Cách điều trị trầm cảm sau sinh có thể bạn chưa biết

Trầm cảm sau sinh không phải là tình trạng hiếm gặp trong cuộc sống hiện đại. Tâm lý của phụ nữ sau sinh thường rất nhạy cảm và dễ dàng rơi vào trầm cảm. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của cả mẹ và bé. Bởi vậy, trầm cảm sau sinh cần được phát hiện sớm và có giải pháp phù hợp với mẹ đang cho con bú.

Theo thống kê có khoảng 10-20% phụ nữ sau khi sinh rơi vào trầm cảm. Tỷ lệ phụ nữ mắc căn bệnh này có chiều hướng gia tăng dẫn đến những vụ việc đáng tiếc xảy ra và chưa có báo cáo chính thức về nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, hậu quả của căn bệnh này mang đến vô cùng lớn. Vậy phải làm thế nào để phát hiện và ngăn chặn kịp thời? Hãy cùng Chuyên gia tâm lý, Master Coach Bùi Thị Hải Yến chia sẻ về vấn đề này

1. Trầm cảm sau sinh là gì?

Trầm cảm sau sinh là tình trạng liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng, tuyệt vọng xuất hiện sau sinh. Trầm cảm sau sinh xuất phát nhiều nguyên nhân khác nhau, nếu tình trạng kéo dài lâu thì người mẹ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần lẫn thể chất, em bé không cảm nhận được nhiều về tình mẫu tử.

Trầm cảm sau sinh.
Sau sinh mẹ có thể có những triệu chứng mệt mỏi, căng thẳng, suy nghĩ tiêu cực.

Theo chuyên gia tâm lý, Master Coach Bùi Thị Hải Yến, trầm cảm sau sinh là vấn đề tâm lý liên quan đến tình trạng suy nghĩ theo hướng tiêu cực khiến cho cảm xúc tiêu cực và khí sắc trầm của mẹ sau sinh luôn đè nén.

Họ thường có biểu hiện như cảm giác mệt mỏi buồn bã, chán nản, lo âu, bức bối, có cảm giác bị bỏ rơi, kiệt sức, tuyệt vọng. Họ hay cáu gắt, dễ khóc, có suy nghĩ muốn mắng nhiếc, đánh hoặc làm hại đến bản thân mình cũng như người thân yêu của họ như chồng, con.

Thậm chí, họ có những hành động làm đau mình hoặc làm đau con. Hành vi này nếu không phát hiện hoặc kiểm soát thì có thể làm tổn hại đến chính tính mạng của mẹ và bé. Trầm cảm sau sinh có thể ở nhẹ, thể vừa hoặc nặng cũng có thể thoáng hoặc kéo dài trong nhiều năm sau đó.

2. Dấu hiệu trầm cảm sau sinh

Những người mắc chứng trầm cảm sau sinh thường không nhận ra hoặc không muốn thừa nhận rằng mình đang mắc phải vấn đề trầm cảm. Có thể họ ái ngại hoặc có thể sợ mình bị tước đi quyền ở gần và chăm sóc con cái.

Trầm cảm sau sinh cũng là một dạng trầm cảm được chia thành 3 mức độ: Nhẹ, vừa và nặng. Tùy vào từng giai đoạn và nhiều yếu tố khác từ người phụ nữ mà trầm cảm sau sinh có biểu hiện khác nhau. Dưới đây là một số biểu hiện điển hình:

  • Ở người phụ nữ mắc chứng trầm cảm sau sinh, họ thường có rất nhiều cảm xúc tiêu cực như cảm thấy buồn bã, chán nản, thất vọng, sợ hãi, lo lắng, bất an mà không có lý do cụ thể.
  • Phụ nữ trầm cảm sau sinh thường suy nghĩ các vấn đề, các tình huống theo chiều hướng tiêu cực. Những nỗi lo sợ của họ nhiều hơn bình thường, thậm chí là lo sợ một cách vô lý.
  • Dễ mất kiểm soát cảm xúc, dễ bật lên những cảm xúc cáu kỉnh, giận dữ hoặc thường xuyên khóc lóc.
  • Họ bị đau đầu, cơ thể mệt mỏi, có thể bị rối loạn tiêu hóa đau dạ dày, đau lưng.
  • Họ bị mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
  • Ngại giao tiếp với người khác, xa lánh mọi người có thể xa lánh cả con của mình.
  • Có suy nghĩ rằng bản thân vô dụng, kém cỏi không chăm sóc được con, hoài nghi về khả năng bảo vệ, che chở và nuôi dưỡng con của mình.
  • Nếu tình trạng trầm cảm nặng có thể xuất hiện cả những ý nghĩ và hành động làm hại bản thân mình và con, có suy nghĩ.
  • Muốn tự tử, thậm chí là rối loạn tâm thần hoặc luôn cảnh giác mọi người xung quanh khi có ý định làm hại bản thân.
  • Một số người khác còn nghĩ con mình bị ma quỷ nhập nên tìm cách trừ tà, hại đến tính mạng của bé.
Dấu hiệu trầm cảm sau sinh.
Mẹ sau sinh bị trầm cảm ảnh hưởng đến việc chăm sóc con nhỏ.

Bệnh trầm cảm gây ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất đối với người phụ nữ. Phụ thuộc mức độ nghiêm trọng bệnh mà khả năng kiểm soát được bản thân và dễ làm tổn thương người xung quanh.

3. Nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh

Hiện nay, chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh. Vì đây là bệnh tâm lý mà mỗi người sẽ có những biểu hiện khác nhau nên nguyên nhân dẫn đến cũng khác nhau:

  • Thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể làm hàm lượng estrogen và progesterone trong cơ thể giảm mạnh đột ngột kéo dài theo trạng thái trầm cảm. Trạng thái này tương tự như căng thẳng và thay đổi tâm trạng do thay đổi nồng độ hormone trước kỳ kinh nguyệt.
  • Yếu tố rối loạn tâm lý như lo lắng về việc làm sao để chăm sóc tốt cho con mà chưa thể thích nghi với việc có em bé hay mang thai không theo kế hoạch cũng là nguyên nhân gây ra trầm cảm sau sinh.
  • Sự mệt mỏi về thể chất gây nên chứng trầm sau sinh như là :
  • Khi trải qua cơn đau sau sinh, mất máu sau sinh.
  • Con quấy rối, con bị ốm gây ra những áp lực cho người mẹ.
  • Bị mất ngủ hàng đêm, không có người chăm sóc và giúp đỡ dẫn tới mệt mỏi.
  • Yếu tố gen di truyền và lịch sử trầm cảm là nguyên nhân gây ra trầm cảm sau sinh. Gia đình có người bị trầm cảm hoặc bản thân đã từng bị trầm cảm trước đó cũng dẫn tới nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh cao hơn rất nhiều.
  • Yếu tố đời sống như là thiếu sự quan tâm giúp đỡ, chăm sóc của người thân trong gia đình. Xuất hiện những mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu giữa vợ chồng, anh chị em chồng với vợ. Rồi tình trạng thiếu hụt tài chính, thất nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân gây ra trầm cảm sau sinh.
Phụ nữ mắc chứng trầm cảm sau sinh do thiếu sự quan tâm người thân.
Phụ nữ mắc chứng trầm cảm sau sinh do thiếu sự quan tâm người thân.

Sự ảnh hưởng sau khi sinh em bé khiến tâm lý người mẹ có nhiều sự thay đổi và yếu tố bên ngoài tác động, điều này tạo lên mối lo ngại lên tinh thần người mẹ. Nếu gia đình và chính bản thân người mẹ không phát hiện gây ra hậu quả khôn lường.

4. Giải pháp điều trị trầm cảm sau sinh

Điều trị trầm cảm sau sinh có rất nhiều cách nhưng phải dựa tình trạng sức khỏe người bệnh để có cách chữa trị phù hợp. Dưới đây là một số giải pháp để điều trị trầm cảm sau sinh.

4.1. Tâm lý trị liệu

Người mẹ mắc trầm cảm có thể đến các chuyên gia tâm lý để được tham vấn. Tại đây, các chuyên gia nói chuyện và trao đổi thông tin về tình trạng tâm lý để tìm ra nguyên nhân bệnh trầm cảm. Sau đó, các chuyên gia đưa ra lộ trình trị liệu phù hợp giúp người mẹ thay đổi dần dần suy nghĩ tiêu cực và hành vi. Đồng thời, các chuyên gia giúp người thân thấu hiểu, hỗ trợ để người phụ nữ sau khi sinh có thể sớm hồi phục sức khỏe. Dù tình trạng sức khỏe của người mẹ ở nặng hoặc nhẹ vẫn có thể áp dụng tâm lý trị liệu để vượt qua bệnh trầm cảm.

Tìm gặp đến các chuyên gia tâm lý để trị liệu trầm cảm.
Tìm gặp đến các chuyên gia tâm lý để trị liệu trầm cảm.

Ngoài ra, sự hỗ trợ từ người thân đóng vai trò quan trọng. Bạn bè, người thân trong gia đình động viên, khích lệ tinh thần người mẹ đang điều trị bệnh trầm cảm. Trong giai đoạn này, bệnh nhân rất cần sự quan tâm, chia sẻ cần đồng cảm, thấu hiểu từ mọi người. Điều này giúp quá trình phục hồi sức khỏe tinh thần lẫn thể chất người mẹ nhanh chóng và em bé có thể nhận được hoàn toàn tình cảm người mẹ.

Mặc dù, không thể phủ nhận sự động viên từ người thân có sức ảnh hưởng tới mẹ sau sinh nhưng chính bản thân người mẹ đóng vai trò cốt lõi trong việc vượt qua bệnh trầm cảm sau sinh. Bản thân người mẹ cần mạnh mẽ và có niềm tin về cải thiện chứng trầm cảm. Hãy lắng nghe cơ thể mình, đừng quá lo lắng khi đau, mệt, bởi đau nhức là trạng thái các sản phụ sau sinh có thể trải qua, đặc biệt mệt mỏi là nguyên nhân khiến cho bệnh trầm cảm nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, người bệnh cần lắng nghe cơ thể, cảm xúc để cho tinh thần được thư giãn, thoải mái và những điều mình thích.

Bên cạnh đó, người mẹ cần có chế độ ăn dinh dưỡng phù hợp phụ nữ sau khi sinh để có sữa cho em bé bú. Người mẹ có thể tham gia một số bộ môn làm giải tỏa căng thẳng như thiền định hoặc yoga. Hai bộ môn nhằm giúp nâng cao sức khỏe tinh thần cả thể chất.

4.2. Điều trị bằng thuốc

Thuốc cũng làm một trong những giải pháp điều trị trầm cảm phổ biến hiện nay. Bác sĩ dựa vào triệu chứng của bệnh nhân để kê đơn thuốc phù hợp. Thuốc được kê toa thông thường hoặc là thuốc an thần hoặc là thuốc chống trầm cảm. Thuốc chống trầm cảm có tác dụng ức chế lên não bộ, điều chỉnh tâm trạng.

Ngày nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc điều trị chứng trầm cảm cho phụ nữ sau sinh. Điều này cần phải có sự cho phép và chỉ định bác sĩ chuyên khoa để không ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ. Tuy nhiên, nhiều loại thuốc trầm cảm thường có tác dụng phụ nên các mẹ hãy cân nhắc trước khi sử dụng. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến ở người mẹ trầm cảm sau sinh:

  • Gây khô miệng, đắng miệng
  • Gây chóng mặt, buồn nôn
  • Tăng thèm ăn và tăng cân
  • Giảm ham muốn và các rối loạn tình dục khác, chẳng hạn như rối loạn cương dương và giảm cực khoái.
  • Táo bón.
  • Mệt mỏi và buồn ngủ
Sử dụng thuốc điều trị trầm cảm sau sinh.
Sử dụng thuốc điều trị trầm cảm sau sinh.

Mặc dù đã có sản phẩm thuốc chống trầm cảm dành riêng cho phụ nữ sau sinh nhưng nhiều nghiên cứu vẫn chỉ ra một số ảnh hưởng của thuốc với trẻ bú sữa mẹ như bứt rứt, hay quấy khóc, dễ giật mình, trẻ khó khăn để vào giấc ngủ, bú kém, nôn ói,… Nhiều mẹ vì vấn đề này mà cân nhắc giữa việc điều trị hay không điều trị, cai sữa hay không cai sữa.

Tuy nhiên, nếu mẹ sử dụng phương pháp tâm lý trị liệu để giải quyết vấn đề trầm cảm sau sinh thì mẹ sẽ không cần phải cân nhắc những điều này. Vì phương pháp trị liệu tâm lý không dùng thuốc nên rất an toàn với phụ nữ đang cho con bú.

5. Giải pháp của Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC về trầm cảm sau sinh

Hiện nay, chuyên gia tâm lý, Master Coach Bùi Thị Hải Yến là Giám đốc Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam. Đây là đơn vị tiên phong trong trị liệu tâm lý tại Việt Nam với quy mô lớn, hiện đại và chuyên nghiệp. Trung tâm NHC Việt Nam đã nghiên cứu khoa học tâm lý, khoa học tâm trí, kỹ thuật trị liệu tâm lý tiên tiến nhất trên thế giới và ứng dụng thành công trong việc chữa lành tâm bệnh, cải thiện sức khỏe tinh thần của khách hàng một cách tự nhiên nhất.

Bên cạnh đó, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam luôn đồng hành cùng khách hàng trong và sau trị liệu. Trong quá trình trị liệu tâm lý, các chuyên gia tâm lý luôn quan tâm và hỗ trợ khách hàng ngoài giờ trị liệu. Khi kết thúc trị liệu, Trung tâm và chuyên gia vẫn đồng hành cùng với khách hàng qua các chương trình trị liệu nhóm.

Hiện nay, phương pháp trị liệu tâm lý còn khá mới mẻ tại Việt Nam nên nhiều người còn lo ngại, do dự khi nói chuyện với người lạ về cảm xúc thật, suy nghĩ thật, vấn đề thật của mình. Tuy nhiên, với sự tận tâm và quy trình can thiệp được nghiên cứu bài bản của NHC Việt Nam sẽ dần dần biết cách phối hợp và cởi mở tiếp nhận trị liệu.

Tùy theo từng trường hợp cụ thể, các chuyên gia tại NHC Việt Nam thiết kế ra lộ trình với thời gian, phương pháp trị liệu phù hợp và chuyên biệt. Trong buổi đầu tiên, các chuyên gia tâm lý trị liệu NHC Việt Nam sẽ giúp khách hàng tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Từ đó, đưa ra lộ trình trị liệu tiếp theo cho khách hàng với mục đích giải quyết vấn đề một cách tốt nhất và triệt để nhất.

Chuyên gia tâm lý, Master Coach Bùi Thị Hải Yến chia sẻ: “Phương pháp trị liệu tâm lý không dùng thuốc đang trở nên rất phổ biến trên thế giới. Nó có thể coi là biện pháp an toàn và khoa học để giúp cho mẹ trầm cảm sau sinh vượt qua vấn đề. Các chuyên gia của Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đã cùng nhau nghiên cứu và phát triển phương pháp này ở Việt Nam để phù hợp nhất với tâm thế, sinh lý và cả những quan điểm tư duy truyền thống của người phụ nữ Việt Nam và gia đình Việt Nam. Vì vậy, hãy cho mình cơ hội để được đồng hành cùng chúng tôi và cho chúng tôi một cơ hội, để đồng hành hỗ trợ bạn bước qua vấn đề này, lấy lại niềm tin, tình yêu, sức sống, sự phục hồi về sức khỏe tâm lý để bước qua trầm cảm sau sinh”.

Chuyên gia tâm lý, Master Coach Bùi Thị Hải Yến là người đã từng trải qua trầm cảm sau sinh và có rất nhiều kinh nghiệm trong việc trị liệu tâm lý cho mẹ bầu, mẹ sau sinh.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Phụ nữ sau sinh hãy lắng nghe cơ thể và tâm lý của mình để chăm sóc bản thân mình tốt hơn. Nếu bạn cảm thấy mình có những dấu hiệu trầm cảm sau sinh thì hãy chia sẻ với người thân và tin tưởng vào khả năng cải thiện vấn đề của mình. Nếu như bạn cảm thấy mình cần được hỗ trợ để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng đó và chăm sóc con được tốt nhất, hãy liên hệ chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ sớm nhất: 096 589 8008.

Xem thêm video chia sẻ từ chuyên gia tâm lý, Master Coach Bùi Thị Hải Yến tại đây:

Có thể bạn chưa biết:

Trị liệu trầm cảm tại NHC Việt Nam – Giải pháp hàng đầu cho bệnh Trầm cảm

Chuyên gia chia sẻ chìa khóa giúp phụ nữ ổn định tâm lý khi mang thai

Lời khuyên tốt cho người trầm cảm? Chuyên gia Bùi Thị Hải Yến giải đáp trên kênh VTV2

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *