Rối loạn lưỡng cực và sự sáng tạo: Phân tích mối liên hệ

Các chuyên gia cho rằng dường như có mối liên hệ giữa rối loạn lưỡng cực và sự sáng tạo. Nghiên cứu cho thấy người có khuynh hướng mắc chứng rối loạn này có nhiều khả năng sáng tạo và khiếu nghệ thuật hơn những người khác.

phân tích rối loạn lưỡng cực và sự sáng tạo
Luôn có mối liên hệ giữa rối lưỡng cực và sự sáng tạo.

Rối loạn lưỡng cực là gì?

Rối loạn lưỡng cực (bipolar disorder) – từng được gọi là bệnh hưng trầm cảm (manic depression), là một bệnh tâm thần có đặc trưng là các giai đoạn trầm cảm đi kèm với các tâm trạng hưng phấn ở mức bất thường kéo dài từ nhiều ngày đến nhiều tuần.

Rối loạn lưỡng cực là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây ra khuyết tật trên toàn thế giới và người mắc chứng này có nguy cơ tự sát cao.

Những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực có thể gặp khó khăn trong việc đối phó với cảm xúc của mình. Tuy nhiên một số bằng chứng cho thấy rằng đối với người mắc bệnh này thì liệu pháp nghệ thuật với quy trình sáng tạo có thể hữu ích trong việc giúp mọi người bày tỏ suy nghĩ cũng như cảm xúc của mình.

Mối liên hệ giữa rối loạn lưỡng cực và sự sáng tạo

Sáng tạo là khả năng tạo ra những ý tưởng, khái niệm hoặc cách diễn đạt mới độc đáo và có giá trị. Đó là một đặc điểm được đánh giá cao trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm nghệ thuật, âm nhạc, viết lách và khoa học.

mối liên hệ rối loạn lưỡng cực và sự sáng tạo
Rối loạn lưỡng cực làm khơi dậy ý tưởng sáng tạo.

Sự sáng tạo có liên quan đến chứng rối loạn lưỡng cực là một giả định phổ biến. Thực tế là nhiều người sáng tạo nổi tiếng như Van Gogh, Ernest Hemingway, Leo Tolstoy và Sylvia Plath mắc chứng rối loạn tâm thần nào đó đã khơi dậy ý tưởng này. Điều này làm cho các nhà tâm lý học quan tâm đến mối liên kết ngẫu nhiên này trong nhiều thập kỷ.

Vào những năm 70 đã diễn ra nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên về sự sáng tạo và mối quan hệ của nó với các rối loạn tâm thần. Đại học Iowa duy trì giả thuyết rằng tâm thần phân liệt có liên quan đến sự sáng tạo nhưng không đạt kết quả. Tuy nhiên họ phát hiện thấy có tiền sử rối loạn tâm trạng mạnh với 80% đối tượng nghiên cứu trải qua ít nhất một giai đoạn trầm cảm nặng, hưng cảm.

Năm 1989, Tiến sĩ Redfield đến từ Trường Đại học Y Johns Hopkins đã khảo sát 47 tác giả và nghệ sĩ thị giác từ Học viện Hoàng gia Anh và phát hiện ra rằng 38% trong số đó đã được điều trị chứng rối loạn lưỡng cực. Và 89% nhà văn và nghệ sĩ sáng tạo đã trải qua “sự mãnh liệt, năng suất cao và các tình tiết sáng tạo” theo như những gì bà viết trong cuốn “Chạm lửa”. Từ đó Redfield cũng khám phá ra những điều sau đây:

  • Tâm trạng hưng phấn mãnh liệt kích thích quá trình sáng tạo.
  • Trong các giai đoạn hưng cảm, sự nhiệt tình, năng lượng và sự tự tin tăng lên. Bộ não cũng trải qua một sự thay đổi như có tốc độ suy nghĩ nhanh hơn, khả năng lớn tạo ra ý tưởng mới.
  • Trong giai đoạn hưng cảm và sáng tạo này, mọi người cố gắng kiềm chế sự đau khổ, chán nản. Nỗ lực can ngăn trạng thái này thúc đẩy hơn nữa quá trình sáng tạo.

Mới nhất theo kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa một số bệnh thần kinh với khả năng sáng tạo từ công ty chuyên nghiên cứu di truyền học deCODE, hơn 25% số người làm nghề sáng tạo có nguy cơ mắc rối loạn lưỡng cực.

liên quan giữa rối loạn lưỡng cực và sự sáng tạo
Nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa rối loạn lưỡng cực và sự sáng tạo.

Tóm lại, lý thuyết đầu tiên cho rằng các giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ liên quan đến rối loạn lưỡng cực có thể nâng cao khả năng sáng tạo bằng cách tăng năng suất và giảm bớt sự ức chế. Trong giai đoạn này, người bệnh có thể trải qua mức năng lượng tăng cao, giảm nhu cầu ngủ và tăng sự tự tin cũng như sáng tạo. Điều này có thể dẫn đến sự gia tăng về số lượng và chất lượng của sản phẩm sáng tạo.

Giả thuyết khác cho rằng rối loạn lưỡng cực và khả năng sáng tạo có thể được liên kết thông qua các yếu tố di truyền hoặc sinh học thần kinh chung. Hơn nữa, các nghiên cứu hình ảnh não cho thấy những người mắc chứng bệnh này có thể có sự khác biệt về cấu trúc và chức năng ở một số vùng não nhất định cũng liên quan đến khả năng sáng tạo.

Một trong những đặc điểm tính khí chung của người mắc chứng rối loạn lưỡng cực và những người sáng tạo là xu hướng phấn khởi và trầm cảm nhẹ. Trong giai đoạn trầm cảm nhẹ, cả hai nhóm đối tượng có thể xem xét nội tâm, suy nghĩ và cảm xúc, loại bỏ những thứ không liên quan và tập trung vào những điều thiết yếu. Sau đó, trong những giai đoạn phấn khởi nhẹ nhàng, họ có thể có được tầm nhìn, sự tự tin và sức chịu đựng để hiện thực hóa sáng tạo.

Mặc dù chứng hưng cảm được đặc trưng bởi hành vi liều lĩnh và tự hủy hoại bản thân, nhưng ở những dạng nhẹ hơn thì năng lượng và suy nghĩ tự do của nó có thể thúc đẩy sự sáng tạo.

sự sáng tạo liên quan rối loạn lưỡng cực.
Hiện thực hóa sáng tạo nhờ giai đoạn hưng cảm nhẹ.

Không phải tất cả người bị rối loạn lưỡng cực đều sáng tạo

Cần lưu ý rằng không phải tất cả những người mắc rối loạn lưỡng cực đều trải qua giai đoạn hưng cảm và sáng tạo. Và không phải tất cả các biểu hiện của sáng tạo đều liên quan đến chứng rối loạn này.

Những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực có thể sáng tạo hơn mức trung bình và do đó bị thu hút bởi sự nghiệp nghệ thuật hơn là với khoa học. Làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật hoặc văn học không chứng tỏ đó là người sáng tạo. Nhưng thực tế là nhiều người mắc bệnh tâm thần vẫn cố gắng làm những công việc liên quan sáng tạo vì họ bị cuốn hút bởi nó và dẫn tới sai lệch dữ liệu nghiên cứu mối liên hệ.

Nhưng chứng bệnh này lại không cần thiết đối với sáng tạo bởi có ít người mắc phải trở thành nghệ sĩ hơn là số nghệ sĩ gặp rối loạn lưỡng cực. Nếu căn bệnh của Van Gogh là một điều may mắn thì chắc chắn người nghệ sĩ đã không nhìn nhận nó theo cách thất vọng trước căn bệnh rối loạn mà mình đã phải vật lộn suốt cuộc đời.

tương quan rối loạn lưỡng cực và sự sáng tạo
Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng mắc phải chứng rối loạn lưỡng cực.

Các giai đoạn trầm cảm và hưng cảm rất khó vượt qua, thậm chí có thể dẫn đến tử vong do tự tử, bỏ bê bản thân. Ngay cả những người có khả năng sáng tạo cao và thành công mắc chứng rối loạn lưỡng cực như Sylvia Plath hay Virginia Woolf cuối cùng cũng tự sát.

Albert Rothenberg – giáo sư tâm thần học tại Đại học Harvard tin rằng không có bằng chứng chắc chắn nào cho thấy mối liên hệ giữa bệnh tâm thần bao gồm rối loạn lưỡng cực và khả năng sáng tạo. Ông cho rằng “Đó là quan niệm lãng mạn của thế kỷ 19, cho rằng nghệ sĩ là người đấu tranh, tách biệt khỏi xã hội và vật lộn với những con quỷ bên trong”.

Vì những lý do trên, không nên lãng mạn hóa hoặc bỏ mặc chứng rối loạn này chỉ vì nó có thể hoặc không thể làm tăng sự sáng suốt và sáng tạo. Mặc dù sự sáng tạo có thể xuất hiện trong một số trường hợp nhưng việc điều trị rối loạn lưỡng cực và quản lý tình trạng của mình vẫn rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe và tránh các biến chứng tiêu cực.

khác biệt rối loạn lưỡng cực và sự sáng tạo
Nhiều người mắc rối loạn lưỡng cực không có khả năng sáng tạo.

Như vậy, chứng rối loạn lưỡng cực có thể kích thích sự sáng tạo bởi các giai đoạn hưng cảm có thể kèm theo năng lượng tăng cao kéo dài. Những người mắc chứng rối loạn này trải qua giai đoạn hưng cảm nhẹ mà khả năng tiếp nhận nhiều thông tin và nhanh chóng nảy sinh các ý tưởng có thể được chuyển thành nghệ thuật đầy sáng tạo.

Có thể bạn quan tâm: 

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *