Dùng Tâm Lý Trị Liệu Chữa Trầm Cảm: Phương Pháp An Toàn Tối Ưu

Tâm lý trị liệu là một trong các phương pháp chữa trầm cảm hiệu quả và an toàn đang rất phổ biến hiện nay. Tùy thuộc vào từng mức độ bệnh của mỗi người mà các chuyên gia sẽ lựa chọn liệu pháp thích hợp để cải thiện tốt sức khỏe tinh thần và giúp bệnh nhân tái hòa nhập cộng đồng hiệu quả.

Tâm Lý Trị Liệu Chữa Trầm Cảm
Tâm lý trị liệu là phương pháp chữa trầm cảm hiệu quả, an toàn được nhiều người áp dụng

Tâm lý trị liệu là gì?

Tâm lý trị liệu hiện đang là phương pháp được ưu tiên áp dụng rất nhiều trong các trường hợp cải thiện sức khỏe tâm thần cho người bệnh. Đây được xem như một kỹ thuật mà các nhà tâm lý trị liệu, chuyên gia tâm lý sử dụng thông qua hình thức giao tiếp trực tiếp để cải thiện và kiểm soát các triệu chứng bất thường của bệnh nhân.

Nhờ vào các buổi gặp gỡ và trao đổi cùng với chuyên gia mà người bệnh sẽ dần tháo gỡ được những khó khăn, vấn đề khúc mắc trong cảm xúc, tâm trí và hành vi của mình. Đối với những bệnh nhân trầm cảm, tâm lý trị liệu có thể được xem là một phương pháp điều trị hữu hiệu thay cho việc sử dụng thuốc.

Nhà tư vấn tâm lý, chuyên gia tư vấn sẽ giúp cho bệnh nhân tháo gỡ và nhìn nhận về những vấn đề mà họ đang gặp phải, giúp họ xác định được những yếu tố tiêu cực đang xoay quanh và xâm chiếm lấy họ. Nhờ đó mà người bệnh dần hiểu hơn về những cảm xúc của bản thân, biết được nguyên nhân gốc rễ gây ra chúng và biết cách đối mặt, vượt qua những cảm xúc tồi tệ đó.

Dùng tâm lý trị liệu chữa trầm cảm có hiệu quả không?

Trong thực tế, bạn có thể gặp phải khó khăn hoặc cảm thấy do dự khi bày tỏ cảm xúc của bản thân đối với một người xa lạ nào đó. Tuy nhiên, trong rất nhiều các nghiên cứu khoa học nhận thấy rằng, tâm lý trị liệu là một trong các phương pháp điều trị tâm lý rất hiệu quả.

Một ưu điểm rất lớn của phương pháp điều trị này đó chính là chỉ cần thông qua quá trình tư vấn, điều chỉnh tâm lý và hoàn toàn không có sự can thiệp của thuốc điều trị, nhờ đó bệnh nhân không phải đối diện với những tác dụng phụ của thuốc. Các nhà khoa học cũng đã đã thể hiện sự ủng hộ đối với việc dùng tâm lý trị liệu chữa trầm cảm. Họ cho biết phương pháp này mang lại hiệu quả mạnh mẽ cho những bệnh nhân mắc chứng rối loạn trầm cảm.

Hơn thế, nếu có thể kết hợp tâm lý trị liệu cùng việc sử dụng thuốc để chữa trầm cảm sẽ mang lại hiệu quả vượt trội hơn, thời gian cải thiện bệnh cũng sẽ được rút ngắn. Trong một thử nghiệm với quy mô lớn có liên quan đến hơn 400 người mắc chứng rối loạn trầm cảm được điều trị bằng liệu pháp tâm lý kết hợp với sử dụng thuốc chống trầm cảm. Kết quả nhận thấy hầu hết những người bệnh đều cải thiện tốt các triệu chứng, bệnh nhân cũng dễ dàng tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của chuyên gia.

Tâm Lý Trị Liệu Chữa Trầm Cảm
Trị liệu tâm lý giúp người bệnh giảm thiểu được những rủi ro do tác dụng phụ của thuốc gây ra

Một số tác dụng mà tâm lý trị liệu mang đến cho người bệnh trầm cảm như:

  • Cung cấp cho bệnh nhân một cái nhìn khách quan và mới mẻ về các vấn đề đang xảy ra.
  • Giúp người bệnh giải tỏa căng thẳng, giảm bớt áp lực và các suy nghĩ tiêu cực.
  • Giúp người bệnh dễ dàng chấp nhận và đối diện với sự thật.
  • Người bệnh sẽ dần ổn định tâm lý, biết cách kiểm soát cảm xúc, hành vi và nhận thức của bản thân.
  • Học cách cởi mở, biết cách trò chuyện và chia sẻ với người khác về tình trạng hiện tại của mình.
  • Giúp ngăn chặn các triệu chứng nguy hiểm của bệnh trầm cảm, hạn chế nguy cơ tự làm tổn thương bản thân hoặc tự sát.

Các dạng tâm lý trị liệu chữa trầm cảm phổ biến

Tùy thuộc vào mỗi tình trạng bệnh của mỗi người mà các chuyên gia tâm lý sẽ cân nhắc để lựa chọn các liệu pháp trị liệu phù hợp nhất. Một số dạng tâm lý trị liệu thường được sử dụng phổ biến cho quá trình chữa bệnh trầm cảm như:

1. Liệu pháp nhận thức và hành vi

Có thể nói, liệu pháp nhận thức và hành vi là một trong các dạng trị liệu được sử dụng rộng rãi đối với bệnh nhân mắc chứng trầm cảm. Liệu pháp này sẽ giúp cho người bệnh tập trung hơn vào hành vi, suy nghĩ của bản thân để tìm ra cách thức đối phó, chống chọi lại với những điều tiêu cực bên trong tâm trí.

Đối với liệu pháp này, người bệnh sẽ không phải đi sâu vào quá khứ để có thể xác định cụ thể nguyên nhân gây ra các cảm xúc, nhận thức sai lệch hiện tại. Thay vào đó liệu pháp nhận thức và hành vi sẽ giúp người bệnh ý thức hơn về hành động hoặc niềm tin của bản thân về những điều có liên quan đến căn bệnh trầm cảm.

Khi các tiêu cực đã được xác định và nhận biết một cách chính xác thì các chuyên gia tâm lý sẽ bắt đầu làm việc trực tiếp với người bệnh để giúp họ dần thay đổi và điều chỉnh những thái độ, hành vi tiêu cực của mình theo chiều hướng lạc quan, tích cực hơn. Một số trường hợp bệnh nhân phải thực hiện và hoàn thành tốt các bài tập hàng ngày, hàng tuần theo sự chỉ định và hướng dẫn của chuyên gia.

Nếu có thể áp dụng tốt liệu pháp này thì các triệu chứng tiêu cực mà trầm cảm gây ra sẽ được kiểm soát và thuyên giảm đáng kể. Đồng thời người bệnh cũng dần thay đổi được nhận thức, suy nghĩ, từ đó hạn chế tối đa các hành vi tiêu cực. Theo số liệu thống kê nhận thấy có đến hơn 75% các trường hợp người bệnh trầm cảm được chữa khỏi nhờ vào liệu pháp nhận thức và hành vi.

2. Liệu pháp tâm động học

Liệu pháp tâm động học là một liệu pháp trị liệu tâm lý truyền thống. Nó có sự liên quan đến việc đi tìm nguyên nhân gốc rễ gây ra chứng rối loạn trầm cảm mà người bệnh đang phải đối mặt. Bệnh nhân sẽ được yêu cầu tham gia vào các bài tự kiểm tra và phản ánh những sự việc đã xảy ra trong quá khứ.

Mục tiêu chính của liệu pháp tâm lý này đó chính là giúp cho bệnh nhân xác định và nhận biết được các mối quan hệ đang khiến họ gặp rắc rối trong cuộc sống hàng ngày, hiểu được các triệu chứng của trầm cảm xuất phát từ đâu. Nhờ đó mà người bệnh sẽ dễ dàng điều chỉnh và loại bỏ các hành vi tiêu cực, ngừng việc tự đổ lỗi và trách móc bản thân để có thể cân bằng lại nhịp sống của mình.

3. Liệu pháp tâm lý giữa các cá nhân

Đối với một số trường hợp bệnh trầm cảm có thể được cân nhắc chữa bằng liệu pháp tâm lý giữa các cá nhân. Liệu pháp này sẽ tập trung nhiều vào những mối quan hệ xoay quanh người bệnh. Các chuyên gia tâm lý sẽ trò chuyện và tìm kiếm những xung đột, mâu thuẫn trong tâm lý của bệnh nhân với những người xung quanh.

Tâm Lý Trị Liệu Chữa Trầm Cảm
Tùy vào từng tình trạng khác nhau mà chuyên gia sẽ cân nhắc để lựa liệu pháp tâm lý phù hợp

Những mối quan hệ trong trường hợp này sẽ bao gồm hầu hết những loại kết nối giữa những cá thể với nhau, gồm có bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, người yêu hoặc thậm chí là những người xa lạ. Sau khi áp dụng liệu pháp này, người bệnh sẽ dần cải thiện tốt các mối quan hệ thực tế, đồng thời phát hiện ra những cảm xúc, hành vi chưa phù hợp của bản thân và thay đổi chúng theo chiều hướng đúng đắn hơn.

4. Liệu pháp tập trung vào khách hàng

Với liệu pháp này, chuyên gia tâm lý của bạn sẽ không tập trung vào việc cung cấp các hướng giải quyết vấn đề hoặc đưa ra bất kì lời khuyên nào. Họ sẽ thể hiện sự đồng cảm, lắng nghe, chấp nhận và tôn trọng những điều mà bệnh nhân chia sẻ, hỗ trợ họ một cách vô điều kiện.

Điều này sẽ giúp cho người bệnh cảm thấy được tôn trọng, họ sẽ có trách nhiệm hơn với những quyết định của mình bởi họ được trao quyền và có khả năng tự tìm ra giải pháp để khắc phục các vấn đề của riêng mình. Lúc này chuyên gia tâm lý và người bệnh sẽ được kết nối với nhau thông qua mối quan hệ chấp nhận và đồng cảm. Nhờ đó người bệnh sẽ thoải mái chia sẻ, chủ động, trở nên nhận thức và làm chủ được bản thân hơn.

5. Liệu pháp giải quyết vấn đề

Với liệu pháp này, người bệnh trầm cảm có thể trò chuyện, trao đổi trực tiếp với bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý, nhân viên xã hội lâm sàng đã được cấp giấy phép. Nhà trị liệu cho bạn có thể hướng dẫn, cung cấp thông tin về trầm cảm và giúp bạn hiểu hơn về tình trạng bệnh của bản thân.

Nhờ vào đó mà người bệnh có thể phát triển tốt các chiến lược để khắc phục và xử lý tốt các vấn đề căng thẳng, kiểm soát tình trạng bệnh, giúp các triệu chứng không trở nên tồi tệ hơn. Các cuộc trò chuyện riêng tư sẽ giúp người bệnh xác định và biết rõ hơn về những áp lực, các yếu tố gây trầm cảm đối với bản thân.

Chuyên gia tâm lý trị liệu có thể hỗ trợ người bệnh làm việc nhờ vào các vấn đề ở cơ quan hoặc ở nhà. Đồng thời, khuyến khích bệnh nhân duy trì tốt các kết nối lành mạnh với bạn bè, gia đình. Chuyên gia cũng có thể giúp người bệnh hình thành các thói quen tích cực, giúp họ tuân thủ tốt các quy định sử dụng thuốc, cải thiện giấc ngủ và thường xuyên gặp bác sĩ.

6. Liệu pháp gia đình

Nếu như bạn luôn giữa trạng thái buồn bã, chán nản, u sầu thì gia đình bạn cũng sẽ không ngoại lệ. Vì thế, liệu pháp gia đình chính là một trong các cách tuyệt vời để giúp các thành viên trong gia đình tìm hiểu sâu hơn về chứng bệnh trầm cảm và các dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh.

Trong các cuộc nghiên cứu khoa học cho biết rằng, thông qua những buổi trị liệu gia đình, người bệnh sẽ dần ổn định hơn về mặt tâm lý, các triệu chứng được khắc phục tốt, mối quan hệ giữa các thành viên được cải thiện,….Đồng thời nó cũng chính là cơ hội để người bệnh và các thành viên chia sẻ về những căng thẳng, mệt mỏi của cuộc sống đối với chứng rối loạn trầm cảm.

Sử dụng tâm lý trị liệu chữa trầm cảm trong bao lâu?

Sử dụng tâm lý trị liệu chữa trầm cảm kéo dài bao lâu còn phải phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau. Một số trường hợp người bệnh chỉ cần áp dụng trong một thời gian ngắn nhưng cũng có một số người bệnh nặng hoặc kháng thuốc thì cần phải duy trì trong một thời gian dài.

Quá trình cải thiện bệnh bằng tâm lý trị liệu còn phải phụ thuộc nhiều vào mức độ bị bệnh, kinh nghiệm của các chuyên gia tư vấn, sự đáp ứng của bệnh nhân. Nếu muốn rút ngắn thời gian điều trị trầm cảm thì bạn nên kết hợp tâm lý trị liệu với các phương pháp hỗ trợ khác.

Trong nhiều cuộc nghiên cứu chuyên khoa cho thấy rằng, dùng tâm lý trị liệu chữa trầm cảm mang lại hiệu quả vượt trội, nó giúp làm giảm các triệu chứng trầm cảm và hỗ trợ người bệnh cảm thấy hài lòng hơn đối với cuộc sống. Hơn thế, phương pháp điều trị này còn có thể hạn chế tối đa nguy cơ tái phát trầm cảm.

Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc biết thêm một số thông tin về việc sử dụng tâm lý trị liệu trong quá trình chữa trầm cảm. Hi vọng bạn có thể sớm phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và tiến hành can thiệp nhanh chóng để kiểm soát bệnh tốt hơn.

Tham khảo thêm:

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *