Chuyên gia chia sẻ chìa khóa giúp phụ nữ ổn định tâm lý khi mang thai
Chuyên gia tâm lý, Master Coach Bùi Thị Hải Yến không chỉ có kinh nghiệm, kiến thức trong tâm lý trị liệu giúp người trầm cảm ổn định tâm lý, hồi phục sức khỏe, trở nên hạnh phúc mà còn là một người mẹ từng trải qua những bất ổn trong thời kỳ mang thai. Hãy cùng nghe những chia sẻ của chuyên gia Hải Yến để có chìa khóa, giải pháp giúp phụ nữ ổn định tâm lý khi mang thai nhé.
Mang thai là một giai đoạn rất đặc biệt của người phụ nữ. Nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tâm lý, tinh thần của người phụ nữ mà còn ảnh hưởng trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe và tương lai của em bé. Cho nên, đối với mỗi người phụ nữ, mang thai là một giai đoạn rất quan trọng và người phụ nữ nào cũng mong muốn rằng mình thật sự khỏe mạnh, vui tươi, hạnh phúc trong giai đoạn này để sinh ra những thiên thần thật xinh đẹp, khỏe mạnh, thông minh.
Tuy nhiên, khi bước vào thai kỳ, dù đã chuẩn bị rất kỹ từ sức khỏe, kiến thức, tinh thần nhưng bạn vẫn cảm thấy có những lúc tâm lý bất ổn. Và đôi khi những bất ổn đó nó lớn dần và tạo thành những lo lắng, sợ hãi thái quá của mẹ bầu, thậm chí là mẹ bầu rơi vào tình trạng sang chấn tâm lý, rối loạn lo âu, trầm cảm khiến cơ thể căng thẳng, mệt mỏi, mất năng lượng tích cực. Vậy làm thế nào để vượt qua những bất ổn tâm lý trong thời kỳ mang thai. Mời các bạn nghe chia sẻ của chuyên gia tâm lý, Master Coach Bùi Thị Hải Yến nhé.
Chúng ta thường cảm thấy bất an khi có một điều gì đó mới mẻ đến với cuộc sống của mình
Đó là một phản ứng tâm lý tự nhiên của con người khi có một điều gì đó mới lạ đến với chúng ta. Mang thai cũng vậy. Dù chị em đã rất mong mỏi có một đứa trẻ, dù chúng ta đã tìm hiểu thông tin, tham gia các khóa học để có kiến thức chăm sóc bản thân và em bé khi mang thai, dù bạn đã gặp rất nhiều người phụ nữ mang thai thì sự xuất hiện của một thiên thần trong bụng người mẹ cũng là một điều mới mẻ với chúng ta. Và theo cơ chế tâm lý tự nhiên, mẹ bầu sẽ có trạng thái phòng ngự vì cảm thấy có gì đó không được an toàn cho lắm, mẹ bầu sẽ có xu thế lo lắng cho thai nhi nhiều hơn.
Trong khi chúng ta có thể có những thói quen xấu nhưng điều đó lại là thứ đã rất quen thuộc với bản thân mình và chúng ta vẫn cảm thấy an toàn với những thói quen xấu đó. Ví dụ dậy muộn, không ăn sáng, ăn nhiều muối… nhưng chúng ta vẫn cảm thấy ăn toàn về mặt tâm lý.
Đây cũng là một trong những lý do khiến cho phụ nữ mang thai có những bất ổn về mặt tâm lý. Khi điều bất ổn này cộng với những vấn đề tâm lý bất ổn khác có sẵn trong con người chúng ta trước khi mang thai, nó có thể cộng hưởng để tạo thành một nỗi lo lắng, nỗi sợ hãi, ám ảnh khi mang thai.
Hơn nữa, Khi phụ nữ mang bầu, phụ nữ dành cho ra một phần dưỡng chất trong cơ thể mình để nuôi em bé từ dưỡng chất cho đến các hóc môn theo một cơ chế rất tự nhiên. Bởi vậy, người mẹ cần có sự quan tâm chăm sóc của người thân bên cạnh mình một về cả sức khỏe, tâm lý, sinh lý lẫn thể chất.
Mẹ bầu nên làm gì khi cảm thấy bất an trước những thông tin cảnh báo tiêu cực trên mạng?
Khi mà chúng ta chuẩn bị mang thai hoặc đang mang thai, việc tìm hiểu thông tin về chăm sóc thai kỳ, chăm sóc em bé trong bụng mẹ rồi chăm sóc em bé khi mới chào đời là chuyện rất bình thường.
Nhưng nếu mẹ chỉ tập trung vào vào những nguy cơ, biến chứng, những lời cảnh báo có thể xảy ra khi mang thai thì nó có thể trở thành nỗi sợ hãi, ám ảnh của mẹ trong thai kỳ. Điều này khiến mẹ luôn trong tâm trạng bất an và khó thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực.
Thực ra, không phải người phụ nữ mang bầu và chuẩn bị mang bầu nào cũng có tâm lý như vậy. Vì có những người phụ nữ đã tạo được cho mình một thói quen là tập trung vào điều tích cực. Họ thường nhìn vào phần tích cực thôi và những điều tiêu cực không dễ dàng lọt vào vùng ghi nhớ của não bộ và trở thành nỗi ám ảnh đối với họ.
Mỗi con người khi tiếp nhận thông tin từ bên ngoài đều thông qua màng lọc thông tin của riêng mình. Khi đọc một thông tin nào đó, não bộ của chúng ta tự nhiên có cái cơ chế lọc thông tin. Bởi vậy, nếu chúng ta đã có thói quen sử dụng ngôn từ tích cực, suy nghĩ, nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng tích cực thì khi đó, não bộ của chúng ta sẽ thường lọc lấy những thông tin tích cực, những điều tuyệt vời đi vào trong mà thôi.
Chính vì thế, các bạn muốn tránh những sự ám ảnh, lo lắng với những thông tin tiêu cực ở bất kỳ đâu, bất cứ lúc nào, hãy rèn luyện cho mình cách sử dụng ngôn từ tích cực, cách nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng tích cực và có niềm tin, tư duy tích cực và tương hỗ.
Ứng dụng kỹ thuật tự kỷ ám thị để hình thành nên những niềm tin tích cực
Mẹ bầu có thể sử dụng kỹ thuật tự kỷ ám thị để tạo ra niềm tin, tư duy tích cực, tương hỗ về khả năng làm mẹ của mình, về một tương lai tuyệt vời của mình khi mình mang thai và có con nhỏ.
Trước khi mang bầu, mẹ có thể tự kỷ chính mình rằng: “Mình đang nỗ lực, đang luôn cố gắng và mình xứng đáng có một em bé khỏe mạnh, thông minh, mình xứng đáng có một thiên thần đến với mình”. Trong thời kỳ mang bầu, khi mẹ vừa mới thức dậy, mở mắt ra, chúng ta hãy đặt tay lên bụng và nói những lời khẳng định tích cực:
“Chào thiên thần của mẹ. Con là một thiên thần khỏe mạnh, xinh đẹp và thông minh”.
“Mình là một người phụ nữ thật tuyệt vời, mình đang mang trong mình một em bé, một thiên thần tuyệt vời vừa khỏe mạnh, vừa thông minh, vừa xinh đẹp”.
Ngay khi mình chuẩn bị kết hôn hoặc chuẩn bị có em bé, hãy tô vẽ cho mình một bức tranh tương lai thật là tuyệt vời ở trong tâm trí của mình. Một tương lai tốt đẹp, có thiên thần bên cạnh, có chồng, có con…
Khi tâm trí của bạn chứa toàn những điều tích cực, bạn sẽ không còn bận tâm quá nhiều, không còn bị ám ảnh bởi những thông tin cảnh báo, thông tin tiêu cực nữa. Dù là bạn biết rằng những điều đó có thể xảy ra nếu như chúng ta không cẩn thận. Nhưng chúng ta đọc thông tin để chúng ta hướng bản thân đến điều tích cực và chúng ta cần biết rằng mình cần giữ cho tâm lý của mình thoải mái, giữa cho thân mình khỏe mạnh và giữ cho trí của mình luôn hướng tới một thiên thần khỏe mạnh.
Hoặc là, có một cách như các cụ ngày xưa vẫn làm là trước khi có dự định mang bầu hoặc đang mang thai, mình có thể tìm những hình ảnh em bé dễ thương, đáng yêu, xinh đẹp để treo trên đầu giường, để trong điện thoại của mình hoặc để trong ví của mình. Đây cũng là một cách tự kỷ ám thị.
Các mẹ bầu có thể áp dụng kỹ thuật tự kỷ ám thị đơn giản này để luôn đầy ắp hình ảnh trong tâm trí về một em bé khỏe mạnh, thông minh và bằng tâm trí, mình hấp dẫn một em bé như vậy đến cuộc đời của mình.
Làm thế nào để nhận biết được khi mẹ bầu có những bất ổn đáng báo động về tâm lý?
Như đã chia sẻ ở trên, mẹ bầu khi bước vào thời kỳ mang thai có thể bất ổn về tâm lý. Chính vì vậy, phụ nữ mang bầu thỉnh thoảng cáu giận, mệt mỏi là chuyện bình thường. Những bất ổn này thường không đáng lo ngại. Vậy những biểu hiện nào cho thấy mẹ bầu đang có những bất ổn tâm lý đáng báo động? Đó là những biểu hiện thể hiện phụ nữ mang bầu đang không trân trọng bản thân và sự sống.
Bởi vì tâm lý bình thường của một người phụ nữ mang trong mình một mầm sống là họ sẽ rất trân trọng cuộc sống của chính mình. Vì đây là sự sống của cả em bé nữa. Họ sẽ có ý thức và bản năng trong việc bảo vệ sức khỏe của mình, bảo vệ em bé. Họ cũng có ý thức rằng mình phải thật tích cực, thật khỏe mạnh để bảo vệ đứa con của mình, bảo vệ mầm sống đang ở bên trong con người của họ. Đó là bản năng của người làm mẹ.
Tuy nhiên, nếu như họ có biểu hiện, hành động làm đau bản thân mình, không chăm sóc, không để tâm gì đến sức khỏe cả về tinh thần, thể chất của mình thì đó là điều báo động. Bởi vì đó là điều trái với tự nhiên nên nó là điều bất thường. Cái gì thuận tự nhiên thì tự nhiên nó thuận.
Và đối với người phụ nữ mang thai điều mà họ trân trọng nhất là đứa con của mình, họ sẽ làm tất cả để bảo vệ đứa con của mình. Ví dụ như người phụ nữ đau đầu, họ sẽ nghỉ ngơi, xoa bóp đầu hoặc đi sapa… Nhưng nếu họ đập đầu vào tường hoặc tự đấm vào đầu dù biểu hiện lúc đầu là nhẹ thôi nhưng nó cũng là một điều bất bình thường.
Một người bình thường khi tự đập đầu vào tường sẽ cảm thấy rất đau. Nhưng khi chúng ta có một cơn đau ở bên trong cơ thể. Việc đập đầu vào tường có thể gây đau đớn nhiều hơn cơn đau bên trong, khiến chúng ta có cảm giác là mình đã trấn áp được cơn đau ở bên trong cơ thể. Có nghĩa là người phụ nữ đang dùng một cơn đau bên ngoài cơ thể để trấn áp một cơn đau bên trong cơ thể. Bởi vậy, nó là sự tự làm tổn hại cơ thể mình mặc dù lúc đầu chỉ là những hành động gây đau nhẹ thôi.
Nếu mà việc đập đầu không làm họ trấn áp được cơn đau mỏi bên trong cơ thể họ. Họ có thể dùng những biện pháp mạnh hơn và nguy hiểm hơn. Bởi vậy, người thân cần thật sự lưu ý nếu như bà bầu có các hành động, biểu hiện không trân trọng sự sống, không trân trọng bản thân.
Phụ nữ từng mắc các rối loạn tâm lý, khi mang thai có thể bị tái phát không?
Như đã chia sẻ ở trên, khi phụ nữ mang thai có thể có những bất ổn về mặt tâm lý, cảm thấy thiếu an toàn bởi sự xuất hiện của thai nhi là một điều mới mẻ trong cuộc sống của mẹ. Đó là cơ chế phản vệ bình thường của tâm lý. Cho nên, trong thai kỳ, mẹ bầu dễ mắc vào trạng thái lo lắng, suy nghĩ nhiều và có thể đặt ra các tình huống tiêu cực. Nếu mẹ bầu nào vững tâm thì có thể bước qua giai đoạn đó một cách dễ dàng và nó chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc thôi. Nhưng nếu mẹ bầu nào không có thói quen suy nghĩ tích cực thì câu chuyện có thể đi theo một chiều hướng khác.
Thêm nữa, khi mang thai, người phụ nữ phải chia sẻ rất nhiều dưỡng chất, hóc môn từ cơ thể để phục vụ cho việc nuôi dưỡng em bé. Nếu trong cơ thể người phụ nữ thiếu hoặc thừa một số dưỡng chất nào đó thì cơ thể người mẹ sẽ không được khỏe mạnh, vui tươi. Bản thân cơ thể người mẹ đang mang thai cũng sản sinh ra những hóc môn khiến cho mẹ dễ dàng cáu giận, căng thẳng, mệt mỏi hơn.
Khi trạng thái tâm lý của người mẹ không được thoải mái, những điều kiện chưa được tương hỗ thì làm cho tâm lý của người mẹ bị ảnh hưởng. Nếu người mẹ có một môi trường sống tích cực, tràn đầy yêu thương, quan tâm thì cơ thể người mẹ sẽ tự sản sinh ra được những hoc môn hạnh phúc. Nếu không thì cơ thể người phụ nữ sẽ rơi vào trạng thái bất ổn tâm lý, tính khí thất thường.
Và nếu bản thân họ đã từng gặp các vấn đề về tâm lý tức là bản thân họ đã từng có giai đoạn mà không thể cân bằng được hóc môn trong cơ thể, không cân bằng được cảm xúc. Nếu như vấn đề trước đây không được giải quyết triệt để, họ vẫn có trong mình những niềm tin, tư duy theo chiều hướng tiêu cực, thậm chí là có mô thức về cách nghĩ tiêu cực, suy nghĩ tiêu cực, sự ám ảnh, lo âu, sợ hãi… cộng với tình trạng tâm lý của mẹ bầu như đã phân tích ở trên thì những vấn đề tâm lý trước đây có thể lặp lại và lớn hơn. Cho nên, nguy cơ bà bầu rơi vào tâm lý bất ổn là hoàn toàn có thể xảy ra.
Bởi vậy, nếu mẹ bầu đã từng có những giai đoạn bất ổn tâm lý, khi mang thai, người thân cần quan tâm, chăm sóc hỗ trợ phụ nữ mang thai về cả mặt dinh dưỡng, ngủ nghỉ, tâm lý, sức khỏe, đặc biệt là tạo điều kiện để mẹ bầu có sự thoải mái về tinh thần.
Nếu mẹ bầu có những vấn đề về tâm lý có nên sử dụng thuốc không?
Tâm lý người Việt Nam khi mắc bất kỳ vấn đề gì sẽ đến bệnh viện để thăm khám và lấy thuốc uống. Với các vấn đề về tâm lý, thuốc sẽ làm cho vấn đề tâm lý nén xuống. Và nếu như bạn được sống trong một môi trường thuận lợi, không bị tác động bởi những yếu tố bất lợi, không có những áp lực, khó khăn trong cuộc sống thường ngày thì tâm lý sẽ vẫn ổn định và vấn đề tâm lý nó có thể sẽ không quay trở lại.
Nhưng nếu có một vấn đề nào đó tác động, động chạm đến vấn đề tâm lý đã được nén xuống đó, chúng sẽ bùng phát trở lại. Và mang thai có thể là một tác nhân như vậy. Vậy nếu người phụ nữ đang mang thai gặp các vấn đề về tâm lý, không thể uống thuốc thì có giải pháp nào không?
Tâm lý trị liệu là một giải pháp rất phù hợp với những người phụ nữ chuẩn bị mang thai, chuẩn bị kết hôn, phụ nữ đang mang thai, phụ nữ cho con bú và trẻ em. Đây là những đối tượng mà Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam cực kỳ quan tâm bởi phương pháp của chúng tôi là không sử dụng thuốc và chúng tôi giải quyết ở tầng sâu của nguyên nhân gốc rễ để cho những phần tâm lý đã từng bị nén lại từ thuốc có thể được chuyển hóa hoàn toàn hoặc phần lớn, chúng tôi làm thế nào đấy để hoàn toàn tháo gỡ chúng ra khỏi con người của bạn. Để sau này có sự kiện khó khăn, áp lực đến, những điều đó không còn có trong con người bạn nữa thì sẽ không nảy sinh vấn đề hoặc có còn thì rất ít nên nó không thể bùng phát trở thành vấn đề lớn được. Nếu có, nó cũng chỉ là một chút lo lắng nhỏ, hoặc khi có thêm những vấn đề mới thì các bạn đã được chúng tôi huấn luyện, đào tạo để lắng nghe bản thân, quan sát chính mình, chăm sóc bản thân để vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống. Đó là nguyên lý để chúng ta chăm sóc sức khỏe tinh thần.
Bạn có vấn đề tâm lý khi bạn mang bầu và bạn không nên hoặc không thể uống thuốc thì họ cần người nhà hỗ trợ, quan tâm chăm sóc về cả tâm, thân, trí. Tâm là tạo cho họ một tâm thế, trạng thái, tâm lý thật thoải mái. Thân: Dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý, rèn luyện bài tập cơ thể phù hợp nữa. Trí: Tư duy, suy nghĩ, logic, niềm tin tích cực, phù hợp và đúng đắn.
Niềm tin, tư duy tích cực và tương hỗ là điều rất quan trọng với người phụ nữ chuẩn bị mang thai, đang mang thai. Khi họ có sự tự tin, sự lạc quan rằng họ sẽ sinh ra những em bé khỏe mạnh, họ là một bà mẹ tốt có thể chăm sóc con mình rất tốt. Khi đó, bản thân họ sẽ có sự tỉnh thức và hành động bản năng trong việc chăm sóc con nhỏ. Những hành động bản năng của người mẹ rất là tuyệt vời, bên trong mỗi người phụ nữ đều có những hành động bản năng này. Nhưng nếu họ vướng vào những nỗi lo âu, sợ hãi thì bản năng đấy có thể đã bị che mờ và không phát huy được hết khả năng, thiên chức làm mẹ của mình.
Bởi vậy, khi người nhà hỗ trợ mẹ bầu, mẹ sau sinh thì họ sẽ phát huy được hết cái khả năng làm mẹ sáng suốt để chăm sóc con của họ một cách tốt nhất. Nếu bạn nghĩ rằng, mình có thể đồng hành với mẹ bầu, mẹ sau sinh để họ vượt qua những giai đoạn khủng hoảng tâm lý thì hãy kiên trì, kiên nhẫn với họ và yêu thương họ với một tình yêu thương vô điều kiện, không có kỳ vọng. Hãy coi họ như một viên pha lê cần được nâng niu, chăm chút.
Nếu bạn cảm thấy mình không đủ thời gian, không đủ khả năng để đồng hành cùng họ, hãy tìm cho mẹ bầu, mẹ sau sinh một trung tâm tâm lý trị liệu, một chuyên gia tâm lý để họ được đồng hành đúng cách. Đây không phải là một giai đoạn dài nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của mẹ và em bé sau này.
Có thể bạn quan tâm:
- Gia đình trở nên gắn kết, hạnh phúc hơn với 5 ngôn ngữ yêu thương
- Tuổi Teen cần gì ở cha mẹ? Chia sẻ hữu ích từ chuyên gia
- Tìm hiểu bí mật ba vùng não tâm trí để làm chủ tình huống, làm chủ cuộc sống
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!