7 Cách để ổn định tâm lý giúp bạn tự tin khi phỏng vấn

Cách ổn định tâm lý khi phỏng vấn luôn là chủ đề được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là các bạn trẻ mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm. Phong thái tự tin khi phỏng vấn có thể giúp bạn ghi được rất nhiều điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng, gia tăng khả năng thành công được nhận được các công việc yêu thích.

cách ổn định tâm lý khi phỏng vấn
Đứng trước phòng phỏng vấn cho những công việc mới không ai là không khỏi lo lắng, căng thẳng

7 cách ổn định tâm lý khi phỏng vấn ai cũng nên biết

Phỏng vấn xin việc luôn là một trong những nỗi ám ảnh lớn với rất nhiều người, nhất là những người trẻ mới bắt đầu đi làm. Bước vào phỏng vấn nhưng tim đập nhanh, chân tay run lẩy bẩy, thở dốc khiến cho bao nhiêu lời nói đã chuẩn bị trong đầu đều biến mất. Việc bạn lắp bắp, trả lời không rành mạch câu hỏi của nhà tuyển dụng sẽ trở thành một điểm trừ lớn cho dù năng lực của bạn khá tốt.

Thực tế cho dù đã đi xin việc bao nhiêu lần nhưng mỗi khi chuẩn bị bước vào phòng phỏng vấn với các nhà tuyển dụng mới thì ai cũng không tránh khỏi cảm giác hồi hộp lo lắng. Đặc biệt ở những công ty lớn thường phải trải qua nhiều vòng phỏng vấn, cả đội ngũ tuyển dụng cùng tham gia đặt câu hỏi sẽ càng khiến bạn cảm giác mất tự tin hơn.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Nếu bạn cũng đang chuẩn bị đi xin việc hãy thử tham khảo những cách ổn định tâm lý khi phỏng vấn đơn giản sau đây

Luôn chuẩn bị kỹ trước khi phỏng vấn

Một trong những nguyên nhân khiến rất nhiều người cảm thấy lo lắng, căng thẳng trước khi đi phỏng vấn chính là không biết nhà tuyển dụng sẽ hỏi những điều gì, sếp có khó hay không. Điều này khiến bạn cảm thấy hoang mang, luôn lo lắng bản thân sẽ không trả lời được, dần cảm thấy mất tự tin, hồi hộp khi bước vào phòng phỏng vấn.

Tùy theo tính chất công việc nhưng hầu như tiêu chí các câu hỏi khi phỏng vấn việc làm thường là kinh nghiệm, mục tiêu tương lai, các kiến thức liên quan tới công việc, ưu/ nhược điểm của bản thân. Tất nhiên một số công ty có thể đưa ra các tình huống để xem xét cách giải quyết của từng người nhưng cơ bản đều sẽ là các dạng câu hỏi mà bạn có thể chuẩn bị được.

Luôn chuẩn bị kỹ lưỡng về các câu hỏi, tình huống có thể xảy ra luôn là cách ổn định tâm lý khi phỏng vấn quan trọng mà bạn cần ghi nhớ. Chẳng hạn

  • Chuẩn bị về hồ sơ, CV xin việc. Mặc dù hiện nay các công ty đều có xu hướng xem CV online hoặc tự in ra, tuy nhiên việc bạn tự chuẩn bị và cầm theo cũng chứng minh bản thân là người chu đáo, cẩn thận
  • Tìm hiểu về công ty mà bạn chuẩn bị phỏng vấn, chẳng hạn như thời gian hình thành và phát triển, lĩnh vực thế mạnh, người sáng lập.,. để trong trường hợp nhà tuyển dụng có thể hỏi vì sao bạn muốn ứng tuyển vào đây hoàn toàn có thể dựa vào đó để trả lời.
  • Tìm hiểu các kiến thức cần thiết trong lĩnh vực mình muốn ứng tuyển, đặc biệt với người đã có kinh nghiệm bởi chắc chắn nhà tuyển dụng cần kiểm tra năng lực của bạn.
  • Nếu có thời gian rảnh, bạn hoàn toàn có thể tìm đến nơi phỏng vấn trước đó 1 ngày, đặc biệt nếu đó là cung đường bạn chưa bao giờ đi qua. Bạn hoàn toàn có thể bị lạc đường, kẹt xe vì không am hiểu địa hình, đây có thể trở thành điểm trừ lớn nếu bạn đến muộn hoặc vào phòng vấn trong trạng thái nhễ nhại mồ hôi vì kẹt xe, nắng nóng
  • Một cách ổn định tâm lý khi phỏng vấn cũng quan trọng mà bạn nên ghi nhớ chính là chuẩn bị, chỉnh trang về đầu tóc, trang phục một cách gọn gàng. Một ngoại hình không cần quá xuất sắc nhưng phải sạch sẽ, gọn gàng, lịch sự chắc chắn sẽ tạo thiện cảm tốt hơn. Trang điểm nhẹ nhàng, một chút nước hoa cũng đủ để bạn ấn tượng hơn, đặc biệt nếu làm các công việc cần giao tiếp hay ngoại hình, chẳng hạn như lễ tân.
  • Luôn đến sớm hơn so với giờ hẹn phỏng vấn từ 15- 20 phút để hạn chế các tình huống không mong muốn xuất hiện, chẳng hạn như mưa, kẹt xe.. Hơn hết việc đến sớm sẽ giúp bạn có thời gian chuẩn bị tinh thần, có thể chỉnh  trang lại trang phục, đầu tóc hơn là vội vàng xuất hiện và không kịp chuẩn bị gì.
  • Lên kế hoạch để trả lời về các điểm mạnh, điểm yếu, mục tiêu tương lai hay lộ trình thăng tiến bản thân mong muốn để có thể trả lời rành mạch, rõ ràng hơn khi được nhà tuyển dụng hỏi
  • Tham khảo các review về công ty, về quy trình hay các câu hỏi trên các hội nhóm cũng là cách ổn định tâm lý khi phỏng vấn được rất nhiều người áp dụng hiện nay. Trên Facebook hay Google hiện nay cũng có các nhóm được thành lập để bàn luận về các công ty,  bạn có thể tìm hiểu về văn hóa, cách làm việc tại nơi bạn sắp đi phỏng vấn để có thể chuẩn bị kỹ lưỡng hơn.
  • Luyện tập về giọng nói, đặc biệt là những người có xu hướng nói quá nhanh/ quá chậm hay dùng các ngôn ngữ địa phương. Nhiều người khi hồi hộp thường có xu hướng nói nhanh quá mức, nói lắp bắp khiến nhà tuyển dụng không thể nghe hay hiểu được và có thể trở thành một điểm trừ lớn của bạn trong giao tiếp
  • Có thể tập trả lời câu hỏi, tập cười, biểu cảm hay giọng nói bằng cách tự nói chuyện với mình trước gương
  • Đi ngủ sớm vào ngày hôm trước, kể cả cho dù bạn có phỏng vấn vào buổi chiều. Ngủ đủ giấc sẽ giúp da dẻ bạn sáng láng hơn, tinh thần tỉnh táo, tích cực, phản ứng linh hoạt hơn với mọi câu hỏi, tình huống mà nhà tuyển dụng đưa ra.
  • Ăn nhẹ trước khi phỏng vấn, bạn tuyệt đối không nên để bụng đói bởi vừa khiến bạn không có năng lượng, thậm chí nếu đang nói chuyện với nhà tuyển dụng mà để bụng kêu “rột rột” chắc hẳn sẽ rất kỳ cục

Học cách kiểm soát hơi thở để ổn định tâm lý khi phỏng vấn

Nhiều người dù dành rất nhiều thời gian để học tập, chuẩn bị kiến thức, ngôn từ để thể hiện bản thân khi đi phỏng vấn nhưng khi gặp gỡ nhà tuyển dụng lại quên sạch vì.. run. Mặt khác, một số người thì trả lời phỏng vấn trong trạng thái tim đập nhanh, giọng run rẩy, thở gấp khiến câu từ không được trơn tru, ngắt quãng, nhà tuyển dụng không hiểu ý muốn của bạn.

cách ổn định tâm lý khi phỏng vấn
Hít thở sâu sẽ giúp bạn ổn định tinh thần, tránh trạng thái quá run rẩy

Việc kiểm soát hơi thở hoàn toàn có thể giúp bạn hạn chế được tình trạng run rẩy, bối rối, căng thẳng khi bước vào vòng phỏng vấn. Bởi rõ ràng trong trạng thái hơi thở bình thường bạn hoàn toàn cảm thấy tâm trí bình tĩnh, khả năng tập trung cao, lời nói cũng rõ ràng và rành mạch hơn và điều này hoàn toàn đã được các nghiên cứu chứng minh.

Cách kiểm soát hơi thở để ổn định tâm lý khi phỏng vấn cũng không quá khó, đơn giản nhất là bạn hít thở thật sâu sau đó thở ra từ từ, thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần đến khi cảm thấy cảm xúc đã ổn định. Tuy nhiên nếu bạn muốn học cách kiểm soát hơi thở tốt hơn, chính xác hơn thì học thiền nguyện chính là một gợi ý tuyệt vời nhất.

Tips giảm căng thẳng nhanh chóng

Bên cạnh việc kiểm soát hơi thở cũng có rất nhiều cách giảm căng thẳng để ổn định tâm lý khi phỏng vấn khác đơn giản mà bạn có thể tự thực hiện. Đặc biệt khi tâm trí đang bị rối, việc thở nhanh, nói nhanh giống như một phản ứng tự nhiên mà đôi lúc chính bạn cũng không thể nhanh chóng kiểm soát lại được, thậm chí kéo dài xuyên suốt đến cả thời điểm đã phỏng vấn xong.

Một số tips đơn giản có thể giúp bạn giảm căng thẳng trước giờ phỏng vấn như

  • Uống nước ấm hoặc một cốc trà thảo mộc như trà hoa cúc, trà gừng, trà bạc hà để xoa dịu thần kinh, hỗ trợ lưu thông máu cũng như bảo vệ cổ họng của bạn.
  • Áp dụng ngay liệu pháp xoa bóp bàn tay của người Nhật để giảm căng thẳng. Theo đó việc xoa bóp các ngón tay sẽ làm giảm các cảm xúc tiêu cực tương ứng, trong đó ngón cái là lo lắng, ngón trỏ sợ hãi, ngón giữa là tức giận, ngón áp út là buồn và ngón út là tự ti. Với cách ổn định tâm lý khi phỏng vấn bạn có thể xoa bóp cho ngón cái và ngón áp út.
  • Nếu am hiểu về ấn huyệt bạn cũng có thể thực hiện bấm các huyệt thần môn, nội quan và ngoại quan trên bàn tay cũng được đánh giá có tác dụng giảm căng thẳng, lo lắng cực kỳ hiệu quả
  • Nhai kẹo cao su cũng giúp đánh lừa tâm trí để não bộ của bạn thực hiện công việc khác thay vì chỉ nghĩ đến nỗi lo lắng khi sắp gặp nhà tuyển dụng , tuy nhiên không nên nhai kẹo cao su khi đã bước vào phòng phỏng vấn bởi sẽ rất mất lịch sự và không chuyên nghiệp.
  • Đọc sách, nghe nhạc hoặc làm các hành động yêu thích có thể giúp bạn giảm căng thẳng. Nghe một bài nhạc nhẹ cũng là cách ổn định tâm lý khi phỏng vấn được nhiều người áp dụng.

Chú ý đến ngôn ngữ cơ thể

Nhiều nhà tuyển dụng không chỉ xem xét về cách xử lý, trả lời tình huống, tông giọng mà còn có thể thông qua ngôn ngữ cơ thể để đánh giá sự tự tin của các ứng viên. Đây cũng là một trong những điều rất quan trọng mà rất ít người đi phỏng vấn để ý, vô tình điều này có thể làm bạn mất điểm trong mắt những người phỏng vấn.

cách ổn định tâm lý khi phỏng vấn
Tư thế ngồi nghiêm túc khiến bạn trông có khí chất và chuyên nghiệp hơn cả

Một số đặc điểm thường cho thấy bạn đang lo lắng và thiếu tự tin như liên tục nuốt nước bọt, gù lưng, bẻ ngón tay, mắt chớp liên tục, cúi đầu, mắt mở to.. Chúng ra rất thường vô thức thực hiện các hành vi này khi đang lo lắng và mất bình tĩnh, tuy nhiên khi đã phát hiện ra các đặc điểm này thì hoàn toàn có thể thay đổi được.

Kiểm soát được ngôn ngữ cơ thể chính là cách ổn định tâm lý khi phỏng vấn, chẳng hạn như

  • Thẳng lưng, vai thẳng, không nên dựa vào ghế hay quá buông thõng, ngồi khép chân, đặt tay lên đùi và có thể hơi nghiêng người phía trước. Tuyệt đối không ngồi bắt chéo chân hay đung đưa chân liên tục
  • Nhìn vào mắt đối phương khi giao tiếp, không nên ngồi với tư thế cúi đầu
  • Luôn mỉm cười nhẹ nhàng, tập trung, kể cả khi đang có những “đối thủ” khác phỏng vấn.
  • Khi giao tiếp với nhà tuyển dụng có thể dùng tay để trình bày, tuy nhiên không nên vung vảy liên tục hay quá nhiều
  • Luôn hướng thẳng tới người phỏng vấn, không nên ngồi nghiêng hay xiêu vẹo rồi mới quay qua hướng phỏng vấn
  • Cố gắng hạn chế các hành vi như vuốt tóc, gãi mũi, liếm môi

Quan sát biểu cảm của nhà tuyển dụng

Tất nhiên việc bạn thể hiện năng lực của bản thân bằng cách chủ động trả lời khi được hỏi, trả lời nhanh chóng, luôn cười tươi là rất tốt, tuy nhiên cần nhớ rằng, tự tin nhưng không được tự phụ. Đôi khi việc bạn không kiểm soát được các biểu cảm, hành vi của bản thân sẽ dễ bị đánh giá là tự phụ quá mức, không được đánh giá cao về thái độ cho dù năng lực của bạn là rất tốt.

Đôi lúc bạn không biết cách ứng xử hay câu trả lời của bạn có đúng không nhưng nếu để ý biểu cảm từ phía đối phương thì hoàn toàn có thể biết liệu có hài lòng với câu trả lời này hay không. Thông qua các yếu tố này sẽ giúp bạn có cách ổn định tâm lý khi phỏng vấn phù hợp với hoàn cảnh hiện tại, tránh việc tạo ra các cảm xúc khó chịu cho nhà tuyển dụng.

Thay vì để người phỏng vấn “nắm thóp” thì bạn hoàn toàn có thể nắm bắt tâm lý của nhà tuyển dụng, đơn giản nhất là thông qua ánh mắt, tông giọng. Chẳng hạn nếu cảm thấy hứng thú với bạn, họ sẽ không ngừng xem xét CV kết hợp với đưa ra các câu hỏi, tông giọng cao, hồ hởi, miệng mỉm cười nhẹ. Trong khi đó việc họ quá lơ đãng, không buồn xem CV, chậm rãi đưa ra câu hỏi thì rất có thể buổi phỏng vấn này chưa mang đến sự ưng ý cho họ.

Tất nhiên để có thể nhìn nhận thái độ của nhà tuyển dụng và có thể ứng biến thay đổi thường đòi hỏi tính linh hoạt cao ở một người. Cách ổn định tâm lý khi phỏng vấn cũng chỉ phù hợp với một vài người, vì nếu không quá nhanh nhạy, việc cảm thấy nhà tuyển dụng không có hứng thú chỉ khiến các ứng viên thêm phần lo lắng, căng thẳng hơn mà thôi.

Luôn giữ thái độ chuyên nghiệp

Có một câu nói rằng “thái độ quan trọng hơn trình độ” bởi thái độ thường liên quan tới mặt tính cách, được hình thành theo thời gian và sâu thẳm mỗi con người nên rất khó thay đổi; trong khi đó trình độ lại hoàn toàn có thể trau dồi theo thời gian, chỉ cần người đó có sự kiên trì, chăm chỉ, quyết tâm mỗi ngày.

cách ổn định tâm lý khi phỏng vấn
Một nụ cười khi phỏng vấn khiến bạn trong tự tin và thu hút hơn cả

Thực tế cũng có rất nhiều người dù có năng lực tốt, có bằng cấp giỏi nhưng rất tự phụ khi làm ở công ty nào cũng không thể làm được lâu, không thăng tiến trong khi những người tưởng chừng kém cỏi, chậm chạp nhưng luôn chăm chỉ, cầu tiền lại có những cú bứt phá nhanh chóng. Do đó khi tuyển dụng, các công ty luôn cực kỳ chú ý đến thái độ, hành động của ứng viên.

Đừng quá lo lắng về các cách ổn định tâm lý khi phỏng vấn mà hãy luôn cố gắng giữ thái độ chuyên nghiệp, vui vẻ, tích cực, thể hiện sự quyết tâm của bản thân. Kể cả cho dù bạn nhận ra rằng nhà tuyển dụng không thích mình, bạn cũng tuyệt đối không nên tỏ ra chán nản, buồn bã mà hãy luôn nở một nụ cười tự tin, vui vẻ, nghiêm túc lắng nghe và không bỏ cuộc.

Một số công ty lớn cũng hay đặt ứng viên vào các tình huống bất ngờ để đánh giá, đặc biệt với các công việc cần giao tiếp hay gặp khách hàng nhiều, tính linh hoạt trong thái độ xử lý luôn được đặt lên hàng đầu. Vì vậy kể cả khi nhà tuyển dụng có thể đưa ra các câu hỏi vô lý, kỳ cục bạn cũng nên mỉm cười, không nên tỏ thái độ tiêu cực vì biết đâu đó chỉ là một bài thử mà thôi.

Cách ổn định tâm lý khi phỏng vấn – luôn mỉm cười

Một nụ cười không chỉ giúp bạn trông rạng rỡ, thu hút, có thiện cảm hơn mà còn giúp bạn có thể vượt qua những tình huống khó nhằn một cách nhẹ nhàng hơn. Nếu luôn tìm cách ổn định tâm lý khi phỏng vấn thì bạn hãy ghi nhớ một cách đơn giản nhất chính là luôn mỉm cười thật tự tin.

Tuy nhiên cần hiểu rằng, nụ cười của bạn cần đúng trọng tâm, đúng hoạt cảnh, không phải lúc nào bạn cũng cười “ngoác miệng”, như thế có thể bị đánh giá ngược lại là không nghiêm túc, thiếu chuyên nghiệp. Mỉm cười nhẹ nhàng khi bước vào phòng, khi giới thiệu bản thân, trước khi bắt đầu câu hỏi và khi ra về chính là các thời điểm cần thiết nhất.

Đôi khi đang ở trong một câu hỏi khó, bạn không biết đáp án hay xử lý thế nào cho đúng thì cách ổn định tâm lý khi phỏng vấn đơn giản nhất vẫn là nở một nụ cười. Khi bạn cười sẽ làm giảm mức độ căng thẳng của bản thân, hạ ” nhiệt” căng thẳng, khiến bạn có cảm giác đỡ ngượng ngùng hơn đồng thời cũng tạo cho người đối diện cảm giác bạn trông tự tin hơn.

Tự cổ vũ bản thân mình

Một yếu tố khiến bạn luôn căng thẳng khi chuẩn bị phỏng vấn chính là suy nghĩ quá nhiều về nó, tự tăng mức độ nghiêm trọng của việc phỏng vấn. Chúng ta hãy tưởng tượng các tình huống xấu, chẳng hạn như nhà tuyển dụng khó tính, người phỏng vấn tỏ thái độ không thích mình.. Những nỗi lo này kéo tụt cảm xúc và khiến chúng ta luôn run rẩy khi bước vào phòng phỏng vấn.

cách ổn định tâm lý khi phỏng vấn
Luôn động viên và tin tưởng vào chính bản thân mình

Công việc không chỉ là thứ giúp chúng ta nuôi sống bản thân mà còn là nơi giúp chúng ta hoàn thiện về mặt nhân cách, năng lực, con người, mang đến vô vàn những giá trị tích cực. Chỉ cần chúng ta có năng lực, có sự cầu tiến, luôn chăm chỉ thì không thể không có việc làm. Tự cổ vũ bản thân chính là cách ổn định tâm lý khi phỏng vấn tốt nhất.

Hãy tự nhủ với bản thân rằng ” Mình có thể làm được”; “Mình sẽ làm được”; kèm theo việc hít thở sâu. Không ai có thể tin tưởng bạn nếu bạn không tin vào chính mình, niềm tin vào bản thân có thể đem đến sức hút mạnh mẽ, vì thế không nên bỏ qua điều này khi đứng trước các tình huống gây căng thẳng, chẳng hạn như khi đi phỏng vấn.

Hãy cố gắng hạn chế nghĩ đến các tình huống xấu trong buổi phỏng vấn mà hãy xem nó đơn giản như một cuộc trò chuyện, trao đổi năng lực. Đôi lúc công ty đó cũng hoàn toàn không tốt như tưởng tượng, do đó hãy giữ tâm thế thật thoải mái, thể hiện đúng năng lực và sự quyết tâm của bản thân. Việc bạn thoải mái chia sẻ, là chính mình đôi khi cũng dễ tạo thiện cảm hơn là việc quá gồng mình nghiêm túc.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Nói chung, bất cứ ứng viên nào chuẩn bị bước vào một vòng phỏng vấn mới đều không tránh khỏi sự lo lắng, căng thẳng. Dù có nhiều cách ổn định tâm lý khi phỏng vấn nhưng quan trọng nhất vẫn là bạn cần phải tự tin, chuẩn bị kỹ càng thì mới có thể loại bỏ được sự căng thẳng, lo lắng khi ở trong các tình huống này.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *