện hơn để mọi thứ diễn ra suôn sẻ hơn.

6. Biết dừng lại đúng lúc

Không phải trong bất cứ cuộc tranh luận nào bạn cũng nắm chắc phần thắng. Bởi suy cho cùng bạn cũng chỉ là nhân viên và luôn phải làm việc dưới sự chỉ đạo của cấp trên. Trường hợp sếp từ chối quan điểm của bạn thì bạn vẫn cần thể hiện cho sếp biết rằng dù ra sao thì bạn vẫn luôn ủng hộ họ.

Khi sếp đã muốn kết thúc cuộc tranh luận thì tốt nhất bạn đừng nên cố gắng tranh cãi thêm bất cứ điều gì. Đây được cho là cách tốt nhất để giải quyết bất đồng quan điểm với sếp. Việc chấp nhận dừng lại đúng lúc sẽ giúp bạn củng cố niềm tin với sếp. Mặc dù lần này sếp không đồng ý nhưng lần sau sếp có thể cân nhắc tham khảo ý kiến của bạn.

7. Luôn tôn trọng quyết định của sếp

Bạn nên nhớ rằng, những người có “quyền lực” thường sẽ  vẫn là người đưa ra quyết định cuối cùng. Đôi khi quyết định của sếp có thể không phù hợp với ý kiến và quan điểm của bạn nhưng bạn cần tôn trọng quyết định đó.

Bạn đừng bao giờ tỏ thái độ thiếu tôn trọng với quyết định của sếp và cố tình làm mọi việc theo ý của mình. Điều này sẽ càng khiến cho mâu thuẫn và sự bất đồng bị đẩy ra xa hơn mà thôi. Cuối cùng người chịu thiệt hại chắc chắn sẽ là chính bạn.

Bạn có lý lẽ của bạn nhưng người cấp trên cũng sẽ có lý lẽ của họ. Nếu cuộc tranh luận không thể đi đến cái kết đẹp lòng cả hai thì bạn vẫn cần phải thừa nhận quyền lực của sếp. Tuy nhiên đừng vội vàng quay lưng lại với ý kiến bản thân và khen ngợi sếp một cách giả tạo.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Trên thực tế, không khó để giải quyết bất đồng quan điểm với sếp nhưng trước hết bạn cần có được sự khéo léo. Khéo léo trong từng lời ăn tiếng nói và cách ứng xử luôn là thế mạnh trong môi trường làm việc. Chỉ cần cư xử khéo léo thì bạn không chỉ giải quyết tốt các bất đồng mà còn nâng cao được giá trị của bản thân đối với cấp trên.

Tham khảo thêm:

5/5 - (7 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *