Stress vì thất nghiệp: Nguyên nhân, biểu hiện và cách vượt qua

Stress vì thất nghiệp là một trong những vấn nạn có tỷ lệ đang gia tăng, khiến nhiều người trở nên tiêu cực, căng thẳng, tự coi thường giá trị của bản thân. Nhiều người vì “đường cùng” lại chọn các cách sai lầm để giải quyết, chẳng hạn đi lừa gạt người khác dẫn tới rơi vào vòng lao lý trong khi bản thân hoàn toàn là người có năng lực.

Thực trạng người thất nghiệp hiện nay

Theo báo cáo mới nhất từ tháng 7/2022 hiện nay, tỷ lệ số người lao động từ 15 tuổi trở lên đã đạt con số 51,6 triệu người, gia tăng tăng 0.4 triệu người so với quý trước và 0,6 triệu người so với thống kê cùng kỳ năm trước đối với cả  lưu lượng nam/ nữ hay thành thị/ nông thôn. Tỷ lệ người lao động gia tăng, tạo công ăn việc làm cho người dân chính là nhiệm vụ, mục tiêu quan trọng của đất nước.

Stress vì thất nghiệp
Tỷ lệ người có bằng cấp đầy đủ nhưng vẫn thất nghiệp hiện nay vẫn là rất cao

Tuy nhiên song song đó, tỷ lệ người bị thất nghiệp vẫn còn đang tồn tại rất lớn, ở cả khu vực nông thôn và thành thị. Chỉ riêng thống kê từ cuối năm 2021 đã có đến 1,4 triệu người không có việc làm. Con số này đã có xu hướng giảm trong năm 2022 nhưng nhìn chung vẫn là rất lớn. Trong đó tỷ lệ người thành phố thất nghiệp có xu hướng cao hơn rất nhiều so với khu vực nông thôn.

Stress vì thất nghiệp là một trong những vấn đề lớn xảy ra với rất nhiều người hiện nay, gặp ở tất cả mọi đối tượng. Đặc biệt trong thời điểm năm 2021, khi đại dịch covid diễn ra một cách mạnh mẽ trong suốt cả năm khiến cho rất nhiều người rơi vào tình trạng thất nghiệp, mất việc bao gồm cả lao động phổ thông hay những người làm các công việc văn phòng, hành chính khác.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng thất nghiệp, không chỉ nằm ở mặt năng lực mà còn ở mặt tính cách, nhận thức, nhu cầu của từng cá nhân. Chẳng hạn người thất nghiệp vì không có bằng cấp, kiến thức nhưng lại không có đủ sức khỏe làm các công việc chân tay bình thường; người có năng lực thấp nhưng luôn muốn đòi hỏi “việc nhẹ, lương cao” nên không tìm kiếm được công việc phù hợp..

Mặt khác, nhiều người thất nghiệp cũng bởi vì tính cách lười biếng, luôn sống phụ thuộc vào người khác. Một bộ phận nhỏ người khuyết tật, bị khiếm khuyết về một bộ phận nào đó dù có đủ nhận thức cũng cũng rất khó tìm được công việc phù hợp. Stress vì thất nghiệp có thể xuất hiện ở các đối tượng này khiến họ càng trở nên căng thẳng, áp lực, tuyệt vọng hơn.

Tính cách cổ hủ, khó chịu, không chịu đổi mới cũng là nguyên nhân khiến nhiều người gặp khó khăn trong khi tìm việc. Đặc biệt hiện nay một số ngành nghề hot, chẳng hạn như ngân hàng khiến rất nhiều người trẻ theo học ngành này trong khi lượng công việc cung ứng liên quan không đáp ứng được. Thực trạng nhiều người cầm tấm bằng cử nhân đại học nhưng vẫn bị thất nghiệp đã diễn ra rất phổ biến hiện nay.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Nói chung, có rất nhiều nguyên nhân khiến nhiều người thất nghiệp hiện nay và tất nhiên luôn kèm theo trạng thái stress, căng thẳng, âu sầu, thậm chí nhiều người còn mắc bệnh tâm lý vì không kiếm được việc làm. Đây là thực trạng rất đáng quan ngại cần nhanh chóng tìm hướng giải quyết để tránh các tình huống gây hại cho bản thân người đó và cả xã hội.

Thất nghiệp gây stress, vì đâu nên nỗi?

Con người phải trải qua rất nhiều giai đoạn để trưởng thành, để thành công, để có thể đạt được những điều mình mong muốn. Làm việc và cống hiến là một trong những giai đoạn quan trọng không thể thiếu trong cuộc đời mỗi con người. Làm việc không chỉ nhằm mục đích chính là kiếm tiền mà còn để bản thân được học hỏi, hoàn thiện, phát triển hơn mỗi ngày.

Ngay cả những người được coi là “đại gia”, là “tỷ phú” thì họ cũng luôn không ngừng làm việc mỗi ngày bởi làm việc chính là cách giúp cuộc sống của họ có ý nghĩa. Việc đi làm là một điều rất hiển nhiên, hoàn toàn là một quy luật bình thường của cuộc sống, của xã hội nên khi không đạt được các cột mốc bình thường trên thì việc bị stress vì thất nghiệp là điều khá hiển nhiên.

Mặt khác cũng có rất nhiều yếu tố tác động khiến nhiều người bị stress vì thất nghiệp. Chẳng hạn

Thiếu thốn về tài chính

Đây là một nguyên nhân chính khiến cho nhiều người rơi vào căng thẳng, mệt mỏi, lo âu, stress vì thất nghiệp. Nhiều người khi đi học có thể được cha mẹ chu cấp nhưng đến một thời điểm nào đó phải tự lập hoàn toàn, không thể mãi mãi chu cấp. Không có việc làm đồng nghĩa với việc không có nguồn thu nhập để nuôi sống bản thân, nếu không có nguồn tiền dự trữ sẽ rơi vào thiếu thốn khó khăn nghiêm trọng.

Stress vì thất nghiệp
Tài chính thiếu thốn khiến nhiều người gặp khó khăn trong chính cuộc sống hằng ngày

Đặc biệt nhiều người đi làm không chỉ để nuôi sống bản thân mà còn để chu cấp cho gia đình, cha mẹ, vợ con. Chỉ cần người đó không có thu nhập là cả nhà sẽ rơi vào đói kém, không đủ ăn và càng thêm gánh nặng dẫn tới tâm lý cực kỳ căng thẳng, stress không ngừng.

Nhiều người vì thiếu thốn trong thời điểm này phải đi vay mượn nhưng mãi vẫn chưa kiếm được việc làm khiến chi tình trạng stress vì thất nghiệp càng nghiêm trọng hơn. Đây là một thực trạng đang diễn ra rất phổ biến hiện nay, thậm chí có những người không đi làm mà chỉ ở nhà, mượn tiền tiêu xài nhưng lại không trả được nợ dẫn tới lãi mẹ đẻ lãi con thành một số tiền khổng lồ.

Stress vì thất nghiệp do áp lực đồng trang lứa

Khi bạn đã thấy những người bạn xung quanh đi làm, đã có một khoản thu lớn, đã có thể mua nhà, mua xe mà bản thân vẫn còn phải đang cầm tờ đơn xin việc đi khắp nơi khiến không ai mà không buồn tủi. Áp lực đồng trang lứa khiến bạn cảm thấy lòng tự trọng của bản thân bị hạ thấp, cảm thấy mình thật kém cỏi, không có giá trị và càng tăng tình trạng stress vì thất nghiệp.

Thực vậy, khi bạn vẫn đang phải chông chênh không biết nên làm gì, không có định hướng trong tương lai, không biết công việc đó có phù hợp với bản thân hay không, không có công việc ổn định mà người khác đã trở thành giám đốc, đã làm chủ thì chẳng có ai không tránh khỏi cảm giác tự ti. Áp lực đồng trang lứa kèm theo stress vì thất nghiệp khiến nhiều người có xu hướng tự cô lập bản thân và tiêu cực hơn.

Áp lực từ gia đình

Stress vì thất nghiệp từ áp lực gia đình là vấn đề mà rất nhiều người gặp phải. Thực tế thì để tìm một công việc phù hợp với năng lực, mong muốn của bản thân vốn không phải là điều dễ dàng, vì thế nhiều người dù có kiến thức, có bằng cấp nhưng vẫn thất nghiệp vẫn là điều bình thường. Thế nhưng gia đình luôn gây rất nhiều áp lực, luôn dùng những lời lẽ không hay để chỉ trích, coi thường, đòi tiền khiến những người này cảm thấy vô cùng mệt mỏi.

Stress vì thất nghiệp
Nhiều người phải đi làm và kiếm tiền không phải vì bản thân mà còn bởi cả gia đình

Bên cạnh đó, những người đã lập gia đình nếu không có việc làm, đặc biệt là phái mạnh cũng rất dễ rơi vào stress vì thất nghiệp. Khi đã có gia đình, họ cần phải có trách nhiệm chăm sóc cho gia đình, đem lại những điều tốt đẹp nhất, cần thiết nhất cho các thành viên khác nên việc không có thu nhập luôn khiến họ tự trách, cảm thấy tội lỗi ở bản thân.

Một số yếu tố khác

Sống một mình, tính cách nội tâm hoặc quá nhạy cảm cũng là một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ stress vì thất nghiệp ở rất nhiều người. Chẳng hạn nhiều người có xu hướng ở một mình, không ra khỏi phòng, chỉ nhốt mình với 4 bức tường, ăn uống không đủ chất và càng khiến cho tinh thần của họ trở nên tiêu cực hơn.

Stress vì thất nghiệp khiến nhiều người buồn bã, mệt mỏi nhưng vì tính cách nội tâm nên họ không chia sẻ với ai, tự mình gặm nhấm sự tiêu cực và tự trách bản thân nhiều hơn. Cũng vì không muốn chia sẻ với ai, cảm thấy xấu hổ với bạn bè nên càng khiến những người này tự cô lập bản thân mình.

Stress vì thất nghiệp và những hệ lụy

Stress thường kèm theo các vấn đề bất ổn về mặt tâm lý, chẳng hạn nóng nảy, dễ kích động, dễ bực tức, không kiểm soát được cảm xúc, suy nghĩ và hành vi cũng theo hướng tiêu cực hơn rất nhiều. Đây hoàn toàn có thể là một trong những yếu tố khiến họ không kiếm được công việc phù hợp, không làm việc được lâu dài và có thể nhanh nghỉ việc hơn bình thường.

Stress vì thất nghiệp
Stress vì thất nghiệp có thể gây trầm cảm ở rất nhiều người nếu kéo dài

Thực tế học lực, bằng cấp của một người khi đi xin việc quan trọng nhưng thái độ, cách ứng biến khi xảy trong mỗi tình huống khi xảy ra các vấn đề cũng quan trọng không kém. Nếu một người dù có bằng tốt nghiệp loại giỏi nhưng có bề ngoài u ám, tính tình tiêu cực, dễ kích động, giải quyết các vấn đề yếu kém thì các công ty cũng rất hạn chế tuyển dụng để không ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

Mặt khác, stress vì thất nghiệp có thể là nguyên nhân gây trầm cảm ở rất nhiều người. Việc luôn tự trách bản thân, lòng tự trọng bị hạ thấp, áp lực từ những người xung quanh, cảm giác bản thân kém cỏi khiến tinh thần nhiều người sa sút. Thiếu ngủ, thao thức về tìm việc, những lời trách cứ từ những người xung quanh khiến cuộc sống của những người bị thất nghiệp luôn u ám và mệt mỏi.

Không ít người sau một thời gian stress vì thất nghiệp, thiếu thốn tài chính quá nhiều đã đi vay tiền, vay nặng lãi để trang trải cuộc sống. Khi họ ngày càng không kham được, lãi mẹ chồng chất lãi con, không có nguồn tài chính chi trả có trả dẫn đến các hành vi tiêu cực, lệch lạc để giải quyết vấn đề, chẳng hạn lừa đảo, trộm cướp và rơi vào vòng lao lý.

Không ít người vì không có việc làm trong thời gian dài và không tìm kiếm được sự giúp đỡ đã lựa chọn những hành vi sai lệch, đánh mất giá trị của chính mình. Vì tiền, họ có thể làm rất nhiều thứ sai trái để giải quyết những khó khăn hiện tại, để lấy lại danh dự cá nhân. Để rồi trong một thời điểm nào đó, khi các hành vi của họ bị phát hiện thì hối hận cũng đã quá muộn màng.

Stress vì thất nghiệp làm thế nào để vượt qua?

Thực tế trạng thái bối rối, hoảng loạn, tiêu cực, tự ti khi thất nghiệp trong khi bạn bè, những người xung quanh đều đã và đang thành công đều là những điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên khi bạn chấp nhận và nhìn nhận hiện thực theo một khía cạnh khác, bạn hoàn toàn có thể vượt qua những thử thách này một cách dễ dàng hơn.

Bình tĩnh và suy nghĩ tích cực

Nếu bạn cứ mãi lo lắng rằng không biết lúc nào mình mới có việc làm, không biết công việc đó có phù hợp không, không biết người khác có coi thường mình không thì chắc chắn bạn sẽ chỉ thêm stress vì thất nghiệp mà không giải quyết được vấn đề gì. Điều bạn cần làm ngay lúc này chính là thật sự bình tĩnh thì mới có thể nhìn nhận những khía cạnh khác của vấn đề và giải quyết một cách phù hợp.

Stress vì thất nghiệp
Coi thời gian không có việc như một chuyến nghỉ dưỡng có ích cho bản thân thay vì nhìn nhận nó quá tiêu cực

Thay vì coi thất nghiệp là một điều gì đó quá đáng sợ và tìm cách trốn tránh, sao bạn không thử coi đây như một kỳ nghỉ, một khoảng thời gian để bạn thư giãn, hấp thụ năng lượng trước khi bước vào một chuỗi ngày làm việc căng thẳng phía trước. Chắc chắn khi bạn đã đi làm sẽ cực kỳ bận rộn, vậy thì hãy tranh thủ tận hưởng kỳ nghỉ dài này kể cả khi chưa biết thời điểm kết thúc là lúc nào.

Hít thở thật sâu, nhìn nhận vấn đề tích cực sẽ giúp bạn nhận thức rõ được vấn đề bản thân mình đang gặp phải là gì, từ đó tìm cách giải quyết từ từ. Khi bạn bình tĩnh, trí não của bạn sẽ sáng suốt hơn, tinh thần tích cực của bạn có thể thu hút được nhà tuyển dụng hơn, dần dần giải tỏa được những căng thẳng stress vì thất nghiệp.

Nhìn nhận các vấn đề của bản thân

Thay vì chỉ ngồi một chỗ than vãn, chán nản rồi tự làm mình stress vì thất nghiệp sao bạn không thử xem xét toàn bộ các vấn đề để tìm kiếm lý do vì sao mình lại không xin được việc làm? Do các vấn đề về năng lực, thái độ hay có thể do yêu cầu mà bản thân đang đặt ra quá cao? Chính từ những điều này sẽ giúp bạn có thể xem xét, điều chỉnh các vấn đề còn thiếu sót để chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn sắp tới thành công hơn.

Chẳng hạn như bạn muốn làm các công việc liên quan đến đối ngoại nhưng khả năng ngôn ngữ lại quá kém thì chắc chắn là một điểm trừ. Hay việc dù bạn có bằng cấp, năng lực nhưng kỹ năng giao tiếp lại quá kém, luôn ấp úng trước các câu hỏi của nhà tuyển dụng thì họ cũng hoàn toàn có lý do để không tin tưởng và lựa chọn bạn.

Đặc biệt, dù bạn có bằng giỏi nhưng lại chỉ có lý thuyết, không có thực hành, không có kinh nghiệm thì cũng không thể nào đòi hỏi mức lương như người đã làm 2- 3 năm. Nhiều bạn trẻ hiện nay khi mới ra trường nhưng luôn đòi hỏi mức lương phải cao, đòi đãi ngộ tốt dẫn tới suốt một thời gian dài không tìm được các công việc ưng ý.

Hạ thấp các yêu cầu của bản thân xuống đôi khi cũng cần thiết với nhiều người bị stress vì thất nghiệp. Đặc biệt nếu bạn chưa có kinh nghiệm, hãy coi đó như thời gian cần thiết để học tập và xây dựng lòng tin. Mặt khác rõ ràng giữa việc lương thấp hơn một chút và việc không có chi phí để trang trải do thất nghiệp thì lương thấp vẫn là lựa chọn khả quan hơn.

Vạch ra định hướng rõ ràng để giải quyết stress vì thất nghiệp

Nhiều người sau thời gian dài thất nghiệp có xu hướng lựa chọn đại một công việc nào đó khác với các dự định ban đầu để mau chóng có việc làm. Chẳng hạn nhiều người dù học về IT, học làm cô giáo nhưng đều chọn làm sale ( nhân viên kinh doanh) gì dễ kiếm việc. Tuy nhiên vì không có hứng thú, không có chuyên môn nên họ cũng nhanh chóng nghỉ việc và quay trở lại chuỗi ngày stress vì thất nghiệp kéo dài.

Stress vì thất nghiệp
Vạch rõ kế hoạch và các dự định để quá trình xinh việc luôn thực sự đi đúng hướng

Vì thế để hạn chế tình trạng này tái diễn, bạn nên có một kế hoạch lâu dài, hiểu rõ bản thân cần gì, muốn gì thay vì chỉ là một kế hoạch tạm thời. Chẳng hạn bạn muốn làm công việc về lĩnh vực nào, liệu có phát triển được không, liệu có thể đi theo lâu dài được không.. Trước khi xin việc trong công ty đó bạn cũng nên tìm hiểu về văn hóa công ty, về những giá trị mà công ty đem lại thay vì liên tục rải CV vô tội vạ, mất thời gian.

Trong trường hợp bạn thực sự không thể tìm kiếm được công việc phù hợp với các yêu cầu đặt ra của bản thân, có thể xem xét tìm kiếm các công việc part time tạm thời trong khi chờ đợi. Chẳng hạn một công việc dịch thuật, viết lách, bán hàng online hay chăm sóc Fanpage cũng là lựa chọn phù hợp mà bạn có thể tham khảo.

Tận dụng thời gian rảnh

Càng rảnh rỗi bạn sẽ càng dễ suy nghĩ đến những thứ tiêu cực hơn, càng dễ tự trách bản thân hơn vì vậy dù coi thời gian thất nghiệp là kỳ nghỉ dài nhưng bạn hãy tận dụng nó một cách triệt để nhất. Bên cạnh thời gian tìm việc, đi phỏng vấn thì bạn hãy tranh thủ để học tập, trau dồi thêm các kiến thức và kỹ năng cho bản thân, điều này cũng giúp bạn gây ấn tượng hơn so với nhà tuyển dụng.

Chẳng hạn bạn có thể tranh thủ để học ngoại ngữ tại nhà, học thêm một kỹ năng nào đó có liên quan đến các công việc dự định, mong muốn làm, nằm trong khả năng của bản thân. Ví dụ nếu muốn làm công việc về IT, bạn có thể học thêm về code, về các khái niệm, kiến thức cần biết.. Thực tế thì có thêm kiến thức chưa bao giờ là thừa nên bạn hãy cứ cố gắng trau dồi nhất có thể.

Bên cạnh trau dồi năng lực, học vấn bạn cũng cần tập trung cải thiện các kỹ năng giao tiếp, xử lý vấn đề, tăng cường sức khỏe và thể chất cho bản thân để giải quyết trạng thái stress vì thất nghiệp. Một ngoại hình sáng, một tinh thần tích cực vui vẻ, một người biết nói chuyện một cách khéo léo, thú vị, luôn bình tĩnh trong mọi tình huống rõ ràng cũng luôn thu hút và gây ấn tượng tốt hơn.

Tìm kiếm sự giúp đỡ nếu cần thiết

Sự giúp đỡ ở đây sẽ bao gồm cả về mặt tinh thần, công việc và cả tài chính, hãy chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ nếu có thể. Chẳng hạn như do không có việc kéo dài, tài chính thiếu thốn bạn nên liên hệ, trao đổi với gia đình, phụ huynh, vợ/ chồng thay vì đi vay mượn khắp nơi. Hãy nói rõ với gia đình về tình trạng khó khăn, vì sao bạn chưa thể có công việc ổn định để gia đình có thể tin tưởng, an tâm hơn.

Mặt khác thì bạn cũng có thể thông qua các mối quan hệ xung quanh để tìm kiếm cho mình công việc. Đừng ngại ngùng hay xấu hổ vì đây là lúc bạn thật sự cần sự giúp đỡ. Mặt khác thì chắc hẳn ai cũng đã từng có giai đoạn gặp khó khăn khi tìm việc nên sẽ chẳng có ai chê cười bạn vì thất nghiệp. Những người bạn tuyệt vời cũng sẽ luôn cho bạn những lời khuyên hữu ích để sớm thoát khỏi stress vì thất nghiệp cho mà xem.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Khi đã là người trưởng thành, cần phải sống độc lập, hầu như ai cũng từng có thời gian khó khăn, stress vì thất nghiệp. Để vượt qua và phòng tránh nguy cơ này, mỗi người không chỉ cần trau dồi về năng lực mà còn cần rèn luyện cả các kỹ năng cứng/ kỹ năng mềm để biết đối phó với mọi tình huống phát sinh, hiểu rõ mình cần gì/ muốn gì để đi đúng định hướng phát triển công việc ngay từ giai đoạn đầu tiên.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *