Nên làm gì khi bị bạo lực học đường? Cách xử lý tình huống

Nên làm gì khi bị bạo lực học đường, xử lý tình huống thế nào để có thể bảo vệ bản thân là điều rất nhiều nạn nhân tìm kiếm. Thực tế, để giải đáp băn khoăn này không hề là điều dễ dàng bởi còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhiều tình huống. Học cách tự bảo vệ bản thân, thông báo cho gia đình hoặc thậm chí là chuyển môi trường học là điều nạn nhân của bạo lực học đường cần tham khảo.

làm gì khi bị bạo lực học đường
Nạn nhân bị bạo lực học đường thường không biết xử lý dẫn tới việc luôn sống trong lo lắng, sợ hãi không nguôi

Nên làm gì khi bị bạo lực học đường?

Bạo lực học đường là một trong những vấn đề gây ra nhiều nhức nhối hiện nay bởi nó gây ra rất nhiều các hệ lụy nghiêm trọng. Rất nhiều học sinh đã phải bỏ học, thậm chí là rơi vào vòng lao lý vì cách xử lý tình huống, chống lại kẻ bắt nạt quá mức. Mặt khác cũng không ít đứa trẻ đã chọn cách tự tử vì không tìm được sự giúp đỡ, luôn phải sống trong bạo hành mỗi khi đến trường.

Những đứa trẻ chịu bạo lực học đường thường mang nỗi ám ảnh tâm lý cực kỳ nghiêm trọng, thậm chí là theo các em đến suốt cuộc đời. Tỷ lệ số học sinh mắc các vấn đề tâm lý, tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu.. Nỗi đau về thể xác, tinh thần trên những trái tim còn non nớt chính là thứ có thể phá hủy cả tương lai của các con.

Nên làm gì khi bị bạo lực học đường luôn là một trong những câu hỏi rất khó trả lời, bởi trong hoàn cảnh đó, nạn nhân thường cực kỳ lo sợ, ám ảnh, thiếu tỉnh táo nên cách giải quyết thường khá bốc đồng. Tuy nhiên nếu bản thân nạn nhân dám đứng lên phản kháng, lên tiếng, biết cách bảo vệ bản thân ngay từ đầu thì tình thế hoàn toàn có thể xoay chuyển theo hướng tích cực hơn.

Vậy nạn nhân của bạo lực học đường nên làm gì để có thể bảo vệ chính mình?

Chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ

Khi bị bắt nạt, nhiều người thường sợ hãi không dám lên tiếng, không dám nói với ai. Tâm lý chung của những nạn nhân bị bạo hành chính là xấu hổ, sợ bị trả thù nặng hơn nếu nói ra. Do đó khi trẻ bị bạn bè bạo hành con sẽ luôn im lặng chịu đựng hoặc tự tìm cách trả thù, chỉ khi xảy ra các sự cố đáng tiếc thì những người xung quanh mới phát hiện.

Thực tế, những kẻ bắt nạt không chọn bạn vì bạn làm gì sai, đơn giản chỉ là do bạn yếu sức hơn, bạn có một mình còn chúng luôn là số đông. Nếu bạn càng giấu giếm, càng cố chịu đựng với mong muốn để chuyện này nhanh chóng qua đi thì kết quả vẫn chỉ luôn bạn phải chịu đau khổ 1 mình, những kẻ xấu sẽ càng được nước lấn tới mà thôi. Vậy những nạn nhân khi bị bạo lực học đường cần làm gì chính là báo cho gia đình, nhà trường hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người có thể giải quyết.

Gia đình chính là người sẵn sàng bảo vệ bạn bằng bất cứ giá nào, họ có thể đến trực tiếp trường học để nói chuyện với kẻ bắt nạt. Như đã nói, những kẻ xấu thường chọn những người “có vẻ dễ bắt nạt” để thực hiện ý đồ, khi bạn đã có gia đình phía sau bảo vệ thì ít nhiều chúng cũng bắt đầu sợ sệt hơn và không dám tiếp tục bắt nạt.

Bên cạnh đó, cần làm gì khi bị bạo lực học đường thì việc thông báo với nhà trường cũng là một biện pháp cần thiết vì không phải lúc nào phụ huynh cũng có thể theo sát con khi ở trường. Thầy cô có thể sắp xếp lại lớp học để tách trẻ ra khỏi kẻ bắt nạt hoặc có các biện pháp phù hợp để răn đe, xử lý, bảo vệ học sinh tốt nhất.

Tuy nhiên vẫn có những trường hợp, những kẻ bạo hành được “kế thừa truyền thống” bắt nạt từ chính gia đình mình, chúng có gia đình chống lưng, thậm chí còn dung túng cho cả hành vi sai trái này. Kể cả có nói chuyện với gia đình hay nhà trường có xử lý chúng cũng không sợ. Do đó việc chỉ tìm kiếm sự giúp đỡ từ nhà trường hay gia đình thôi đôi lúc là chưa đủ.

Tránh xa kẻ bắt nạt

Như đã nói, những kẻ bắt nạt không phải lúc nào cũng là kẻ mạnh hay thông minh, đơn giản chỉ là chúng thuộc số đông, còn nạn nhân lại yếu thế và một mình. Thực tế cho thấy rõ ràng khi bắt nạt một ai đó, chúng thường đi thành từng tốp và luôn tìm kiếm thời điểm hoặc tìm cách đưa nạn nhân ra một vị trí nào đó ít người để thực hiện các hành vi xấu xa của mình.

làm gì khi bị bạo lực học đường
Cố gắng tìm cách để luôn ở gần giáo viên sẽ giúp học sinh tránh xa khỏi các tình huống bị bắt nạt

“Trong 36 kế, chạy là thượng sách” chính là một trong những hướng giải quyết phù hợp cho những học sinh bị bạo lực học đường. Không phải lúc nào gia đình hay bạn bè cũng có mặt để hỗ trợ. Do đó nếu đang đi một mình mà gặp những kẻ bắt nạt hãy cố gắng tìm kiếm cách chạy trốn để bảo vệ bản thân tạm thời.

Vì vậy với băn khoăn nên làm gì khi bị bạo lực học đường thì tốt nhất bạn hãy luôn cố gắng lựa chọn những nơi đông người, tránh xa những kẻ bắt nạt càng sớm càng tốt. Chẳng hạn khi đi học hãy nhờ phụ huynh hay người lớn đưa đi. Trường hợp phải đi một mình hãy chọn những cung đường thật đông đúc, càng tránh xa những nơi vắng vẻ càng tốt.

Hay trong trường hợp gặp kẻ xấu ở trường thì hãy đi đến các khu vực gần phòng giáo viên, nếu đang đi ở ngoài thì đến gần trụ sở công an, đến các khu siêu thị đông đúc để lánh tạm và gọi người thân đến đón. Điều này sẽ giữ an toàn phần nào cho nạn nhân bị bạo lực, ít nhận là hạn chế việc bị đánh quá nhiều.

Làm gì khi bị bạo lực học đường – Cương quyết với kẻ bắt nạt

Hầu hết nạn nhân của bạo lực học đường thường lựa chọn cách im lặng, trốn tránh, chịu đựng đau đớn thay vì đối diện. Tất nhiên đây chính là cách cần thiết để tránh khỏi sự tổn thương về cả thể xác lẫn tinh thần , tuy nhiên không phải lúc nào cũng là cách tốt nhất. Đối với những kẻ này, sự la khóc, trốn tránh, sợ hãi của nạn nhân chính là “niềm vui”, là “nguồn sống” nên bạn càng sợ hãi thì chúng càng vui vẻ.

Hãy thử ít nhất một lần đứng lên chống trả, nói chuyện thẳng thắn và đặc biệt nhìn vào mắt kẻ bắt nạt để nói chuyện với giọng cương quyết về lý do hay bạo lực hay yêu cầu chấm dứt chuyện này. Tất nhiên không phải lúc nào cách này cũng hiểu quả, đôi lúc còn kích thích những kẻ bắt nạt, nhưng khi bạn đã dám lên tiếng thì ít nhiều cũng khẳng định mình không phải kẻ dễ bắt nạt và khiến chúng bắt đầu có suy nghĩ khác.

 Học cách tự bảo vệ mình

Không phải lúc nào gia đình hay thầy cô cũng có mặt túc trực để bảo vệ nạn nhân khỏi các hành vi bạo lực. Càng trốn tránh, càng có người bảo vệ thì những kẻ bắt nạt lại càng tức tối, cố gắng tìm cách để thực hiện được hành vi của mình. Vậy cần làm gì khi bị bạo lực học đường – chính là hãy tự học cách bảo vệ bản thân mình thay vì phải phụ thuộc quá nhiều vào những người xung quanh.

làm gì khi bị bạo lực học đường
Không phải lúc nào cũng có người bên cạnh để bảo vệ nên cách tốt nhất là tự học cách bảo vệ mình

Hiện nay các lớp học võ bắt đầu xuất hiện ở rất nhiều nơi, kể cả các trường ở vùng quê. Hoặc đơn giản chỉ là rèn luyện thể lực để khỏe mạnh hơn để ít nhất có thể chống trả lại khi bị đánh. Chắc chắn khi bạn đã dám đánh trả lại, dám chống lại thì những kẻ bắt nạt sẽ cảm thấy phải dè chừng, thậm chí thay đổi suy nghĩ và không dám bắt nạt bạn nữa.

Tuy nhiên cần hiểu rằng, dù là cách nào, việc chống trả này cũng cần dừng ở mức độ phòng vệ, bảo vệ bản thân, không phải là để trả thù hay lạm dụng sức mạnh. Làm gì khi bị bạo lực học đường cũng cần đúng cách, đừng biến bản thân trở thành một kẻ như mình từng ghét. Hãy khiến cho kẻ bắt nạt phải nể chứ không phải chỉ đơn giản là trả thù.

Ngay cả khi học võ, các thầy cũng luôn dặn dò rằng, học võ là để tự vệ, để bảo vệ bản thân chính đáng. Rất nhiều các trường hợp khi mang quá nhiều thù hằn đã chọn cách trả thù đối phương quá mức, thậm chí là dùng vũ khí khiến đối phương thiệt mạng, cuối cùng lại phải rơi và vòng lao lý, trở thành hung thủ giết người trong khi bản thân mình mới chính là nạn nhân.

Làm gì khi bị bạo lực học đường – Hãy ‘lợi dụng” mạng xã hội!

Ở thời điểm hiện tại, những nạn nhân của bạo lực học đường có thể tìm cách tự cứu bản thân mình thông qua mạng xã hội. Sự phát triển của mạng xã hội thực sự mang đến nhiều thay đổi trong cuộc sống, đây có thể chính là nguyên nhân khiến giới trẻ có xu hướng bạo lực hơn, tiêu cực hơn thông qua những kênh truyền thông kém lành mạnh. Nhưng mạng xã hội thực sự cũng chính là nơi mà rất nhiều nạn nhân bị bạo lực đã “kêu cứu” và được giúp đỡ thành công, thoát khỏi những ám ảnh về tâm lý.

Như đã nói, mạng xã hội luôn là một con dao hai lưỡi. Khi sự thật được phơi bày thì cuộc sống của bạn cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Kẻ bắt nạt học đường bị đưa ra “phiên tòa” trên thế giới ảo, bị chỉ trích, bị tẩy chay và tất nhiên, nạn nhân cũng “được” người khác chú ý đến nhiều hơn. Quá khứ mà bạn không muốn nhớ, muốn quên đi nay lại được tràn lan khắp nơi, được nhiều người bàn luận đến cả rất lâu sau này.

Nói chung, nên làm gì khi bị bạo lực học đường, có nên đưa lên mạng xã hội không thì đây nên là sự lựa chọn cuối cùng. Hãy nói chuyện thẳng thắn với những kẻ bắt nạt, nhờ đến sự giúp đỡ của gia đình, thầy cô, phụ huynh từ phía đối phương, nếu thực sự không có hiệu quả, việc bạo lực vẫn diễn ra hằng ngày không giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần, thể chất và cuộc sống thì hãy xem xét phương án này.

Phối hợp với các cơ quan chức năng nếu cần thiết

Thực tế có rất nhiều trường hợp các em học sinh dù đã thông báo với cha mẹ, nhà trường về việc đang bị bạo lực học đường nhưng lại không được giải quyết triệt để, thậm chí còn bị trả thù nghiêm trọng hơn. Hiện nay không ít học sinh do thiếu sự quan tâm từ gia đình đã kết giao với những thành phần bất hảo ngoài xã hội, thành lập các ‘bè phái” để giải quyết mâu thuẫn dẫn đến rất nhiều nạn nhân gặp nguy hiểm đến tính mạng.

làm gì khi bị bạo lực học đường
Nhờ đến sự giúp đỡ từ các cơ quan chức năng cũng là biện pháp cần thiết nếu bị bạo lực nghiêm trọng

Làm gì khi bị bạo lực học đường thì với những trường hợp này, việc nếu chỉ thông báo với phụ huynh và nhà trường thôi đôi khi là chưa đủ bởi chúng thậm chí có các hành vi tấn công cả người lớn, coi thường pháp luật. Do đó trong các trường hợp này, thông báo với cơ quan chức năng chính là công an hay các tổ chức bảo vệ trẻ em, bảo vệ nhân quyền là cực kỳ cần thiết nhằm đảm bảo cho tính mạng của nạn nhân bị bạo lực.

Các đơn vị này sẽ thực thi các nhiệm vụ như bảo vệ nạn nhân, phục hồi sức khỏe và tâm lý, đồng thời thu thập bằng chứng để tiến hành khởi tố nếu cần thiết. Đặc biệt với những trường học học sinh bị bạo lực nghiêm trọng về cả thể xác lẫn tinh thần nhưng những kẻ bắt nạt vẫn tiếp tục các hành vi này, thậm chí là bạo lực “hội đồng” thì đây là việc làm cực kỳ cần thiết.

Đừng quên chăm sóc cho chính mình

Những nạn nhân của bạo lực học đường mỗi ngày đều phải mang trên mình nỗi lo sợ làm sao để tránh được kẻ bắt nạt, lo rằng ngày mai mình sẽ bị đánh, lo làm sao giấu giếm để gia đình không ai phát hiện. Dần dần nỗi ám ảnh này ngày càng to lớn hơn, choán hết tâm trí của trẻ khiến trẻ cảm thấy cuộc sống này không còn niềm vui, sợ hãi mọi thứ, mỗi ngày trôi qua đều là cực hình.

Thực tế thì với học sinh, khả năng xử lý tình huống, chịu đựng áp lực còn rất thấp. Đứng trước nỗi sợ, con dễ bị bao trùm và không thoát ra được nên rất khó lòng để chăm sóc được bản thân hay lấy lại tinh thần. Do đó gia đình ngay khi phát hiện con bị bạo lực cần có biện pháp động viên tinh thần, chăm sóc sức khỏe để con sớm phục hồi. Gặp gỡ nhà trị liệu tâm lý  cũng rất cần được thực hiện với những học sinh bị bạo lực học đường.

Cần làm gì khi bị bạo lực học đường vẫn là một vấn đề khiến các nhà chức trách phải đau đầu để tìm ra phương án giải quyết. Hiện nay một số trường đã bắt đầu có các trường trình giáo dục kỹ năng mềm, nâng cao khả năng tự bảo vệ bản thân để hỗ trợ cho học sinh, đưa ra phương án giải quyết phù hợp trước các vấn đề này.

Có thể bạn quan tâm:

4.2/5 - (21 bình chọn)

Bình luận

  1. Trân Văn Tuyền says: Trả lời

    10 điểm

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *