Áp lực thi cử ở học sinh lớp 9: Phụ huynh cần thấu hiểu con

Bước vào giai đoạn chuyển cấp, học sinh phải học ngày học đêm để giành một suất học tại ngôi trường cấp 3 mong muốn. Áp lực thi cử ở học sinh lớp 9 khiến các em sa sút cả về thể chất lẫn tinh thần. Phụ huynh ngay khi thấy con có những biểu hiện bất thường cần chủ động quan tâm nhiều hơn để giúp con vượt qua áp lực.

Áp lực thi cử ở học sinh lớp 9 diễn ra như thế nào?

Áp lực thi cử có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào của học sinh nhưng càng đến giai đoạn chuyển cấp, mức độ áp lực lại càng tăng lên. Những học sinh lớp 9 hiện nay cũng là một trong những nhóm đối tượng chịu rất nhiều áp lực, lo lắng, căng thẳng về kỳ thi quan trọng sắp tới. Đặc biệt những học sinh ở khu vực các thành phố lớn, tình trạng căng thẳng có xu hướng cao hơn rất nhiều.

Áp lực thi cử ở học sinh lớp 9
Áp lực thi cử ở học sinh lớp 9 càng tăng lên khi kỳ thi chuyển cấp ngày càng cận kề

Nhiều học sinh chia sẻ, ngay từ khi bắt đầu lên lớp 9 các em đã phải đi học thêm các môn chính là toán, văn, ngoại ngữ. Càng gần đến kỳ thi, tần suất học thêm càng gia tăng; khối lượng bài tập, bài ôn luyện được các thầy cô giáo trên trường cũng trở nên dày đặc. Việc các em vẫn ngồi trên bàn học lúc 0 giờ sáng cũng trở nên bình thường. Áp lực thi cử ở học sinh lớp 9 cũng hình thành từ đó.

Áp lực thi cử ở học sinh lớp 9 có tỷ lệ cao ở các khu vực thành phố lớn vì số lượng các trường cấp 3 công lập hay trường chuyên khá ít dẫn đến tỷ lệ chọi rất cao. Đơn cử như tại trường THPT Năng Khiếu TPHCM trong năm 2022 chỉ có 595 chỉ tiêu đầu vào trong khi có đến hơn 2300 đơn đăng ký dự thi, tương ứng với tỷ lệ chọi là xấp xỉ 1:3,9.

Bản thân chính học sinh cũng tự ý thức được việc mình phải mạnh mẽ, kiên cường hơn trong “cuộc chiến” này, tuy nhiên quá nhiều áp lực đè nặng lên vai khiến con cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Phụ huynh chia sẻ, nhiều khi con xin nghỉ 1 buổi học để được ngủ một giấc thật ngon nhưng đã cận kề giai đoạn nước rút nên cha mẹ không thể nào đồng ý mà chỉ biết động viên con.

Số lượng học sinh lớp 9 bị áp lực thi cử ở những giai đoạn cận kề kỳ thi là rất lớn tuy nhiên không ít trường hợp bị gia đình và thầy cô xem nhẹ. Chính nhà trường và phụ huynh cũng là người góp phần làm gia tăng những áp lực mà các em đang phải chịu đựng. Bởi thế nhiều học sinh sau khi chấm dứt kỳ thi đã rơi vào trạng thái suy nhược nặng nề cùng rất nhiều rất đề phát sinh khác.

Thực tế vốn dĩ học sinh ngày nay đã phải chịu áp lực học tập rất lớn, phải luôn lắng nghe lời chỉ trích từ gia đình, khối lượng bài vở ngày càng nặng nề khiến các em không thể có một tuổi thơ hồn nhiên, vô tư. Những học sinh lớp 9 vốn đã căng thẳng vì học tập hay các vấn đề khác trước đó nếu diễn ra đồng thời với áp lực trong thi cử hoàn toàn có thể tiến triển thành các rối loạn tâm lý khác nên tuyệt đối không được chủ quan.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Nguyên nhân gây ra áp lực thi cử ở học sinh lớp 9

Có vô vàn các yếu tố tác động khiến các học sinh lớp 9 luôn cảm thấy áp lực nặng nề. Học sinh lớp 9 vốn đang ở độ tuổi “ẩm ương”, nhạy cảm, hồn nhiên nhưng cũng hay suy nghĩ và chưa có khả năng xử lý căng thẳng, điều chỉnh cảm xúc của bản thân. Do đó con thường tích tụ lại những điều tiêu cực, mệt mỏi và nếu kéo dài sẽ tạo thành trạng thái căng thẳng, chán nản, mất động lực.

Cụ thể, một số yếu tố làm hình thành và gia tăng mức độ áp lực thi cử ở học sinh lớp 9 bao gồm

Mong muốn giành một suất vào trường tốt

Hầu hết khi chuyển sang bậc Trung học phổ thông thường chia thành trường học theo hệ bình thường và trường chuyên, trường điểm. Học sinh theo học trường chuyên thường được đánh giá tốt hơn, khả năng thi đỗ đại học cao, đặc biệt được những học sinh có nhu cầu đi du học quan tâm. Và tất nhiên để dành một suất vào trường chuyên chưa bao giờ là dễ dàng bởi không chỉ đòi hỏi điểm số cao mà tỷ lệ cạnh tranh cũng cực kỳ lớn.

nguyên nhân gây áp lực thi cử ở học sinh lớp 9
Tỷ lệ đăng ký vào các trường THPT tốt quá cao trong khi chỉ tiêu lại quá thấp khiến học sinh phải cố gắng hơn gấp nhiều lần

Ngoài ra, các học sinh ở khu vực thành phố còn phải lựa chọn giữa trường công lập có mức học phí tiêu chuẩn với trường tư thục có mức học phí khá cao. Áp lực thi cử ở học sinh lớp 9 do tỷ lệ chọi quá cao sẽ trầm trọng hơn ở những học sinh có gia cảnh không quá tốt. Nhiều em lúc nào cũng trong trạng thái lo lắng không yên vì sợ không vào được trường, sẽ phải đi học quá xa nhà nếu có điểm số không tốt.

Tỷ lệ người sinh sống ở các khu vực thành phố lớn phát triển như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng ngày càng lớn, không chỉ có người bản địa mà còn có người dân từ các thành phố khác đến sinh sống nên chắc chắc mức độ cạnh tranh sẽ ngày càng tăng lên. Yếu tố này thường ít gặp hơn ở các học sinh lớp 9 ở khu vực nông thôn bởi các em luôn chắc suốt có thể vào các trường ở khu vực địa phương.

Khối lượng học tập quá lớn, không sắp xếp hợp lý

Một nguyên nhân dễ gây ra áp lực thi cử ở học sinh lớp 9 chính là khối lượng kiến thức, bài tập ngày càng nặng nhưng lại không hề được phân bổ hợp lý. Các em vừa phải đi học từ 7h sáng đến 5h chiều trên trường, tiếp tục đi học thêm từ 6h tối đến 9h tối. Về nhà các em lại tiếp tục phải hoàn thành bài tập cũ được giao, giải đề thử và vẫn phải chuẩn bị bài cho ngày hôm sau.

Nhiều học sinh phải học thêm 2- 3 môn trong một buổi tối, ngày nào cũng lặp đi lặp lại như thế. 24h trôi qua mỗi ngày của các em chỉ có học, học và chạy show đi học, kể cả ngày cuối tuần con cũng không được nghỉ ngơi. Càng gần đến giai đoạn đi thi, cường độ học càng tăng lên. Việc đến 1-2h sáng các em vẫn còn đang ngồi giải đề thi cũng trở nên quen thuộc với các gia đình có con em là học sinh lớp 9 .

Việc sắp xếp kế hoạch học tập không hợp lý khiến các em học sinh luôn phải quay cuồng với bài vở, rối loạn giữa các môn học và cuối cùng là không mang đến kết quả học tập tốt. Càng học nhiều em lại càng hoang mang vì không hiểu gì, không nhớ gì. Áp lực thi cử ở học sinh lớp 9 cũng vì vậy mà tăng lên trầm trọng hơn khi tiến dần đến kỳ thi.

Lối sống thiếu khoa học

Việc học tập chiếm quá nhiều thời gian, không có thời gian ăn uống, nghỉ ngơi cũng góp phần tác động khiến các áp lực thi cử ở học sinh lớp 9 nặng nề hơn. Các học sinh cho biết một ngày các em có chỉ chỉ được ngủ 4- 5 tiếng đồng hồ, ăn vội ăn vàng những món ăn nhanh nào đó rồi nhanh chóng vào tiết tiếp theo. Ước mơ nhỏ nhoi của các em chỉ là được chủ một giấc đến trưa mà không cần lo nghĩ điều gì.

Áp lực thi cử ở học sinh lớp 9
Nhiều học sinh không có thời gian ăn một bữa đoàng hoàng mà phải ăn vội vàng để kịp giờ cho tiết học thêm tiếp theo

Thể chất và tinh thần có mối liên kết chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Khi cơ thể chỉ luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, không có chút năng lượng nào thì tinh thần không thể thoải mái, trạng thái tinh thần luôn hạ xuống mức thấp nhất. Nhiều học sinh lúc nào cũng trong trạng thái mơ màng, có thể đổ gục bất cứ lúc nào vì quá mệt.

Những lời cảnh báo tiêu cực

Luôn nhận được những lời cảnh báo như ” có thi vào lớp 10 còn không đậu thì có thể làm được gì”; “thi không đậu là ở nhà đi học nghề” hay luôn bị chì chiết nếu kết quả thi không tốt từ gia đình, thầy cô giáo là những áp lực thi cử ở học sinh lớp 9. Người lớn thường muốn thông qua những lời cảnh cáo này để con trẻ có thêm động lực quyết tâm hơn tuy nhiên thực tế, trẻ chỉ cảm thấy nặng nề và tiêu cực hơn.

Khi luôn lúc nào cũng mang một nỗi ám ảnh rằng sẽ bị cha mẹ lo lắng, tương lai của bản thân sẽ đen tối, khó khăn nếu không thể thi đậu vào cấp 3 khiến các học sinh lớp 9 luôn sống trong áp lực. Thậm chí các em không dám nghỉ ngơi chút nào, chỉ biết cố gắng học và học, làm mọi thứ có thể để viễn cảnh tồi tệ đó không xảy ra.

Áp lực do chính bản thân tạo ra

Áp lực thi cử ở học sinh lớp 9 cũng hoàn toàn do chính bản thân con tạo ra. Nhiều trẻ trưởng thành từ rất sớm nên khi biết trước nếu mình không đậu vào trường công lập thì gia đình sẽ không có đủ kinh tế cho con theo học tại trường tư. Hay trẻ cũng sẽ cảm thấy vô cùng xấu hổ, tự ti với bạn bè nếu không thể đậu vào trường cấp 3 giống các bạn nên tự tạo ra áp lực để bản thân cố gắng hơn.

Áp lực thi cử ở học sinh lớp 9 do đâu?
Áp lực đồng trang lứa, nỗi sợ thua kém bạn bè khiến cho các học sinh cực kỳ căng thẳng

Tỷ lệ học sinh hiện nay bị áp lực đồng trang lứa là rất lớn. Việc học cùng một lớp, cùng thầy cô nhưng bạn bè có kết quả tốt hơn, năng lực cao hơn còn bản thân quá kém cỏi, có thể rớt cấp 3 khiến các em không thể có tâm lý thoải mái được. Chưa kể gia đình hay thầy cô luôn “vẽ” ra tương lai mịt mờ nếu không đạt kết quả tốt khiến  áp lực thi cử ở học sinh lớp 9 trầm trọng hơn mỗi ngày.

Mặt khác những học sinh vốn có năng lực tốt, đã từng đoạt các giải thưởng trong các kỳ thi trước đó lại càng phải nỗ lực cố gắng gấp 5, gấp 10 những học sinh khác để vị thế của bản thân không bị ảnh hưởng, Việc lo sợ những người khác sẽ đánh giá, chê cười khi kết quả thi lớp 10 của các em không tốt sẽ khiến các mất tự tin vào bản  thân nên mới tự tạo cho mình nhiều áp lực như thế.

Áp lực từ sự kỳ vọng của mọi người

“Thi lớp 10 đơn giản vậy chắc chắn con sẽ làm tốt thôi”; ” bình thường A học giỏi vậy lên cấp 3 chắc chắn sẽ vào trường chuyên rồi”; ” Cái B nhắm mắt chắc cũng đậu cấp 3″ .. Tất cả sự kỳ vọng, niềm tin từ những người xung quanh đôi khi cũng khiến những học sinh lớp 9 cảm thấy vô cùng áp lực. Làm thế nào để không khiến mọi thất vọng, làm sao để làm được tốt nhất khiến các em vô cùng lo lắng.

Áp lực thi cử ở học sinh lớp 9 đều có nền tảng xuất phát từ những kỳ vọng, những mong muốn từ chính gia đình và đè nặng lên vai con trẻ. Nhiều phụ huynh luôn mang tư tưởng con phải vào trường chuyên thì sau này mới đậu đại học, thì mới được công nhận năng lực nên không ngừng đốc thúc việc học tập của con. Chính các thầy cũng chỉ luôn đặt ra các mục tiêu cho con học tập mà chưa bao giờ quan tâm đến việc con cần gì, nghĩ gì.

Áp lực thi cử ở học sinh lớp 9 và những hệ lụy khó lường

Không thể phủ nhận, có áp lực mới có thể thành công nhưng nếu không tận dụng áp lực đúng cách thì lại dễ dẫn đến thất bại. Ngưỡng chịu đựng tâm lý ở học sinh lớp 9 còn rất thấp, con chưa được học cách xử lý khủng hoảng nên khi đứng trước các tình huống gây căng thẳng hay áp lực sẽ trở nên vô cùng bối rối, dễ rơi vào trạng thái tiêu cực, chán nản, mất động lực cố gắng.

Hệ lụy do áp lực thi cử ở học sinh lớp 9 gây ra
Không ít học sinh đã “đổ gục” ngay trong ngày thi vì đã căng thẳng quá mức, nhiều đêm liền không ngủ để ôn luyện

Áp lực thi cử ở học sinh lớp 9 kết hợp cùng lối sống kém lành mạnh, thiếu ngủ và thiếu dinh dưỡng trong thời gian dài khiến sức khỏe của các em ngày càng suy giảm. Không ít học sinh bị sụt cân, đau dạ dày, đau đầu, lúc nào cơ thể cũng như không có năng lượng, không còn sức làm gì sau khi kết thúc kỳ thi. Thậm chí có tình trạng học sinh lớp 9 bị đột quỵ vì quá sức khi ôn luyện.

Thực tế việc học tập nhưng không có kế hoạch rõ ràng chỉ khiến học sinh phí sức lực mà không hề mang lại hiệu quả. Vì quá áp lực mà nhiều học sinh cố gắng thức khuya học tập nhưng khi vào phòng thi, đầu óc lại hoàn toàn trống rỗng, không thể nhớ gì, bài thi bị bỏ trắng. Nhiều học sinh ngủ gục ngay trong ngày thi, thậm chí ngất xỉu cũng là tình trạng phổ biến hằng năm.

Bên cạnh đó, áp lực thi cử ở học sinh lớp 9 nếu đã kéo dài một thời gian và không có biện pháp giải tỏa còn dẫn tới nguy cơ các rối loạn tâm thần nghiêm trọng khác, chẳng hạn như trầm cảm, rối loạn cảm xúc.. Trẻ trở nên sợ hãi. lo lắng quá mức trước kỳ thi cử, bắt đầu xuất hiện các hành vi kỳ lạ, tách biệt bản thân với xung quanh, dễ kích động và có thể tự làm đau bản thân mình.

Gia đình và nhà trường vẫn có xu hướng vô tâm trước sức khỏe tinh thần của con trẻ, thậm chí tạo thêm các tác động, kích thích khiến trẻ thêm mệt mỏi và khủng hoảng. Tinh thần không thoải mái chắc chắn không thể mang lại kết quả thi cử tốt nhất nên phụ huynh cần nhanh chóng vào cuộc để giúp con vượt qua giai đoạn này.

Bí quyết vượt qua áp lực thi cử ở học sinh lớp 9

Càng ngày, giá trị của học thức ngày càng được chú trọng bởi thế học sinh cũng phải chịu nhiều áp lực hơn, đặc biệt khi đến gần mùa thi hay đối với những giai đoạn chuyển cấp quan trọng. Ngay cả những học sinh lớp 1, lớp 2 hiện nay cũng được đầu tư đi học thêm ngoại ngữ, học thêm năng khiếu để có nền tảng năng lực tốt nhất ngay từ nhỏ thì tất nhiên những học sinh lớp 9 khó thoát khỏi viễn cảnh áp lực về thi cử, học tập.

Để vượt qua được áp lực thi cử ở học sinh lớp 9, chỉ bản thân các em thay đổi thôi là không đủ mà cần có sự đồng hành từ gia đình, nhà trường. Áp lực thường được tạo ra do chính sự tác động từ môi trường xung quanh nên những thứ đang xoay quanh các em cũng phải vận hành lại hoàn toàn.

Điều chỉnh kế hoạch học tập khoa học

Điều chỉnh, thiết lập lại một kế hoạch học tập khoa học sẽ giúp các học sinh lớp 9 vừa có thời gian nghỉ ngơi, vừa mang lại kết quả học tập, tiếp thu kiến thức tốt hơn. Một phương pháp học thông minh sẽ giúp học sinh có thể làm chủ thời gian của bản thân, có thể ghi nhớ tối đa nội dung quan trọng, hiểu rõ cốt lõi kiến thức chứ không chỉ là học “vẹt”, học đối phó để giết thời gian.

cách vượt qua áp lực thi cử ở học sinh lớp 9
Học tập hay ôn thi cũng cần thực hiện một cách khoa học mới có kết quả tốt

Một số phương pháp học tập thông minh có thể giúp ích cho các học sinh lớp 9 để vượt qua căng thẳng ở giai đoạn thi cử như

  • Học một bài theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như xem sách giáo khoa, xem tập ghi chép, xem video bài giảng tìm kiếm các tài liệu tổng hợp trên mạng.. Từ đó hãy tổng hợp thông tin để lập sơ đồ tư duy để hiểu rõ cấu trúc từng kiến thức chuyên sâu nhất
  • Đừng chỉ học cho mình mà hãy giảng lại kiến thức cho một ai đó khác cũng là cách giúp ghi nhớ các kiến thức sâu hơn
  • Thống nhất khung giờ hay giai đoạn học từng môn học nhất định hằng ngày, không đang học môn này đột ngột chuyển sang môn khác
  • Để giảm áp lực thi cử ở học sinh lớp 9, giữa những môn học nên có thời gian nghỉ ngơi bằng việc đi dạo vài vòng, ăn nhẹ một thứ gì đó, nghe nhạc sẽ giúp tinh thần các bạn thoải mái hơn
  • Trao đổi, học nhóm với bạn bè hay thầy cô giáo, hỏi ngay những điều chưa hiểu để ghi nhớ ngay lập tức
  • Không làm cùng lúc nhiều việc, thiết lập không gian yên tĩnh, tập trung toàn bộ để tâm trí không bị xao nhãng. Do đó hãy tắt điện thoại, hạn chế nghe các bài nhạc có lời khi học bài
  • Tự đặt câu hỏi cho bản thân khi rảnh rỗi để tự kiểm tra kiến thức của bản thân, tập luyện thói quen này cũng rất tốt cho trí nhớ
  • Tâm niệm học tập cho bản thân không phải học vì mục tiêu thi cử trước mắt
  • Thiết lập mục tiêu rõ ràng, phù hợp với sở thích, khả năng của bản thân để tìm thấy sự hào hứng và động lực trong học tập. Các em sẽ không còn căng thẳng, stress khi phải gồng mình phấn đấu để đạt thành tích như cha mẹ và thầy cô kỳ vọng.

Các bạn học sinh nên chuẩn bị cho kỳ thi ngay từ giai đoạn sớm, lên kế hoạch ôn luyện ngay từ đầu học kỳ chứ đừng nên đợi đến gần kỳ thi mới vội vàng học theo kiểu “cuốn chiếu”. Gia đình muốn giảm áp lực thi cử ở học sinh lớp 9 nên khuyến khích, đốc thúc con học tập ngay từ đầu học kỳ thay vì đợi đến khi bước vào giai đoạn nước rút mới tạo ra các áp lực bắt ép con học quá mức.

Dành thời gian nghỉ ngơi

Áp lực, căng thẳng là tín hiệu rõ ràng cho thấy não bộ đang hoạt động quá sức và các em học sinh lớp 9 đang cần được nghỉ ngơi ngay lập tức. Chỉ một giấc ngủ ngon đến tận trưa vào ngày cuối tuần, có thời gian thư thả để xem một bộ phim yêu thích hay ăn một bữa cơm nóng hổi cùng gia đình đôi khi cũng đủ để áp lực thi cử ở học sinh lớp 9 thuyên giảm, hormone serotonin và dopamine tăng cao.

Tuy nhiên thường lịch học sẽ được sắp xếp bởi nhà trường nên gia đình nên trao đổi trực tiếp với thầy cô giáo nếu thấy thấy lịch trình quá dày đặc, con không có thời gian nghỉ ngơi. Gia đình cũng có thể liên hệ với giáo viên để biết năng lực và hạn chế của trẻ, từ đó có thể xem xét cắt giảm các môn học thêm nếu không thực sự cần thiết.

Thực tế nhiều chuyên gia đánh giá kỳ thi tuyển sinh lớp 10 được tổ chức bởi sở giáo dục tổ chức đã có cấu trúc, thời gian rõ ràng nên đừng quá đặt nặng áp lực cho học sinh. Nhà trường hoàn toàn có thể xem xét cắt giảm các tiết học tăng cường để trẻ có thời gian nghỉ ngơi hơn.

Chăm sóc thể chất và tinh thần

Gia đình có thể giảm áp lực, giúp trẻ có thêm năng lượng, tinh thần cho kỳ thi sắp tới bằng việc chú trọng chăm sóc về mặt thể chất và tinh thần cho con. Trong giai đoạn thi cử căng thẳng việc có cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp não bộ của trẻ hoạt động hiệu quả hơn, khả năng ghi nhớ tốt hơn, có đủ thể lực để đương đầu với những thách thức phía trước.

cách giảm áp lực thi cử ở học sinh lớp 9
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp các sĩ tự có đủ sức khỏe để có trạng thái tốt nhất trước bước vào kỳ thi

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh cần thiết để giảm áp lực thi cử ở học sinh lớp 9 mà gia đình nên chú ý như

  • Tăng cường các nhóm đạm lành mạnh từ thịt, cá, trứng sữa, đậu nành..
  • Bổ sung thêm vitamin từ rau xanh, trái cây hoặc cũng có thể sử dụng các loại viên uống bổ sung nếu cần thiết
  • Một số nhóm dưỡng chất cần thiết cho học sinh mùa thi cử như Phospholipid, canxi, omega-3 và omega-6…
  • Ưu tiên các món ăn tự nấu, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng thay vì các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng gói sẵn, nước ngọt, trà sữa hay các loại chất kích thích như cà phê
  • Đảm bảo ăn uống đủ bữa, có thời gian nghỉ ngơi sau ăn thay vì quá vội vàng để kịp giờ học

Gia đình cũng nên khuyến khích con dành thời gian vận động hằng ngày để nâng cao cả thể chất lẫn tinh thần. Để giải tỏa áp lực ở học sinh lớp 9, phụ huynh có thể cùng con đi bộ, đi bơi, đạp xe để giải tỏa căng thẳng. Hoặc nếu có thời gian hơn, hãy thử đăng ký cho trẻ một khóa học thiền hay yoga cũng mang đến tác dụng xoa dịu căng thẳng cực kỳ hiệu quả.

Trò chuyện và chia sẻ nhiều hơn

Đôi khi phụ huynh không thể hiểu được những áp lực thi cử ở học sinh lớp 9 và đôi khi cách mà họ đốc thúc con cái cũng chỉ vì mục đích mong muốn con có một tương lai tốt đẹp hơn. Do đó khi đang cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, các bạn học sinh nên trực tiếp chia sẻ với phụ huynh để cả hai bên cùng thấu hiểu nhau, cha mẹ thay đổi cách động viên thay vì chỉ tạo ra áp lực.

Bên cạnh đó, học sinh cũng có thể chia sẻ những nỗi lo lắng, căng thẳng với bạn bè hay thầy cô để nhận được sự hỗ trợ. Các trường học hiện nay cũng rất quan tâm đến sức khỏe tâm lý của học sinh, đặc biệt trong giai đoạn thi cử căng thẳng nên cũng bắt đầu thành lập các phòng ban tư vấn, có đội ngũ giáo viên hoặc các chuyên gia hỗ trợ tâm lý cho các em.

Thay vì chỉ tích tụ những áp lực, những cảm xúc tiêu cực thì hãy tìm cách giải quyết nó. Hoặc trong trường hợp lo lắng và không biết làm sao để nói ra hãy tìm cách viết ra cũng là một cách rất tốt để giải tỏa cảm xúc. Tuy nhiên các em học sinh lớp 9 hoàn toàn có thể tìm kiếm lời khuyên từ những người đi trước để biết cách sắp xếp và chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới đạt kết quả tốt nhất.

Trung tâm tâm lý NHC Việt Nam – đơn vị đồng hành cùng vượt qua áp lực thi cử ở học sinh lớp 9

Tâm lý học sinh lớp 9 vốn đang ở giai đoạn nhạy cảm, rất dễ rơi vào khủng hoảng tâm lý nên khi phải đối mặt với căng thẳng, áp lực từ thi cử con rất dễ rơi vào tiêu cực. Trẻ chỉ cố gắng học, cố gắng ngồi vào bàn giết thời gian mà không hề vào đầu được chữ nào. Thế nhưng những áp lực từ gia đình, thầy cô khiến trẻ cảm giác sợ hãi, lo lắng mà không hề dám nói ra.

Áp lực thi cử ở học sinh lớp 9
Trung tâm tâm lý trị liệu NHC luôn đồng hành, hỗ trợ chăm sóc tâm lý, giúp các sĩ tử vượt qua áp lực, căng thẳng trong giai đoạn sắp tới

Trung tâm tâm lý trị liệu NHC Việt Nam luôn sẵn sàng đồng hành cùng học sinh lớp 9 vượt qua áp lực căng thẳng trong mùa thi cử. Các chuyên gia sẽ đưa ra các giải pháp giúp trẻ vượt qua căng thẳng, có tâm lý thoải mái để học tập có hiệu quả hơn mỗi ngày đồng thời xoa dịu cảm giác lo âu, suy nghĩ, gia tăng niềm tin vào bản thân trong kỳ thi quan trọng sắp tới.

Trong quá trình trò chuyện và chia sẻ, các chuyên gia cũng giúp các em nhìn nhận được điểm mạnh/điểm yếu của bản thân, từ đó giúp trẻ xây dựng định hướng phù hợp cho tương lai. Chính những chỉ dẫn của các chuyên gia mà các em biết bản thân cần chú trọng vào môn nào từ đó sắp xếp và lên kế hoạch học tập hợp lý hơn.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Bên cạnh đó, các chuyên gia tại Trung tâm NHC còn thực hiện tư vấn, hỗ trợ cho các phụ huynh để biết cách thấu hiểu tâm lý con cái, giảm kỳ vọng và biết cách tạo động lực thay vì chỉ khiến con áp lực hơn.  Để áp lực thi cử ở học sinh lớp 9 chắc chắn cần có sự giúp sức rất lớn từ chính phụ huynh và gia đình.

Với mục tiêu tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực chăm sóc tâm lý học đường, hiện nay trung tâm tâm lý NHC Việt Nam đã và đang đồng hành cùng rất nhiều các trường cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông để thực hiện tham vấn tâm lý. Thông qua các hoạt động tư vấn, chia sẻ mỗi học sinh dần có thêm các kỹ năng giải quyết khó khăn, ứng phó với căng thẳng hay hòa hợp mối quan hệ với bạn bè, gia đình, thầy cô giáo.

Với sự hỗ trợ từ các chuyên gia tại Trung tâm tâm lý NHC Việt Nam, không chỉ giải tỏa được tâm lý của các bạn học sinh lớp 9 mà chính thầy cô và gia đình cũng dần thay đổi tư duy tích cực, có thể thấu hiểu và kết nối với các em hơn từng ngày. Điều này không chỉ cần thiết với các học sinh lớp 9 đang bị áp lực thi cử mà nên áp dụng với tất cả học sinh các cấp để có sức khỏe tinh thần tốt nhất, phòng tránh các rối loạn tâm lý khác.

Áp lực thi cử ở học sinh lớp 9 nếu không sớm khắc phục hoàn toàn có thể kết quả thi cử sắp tới không hề như mong muốn. Gia đình nên giúp trẻ cân bằng thời gian học tập – nghỉ ngơi hằng ngày, chú ý bổ sung dinh dưỡng kết hợp với động viên, khích lệ tinh thần trẻ đúng cách để con có tâm lý thoải mái, tích cực nhất trước khi bước vào kỳ thi đầy căng thẳng.

Có thể bạn quan tâm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *