Lợi ích của việc kiểm soát cảm xúc – Chuyên gia Trần Thị Hương chia sẻ

Như chúng ta đã biết, kiểm soát cảm xúc là kỹ năng quan trọng, cần thiết cho cuộc sống nói chung và công việc nói riêng. Để hiểu hơn tầm quan trọng của kỹ năng này, hãy cùng lắng nghe chia sẻ của chuyên gia tâm lý trị liệu, Master Coach Trần Thị Hương ngay sau đây!

Cảm xúc hiểu đơn giản là phản ứng của con người trước những yếu tố ngoại cảnh và yếu tố nội sinh (cơn đau, cảm giác khó chịu). Mỗi yếu tố sẽ mang đến cảm xúc khác nhau như vui vẻ, hạnh phúc, bi quan, buồn bã, u sầu,…

Trong cuộc sống, chúng ta phải học cách kiểm soát cảm xúc – kể cả cảm xúc tích cực trong một số hoàn cảnh bởi cảm xúc là yếu tố chi phối suy nghĩ và hành vi. Tầm quan trọng của việc kiểm soát cảm xúc được thể hiện rõ qua những lợi ích sau:

1. Giảm thiểu xung đột và mâu thuẫn

Những sự kiện xảy ra không như mong muốn có thể khiến bạn có cảm xúc mạnh mẽ và tiêu cực như phẫn nộ, tức giận, ganh ghét, đố kỵ,… Đặc biệt, cảm xúc có thể tăng lên trong các cuộc tranh luận khiến bạn khó kiểm soát được lời nói và hành vi. Nếu không kiểm soát được cảm xúc, bạn có thể đưa ra những quyết định thiếu khách quan, thể hiện cái tôi quá mức cần thiết hay thậm chí là làm tổn thương đến người khác.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Vì vậy, trong cuộc sống cũng bạn cần học cách chế ngự cảm xúc của bản thân. Kiểm soát tốt cảm xúc giúp tránh tình trạng đưa ra những quyết định và ý kiến mang tính cá nhân, phiến diện. Đồng thời, đây cũng là điều đặc biệt quan trọng giữ cho bản thân thái độ chừng mực, đánh giá khách quan các vấn đề và đưa ra những quyết định sáng suốt.

2. Mở rộng và duy trì các mối quan hệ

Quản lý tốt cảm xúc của bản thân sẽ giúp bạn tránh những mâu thuẫn trong cuộc sống. Điều này có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ. Người quản lý tốt cảm xúc của bản thân sẽ có lời nói, hành động đúng mực, nhờ đó sẽ dễ dàng mở rộng các mối quan hệ trong công việc cũng như cuộc sống.

Trong các mối quan hệ, việc xảy ra tranh cãi là điều khó tránh khỏi. Thế nhưng nếu biết cách chế ngự được cảm xúc nóng nảy, tức giận của bản thân, bạn có thể kiểm soát tình huống tránh để mọi việc đi quá xa.

Ngược lại, người để cảm xúc lấn át thường có lời nói, hành vi gây tổn thương hoặc xúc phạm người khác. Hậu quả là khiến mối quan hệ rạn nứt, không đạt chất lượng. Ví dụ rõ nét nhất là cha mẹ thường xuyên mắng con, so sánh con khiến trẻ bị tổn thương, cảm thấy không được lắng nghe, sẻ chia và ngày càng xa cách cha mẹ.

Chính vì vậy, lợi ích lớn nhất của việc kiểm soát cảm xúc là duy trì các mối quan hệ. Ngoài ra, khi quản lý tốt cảm xúc và có cách hành xử đúng mực, bạn cũng có cơ hội kết bạn với nhiều người. Đây là điều đặc biệt quan trọng cần thiết trong xã hội hiện nay.

3. Gây ấn tượng tốt trong công việc cũng như cuộc sống

Lợi ích khác của việc kiểm soát cảm xúc là tạo ấn tượng tốt với đồng nghiệp, bạn bè và những người xung quanh. Khi xảy ra tình huống không mong muốn, cảm xúc, lời nói và cách ứng xử chính là yếu tố cơ bản để người khác đánh giá về bạn. Nếu biết kiểm soát cảm xúc và giữ được bình tĩnh, bạn sẽ gây được ấn tượng tốt và trở nên chuyên nghiệp hơn trong mắt mọi người xung quanh.

Ngược lại, người bộc lộ hết cảm xúc, cáu giận hay buồn bã bát sẽ bị đánh giá là thiếu chuyên nghiệp và cảm tính. Hơn nữa, sự giận dữ, phẫn nộ và ganh ghét cũng sẽ khiến bạn có những lời nói và hành vi mang tính thù địch, thiếu khách quan. Trong công việc, đa số những người có tính cách này ít được đánh giá cao và không có nhiều cơ hội thăng tiến hơn trong công việc

Ngoài ra, việc bộc lộ cảm xúc một cách thoải mái trong các tình huống còn khiến bạn đối mặt với nhiều vấn đề. Trong mắt mọi người, bạn sẽ bị đánh giá là người chưa trưởng thành, thiếu chín chắn. Vì vậy, dù có năng lực tốt, cấp trên cũng sẽ khó lòng đặt niềm tin vào bạn.

4. Giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề tâm lý, thể chất

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng, cảm xúc có mối liên hệ mật thiết đối với sức khỏe tâm lý và thể chất. Khi có cảm xúc tích cực, cơ thể sẽ sản sinh hormone endorphin, adrenaline, dopamine và serotonin. Các hormone này tạo cảm giác vui vẻ, hạnh phúc, phấn chấn, hồi hộp, phấn khích,…

Sự xuất hiện của các hormone kể trên còn có tác dụng thư giãn cơ, giảm đau nhức xương khớp và điều hòa hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Chính vì vậy, những người có suy nghĩ lạc quan và thái độ sống tích cực thường ít gặp phải các vấn đề về sức khỏe và tuổi thọ cao.

Ngược lại, nếu không biết cách kiểm soát cảm xúc, bạn sẽ phải đối mặt với sự tức giận, nóng nảy, buồn bã, bi quan, tuyệt vọng, đau khổ,… trong một thời gian dài. Những cảm xúc tiêu cực này làm gia tăng hormone cortisol và adrenaline. Tình trạng này đã được xác định có mối liên hệ với một số bệnh lý như tăng huyết áp, đau đầu, đau dạ dày hay rối loạn nhịp tim,…

Như vậy, ngoài những lợi ích trên, kiểm soát cảm xúc tốt còn giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý thể chất và tâm lý. Tuy nhiên cần lưu ý, những người mắc các chứng bệnh tâm lý như trầm cảm, rối loạn cảm xúc, rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách, stress,… rất khó có thể kiểm soát được cảm xúc – ngay cả khi ý thức được bản thân đang có những cảm xúc không phù hợp. Những trường hợp này cần phải can thiệp, hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý trị liệu để có thể làm chủ được cảm xúc và suy nghĩ.

Tổng kết lại, kiểm soát cảm xúc mang đến nhiều lợi ích trong công việc cũng như cuộc sống. Ngoài năng lực chuyên môn hay những kiến thức cơ bản, bạn nên tập cho mình kỹ năng quan trọng này để gặp nhiều thuận lợi hơn trong cuộc sống, sống hạnh phúc và an yên hơn.

Những chia sẻ này được chuyên gia tâm lý, Master coach Trần Thị Hương thực hiện trong buổi trị liệu nhóm tại Hà Nội số 13 của Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam diễn ra vào ngày 15/10/2022 với chủ đề “ Chìa khóa cân bằng cuộc sống & đón nhận hạnh phúc”. Trong chương trình, chuyên gia Trần Thị Hương cũng đưa ra các giải để giúp các thành viên điều chỉnh cảm xúc của mình một cách tốt hơn.

Chương trình được tổ chức thường xuyên vào chiều thứ 7 hàng tuần với chủ đề đa dạng giúp các thành viên tham dự nhận được giá trị, giải pháp nào đó để họ giải quyết những vấn đề của chính mình và Tâm An Sống Khỏe mỗi ngày.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Hy vọng qua những thông tin hữu ích này, bạn đọc sẽ hiểu hơn về sức mạnh của khả năng kiểm soát cảm xúc, hỗ trợ cải thiện mối quan hệ cũng như nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm:

Lời khuyên có tốt cho người trầm cảm? Chuyên gia giải đáp trên kênh VTV2
Chuyên gia tâm lý trị liệu Trần Nguyễn Anh Dũng chia sẻ góc nhìn mới về mối quan hệ

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *