Cách ứng xử khi bị sếp khiển trách, khéo léo để ghi điểm

Trong môi trường công việc, sẽ không khó để thấy đôi lần bạn bị sếp trách mắng. Tuy nhiên điều quan trọng vẫn là cách mà bạn ứng xử khi bị sếp khiển trách. Bởi bạn hoàn toàn có thể dùng sự khéo léo của bản thân để khỏa lấp cơn giận của sếp và ghi điểm tuyệt đối.

cách ứng xử khi bị sếp khiển trách
Cần biết cách ứng xử khéo léo khi bị sếp khiển trách để ghi điểm tuyệt đối

Vì sao bạn bị sếp khiển trách?

Trên cuộc đời này, không có ai là hoàn hảo 100%. Cho dù bạn là người trước nay thông minh đến đâu, kiệt xuất ra sao thì cũng sẽ không bao giờ tránh khỏi hết mọi lỗi lầm. Đặc biệt là khi đi làm, lỗi lầm không lớn thì nhỏ vẫn sẽ luôn hiện hữu với tất cả mọi người.

Thực tế cho thấy rằng, sẽ chẳng có ai dễ dàng hoàn thành xuất sắc tất thảy mọi công việc được giao và làm hài lòng cấp trên một cách tuyệt đối. Sẽ có đôi khi bạn phạm phải những lỗi lầm và việc bị sếp khiển trách là điều rất khó tránh khỏi.

Vậy trước hết, việc bị sếp khiển trách sẽ bắt nguồn từ chính lỗi lầm mà bạn gây ra trong công việc. Có thể là trễ thời gian báo cáo, gặp phải các lỗi sai cơ bản hoặc những lỗi nhỏ khác. Tuy nhiên, liệu có còn lý do nào khác khiến bạn bị sếp khiển trách nữa hay không?

Bạn đã bao giờ nghĩ đến trường hợp sếp thường xuyên khiển trách bạn bắt nguồn từ chính sếp. Có thể cấp trên của bạn là người quá khó tính hoặc thích “thị uy”. Những lỗi lầm nhỏ có thể chỉ cần nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng sếp vẫn đem bạn ra khiển trách nặng nề. Lúc này, một phần lỗi chưa hẳn đã thuộc về bạn.

Tuy nhiên, bạn cần nhớ một điều rằng, dù bạn bị khiển trách vì bất cứ lý do gì thì trước hết bạn vẫn nên xem lại bản thân mình. Đồng thời có cách ứng xử khéo léo để có thể làm mát lòng sếp cũng như xoa dịu tâm lý của chính bản thân. Từ đó ghi điểm trong mắt sếp để tránh gặp phải những chướng ngại trong công việc.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

7 Cách ứng xử khéo léo khi bị sếp khiển trách

Thật không quá khi nói rằng, cách mà bạn ứng xử khi bị sếp khiển trách sẽ cho thấy bạn là người như thế nào, có thông minh, nhanh nhạy và khôn khéo hay không? Đồng thời, cách ứng xử của bạn còn quyết định đến sự thuận lợi trong công việc cũng như sự thăng tiến của bạn về sau.

Nếu bạn thật sự gặp khó khăn khi không biết nên ứng xử làm sao cho khéo léo khi bị sếp khiển trách thì dưới đây là 7 lời khuyên đặc biệt hữu ích cho bạn:

1. Cố gắng giữ bình tĩnh

Rất nhiều người khi bị sếp khiển trách vẫn hoang mang không hay biết mình đã mắc lỗi gì. Tuy nhiên ngay cả khi nghĩ rằng bản thân không hề làm sai điều gì thì bạn cũng cần phải giữ được bình tĩnh.

mẹo ứng xử khi sếp trách mắng
Khi bị sếp trách mằng vì bất cứ lý do gì bạn cũng cần giữ bình tĩnh

Bạn cần biết rằng, có đến 90% quyết định sai lầm được đưa ra khi con người đang trong trạng thái không bình tĩnh, bốc đồng và nóng giận. Do đó, việc giữ được bình tĩnh được cho là cách ứng xử khéo léo nhất khi bạn bị sếp khiển trách.

Bạn cần cố gắng hít thở đều đặn. Bởi khoa học đã chứng minh rằng, nhịp thở sinh học quyết định rất nhiều đến tâm trạng và cảm xúc của con người. Hít thở đều sẽ giúp bạn giữ được một thái độ bình tĩnh và một cái đầu lạnh.

2. Tuyệt đối không nên tranh cãi

Trong một số trường hợp, bạn có thể không sai hoặc bạn chỉ mắc những lỗi nhỏ không đáng để bị khiển trách nặng nề. Cho dù có như thế thì bạn cũng đừng nên tranh cãi với sếp, nhất là khi sếp đang nóng giận.

Bạn hãy thử nghĩ xa hơn một chút. Việc bạn tranh cãi có thể giúp bạn thỏa mãn được vấn đề muốn chứng minh bản thân không sai. Tuy nhiên điều mà bạn mất đi sẽ lớn hơn rất nhiều so với những gì bạn nhận được.

Việc bạn cố gắng tranh cãi sẽ càng khiến sếp thêm nóng giận. Lúc này chẳng khác nào bạn đang tự đổ thêm dầu vào lửa và khiến mọi chuyện trở nên căng thẳng hơn. Đặc biệt còn khiến sếp có thành kiến và mất thiện cảm với bạn. Từ đó gây cản trở cho công việc của bạn về sau.

Do đó, khi bị sếp khiển trách thì bạn đừng nên tranh cãi điều gì cả. Bởi tại thời điểm nhạy cảm, dễ mất bình tĩnh nếu bạn tranh cãi thì rất dễ khiến cho bản thân phải hối hận về sau. Thay vào đó, bạn hãy cố gắng lắng nghe và thể hiện rõ thái độ sẵn sàng tiếp thu những chỉ trích của sếp.

cần làm gì khi bị sếp khiển trách
Tranh cãi khi bị sếp khiển trách sẽ càng khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn

3. Hãy hạ thấp giọng nói của bản thân

Bạn có thể là một người cá tính và có cái tôi cá nhân cao. Điều này sẽ phần nào chi phối đến cảm xúc của bạn khi bị sếp khiển trách. Đặc biệt là khi bạn nghĩ lỗi sai hoàn toàn không phải do mình thì ý nghĩ phản kháng có thể trỗi dậy.

Tuy nhiên, bạn cần biết rằng khi đi làm bạn là cấp dưới và người làm sếp luôn có những “đặc quyền” riêng. Kỹ năng mà bạn cần trau dồi là biết ứng xử khéo léo khi bị sếp khiển trách để cơn giận của sếp nhanh chóng lắng xuống.

Nếu muốn bày tỏ ý kiến thì bạn cần chờ lúc sếp đã nói xong. Tuyệt đối không được phép cắt ngang khi sếp đang trách mắng. Đồng thời bạn cần hạ giọng của mình xuống một chút để thể hiện thái độ chân thành. Điều mà bạn hướng đến là xử lý mọi chuyện trong thuận hảo và vui vẻ chứ không phải tranh cãi để phân định đúng sai.

4. Nghiêm túc suy nghĩ về những gì sếp trách mắng

Là một người thông minh, khôn khéo và có chính khiến, bạn đừng bao giờ để bản thân rơi vào trạng thái thụ động khi bị sếp khiển trách. Thay vào đó, bạn cần suy xét lại vấn đề và nghiêm túc suy nghĩ về những gì sếp trách mắng. Bạn nên quan tâm đến một số vấn đề sau:

  • Những điều sếp khiển trách bạn là đúng hay sai?
  • Liệu có khi nào sếp đang hiểu nhầm bạn?
  • Nếu bạn sai thì vấn đề chính nằm ở đâu?

Việc nắm rõ được đầy đủ mọi khía cạnh của vấn đề sẽ giúp bạn đúc kết ra được cách ứng xử cho phù hợp khi bị sếp khiển trách. Nếu bạn sai thì hãy can đảm đương đầu với những lỗi sai của bản thân. Có thể áp dụng các cách giảm stress trong công việc để xốc lại tinh thần và sớm sửa chữa, khắc phục lỗi lầm mà bản thân gây ra.

ứng xử khi bị sếp trách mắng
Khi bị sếp trách mắng bạn nên suy nghĩ nghiêm túc để nhìn nhận thấu đáo vấn đề

Trường hợp sếp là người sai hoặc đang có hiểu lầm thì bạn cần thật bình tĩnh và sớm xin một cuộc gặp riêng với sếp. Bạn có thể nhẹ nhàng bày tỏ quan điểm của bản thân để sếp hiểu. Hãy cố gắng giữ thái độ ôn hòa trong suốt cuộc trò chuyện để sếp dễ dàng mở lòng và đón nhận ý kiến của bạn. Việc bạn quá gay gắt hoặc nâng cao quan điểm sẽ càng khiến cho mọi thứ tệ đi mà thôi nên cần cẩn trọng.

5. Rút ra bài học kinh nghiệm

Như đã phân tích, con người không có ai là hoàn hảo và đương nhiên là bạn cũng thế. Sẽ có những lúc bạn gặp phải sai lầm, có thể lớn hoặc cũng có thể nhỏ. Nhưng điều quan trọng là bạn nhìn nhận được lỗi sai và không khuất phục trước nó.

Ngoài cần biết cách ứng xử khôn khéo khi bị sếp khiển trách thì bạn cũng cần rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản thân mình. Điều này sẽ giúp bạn tránh mắc phải những sai lầm tương tự về sau, thể hiện cho sếp thấy rằng, bạn ngày càng trưởng thành và chín chắn hơn trong công việc.

6. Luôn cố gắng vì các mục tiêu phía trước

Đôi khi, những lời chỉ trích của sếp có thể khiến bạn rơi vào căng thẳng và áp lực. Căng thẳng kéo dài mà không kiểm soát được khiến cho bạn mệt mỏi, chán nản hoặc thậm chí là muốn bỏ việc. Tuy nhiên, bạn cần sớm loại bỏ được những suy nghĩ tiêu cực này ra khỏi đầu để tiến về phía trước.

Mới chỉ bị khiển trách do chính lỗi sai của bản thân mà đã khiến bạn suy sụp thì liệu rằng bạn còn có thể làm được điều gì to lớn nữa hay không? Thay vì chán nản thì bạn cần nhìn trực diện vào vấn đề và sẵn sàng đối mặt với những sai lầm của bản thân.

Điều quan trọng không phải là bạn đã làm sai mà là bạn nhìn nhận ra lỗi sai của mình và sẵn sàng khắc phục hậu quả. Đồng thời luôn không ngừng cố gắng vì các mục tiêu lớn hơn trong công việc.

cần làm gì khi bị sếp trách mắng
Càng bị sếp khiển trách thì bạn càng nên cố gắng trong công việc để chứng minh năng lực bản thân

Hãy xem sai lầm là một bài học để bạn hoàn thành tốt các mục tiêu tiếp theo. Đừng để tâm trạng không tốt do bị sếp khiển trách làm cản trở sự sáng tạo cũng như nỗ lực của bạn. Hãy nghĩ đơn giản là sếp khiển trách chỉ vì muốn bạn tốt lên và không mắc phải sai lầm ở những lần tiếp theo mà thôi.

7. Gạt bỏ ác cảm về sếp

Chẳng có ai vui vẻ nổi khi bị người khác khiển trách, đặc biệt là trong công việc bị sếp trách mắng. Đây dường như là tâm lý chung của tất cả mọi người, không ngoại trừ bất cứ ai.

Thậm chí, nhiều người còn có suy nghĩ rằng cấp trên khiển trách khiến cho lòng tự trọng của họ bị tổn thương. Ngoài mặt họ có thể không cãi lại nhưng trong lòng lại âm thầm chống đối và luôn không đồng tình với những lời phê bình của sếp.

Có một sự thật là suy nghĩ tiêu cực, thái độ ác cảm và ghét sếp sẽ khiến cho hiệu suất làm việc của bạn giảm đi. Nó còn khiến bạn mất dần động lực làm việc và không còn muốn cố gắng để hoàn thành tốt các mục tiêu.

Nỗi ác cảm mà bạn dành cho sếp cũng có thể tạo ra khoảng cách lớn làm thu hẹp cơ hội để bạn chứng minh năng lực bản thân. Điều này khiến bạn vô tình làm ảnh hưởng đến con đường thăng tiến của chính mình.

Thay vì giữ thái độ ác cảm và ganh ghét với sếp thì bạn cần sớm gạt bỏ những cảm xúc tiêu cực này. Đồng thời luôn nỗ lực hoàn thành tốt công việc được giao để chứng minh cho sếp thấy bạn là người có năng lực và luôn cố gắng đóng góp cho sự phát triển của công ty.

Đừng nhầm lẫn giữ bị khiển trách và bị ghét bỏ

Đừng vội vàng quy chụp rằng bản thân đang bị sếp ghét khi bạn bị họ khiển trách. Bởi trên thực tế, việc bị khiển trách và bị làm khó, ghét bỏ là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Khi bạn mắc lỗi thì cấp trên có thể trách mắng để thể hiện công tư phân minh và chuyện công việc không bị chi phối bởi cảm xúc cá nhân.

bị sếp ghét
Bị sếp khiển trách trong công việc với bị ghét bỏ, làm khó là hoàn toàn khác nhau

Tuy nhiên, nếu bạn bị ghét bỏ thì lại là một khía cạnh hoàn toàn khác. Lúc này bạn có thể không làm sai bất cứ điều gì nhưng vẫn thường xuyên bị gây khó dễ. Đôi khi sự xuất hiện của bạn cũng đủ làm cho sếp cảm thấy khó chịu và có những lời không hay.

Một số dấu hiệu cho thấy rằng bạn có thể đang bị sếp ghét bao gồm:

  • Sếp luôn tìm cách để làm xấu hình ảnh của bạn trước mọi người dù bạn đã cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
  • Bạn bị sếp đối xử một cách phân biệt rõ ràng so với những đồng nghiệp khác.
  • Sếp không công nhận những công sức và đóng góp của bạn cho công ty.
  • Sếp luôn từ chối lắng nghe ý kiến cũng như nguyện vọng của bạn.
  • Bạn thường xuyên bị sếp chỉ trích, quát mắng trước mặt mọi người mặc dù bạn không mắc lỗi hoặc chỉ mắc lỗi nhỏ.
  • Sếp cố gắng lôi kéo mọi người xung quanh cô lập bạn.

Việc phải ứng xử như thế nào trong trường hợp bị sếp ghét khác hoàn toàn khác với khi bị sếp khiển trách. Bởi bị ghét bỏ và gây khó dễ có thể khiến cho công việc của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thậm chí còn khiến cho tâm lý của bạn trở nên tồi tệ do căng thẳng kéo dài.

Nếu đã xác định rõ mình bị sếp ghét bỏ và gây khó dễ thì bạn cần trao đổi trực tiếp với sếp. Đồng thời đừng quên thu thập các bằng chứng bị bắt nạt và báo cáo với nhân sự hoặc quản lý cấp cao hơn. Ngoài ra, bạn vẫn cứ cố gắng làm tốt phần việc của mình và có thể cân nhắc thay đổi công việc trong các trường hợp cảm thấy cần thiết.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Có thể thấy rằng, không khó để ứng xử sao cho khéo léo khi bị sếp khiển trách. Tuy nhiên đây là điều quyết định rất lớn đến mối quan hệ giữa bạn và sếp nên vẫn cần chú ý cẩn trọng. Làm mát lòng sếp có thể giúp bạn ghi điểm tuyệt đối để làm bệ phóng cho sự thăng tiến trong tương lai.

Tham khảo thêm:

4.4/5 - (5 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *