Hội chứng sợ qua đường (Agyrophobia) gây ra rất nhiều cản trở

Trong bối cảnh đô thị hóa ngày nay, hội chứng sợ qua đường không chỉ là vấn đề cá nhân mà còn ảnh hưởng đến chất lượng sống toàn xã hội. Tuy nhiên, với sự hiểu biết và các kỹ thuật đối phó phù hợp, con người có thể vượt qua được nỗi sợ này và bắt đầu cuộc sống mới một cách tự tin.

Hội chứng sợ qua đường là gì?
Hội chứng sợ qua đường ảnh hưởng đến toàn xã hội.

Hội chứng sợ qua đường (Agyrophobia) là gì?

Hội chứng sợ qua đường, còn được gọi là Agyrophobia, là một loại rối loạn lo âu mà người bệnh cảm thấy sợ hãi và lo lắng đối với việc đi qua đường, đặc biệt là ở những nơi có giao thông đông đúc như các ngã tư, đường cao tốc hay đại lộ.

Những người mắc hội chứng này có thể được bắt gặp ở mọi lứa tuổi cũng như giới tính. Tuy nhiên tình trạng này thường phát triển trong thời thơ ấu hoặc thanh thiếu niên.

Agyrophobia là tiếng Hy Lạp với sự kết hợp của hai từ “agyros” – đường và “phobia” – sự sợ hãi không lý do. Có thể hiểu đơn giản là người bị agyrophobia sẽ có sự sợ hãi không lý do đối với việc đi qua đường.

Triệu chứng của hội chứng sợ qua đường

Những người mắc chứng Agyrophobia có thể gặp nhiều triệu chứng về thể chất, tâm lý và hành vi khác nhau khi tiếp xúc với việc băng qua đường. Chúng có thể bao gồm:

dấu hiệu của hội chứng sợ qua đường.
Người mắc chứng sợ qua đường thường cảm thấy không an toàn.

Triệu chứng thể chất

  • Có các cơn cứng khớp.
  • Khó thở, tim đập loạn nhịp, buồn nôn, chóng mặt.
  • Đổ mồ hôi hoặc run rẩy.
  • Có cảm giác hoảng loạn.
  • Khó tập trung hoặc khó có suy nghĩ rõ ràng.

Triệu chứng tâm lý, hành vi

  • Dự đoán một cách lo lắng về việc xảy ra tai nạn hoặc thảm họa khi băng qua đường.
  • Cố gắng tránh né việc đi qua đường hoặc cảm thấy cần phải lên kế hoạch kỹ lưỡng trước khi thực hiện hành động này.
  • Thường cảm thấy không an toàn khi phải đi qua đường kể cả có người đi cùng hoặc đường vắng vẻ.
  • Có ảo tưởng về việc gặp phải sự đe dọa khi đi qua đường.

Nguyên nhân gây ra hội chứng sợ qua đường

Nguyên nhân của hội chứng sợ qua đường có thể được phân tích từ một loạt các yếu tố xã hội cũng như các đặc điểm tính cách của cá nhân cụ thể:

nguyên nhân của hội chứng sợ qua đường.
Trải nghiệm tai nạn giao thông khiến một người mắc chứng sợ qua đường.
  • Những trải nghiệm đau thương: Một số người có thể mắc hội chứng sợ qua đường sau khi trải qua các trải nghiệm tiêu cực hoặc kinh hoàng liên quan đến việc đi qua đường như tai nạn giao thông.
  • Các vấn đề tâm lý: Sự sợ hãi có thể phát sinh từ các vấn đề tâm lý như lo âu hay rối loạn ám ảnh liên quan đến việc mất kiểm soát.
  • Tiền sử gia đình mắc chứng rối loạn lo âu: Gia đình người bệnh có tiền sử mắc chứng rối loạn lo âu sẽ để lại di truyền hội chứng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng yếu tố di truyền có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định nguy cơ phát triển các loại rối loạn lo âu, trong đó có Agyrophobia.
  • Mức độ căng thẳng hoặc lo lắng cao: Những người có mức độ lo lắng cao hơn bình thường dễ bị ảnh hưởng bởi các tình huống đặc biệt đầy căng thẳng như việc đi qua đường. Sự lo lắng này có thể xuất phát từ các vấn đề công việc, gia đình và các khía cạnh khác trong cuộc sống.
  • Quá nhạy cảm với các kích thích: Một số người có cơ địa nhạy cảm hơn đối với các kích thích xung quanh gồm âm thanh, ánh sáng và sự chuyển động. Khi đối mặt với một môi trường như giao thông đông đúc và tiếng xe cộ, người bệnh có phản ứng căng thẳng và sợ hãi hơn so với người khác.
  • Đặc điểm tính cách của rối loạn thần kinh, hướng nội: Các đặc điểm tính cách này làm tăng nguy cơ phát triển hội chứng do có xu hướng nhạy cảm và thận trọng. Những người này có thể cảm thấy không thoải mái khi phải đối mặt với các tình huống mới mẻ hoặc nguy hiểm như đi qua đường.

Những cản trở của hội chứng sợ qua đường trong đời sống

Nếu không được điều trị, hội chứng sợ qua đường có thể tác động tiêu cực đáng kể đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe tâm thần và thể chất của mọi người. Nó có thể dẫn đến các hậu quả như:

  • Hành vi né tránh tất cả những tình huống phải băng qua đường khiến cho khả năng đi lại, tham gia các hoạt động bị hạn chế.
  • Giảm hiệu suất tại nơi làm việc hoặc trường học.
  • Tăng nguy cơ phát triển vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm, lạm dụng chất gây nghiện hoặc rối loạn hoảng sợ.
  • Gây khó khăn trong việc duy trì một công việc hoặc tiến triển trong sự nghiệp.
  • Tạo ra sự cô lập và làm giảm sự tự tin trong các mối quan hệ.
  • Dẫn đến lối sống ít hoạt động, gây ra các vấn đề về sức khỏe như tăng cân, bệnh tim mạch và tiểu đường.
hậu quả của hội chứng sợ qua đường.
Việc tham gia các hoạt động bị hạn chế do mắc phải chứng sợ qua đường.

Chẩn đoán và can thiệp hội chứng sợ qua đường hiệu quả

Chẩn đoán hội chứng sợ qua đường thường được thực hiện thông qua một loạt các tiêu chuẩn đánh giá tâm lý và thể chất sau đây:

  • Nỗi sợ hãi quá mức, dai dẳng và phi lý bắt nguồn từ việc đoán trước hoặc khi phải đối mặt với hành động băng qua đường.
  • Bệnh nhân thừa nhận rằng nỗi sợ hãi mà mình cảm thấy là phóng đại và phi logic.
  • Việc tiếp xúc với hành động đáng sợ lập tức gây ra phản ứng lo lắng hoặc khủng hoảng.
  • Thời gian của các triệu chứng ít nhất phải là 6 tháng.
  • Các triệu chứng trên không thể được giải thích bởi một loại rối loạn tâm thần hoặc bệnh tật khác.

Tương tự như những nỗi ám ảnh khác, hội chứng sợ qua đường có thể được điều trị bằng biện pháp trị liệu tâm lý và dược lý. Phương pháp điều trị hiệu quả cho tình trạng này phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và phản ứng của người bệnh với các phương pháp trước đó.

  • Trị liệu nhận thức hành vi (CBT): Đây là một hình thức trị liệu tâm lý giúp bệnh nhân xác định, thách thức những suy nghĩ tiêu cực về việc băng qua đường và học các kỹ năng đối phó để kiểm soát sự lo lắng của mình.
  • Liệu pháp tiếp xúc: Liệu pháp này liên quan đến việc dần dần cho người bệnh tiếp xúc với các kích thích liên quan đến việc băng qua đường một cách có kiểm soát và an toàn cho đến khi bản thân có thể chịu đựng được tình huống đó mà không còn lo lắng.
  • Thuốc hỗ trợ: Các loại thuốc được sử dụng điều trị chứng bệnh gồm thuốc chống lo âu, thuốc chống trầm cảm, thuốc chẹn beta. Chúng có thể giúp giảm bớt các triệu chứng lo âu ở người bệnh hiệu quả.
cách can thiệp hội chứng sợ qua đường
Một trong những cách can thiệp hiệu quả là sử dụng thuốc hỗ trợ.

Chiến lược đối phó với hội chứng sợ qua đường

Việc ngăn ngừa hội chứng không hề dễ dàng vì nguyên nhân gây ra nó vẫn chưa được tìm hiểu đầy đủ. Tuy nhiên, có một số chiến lược đối phó giúp giảm nguy cơ phát triển triệu chứng hoặc các chứng rối loạn lo âu khác bao gồm:

1. Đối mặt trực tiếp với nỗi sợ hãi

Bước đầu tiên trong việc vượt qua hội chứng sợ qua đường là phải đối mặt trực tiếp với nỗi sợ hãi. Điều này có thể là một thách thức, nhưng nó sẽ giúp cơ thể và tâm trí thích nghi dần dần với tình huống đó.

Bắt đầu bằng việc hình dung mình đang ở gần một con đường hoặc nhìn vào hình ảnh, video về việc đi qua đường. Sau đó, tiến triển lên việc thực hiện đi bộ quanh khu phố, ngồi ở cửa sổ để quan sát xe cộ đi lại hoặc tham gia vào các hoạt động ngoài trời.

2. Điều chỉnh tâm trạng

Thay vì tránh xa các tác nhân liên quan vấn đề qua đường, hãy chọn cách điều chỉnh tâm trạng của bản thân và áp dụng kỹ thuật giảm căng thẳng khi phải đối mặt với tình huống lo sợ.

Hãy ghi chép lại suy nghĩ, cảm xúc và dấu hiệu cơ thể khi tiếp xúc với tình huống gây lo sợ để nhận biết và hiểu rõ về tình trạng của bản thân. Hiểu rõ rằng cảm xúc của mình là một phản ứng tự nhiên và không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối.

Thay vì tập trung tưởng tượng tiêu cực, hãy dành tâm trí cho những suy nghĩ tích cực về việc kiểm soát, vượt qua nỗi sợ thành công.

bí quyết khắc phục hội chứng sợ qua đường.
Suy nghĩ về những điều tích cực để vượt qua nỗi sợ hãi.

3. Các kỹ thuật thư giãn

Đặt mục tiêu cho bản thân để thực hiện các kỹ thuật thư giãn hàng ngày không chỉ để đối mặt với lo sợ mà còn xây dựng sự kiên nhẫn và khả năng tự kiểm soát.

  • Hơi thở sâu: Kỹ thuật này giúp giảm căng thẳng và làm dịu tâm trạng lo lắng bằng cách thở vào qua mũi trong khoảng 4 giây, giữ hơi trong khoảng 2 giây, rồi thở ra qua miệng trong khoảng 6 giây. Lặp lại quá trình này trong khoảng 5 – 10 phút hoặc cho đến khi cảm thấy tâm trạng dịu đi.
  • Thiền: Thiền là một phương pháp thư giãn mạnh mẽ, giúp tập trung tinh thần và làm dịu tâm trạng căng thẳng. Người bệnh nên chọn một không gian yên tĩnh và thoải mái để tập trung vào hơi thở, cảm nhận sự lên xuống của ngực và bụng mỗi khi hít vào thở ra.
  • Tập Yoga: Yoga kết hợp giữa hơi thở và các động tác cơ thể giúp giảm căng thẳng và tăng cường sự linh hoạt. Khi thực hiện luyện tập cần tập trung vào cảm giác của cơ thể và hơi thở để loại bỏ suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực.
  • Quan sát ý thức: Kỹ thuật này tập trung vào việc chấp nhận mọi suy nghĩ, cảm xúc và trạng thái cơ thể mà không đánh giá hoặc phán xét. Khi xuất hiện suy nghĩ lo lắng, người bệnh cần nhận biết chúng và sau đó đưa tâm trí trở lại trạng thái hiện tại.
cách vượt qua hội chứng sợ qua đường.
Thiền kết hợp hơi thở sâu giúp giảm bớt lo âu.

4. Các hoạt động tự chăm sóc

Dưới đây là một số kỹ thuật thư giãn có thể giúp loại giảm thiểu hoặc bỏ hội chứng sợ qua đường:

  • Tập thể dục đều đặn giúp giải tỏa căng thẳng và cải thiện tâm trạng. Người bệnh có thể lựa chọn các hoạt động thể chất yêu thích như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội hoặc tham gia các lớp thể dục nhịp điệu.
  • Tiếp xúc với thiên nhiên và không khí trong lành có thể giúp giảm căng thẳng và cảm giác lo lắng. Hãy dành thời gian để đi dạo trong công viên hoặc thực hiện các hoạt động ngoại khóa ngoài trời.
  • Dành thời gian cho những hoạt động yêu thích như đọc sách, vẽ tranh, nghe nhạc, viết blog hoặc nấu ăn. Việc tập trung vào sở thích cá nhân có thể giúp bản thân quên đi cảm giác lo lắng và tạo ra trạng thái tâm trạng tích cực.
  • Học một kỹ năng mới hoặc tham gia vào một khóa học mà mình quan tâm có thể làm bản thân cảm thấy hứng thú. Ngoài ra tiếp tục học hỏi và phát triển bản thân có thể giúp cải thiện và tăng sự tự tin.
  • Đảm bảo ngủ đủ giấc và ăn uống cân đối để duy trì sức khỏe tốt. Hãy tạo ra một lịch trình hàng ngày cố định để giữ cho cơ thể, tinh thần được cân bằng và khỏe mạnh.
mẹo đối phó hội chứng sợ qua đường
Thực hiện hoạt động ngoại khóa ngoài trời giúp giảm căng thẳng.

Trong việc vượt qua hội chứng sợ qua đường, điều quan trọng mà người bệnh cần nhận ra là bản thân luôn có sức mạnh, nguồn lực hỗ trợ để đối mặt với nỗi sợ hãi và thực hiện các chiến lược đối phó. Thông qua các cách điều trị và giữ vững lòng quyết tâm, mọi người có thể tìm được ý nghĩa cuộc sống hạnh phúc và thoải mái tận hưởng nó.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *