Hiểu hơn về chứng rối loạn tâm thần chia sẻ (Folie A Deux)

Rối loạn tâm thần chia sẻ (Folie A Deux) là một rối loạn rất hiếm gặp, trong đó các triệu chứng bệnh có thể được “truyền” từ người này sang người khác. Việc hiểu biết về hội chứng này sẽ giúp chúng ta có những biện pháp phòng và điều trị hiệu quả. 

Tìm hiểu về chứng rối loạn tâm thần chia sẻ
Rối loạn tâm thần chia sẻ là căn bệnh hiếm gặp và mang tính “lây truyền”

Tổng quan về rối loạn tâm thần chia sẻ (Folie A Deux)

Rối loạn tâm thần chia sẻ hay còn được biết đến với tên gọi tiếng Pháp là Folie A Deux là một hiện tượng hiếm gặp trong lĩnh vực tâm thần học.

Khi một người mắc chứng rối loạn này họ sẽ “truyền” bệnh cho người thân bạn bè thông qua việc gần gũi hoặc tiếp xúc thường xuyên. Hiện tượng này thường xảy ra ở hai người có mối quan hệ thân thiết hoặc những người chung sống cùng nhau trong một thời gian dài.

Folie A Deux tức là “điên có đôi” ám chỉ việc rối loạn tâm thần cùng xảy ra trên hai người. Trong đó, người thứ nhất (nguyên phát) là người trải qua rối loạn tinh thần trực tiếp, người thứ hai (thứ phát) là người bị “lây nhiễm” những triệu chứng của người thứ nhất gây ra chứng rối loạn tâm thần chia sẻ.

Người bị rối loạn tâm thần chia sẻ thứ phát sẽ bình thường trở lại khi không còn liên lạc, tiếp xúc với người “lây nhiễm”. Tuy nhiên, nếu họ tiếp xúc trở lại với người bị tâm thần (nguyên phát), các triệu chứng của Folie A Deux có thể tái phát.

Folie A Deux có thể xuất hiện trong nhiều dạng khác nhau, người bị mắc chứng rối loạn tâm thần chia sẻ thích làm những hành vi lạ lùng và lặp đi lặp lại. Các hành động đó có thể là ảo tưởng hoặc có những suy nghĩ lệch lạc như giết người, làm tổn thương bản thân hoặc người khác, đôi lúc những hành vi có thể vượt khỏi tầm kiểm soát của con người.

Nguồn gốc của Folie A Deux

Rối loạn tâm thần chia sẻ (Folie A Deux) lần đầu tiên được khái niệm hoá trong sách Tâm thần học Pháp vào thế kỷ 19 bởi hai nhà khoa học là Charles Lasegue và Jean-Pierre Falret. Chứng bệnh này còn được gọi là hội chứng Lasegue-Falret.

Triệu chứng của căn bệnh rối loạn tâm thần chia sẻ không dừng ở hai người, nó có thể lây lan cho ba người (Folie A Trois) hoặc bốn người (Folie A Quatre) hay xa hơn nữa là một gia đình (Folie en Famille) thậm chí là sự điên rồ của nhiều người (Folie A Plusieurs).

Nguồn gốc của chứng rối loạn tâm thần chia sẻ
Nguồn gốc, sự phát triển của chứng rối loạn tâm thần chia sẻ

Chứng rối loạn tâm thần chia sẻ không xuất hiện trong ấn bản hiện tại của cuốn Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (DSM-5). Hiệp hội Tâm thần Hoa kỳ cho rằng Folie A Deux không đủ các tiêu chí để có thể nói rằng rối loạn này là một căn bệnh riêng biệt. Thay vào đó DMS-5 khuyến khích cho chứng rối loạn này vào danh mục khác như của “Rối loạn ảo tưởng” hoặc “Phổ tâm thần phân liệt cụ thể khác và rối loạn tâm thần khác”.

Một số ca bệnh nổi tiếng từng được đề cập trong y văn thế giới:

Tại Pháp vào đầu thế kỷ 20, Christine và Lea Papin là hai chị em hầu gái đã thảm sát mẹ con chủ nhà Lancelin. Vụ án xảy ra khi hai chị em phản ứng quá mạnh trước mối xung đột với mẹ con chủ nhà và gây ra hậu quả đáng sợ.

Ví dụ về chứng rối loạn tâm thần chia sẻ
Cặp chị em Christine và Lea Papin mắc chứng rối loạn tâm thần chia sẻ dẫn đến phạm tội

Cả hai chị em mắc phải chứng rối loạn tâm thần chia sẻ, gọi là “điên có đôi”. Họ bị xem là sản phẩm của một gia đình không bình thường và đã trải qua nhiều bất hạnh từ nhỏ. Kết thúc vụ án, cả hai bị bắt giam và các nhà khoa học đã tách cặp đôi chị em ra để phục vụ cho việc nghiên cứu giúp chúng ta hiểu rõ hơn về căn bệnh rối loạn tâm thần chia sẻ.

Nguyên nhân

Cho đến nay, nguyên nhân gây ra chứng rối loạn tâm thần chia sẻ vẫn còn mơ hồ và chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, một số yếu tố sau đây có thể đóng vai trò trong việc hình thành chứng Folie A Deux:

  • Mối quan hệ thân thiết, gần gũi: Những người có mối quan hệ gần gũi ví dụ như các cặp vợ chồng, chị em hoặc bạn thân là điều kiện rất thích hợp cho việc lây lan các triệu chứng của rối loạn tâm thần chia sẻ.
  • Sự cô lập xã hội: Người bệnh bị xã hội cô lập hoặc môi trường sống không ổn định cũng có thể tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của căn bệnh này.
  • Di truyền: Các rối loạn di truyền có thể ảnh hưởng đến cấu trúc não, hệ thần kinh và các chức năng tâm, sinh lý của một người. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Folie A Deux.
  • Bất ổn trong gia đình: Môi trường sống trong gia đình thiếu ổn định, các cuộc xung đột, cãi vã liên tục xảy ra hoặc ba mẹ giáo dục con cái sai cách có thể gây ra căng thẳng và stress trong tâm trí của một người, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.
  • Áp lực và các bất ổn trong tâm trạng: Các vấn đề tâm lý như căng thẳng, áp lực, lo âu hoặc trạng thái tâm thần không ổn định cũng đóng vai trò trong việc gây ra chứng rối loạn tâm thần chia sẻ.

Triệu chứng của rối loạn tâm thần chia sẻ

Các biểu hiện của chứng rối loạn tâm thần chia sẻ bao gồm:

  • Chia sẻ cùng niềm tin ảo tưởng hoặc hoang tưởng: Hai hoặc nhiều người cùng tin và chia sẻ những điều thiếu căn cứ và không có thật.
  • Ảnh hưởng lẫn nhau: Các triệu chứng của bệnh có thể “truyền” từ người này sang người khác, khiến cho hai hay nhiều người có những hành vi, suy nghĩ, cảm xúc tương tự.
  • Đồng nhất trong ảo tưởng: Hai người bệnh có thể phát triển hoặc kích thích nhau vào cùng một dạng của ảo tưởng nào đó.
  • Phản ứng quá mức: Người mắc bệnh có thể phản ứng quá mức hoặc không bình thường đối với những tình huống không có gì đặc biệt.
  • Thay đổi trong tư duy và hành vi: Có những biến đổi đột ngột không thể giải thích được trong suy nghĩ và hành động của người bệnh.
  • Cảm giác bị bắt nạt hoặc bị ảnh hưởng bởi người khác: Người bị ảnh hưởng (thứ nguyên) có thể cảm thấy bị đe dọa hoặc bị áp đặt ý kiến, suy nghĩ từ người có triệu chứng tâm thần.
Triệu chứng của rối loạn tâm thần chia sẻ
Ảo giác là triệu chứng của căn bệnh rối loạn tâm thần chia sẻ

Ảnh hưởng của Folie A Deux

Giống như các rối loạn tâm thần khác chứng Folie A Deux không chỉ tác động tiêu cực đến khía cạnh tâm lý mà còn gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ của người bệnh.

Người mắc chứng rối loạn tâm thần thường gặp căng thẳng do bị cô lập với mọi thứ xung quanh. Việc không thể giải quyết được cảm xúc căng thẳng có thể dẫn đến các vấn đề ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh như tim mạch, tiểu đường, giảm hệ miễn dịch, trầm cảm,…

Theo nghiên cứu, người mắc chứng Folie A Deux có nguy cơ cao bị các rối loạn tâm thần khác như trầm cảm, rối loạn lo âu,… Sự căng thẳng liên tục, các áp lực tâm lý có thể khiến họ khó chịu và không thể ổn định tinh thần. Từ đó, góp phần làm tăng nguy cơ các vấn đề sức khoẻ khác.

Nhìn chung, chứng rối loạn ảo tưởng chia sẻ không chỉ gây ra những vấn đề ảnh hưởng đến tâm lý mà còn tác động đến các mối quan hệ xã hội của người bệnh. Những người bị hội chứng này thường bị người xung quanh trêu chọc, bắt nạt. Điều này gây tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của những người mắc hội chứng Folie A Deux.

Một số phương pháp điều trị rối loạn tâm thần chia sẻ

Hiện nay, chưa có biện pháp điều trị nào có thể loại bỏ hoàn toàn chứng rối loạn tâm thần chia sẻ, người bệnh thường sẽ phải đối mặt với khả năng tái phát nhiều lần trong cuộc đời. Tuy nhiên, đã có một số phương pháp có thể khắc phục khoảng 85% tình trạng bệnh của người mắc phải.

Sử dụng thuốc

Nếu việc tách các bệnh nhân ra không có tác dụng, các bác sĩ thường sẽ kê đơn thuốc chống loạn thần để ngăn chặn người bệnh xuất hiện ảo tưởng. Ngoài ra, loại thuốc này cũng hỗ trợ trong việc giảm các triệu chứng của ảo giác.

thuốc chữa rối loạn tâm thần chia sẻ
Sử dụng thuốc để làm giảm các triệu chứng của rối loạn tâm thần chia sẻ

Thuốc an thần và chống trầm cảm cũng được các bác sĩ cho bệnh nhân uống kèm để giúp ổn định tâm trạng, giảm lo âu, căng thẳng. Mặc dù, uống thuốc đem lại hiệu quả mạnh nhưng nó có thể để lại một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến người bệnh ví dụ như cử động không chủ ý, nôn mửa,… Do đó, bệnh nhân khi sử dụng thuốc cần có có sự đồng ý và giám sát chặt chẽ từ bác sĩ tâm lý.

Việc sử dụng thuốc chỉ hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh, không có tác dụng điều trị rối loạn tâm thần chia sẻ vì vậy, cần phải có liệu pháp điều trị tâm lý đi kèm để đạt hiệu quả tốt nhất.

Tâm lý trị liệu

Áp dụng tâm lý trị liệu trong điều trị rối loạn tâm thần chia sẻ là một biện pháp an toàn và hiệu quả tương đối cao. Bằng cách này, người bệnh có thể nhận được sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý để giúp họ hiểu hơn về bệnh tình và cách quản lý các triệu chứng thông qua các buổi tư vấn và trò chuyện.

Điều trị rối loạn tâm thần chia sẻ
Điều trị rối loạn tâm thần chia sẻ bằng phương pháp tâm lý trị liệu

2 Phương pháp tâm lý trị liệu áp dụng trong điều trị rối loạn tâm thần chia sẻ bao gồm:

Tâm lý trị liệu cá nhân: Đây là phương pháp trị liệu trực tiếp, tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân. Các buổi tư vấn tâm lý trị liệu cá nhân có thể giúp người bệnh hiểu rõ hơn về các triệu chứng của họ, xác định được nguyên nhân gây bệnh và học được cách quản lý cảm xúc, suy nghĩ của bản thân.

Tâm lý trị liệu gia đình: Đây là một kỹ thuật trị liệu, bác sĩ sẽ yêu cầu tất cả thành viên trong gia đình đều phải tham gia điều trị để tập trung cải thiện mối quan hệ gia đình và giải quyết các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của bệnh nhân.

Những điều cần lưu ý về chứng rối loạn tâm thần chia sẻ

Tính đến thời điểm hiện tại chưa có nhà khoa học nào lên tiếng xác định nguyên nhân cụ thể gây ra chứng rối loạn tâm thần chia sẻ. Nhưng họ chắc chắn rằng căng thẳng và sự cô lập là một trong những yếu tố góp phần gây bệnh.

Người mắc Folie A Deux thường có những ảo tưởng giống y hệt các triệu chứng của những bệnh nhân bệnh tâm thần ở gần họ. Điều này khiến việc chẩn đoán của các bác sĩ trở nên khó khăn.

Bệnh nhân Folie A Deux có xu hướng né tránh việc đi khám bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, rối loạn tâm thần chia sẻ có thể trở thành bệnh mãn tính ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe tinh thần của người bệnh.

Thông qua bài viết này hi vọng sẽ giúp người đọc nâng cao nhận thức và kiến thức về chứng rối loạn tâm thần chia sẻ. Từ đó, có những biện pháp phòng ngừa và khắc phục thích hợp nhất cho bản thân và những người xung quanh.

Bạn có thể quan tâm

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *