Nguyên nhân gây lo lắng, sợ hãi và cách thức vượt qua

Lo lắng, sợ hãi là những cảm xúc bình thường của con người. Tuy nhiên nếu bạn lo lắng, sợ hãi một vấn đề nào đó thái quá sẽ gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng học tập, làm việc, sinh hoạt hàng ngày của bạn. Vậy làm thế nào để chúng ta vượt qua cảm giác lo lắng, sợ hãi?

Để vượt qua được cảm giác lo lắng, sợ hãi, đầu tiên, chúng ta cần nhận biết nguyên nhân gây ra sự lo lắng, sợ hãi của mình. Nguyên nhân nào sẽ có giải pháp đó.

 

Chuyên gia tâm lý trị liệu Nguyễn Minh Duyên, một Master Coach hàng đầu đến từ Ủy ban NLP Hoa Kỳ và hiện đang làm việc tại Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đã có những chia sẻ về vấn đề này.

Chuyên gia tâm lý, Master Coach Nguyễn Minh Duyên hiện đang công tác tại Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam.

Nguyên nhân chính dẫn đến sự lo lắng, sợ hãi

Là một chuyên gia tâm lý trị liệu thường xuyên làm việc với những khách hàng gặp vấn đề trầm cảm, rối loạn lo âu, khủng hoảng tâm lý, chuyên gia Nguyễn Minh Duyên cho biết sự lo lắng, sợ hãi thường đến từ 3 nguyên nhân chính. Đó là:

Thói quen thích kiểm soát và mong muốn mọi thứ diễn ra theo ý của mình

Trong cuộc sống, có những điều chúng ta không thể kiểm soát được, có những điều chúng ta chỉ có thể tác động một phần nào đó để tạo ra sự thay đổi và có những điều chúng ta có thể kiểm soát hoàn toàn.

Nắng mưa là chuyện của trời, chúng ta không thể can thiệp được. Nhưng nếu ngày mai chúng ta có công việc quan trọng diễn ra ở ngoài trời, đài báo thời tiết có thể mưa vào thời gian đó, có rất nhiều người sẽ cảm thấy lo lắng, bối rối và đặt ra những câu hỏi kiểu như “không biết mai có mưa không nhỉ”. Đây chỉ là một tình huống đơn giản trong cuộc sống giúp bạn hiểu rằng chúng ta hay có thói quen kiểm soát những điều không thể kiểm soát.

Hay nhiều người có thói quen kiểm soát bạn đời của mình một cách vô lý như kiểm soát kiểu tóc, cách ăn mặc. Có những người không thích vợ mặc váy ra ngoài, có những người không thích vợ để tóc ngắn.

Có một số bậc phụ huynh cũng thường dùng quyền làm cha, làm mẹ của mình để kiểm soát con mình một cách vô lý, bắt con phải làm theo ý mình hoặc phải đạt được kỳ vọng, mong muốn nào đó của mình.

Tuy nhiên, khi bạn kiểm soát và mong muốn người bạn đời, con cái của mình thực hiện những hành vi theo đúng ý mình thì bạn đã để cho tâm trạng của mình phụ thuộc vào họ. Khi mọi thứ không diễn ra theo ý mình, bạn sẽ rơi vào tình trạng mất kiểm soát cảm xúc và gây ra những bực bội, tức giận, lo lắng, sợ hãi, thậm chí là có những lời nói, hành vi thô bạo làm tổn thương cả hai bên, làm rạn nứt mối quan hệ quan trọng của mình.

Bởi vậy, chúng ta cần phân định được việc của mình, việc của người khác và việc của “ông trời” để giảm đi những lo lắng, căng thẳng, sợ hãi không đáng có trong cuộc sống.

Thiếu tự tin vào bản thân

Bản chất của nỗi sợ hãi đến từ việc chúng ta nghĩ rằng chúng ta chưa có khả năng để giải quyết được vấn đề khi tình huống nào đó được xảy ra. Niềm tin về khả năng của bản thân có thể do kinh nghiệm, học hỏi của chúng ta chưa đủ cũng có thể do chúng ta có những niềm tin giới hạn về bản thân.

Có rất nhiều người thường không tự tin đứng trước đám đông chia sẻ, thuyết trình vấn đề, ý kiến của mình. Nhiều người cảm thấy mất bình tĩnh, lo lắng, run run trong giọng nói nhưng nhiều người lại đứng im lặng, không thể mở lời, chân tay run, đổ mồ hôi hoặc quên sạch những gì mình định trình bày.

Điều này có thể đến từ việc bạn chưa chuẩn bị kỹ nội dung mình định chia sẻ, chưa có sự tập luyện tại nhà, chưa có đủ kiến thức về nội dung mà mình muốn chia sẻ. Nhưng nó cũng có thể là niềm tin giới hạn về khả năng của mình.

Những niềm tin này đến từ những sự kiện trọng đại hoặc những sự kiện có tính chất lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá khứ. Ví dụ, một đứa trẻ thường xuyên bị mẹ mắng là chậm chạp có thể sẽ tin rằng bản thân là người chậm chạp. Hay trong quá khứ, bạn đã từng đứng trước lớp để chia sẻ về bài văn của mình, nhưng có điều gì đó đã vô tình khiến cả lớp và cô giáo cười bạn, nó có thể là sự đáng yêu của bạn, nhưng bạn lại không hiểu và cho rằng nó là một trải nghiệm rất tệ.

Sự thiếu tự tin vì mình thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng có thể dễ dàng giải quyết được nhưng niềm tin giới hạn về bản thân không dễ dàng để nhận ra và gỡ bỏ chúng.

Cái thấy, cái hiểu của chúng ta chưa đúng đắn

Trong cuộc sống, mỗi người được lớn lên và giáo dục trong những môi trường khác nhau và trải qua những sự kiện, trải nghiệm, ký ức khác nhau. Bởi vậy, quan điểm của mỗi người về một vấn đề, sự kiện nào đó khác nhau là điều dễ hiểu. Và đôi khi những quan điểm, niềm tin đó có thể là chưa đúng, chưa phù hợp.

Sự xuất hiện của dịch bệnh Covid cũng gây ra lo lắng, nỗi sợ cho con người. Có những người không dám ra ngoài, không dám giao tiếp với môi trường xung quanh mặc dù xung quanh đó không hề có Covid và bản thân đã trang bị những giải pháp an toàn cho chính mình.

Đôi khi chúng ta chỉ có những triệu chứng cúm bình thường, chúng ta đã liên hệ ngay đến bệnh Covid và cảm thấy hoang mang, lo sợ. Nếu chẳng may bị covid, sẽ có những người sợ hãi nghĩ đến những kết cục bi thảm nhất. Chính điều này đã khiến sức khỏe của chúng ta suy giảm và lâu khỏi bệnh hơn, thậm chí là rơi vào các vấn đề hậu covid nặng nề.

Cách vượt qua cảm giác lo lắng, sợ hãi

Những cảm giác lo lắng, sợ hãi bất an đến là tín hiệu để cho chúng ta nhận biết được vấn đề gì đó đang diễn ra ở bản thân mình, giúp mình tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra cách giải quyết đúng đắn.

Chuyên gia tâm lý trị liệu Nguyễn Minh Duyên đã đưa ra 5 giải pháp giúp chúng ta lấy lại cảm giác bình an thật sự từ bên trong:

Nhận diện, thừa nhận và không chối bỏ

Đây là bước đầu tiên, là bước phải có để bạn bước qua bất kỳ một nỗi sợ, một sự lo lắng nào.

Đầu tiên bạn cần nhận diện rằng mình đang có nỗi sợ, lo lắng, hãy nhận diện chính xác và gọi tên nó. “Mình làm sao thế này, mình đang lo lắng về mình có thể bị mắc covid phải không?…”. “Mình đang lo lắng rằng mình có thể mắc hội chứng hậu covid sao, tại sao lại thế nhỉ, vì hôm nay mình mệt nên mình nghĩ đến các bài báo về hậu covid mình đã từng đọc sao…?”.

Dù những cảm xúc đó có không được tốt đẹp thì chúng cũng đều xứng đáng được thừa nhận, được gọi tên. Bởi vì cảm giác lo lắng, sợ hãi cũng mang những thông điệp, thông tin để chúng ta nhận ra vấn đề của chính mình và có giải pháp phù hợp, bởi vậy, chúng ta không cần phải chối bỏ nó.

Đừng cố gắng lảng tránh những cảm xúc của mình, điều đó chỉ làm cho vấn đề của bạn trở nên tệ hơn mà thôi.

Học các buông bỏ trong trí tuệ

Buông bỏ không có nghĩa là không quan tâm. Chúng ta cần phải buông ra những vấn đề không thuộc quyền kiểm soát của mình, buông ra thói quen thích kiểm soát người khác, buông ra những tư duy, niềm tin tiêu cực đang ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chính mình. Nhưng để buông bỏ đúng cách thì đó là cả một hành trình cố gắng.

Đặc biệt, chúng ta cần có những hiểu biết, những kiến thức đúng đắn về thế giới quan, khi đó, chúng ta sẽ buông bỏ những vấn đề xảy ra không như mong muốn một cách dễ dàng hơn. Chúng ta có thể giải quyết vấn đề này bằng cách đọc sách, tìm hiểu thông tin, kiến thức để có giải pháp đúng đắn cho vấn đề của bạn, giúp bạn buông bỏ những lo lắng, sợ hãi một cách tốt hơn.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần có thái độ chịu trách nhiệm 100% với những điều không mong muốn xảy ra với mình, mặc dù điều đó là vô tình hay hữu ý đến với cuộc đời bạn. Khi bạn chịu trách nhiệm với những điều không hay xảy ra trong cuộc đời mình là mình đã lấy lại quyền năng lựa chọn, ra quyết định cho chính mình, quyền chủ động thay đổi mọi thứ trong cuộc đời mình. Nếu mọi thứ tiền bạc, sức khỏe, mối quan hệ, hạnh phúc của chúng ta đều do người khác thì liệu chúng ta không thể thay đổi cuộc sống của mình.

Củng cố niềm tin vào bản thân

Trong cuộc sống luôn luôn tồn tại vấn đề. Chúng ta không né tránh, chối bỏ vấn đề mà cần đối diện vấn đề và làm cho mình lớn hơn vấn đề, củng cố sự tự tin nội tại để giải quyết vấn đề một cách nhẹ nhàng hơn, thong dong hơn.

Việc củng cố niềm tin vào bản thân mình có thể bắt đầu bằng cách trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng mà mình còn thiếu. Khi kiến thức kỹ năng đủ vững vàng thì sự tự tin ở bạn sẽ thay đổi.

Nếu kiến thức, kỹ năng không phải thứ bạn thiếu thì có thể bạn có những niềm tin giới hạn về bản thân. Hãy quay vào bên trong mình, lắng nghe những tiếng nói bên trong của bạn để nhận ra niềm tin giới hạn của mình và tìm cách thay đổi nó. Tìm cho mình một người đàn anh, một người Mentor hay Coaching cũng là một gợi ý tốt cho vấn đề của bạn.

Thiền định

Thiền định là một giải pháp giúp bạn thanh thản, tĩnh tâm, giảm bớt những lo âu, căng thẳng, stress, nỗi sợ, cảm giác bất an, giúp bạn cải thiện tâm trạng rất tốt. Đây cũng là giải pháp tốt để bạn lắng nghe và thấu hiểu những mong muốn, tiếng nói bên trong của chính mình để có giải pháp tốt cho vấn đề mà mình đang gặp phải.

Thiền định có hai loại là thiền hơi thở và thiền chữa lành. Bạn có thể dành thời gian nghiên cứu về thiền và chọn cho mình giải pháp phù hợp.

Chuyên gia tâm lý, Master Coach Nguyễn Minh Duyên chia sẻ: “Có rất khách hàng của Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam sau khi thực hiện thiền đã cảm thấy bớt các triệu chứng đến từ lo lắng, sợ hãi như chân tay run, tay đổ mồ hôi, tim đập nhanh, khó thở…”.

Tìm cho mình một chuyên gia tâm lý trị liệu chân thành

Nếu bạn đã thực hiện các giải pháp trên nhưng vẫn thể tự thoát khỏi những nỗi lo lắng, sợ hãi, hãy tìm cho mình một chuyên gia tâm lý trị liệu chân thành để đồng hành cùng các bạn trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình. Tâm lý trị liệu không chỉ là giải pháp vàng cho các chứng tâm bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu, mất ngủ, rối loạn cảm xúc mà còn là giải pháp tốt để phát triển bản thân một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Việc tìm đến chuyên gia tâm lý trị liệu không phải là bạn đang gặp vấn đề gì đó về tâm thần mà là bạn đang chăm sóc sức khỏe tâm trí của mình. Tâm lý trị liệu hiện đang là giải pháp phổ biến ở Mỹ. Giới doanh nhân cũng thường gặp gỡ họ để giải tỏa những stress, mệt mỏi, căng thẳng trong công việc và gỡ bỏ những vấn đề tâm lý đang cản trở con đường sự nghiệp của mình.

Chuyên gia tâm lý trị liệu sẽ giúp bạn gỡ ra khỏi tâm trí những niềm tin giới hạn, cảm xúc tiêu cực, suy nghĩ tiêu cực, mâu thuẫn nội tâm và thay đổi những thói quen xấu. Điều này sẽ giúp cho bạn có sức khỏe, hạnh phúc, bình an, đánh thức ước mơ, khát khao trong bạn để bạn đạt được thành công trong cuộc sống của mình.

Trên đây là nguyên nhân gây ra lo lắng, sợ hãi và cách thức vượt qua chúng. Nếu bạn cần sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý trị liệu Nguyễn Minh Duyên, bạn có thể liên hệ qua số điện thoại: 096 589 8008.

Có thể bạn quan tâm:

Lời khuyên có tốt cho người trầm cảm? Chuyên gia giải đáp trên kênh VTV2
Trung tâm NHC Việt Nam – Lựa chọn số 1 về trị liệu trầm cảm không dùng thuốc

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *