Áp Lực Đồng Trang Lứa (Peer Pressure): Nguyên Nhân Và Cách Vượt Qua

Áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure) là tình trạng xảy ra phổ biến, nhất là ở thanh thiếu niên. Nếu không sớm tìm cách tiết chế thì nó sẽ khiến tâm trạng nặng nề và căng thẳng. Hơn nữa, áp lực kéo dài còn gây ra nhiều tác động xấu, khiến cho bản thân bị ảnh hưởng về cả cảm xúc, suy nghĩ và hành vi.

áp lực đồng trang lứa (peer pressure)
Áp lực đồng trang lứa có thể gây ra nhiều tác động xấu bên cạnh một số ảnh hưởng tích cực

Áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure) là gì?

Áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure) còn được gọi là áp lực từ bạn bè. Tình trạng này được hiểu đơn giản là những ảnh hưởng từ bạn bè đồng trang lứa gây tác động trực tiếp hoặc gián tiếp khiến cho một người bị chi phối về mặt tâm lý, suy nghĩ và hành vi.

Ngoài ra, áp lực đồng trang lứa cũng có thể được hiểu rộng hơn là khi cá nhân chịu ảnh hưởng từ những người thuộc cùng một nhóm xã hội. Chẳng hạn như cùng lớp, cùng độ tuổi, cùng công ty, lĩnh vực chuyên môn,… Những ảnh hưởng này sẽ khiến một người phải thay đổi thái độ, giá trị và hành vi cho phù hợp với chuẩn mực của nhóm.

Trên thực tế, hầu như ai cũng sẽ phải hoặc đã từng đối mặt với tình trạng áp lực từ bạn bè. Tuy nhiên, trẻ trong độ tuổi dậy thì, thanh thiếu niên và những người trẻ tuổi thường bị ảnh hưởng ở mức độ lớn hơn.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Một số trường hợp, áp lực đồng trang lứa có thể là động lực giúp mỗi người nỗ lực nhiều hơn trong việc khẳng định và hoàn thiện bản thân. Bởi khi ở trong một nhóm bạn ưu tú thì mỗi người sẽ rất dễ gặp phải áp lực trước thế mạnh hay thành công của bạn bè. Điều này thúc đẩy bản thân phải cố gắng hơn để được như những người bạn.

Tuy nhiên, áp lực từ bạn bè cũng có thể sẽ gây ra rất nhiều hệ quả tiêu cực. Nhất là khi chơi chung với đám bạn không tốt, thích đua đòi và hưởng thụ nhiều hơn là học tập và lao động. Tình trạng này thường có ảnh hưởng sâu sắc đến trẻ vị thành niên, chưa có kinh nghiệm và hiểu biết về những khía cạnh trong cuộc sống. Do đó rất dễ nhiễm phải các thói hư tật xấu.

Nếu không biết cách tiết chế thì áp lực đồng trang lứa có thể đè nặng bạn trong thời gian dài. Điều này sẽ dẫn đến stress, mệt mỏi, lo lắng, bi quan,… Thậm chí, nhiều người còn cảm thấy tự ti và ngại gặp mặt bạn bè do bị áp lực quá mức trước sự thành công của người khác.

Áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure) và thế hệ Gen Z

Những bạn trẻ thuộc thế hệ Gen Z lớn lên trong sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ kỹ thuật số. Chẳng hạn như sự phát triển của internet, mạng xã hội và thiết bị di dộng. Do đó, điều này đã tạo nên nhận thức rất rõ ràng của Gen Z về sức mạnh của thông tin, trải nghiệm ảo cũng như truyền thông đại chúng.

Rất nhiều người đang trăn trở rằng, liệu việc phát triển trong “thời đại số” có vô tình khiến Gen Z gặp phải những áp lực lớn hay không? Trên thực tế, các chuyên gia cho rằng, áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure) có sự ảnh hưởng khá mạnh mẽ đến thế hệ Gen Z.

Một đặc điểm tính cách dễ thấy ở nhiều bạn trẻ Gen Z là đề cao cái tôi lớn. Điều này có thể tạo thêm những áp lực vô hình. Một ví dụ đơn giản như khi thấy bạn bè khoe về thành tích trên mạng xã hội thì các bạn ở thế hệ Gen Z có thể bị áp lực nhiều hơn. Nguyên nhân là do cái tôi cao nên thường sợ bị thua kém bạn bè.

Những áp lực này có thể khiến Gen Z cố gắng và nỗ lực nhiều hơn để chứng minh thực lực cũng như thể hiện bản thân. Tuy nhiên áp lực quá lớn lại là “con dao hai lưỡi” gây ra vô vàn hệ lụy. Nó khiến các bạn Gen Z rơi vào căng thẳng, lo lắng và thậm chí dẫn tới trầm cảm.

Các loại áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure)

Trẻ vị thành niên và người trẻ tuổi thường có mong muốn hòa nhập nhiều hơn. Hơn nữa, những đối tượng này còn rất nhạy cảm với việc bị bắt nạt, chế giễu hoặc bị tẩy chay. Do đó, họ thường háo hức làm những điều mà bạn bè đồng trang lứa hay đồng nghiệp yêu cầu.

Nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu và chú ý đến vai trò quan trọng của bạn bè đồng trang lứa với việc ảnh hưởng tới các hành vi xã hội. Áp lực đồng trang lứa được chia làm 2 loại chính bao gồm:

1. Áp lực bạn bè tích cực

Áp lực tích cực từ bạn bè đồng trang lứa tức là bạn bè khuyến khích bạn làm những điều tích cực hoặc thúc đẩy bạn phát triển theo hướng có lợi. Một số ví dụ bao gồm:

  • Thúc đẩy bạn bè học tập chăm chỉ hơn để có thể đạt điểm cao hơn
  • Kiếm việc làm sau giờ học, đồng thời thuyết phục bạn bè cùng đi làm
  • Tiết kiệm tiền cho một khoản mua sắm lớn và khuyến khích bạn bè làm điều tương tự
  • Không tán thành những câu chuyện chế giễu
  • Lên án hành vi bất hợp pháp hoặc rủi ro như uống rượu, hút thuốc lá dưới tuổi vị thành niên
áp lực bạn bè tích cực
Áp lực từ bạn bè tích cực khuyến khích bạn nỗ lực nhiều hơn trong học tập

2. Áp lực bạn bè tiêu cực

Áp lực từ bạn bè tiêu cực tức là những ảnh hưởng xấu từ bạn bè khiến một người thực hiện điều gì đó nguy hiểm, gây tổn hại cho bản thân hoặc người khác. Một số ví dụ bao gồm:

  • Thuyết phục bạn bè trốn học
  • Thúc đẩy ai đó mua thuốc lá điện tử hay hút thuốc lá
  • Ép bạn bè uống rượu bia hoặc thử ma túy
  • Khuyến khích bạn bè đồng trang lứa bắt nạt người khác

Nghiên cứu nguyên nhân gây ra áp lực đồng trang lứa

Áp lực đồng trang lứa là một tâm lý chung mà dường như ai cũng từng trải qua. Tình trạng này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất:

1. Hoàn cảnh gia đình

Trên thực tế, những đứa trẻ có hoàn cảnh gia đình khó khăn thường dễ bị áp lực đồng trang lứa hơn những đứa trẻ có hoàn cảnh sống tốt. Bởi phải sống trong gia đình khó khăn khiến trẻ bị hạn chế về nhiều mặt. Từ trang phục, ăn uống cho đến tiền bạc và điều kiện học hành.

Trong khi đó, trẻ ở độ tuổi dậy thì và thanh thiếu niên thì lại hay có thói quen so sánh bản thân với bạn bè. Trẻ thường tỏ ra tự ti, xấu hổ và ngại ngùng khi thấy bạn bè được ăn ngon, mặc đẹp. Nhiều trẻ còn từ chối các cuộc vui chơi và ít dám thể hiện bản thân vì sợ bị cô lập.

2. Cách giáo dục của cha mẹ

Cách giáo dục của phụ huynh chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hình thành nhân cách của trẻ. Việc cha mẹ thường xuyên chê bai và phê phán cũng sẽ tạo ra nhiều áp lực cho con.

Đặc biệt, nhiều cha mẹ còn có thói quen so sánh con với những người bạn đồng trang lứa. Khi còn nhỏ là sự so sánh về kết quả học tập. Còn khi trưởng thành lại so sánh về công việc, lương thưởng, những đóng góp cho gia đình hay so sánh về vấn đề hôn nhân.

nguyên nhân gây áp lực đồng trang lứa
Cha mẹ hay so sánh con với bạn bè đồng trang lứa rất dễ gây áp lực cho con

Cách giáo dục không lành mạnh từ cha mẹ có thể là nguyên nhân dẫn tới áp lực đồng trang lứa. Hơn nữa, yếu tố này còn làm gia tăng mâu thuẫn trong gia đình vì các con luôn cảm thấy bố mẹ quá áp đặt và thiếu tôn trọng con.

3. Nhu cầu ngày càng tăng cao

Nhu cầu của con người đang ngày càng được tăng cao theo thời gian. Ở các thế hệ trước, nhu cầu đơn giản chỉ là được sống trong gia đình hạnh phúc, có công việc ổn định thì hiện nay, con người cần thêm rất nhiều nhu cầu khác. Chẳng hạn như có danh tiếng, được quan tâm, ngưỡng mộ hay đạt được thành công sớm.

Ở thời đại ngày nay, xã hội luôn có sự phát triển không ngừng. Hiện tại, có rất nhiều người trẻ được học tập, phát huy năng lực và thành công từ rất sớm. Số lượng các cá nhân xuất sắc trong xã hội tăng cao buộc yêu cầu về kỹ năng và trình độ cũng sẽ tăng lên.

Đặc biệt, khi nhìn thấy những cá nhân ưu tú được quan tâm và ngưỡng mộ thì bản thân mỗi người cũng hình thành nhu cầu tương tự. Trong một số trường hợp, điều này có ảnh hưởng tích cực giúp xã hội ngày càng phát triển. Tuy nhiên, ở nhiều người thì điều này có thể làm gia tăng áp lực.

4. Sự bùng nổ của mạng xã hội

Sự bùng nổ của mạng xã hội cũng là nguyên nhân thường gặp làm gia tăng áp lực đồng trang lứa. Sự xuất hiện của mạng xã hội sẽ khiến cho việc so sánh bản thân với người khác diễn ra thường xuyên hơn.

Ngày nay, mọi người hay có thói quen chia sẻ cuộc sống cá nhân lên mạng xã hội. Khi thấy bạn bè chia sẻ thành tựu lớn như mua nhà, mua xe, đi du học, tăng lương,… thì chúng ta rất khó tránh khỏi những áp lực.

5. Đặc điểm tính cách gây ra tình trạng Peer Pressure

Các cuộc khảo sát chỉ ra rằng, tình trạng Peer Pressure dễ xảy ra hơn ở những người có tính cách tự ti. Vì thiếu tự tin nên họ không có sự tin tưởng vào bản thân. Khi bắt đầu kế hoạch hay dự án mới thì họ luôn cho rằng bản thân sẽ thất bại. Ngoài ra, sự tự ti cũng sẽ hình thành tâm lý căng thẳng, bi quan trước thành công từ bạn bè.

nguyên nhân gây ra peer pressure
Những trẻ có tính cách tự ti, nhút nhát thường dễ gặp phải áp lực đồng trang lứa hơn

Ở trẻ em, tính cách tự ti sẽ khiến cho trẻ khó nổi bật mặc dù sở hữu kết quả học tập tốt. Trẻ tự ti thường bị thu hút bởi những người bạn có cá tính, thậm chí là hư hỏng. Bởi trẻ cho rằng những người bạn này luôn có được sự tự tin và nổi bật. Nếu gia đình không giáo dục đúng cách thì trẻ rất dễ nhiễm thói hư tật xấu do luôn muốn trở nên tự tin hơn.

6. Thường xuyên gặp thất bại

Những người thường xuyên trải nghiệm những thất bại trong cuộc sống rất dễ bị áp lực đồng trang lứa. Liên tiếp thất bại khiến cho họ có tâm lý thiếu tự tin. Đồng thời cảm thấy bản thân vô dụng và kém cỏi trước sự thành công của bạn bè.

7. Chủ nghĩa tập thể là nguyên nhân của Peer Pressure

Người Á Đông thường nhấn mạnh sự phụ thuộc qua lại giữa con người với nhau và tầm quan trọng của tập thể. Ngược lại chủ nghĩa cá nhân (đề cao giá trị bản thân) lại phổ biến ở các nước phương Tây.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, những người được nuôi dạy trong nền văn hóa coi trọng chủ nghĩa tập thể sẽ rất dễ hình thành sự so sánh xã hội hơn so với những người lớn lên dưới chủ nghĩa cá nhân.

Thực tế cho thấy, việc phân cấp thứ bậc, bị so sánh với người khác, thi đua điểm số được phản ánh rõ nét trong văn hóa tập thể. Điều này lý giải vì sao tình trạng áp lực đồng trang lứa lại phổ biến hơn ở các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam.

Dấu hiệu rơi vào áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure)

Áp lực đồng trang lứa có thể biểu hiện rõ ràng hoặc không. Nếu bạn đang có con cái trong độ tuổi dậy thì hoặc thanh thiếu niên thì nên dành thời gian chú ý đến con nhiều hơn. Việc xác định các dấu hiệu cho thấy con bạn đang đối mặt với áp lực từ bạn bè sẽ giúp bạn hỗ trợ con tốt hơn.

Một số dấu hiệu cho thấy một người có thể đang gặp áp lực đồng trang lứa bao gồm:

  • Né tránh việc đến trường và các tình huống xã hội khác
  • Những thay đổi trong hành vi
  • Thể hiện các cảm xúc không phù hợp
  • Tâm trạng thay đổi theo chiều hướng xấu
  • Hình thành so sánh xã hội
  • Khó ngủ
  • Thử kiểu tóc hoặc quần áo mới
biểu hiện áp lực đồng trang lứa
Áp lực từ bạn bè có thể khiến trẻ né tránh việc đến trường hay tham gia vào các tình huống xã hội

Nhiều dấu hiệu của áp lực đồng trang lứa cũng có thể là biểu hiện của các vấn đề khác. Chẳng hạn như bị bắt nạt hay lo lắng về các tình trạng sức khỏe tâm thần. Bất cứ thay đổi nào trong tâm trạng và hành vi đều đáng được quan tâm.

Những ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa

Như đã đề cập, áp lực bạn bè thường ảnh hưởng nhiều hơn đến trẻ vị thành niên. Khi con bạn dần lớn lên, bạn bè cùng trang lứa sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong cuộc sống của chúng. Bạn bè có thể ảnh hưởng đến mọi thứ, từ thói quen nghe nhạc, cách ăn mặc hay nói chuyện.

Áp lực đồng trang lứa không phải lúc nào cũng lệch lạc. Thực tế cho thấy, nó có thể mang đến cả những tác động tích cực và tiêu cực. Cụ thể như sau:

1. Lợi ích từ áp lực đồng trang lứa

Một số tác động tích cực mà áp lực từ bạn bè mang đến bao gồm:

  • Lời khuyên: Bạn bè có thể sẽ là sự hỗ trợ tuyệt vời khi trẻ thử những điều mới, khám phá những ý tưởng mới hoặc cần ai đó giúp chúng vượt qua những vấn đề khó khăn.
  • Sự khuyến khích: Các bạn đồng trang lứa có thể thúc đẩy nhau làm những điều có ích và mới mẻ. Chẳng hạn như thử sức cho đội bóng đá hay những trò chơi ở trường.
  • Tình bạn và sự hỗ trợ: Bạn bè có thể gây áp lực nhưng những người bạn tốt vẫn luôn chấp nhận con người của bạn và giúp bạn nâng cao lòng tự trọng.
  • Nêu gương tốt: Bạn bè đồng trang lứa có thể giúp nhau trở thành những người tốt hơn. Bạn bè tốt sẽ tỏ ra cau có và khó chịu trước hành vi tiêu cực và luôn khuyến khích những hành vi tích cực.

2. Tác động xấu từ áp lực đồng trang lứa

Bên cạnh tác động tích cực thì áp lực đồng trang lứa có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. Một số tác động xấu bao gồm:

  • Lo lắng và trầm cảm: Ở cạnh những người bạn đồng trang lứa gây áp lực cho bạn khiến bạn không thoải mái khi làm mọi việc. Hơn nữa còn làm tăng nguy cơ bị lo lắng và trầm cảm.
  • Tranh cãi hoặc tạo ra khoảng cách với gia đình và bạn bè: Áp lực từ bạn bè có xu hướng khiến cho một người cảm thấy tồi tệ về bản thân. Điều này khiến bạn muốn thu mình lại và rút lui khỏi gia đình, bạn bè.
  • Phân tâm trong học tập: Áp lực từ bạn bè đôi khi sẽ khiến bạn chuyển sự tập trung khỏi các ưu tiên vào việc học tập. Vì lúc này, bạn có thể tham gia vào những việc mà bình thường bạn không làm hoặc bị phân tâm bởi những suy nghĩ về áp lực bạn bè.
  • Áp lực thực hiện hành vi nguy cơ: Bạn bè có thể gây áp lực cho nhau để thực hiện các hành vi xấu. Điển hình như uống rượu bia, hút thuốc lá, thử ma túy, đua xe hay tham gia vào hoạt động tình dục từ quá sớm.
  • Các vấn đề về lòng tự trọng và sự tự ti: Thường xuyên cảm thấy áp lực trước sự thành công và thế mạnh của bạn bè sẽ khiến bạn cảm thấy tồi tệ về bản thân. Điều này có thể dẫn đến sự tự ti và giảm lòng tự trọng.
  • Thay đổi đột ngột trong hành vi: Cố gắng tuân theo các tiêu chuẩn của bạn bè hay đồng nghiệp khiến cho bạn bắt đầu thực hiện các hành vi không giống với chính mình.
  • Không hài lòng về ngoại hình: Nếu bạn bè đồng trang lứa chỉ chú ý vào ngoại hình thì bạn có thể cảm thấy không hài lòng với ngoại hình của chính mình. Đồng thời luôn muốn thay đổi ngoại hình để phù hợp hơn.
ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa
Áp lực đồng trang lứa quá mức không kiểm soát được có thể tăng nguy cơ bị trầm cảm

Cách vượt qua áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure)

Áp lực đồng trang lứa không phải lúc nào cũng thúc đẩy những lợi ích. Nhất là trong các trường hợp áp lực quá mức, nó có thể khiến bạn đánh chính mình và có hướng đi lệch lạc. Ngoài ra, nó còn làm dẫn đến các tình trạng bi quan, căng thẳng và nhiều vấn đề tâm lý khác.

Bạn cần biết cách vượt qua áp lực đồng trang lứa để tránh ảnh hưởng xấu xảy ra. Dưới đây là một số giải pháp cho bạn:

1. Nỗ lực để hoàn thiện bản thân

Không dễ dàng để biến áp lực thành động lực nhưng bạn phải luôn hướng đến mục tiêu này. Bạn cần biết rằng, mỗi người sẽ có năng lực và xuất phát điểm hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, điều mà bạn có thể làm được là luôn nỗ lực mỗi ngày để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.

Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn hãy cố gắng học tập chăm chỉ và say mê. Điều này sẽ mang đến cho bạn hành trang vững chắc trước khi bước vào đời. Ngoài ra, bạn cần trau dồi thêm cho mình một số kỹ năng mềm cần thiết. Chẳng hạn như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, tin học, ngoại ngữ,…

Ngay cả khi đã đi làm thì bạn cũng đừng bao giờ ngừng việc cố gắng. Hãy luôn hoàn thành công việc được giao và bổ sung các kỹ năng, kiến thức cần thiết để phát triển nhiều hơn. Nỗ lực hết mình chính là con đường tốt nhất để đi đến thành công. Hãy tự tin thể hiện bản thân và hạn chế quan tâm đến ánh hào quang của người khác.

2. Lựa chọn những người bạn tích cực

Khi phải đối mặt với áp lực đồng trang lứa (peer pressure), bạn nên lựa chọn chơi với những người bạn không gây áp lực cho mình trong học tập hay công việc. Bạn bè nên chấp nhận con người của bạn mà không muốn thay đổi bạn theo chiều hướng xấu đi.

Bạn bè tiêu cực luôn đưa ra những quyết định tồi tệ. Và bản thân bạn cũng sẽ có nhiều khả năng đưa ra quyết định tương tự như họ. Còn với bạn bè tích cực thì ngược lại, họ luôn cố gắng làm tốt mọi thứ và muốn bạn cũng ngày càng tốt hơn.

Hãy chọn bạn bè vì bạn thích họ và họ cũng thích bạn vì chính con người thật sự của bạn. Bạn có thể thử gặp gỡ những người có chung sở thích giống như bạn. Ví dụ nếu bạn thấy ai đó đọc một cuốn sách mà bạn thích thì có thể trò chuyện với họ về cuốn sách và làm quen với họ.

vượt qua áp lực đồng trang lứa
Lựa chọn chơi với những người bạn tích cực giúp hạn chế áp lực đồng trang lứa

3. Không so sánh bản thân với bất cứ ai

So sánh bản thân với người khác chính là thói quen xấu gây ra hoặc làm tồi tệ thêm áp lực đồng trang lứa. Do đó, muốn sớm vượt qua tình trạng này thì bạn cần ngừng việc so sánh bản thân với bất cứ ai.

Bạn cần biết rằng, thành công hay năng lực của nhiều người không phụ thuộc hoàn toàn vào sự nỗ lực. Yếu tố di truyền hay may mắn cũng là một phần trong đó. Việc không so sánh bản thân với người khác sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Riêng đối với các bậc phụ huynh thì cần tuyệt đối không so sánh con mình với các bạn đồng trang lứa. Điều này rất dễ khiến cho trẻ bị tổn thương và phải hứng chịu rất nhiều áp lực.

4. Xác định mục tiêu riêng để vượt qua Peer Pressure

Nhiều người trẻ tuổi có xu hướng đặt mục tiêu của bản thân giống với bạn bè đồng trang lứa. Bởi họ cho rằng, đây chính là con đường duy nhất để đi tới thành công.

Tuy nhiên, bạn cần phải hiểu rằng, thế mạnh và sở thích của mỗi người là khác nhau. Do đó đi theo mục tiêu của người khác chưa chắc bạn đã nhận được kết quả giống họ. Thậm chí còn làm tăng nguy cơ gặp phải thất bại.

Khi phải chịu áp lực đồng trang lứa thì bạn nên đánh giá lại bản thân. Đồng thời xác định mục tiêu riêng phù hợp rồi cố gắng hết mình với nó thay vì đi theo con đường của người khác.

Riêng với trẻ vị thành niên, bố mẹ nên đồng hành cùng con để giúp con định hướng mục tiêu cụ thể và phù hợp hơn với thế mạnh cũng như năng lực. Tuyệt đối không được bắt ép con phải làm theo nguyện vọng của gia đình.

5. Xử lý ảnh hưởng từ áp lực đồng trang lứa

Khi phải chịu áp lực đồng trang lứa thì cả tâm trạng, thói quen và hành vi của bạn đều có thể bị thay đổi. Hơn nữa, trường hợp áp lực kéo dài không vượt qua được sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực.

kiểm soát áp lực từ bạn bè
Viết nhật ký giúp bạn kiểm soát cảm xúc và nhìn nhận lại vấn đề một cách tốt hơn

Một số giải pháp giúp bạn xử lý những ảnh hưởng từ áp lực đồng trang lứa bao gồm:

  • Viết nhật ký: Đây là cách đơn giản giúp bạn đối phó với những cảm xúc tiêu cực do áp lực từ bạn bè gây ra. Nhật ký sẽ giúp bạn phân loại cảm xúc, nhìn nhận lại vấn đề và giải tỏa căng thẳng.
  • Chọn 1 nhóm bạn khác: Hãy nghĩ đến những lợi ích và tiêu cực từ bạn bè. Nếu bạn cảm thấy họ gây ra áp lực cho bạn nhiều quá mức mà bạn muốn thì nên tìm kiếm bạn mới. Bạn có thể tăng cường kết nối xã hội tích cực bằng cách tham gia tình nguyện hay các lớp học năng khiếu.
  • Dành thời gian cho hoạt động lành mạnh: Một cách khác để vượt qua áp lực từ bạn bè là dành thời gian thực hiện những hoạt động mà bạn thực sự yêu thích. Điều này giúp bạn điều chỉnh tâm trạng và có thể gặp gỡ những người khác có chung sở thích.

6. Chia sẻ với người thân và bạn bè

Áp lực đồng trang lứa thường khiến bạn phải trải qua nhiều cảm xúc tiêu cực. Điển hình như chán nản, buồn bã, tuyệt vọng và mệt mỏi. Nếu bạn không biết cách chia sẻ mà cứ giữ mãi trong lòng thì mọi thứ sẽ càng tồi tệ thêm. Bạn sẽ có nguy cơ cao đối mặt với các bệnh tâm lý, tâm thần.

Do đó, nên chủ động bày tỏ những suy nghĩ cũng như cảm xúc của mình với những người mà bạn thật sự tin tưởng, có thể là bạn bè hoặc người thân. Điều này sẽ khiến cho tâm trạng của bạn trở nên dễ chịu, thoải mái và nhẹ nhàng hơn.

vượt qua áp lực từ bạn bè
Chia sẻ vấn đề với người thân giúp bạn thoải mái hơn và nhận về những lời khuyên hữu ích

Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, bạn bè và người thân còn có thể cho bạn những lời khuyên hữu ích nếu bạn đang mơ hồ về mục tiêu trong tương lai. Thói quen chia sẻ luôn được đánh giá là cách hữu hiệu giúp một người cải thiện tâm trạng và giải tỏa stress.

7. Trị liệu tâm lý

Trường hợp các áp lực đồng trang lứa ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống của bạn thì bạn nên cẩn trọng. Nếu khó lòng chia sẻ với người thân hay bạn bè thì bạn có thể tìm đến các chuyên gia tư vấn tâm lý.

Các chuyên gia sẽ luôn sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ và đồng cảm với bạn.. Hơn nữa, họ còn giúp bạn tìm ra nguyên nhân gốc rễ, giải tỏa áp lực, điều chỉnh cảm xúc tiêu cực, hướng đến lối sống lành mạnh. Đồng thời động viên để bạn có động lực hoàn thiện bản thân tốt hơn.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Để thêm thông tin chi tiết về liệu trình trị liệu tâm lý cho tình trạng áp lực đồng trang lứa, bạn có thể liên hệ qua số hotline 096 589 8008 hoặc đặt lịch hẹn tham vấn tâm lý tại đây.

Áp lực từ bạn bè có thể trở thành một vấn đề lớn nếu bạn không biết cách kiểm soát nó. Tốt nhất nên chơi với nhiều nhóm bạn thay vì chỉ có một nhóm bạn duy nhất. Trường hợp áp lực gây ảnh hưởng quá lớn đến cuộc sống của bạn hãy tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (18 bình chọn)

Bình luận

  1. Lâm Văn Thọ says: Trả lời

    về điều này thì vẫn luôn hiện hữu ở các bạn nhỏ, đặc biệt trong môi trường trường lớp thì khá là nhiều

  2. Vì Minh Nga says: Trả lời

    cần dạy con về cách hiểu gia đình mình, cách cảm thông cho bậc cha mẹ từ sớm để con không cảm thấy tự ti

    1. Thân Bảo Hân says: Trả lời

      đúng rồi ở trường lớp thầy cô cũng không dạy vấn đề này đâu nên cái này bố mẹ phải chủ động

      1. Vì Minh Nga says: Trả lời

        ừ tôi vẫn chủ động dạy con cái này vì chỉ có vậy con mình mới vững vàng tâm lý được

        1. Thân Bảo Hân says: Trả lời

          con tôi thì nó là một người khá tình cảm và hay quan sát người khác nên nó cũng hiểu được vấn đề này nên tôi cũng nhàn được chút

          1. Vì Minh Nga says:

            quan trọng nhất khi dạy con là luôn có sự đồng hành của bố mẹ mà

    2. Lường Thu Trang says: Trả lời

      ai hay chiều con là dễ gặp cái này lắm đấy, thường thì chiều con họ sẽ không dạy con như bạn nói đâu

      1. Vì Minh Nga says: Trả lời

        vậy là con hư tại cha mẹ rồi

        1. Lường Thu Trang says: Trả lời

          nhiều lúc cha mẹ thì có dậy đấy nhưng đôi khi lại do ông bà thương con cháu lại vô tình làm hư đứa trẻ

          1. Vì Minh Nga says:

            ừ cái nguyên nhân khách quan này nhiều gia đình găp phải lắm

          2. Lường Thu Trang says:

            nhiều lúc có nói ông bà rồi ông bà cứ ậm ừ xong đâu lại vào đấy

          3. Vì Minh Nga says:

            muốn trách cũng khó ý, chỉ là mình để ý quan sát và cố gắng dạy con mình thôi

          4. Lường Thu Trang says:

            cũng may là mình uốn nắn nhiều từ lúc bé xíu nên giờ nó cũng không hay đua đòi mấy, muốn mua gì thì tự tiết kiệm xong mua

    3. Nguyễn Quốc Doanh says: Trả lời

      nhớ lại hồi nhỏ mình cũng đã từng là người tự ti về vấn đề này nên giờ dạy con chặt về điều này lắm

      1. Vì Minh Nga says: Trả lời

        trải qua rồi luôn có nhiều kinh nghiệm mà, cuộc đời vất vả cho ta sự trưởng thành và dạy con cũng chu đáo hơn chứ

        1. Nguyễn Quốc Doanh says: Trả lời

          tôi thì hay cho con vào các lớp trải nghiệm thực tế, kỹ năng sống để học hỏi nhiều hơn và tăng tư duy của con

  3. Phan Thị Thu Huệ says: Trả lời

    áp lực này dễ dẫn đến tâm lý cáu kỉnh do không có được như các bạn hoặc sự tự ti hoặc thậm chí là cả việc bị trêu trọc, chê bai gây cảm giác xấu hổ mặc cảm

    1. Phạm Phương says: Trả lời

      nhiều đứa bị rối loạn cảm xúc luôn ý chứ

      1. Phan Thị Thu Huệ says: Trả lời

        ừ đấy ở lớp các bạn có này có nọ xong bị trêu rồi về nhà đòi bố mẹ không được xong tức tối khi không dễ bị mới là lạ

        1. Phạm Phương says: Trả lời

          bị rối loạn cảm xúc thì khủng khiếp lắm. ôi trời như con hàng xóm ngay sát nhà tôi la hét rồi đập pha om xòm nhà mà chả có vấn đề gì cả chỉ là không ăn thịt mỡ mà cũng tức tối đến mức vậy

          1. Phan Thị Thu Huệ says:

            khó chữa lắm, nhất là tầm tuổi học sinh, khó bảo lắm mà dễ bị tác động tâm lý

          2. Phạm Phương says:

            không học gì được luôn, cô giáo phải đưa về tận nhà vì lúc đang học cứ ngồi khóc xong đập bàn ý

          3. Phan Thị Thu Huệ says:

            mình gặp rồi còn lạ gì nữa đâu, đứa nào bị nhìn mặt phát biết ngay ý

          4. Phạm Phương says:

            bệnh tật về cơ thể đã cảm thấy mệt mỏi phiền phức rồi còn gặp vấn đề tâm lý nữa chắc tôi cũng trầm cảm mất, nên là luôn cố gắng cho con mình một môi trường thật tốt để phát triển vậy là cảm thấy đủ đầy rồi

          5. Phan Thị Thu Huệ says:

            đúng vậy những điều giản dị vậy thôi cũng thấy ấm lòng lắm rồi

  4. Yến Bé says: Trả lời

    trẻ nhà mình 11 tuổi bị trầm cảm thì chữa ở đâu tốt nhỉ

    1. Phùng Kiều Giang says: Trả lời

      trung tâm nhc ổn đó bạn

      1. Yến Bé says: Trả lời

        bạn có số liên hệ không cho mình xin ạ

        1. Phùng Kiều Giang says: Trả lời

          https://tamlytrilieunhc.com/ bạn cứ vào link này là có đủ này, tham khảo luôn

          1. Yến Bé says:

            ok thanks bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *