Bạo lực học đường: Nguyên nhân, hậu quả, cách ngăn chặn
Bạo lực học đường đang là một trong những vấn nạn nhức nhối. Tại Việt Nam, tình trạng này ngày càng tăng cao lên mức đáng báo động. Chúng ta cần sớm có biện pháp ngăn chặn nhằm tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh.
Bạo lực học đường tại Việt Nam – Vấn đề đáng báo động
Tại Việt Nam, tình trạng bạo lực học đường phổ biến và diễn biến ngày càng phức tạp. Bên cạnh những vụ ẩu đả và đánh nhau, học sinh còn có những bài đăng xúc phạm, chửi bới và uy hiếp nhau trên mạng xã hội.
Số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong một năm học toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ học sinh đánh nhau. Cứ 11.000 học sinh sẽ có một em bị đình chỉ học tập do đánh nhau.
Trong những năm gần đây, con số này đang không ngừng gia tăng. Điều đáng chú ý là những em học sinh tham gia đánh nhau ngày càng nhỏ tuổi. Mức độ và hành vi bạo lực cũng đa dạng hóa và nghiêm trọng hơn.
Đặc biệt bối cảnh đại dịch COVID-19, học sinh phải ở nhà học trực tuyến khiến tâm lý cũng bị ảnh hưởng. Khi quay lại trường học, vấn đề bạo lực học đường càng trở nên nhức nhối hơn.
Những thống kê gây ám ảnh về bạo lực học đường
Đầu năm 2021 tại Thanh Hóa, có một em học sinh bị đánh mạnh vào đầu gây vỡ sọ não và tổn thương cơ thể đến 49%. Vụ án này xảy ra trước sự chứng kiến của nhiều học sinh khác ngay tại cổng trường vào giờ tan học.
Tháng 3/2021, tại Đắk Lắk cũng có một nam sinh lớp 10 bị bạn học đánh hội đồng trong nhà vệ sinh. Tháng 9/2021, tại Yên Bái một nữ sinh bị đánh hội đồng sau lễ khai giảng trước sự reo hò cổ vũ.
Tháng 11/2021, tại Hà Tĩnh cũng có một nữ sinh mồ côi phải nhập viện vì bị đánh hội đồng. Nguyên nhân là do xích mích, mâu thuẫn trên mạng xã hội với bạn học cùng trường.
Có thể thấy rằng, bạo lực học đường là vấn nạn nhức nhối với môi trường giáo dục. Nó không còn là vấn đề của riêng học sinh, mà ảnh hưởng đến toàn xã hội.
Xem thêm: Tệ nạn xã hội trong học đường: Tác hại – Cách ngăn chặn
Nguyên nhân gây ra bạo lực học đường
Bạo lực học đường là vấn đề rất phức tạp. Rất khó để chỉ ra chính xác nguyên nhân, mà phải phụ thuộc vào từng trường hợp nhất định. Một số yếu tố liên quan bao gồm:
1. Truyền thông và giải trí
Nhiều người cho rằng các trò chơi điện tử, phim ảnh, và các video giải trí có lời và hình ảnh nhạy cảm có thể ảnh hưởng tâm lý trẻ. Đặc biệt là với những trẻ ở độ tuổi vị thành niên trong độ tuổi nổi loạn.
Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng cho luận điểm này. Một số nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, nội dung trên phương tiện truyền thông chỉ là nguyên nhân gián tiếp.
Nguyên nhân chủ yếu là do sự thiếu giám sát và giáo dục của người lớn. Gia đình, nhà trường không giúp các em tiếp cận, chọn lọc thông tin một cách thích hợp.
2. Các vấn đề tâm lý tâm thần
Hiện nay có rất nhiều học sinh, sinh viên mắc phải các dạng rối loạn tâm thần. Áp lực học tập, áp lực gia đình và nhiều vấn đề khác tác động tiêu cực đến tinh thần cảu các em.
Chính vì thế, những vấn đề như stress, trầm cảm học đường đang không ngừng gia tăng. Các vấn đề phức tạp này có thể góp phần làm tăng nguy cơ phát triển bạo lực ở trường học.
3. Nguyên nhân bạo lực học đường từ gia đình
Hành vi và sự giáo dục không đúng đắn từ gia đình ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ. Ví dụ cha mẹ thường xuyên quát tháo, đánh đập con cái có thể khiến trẻ có hành vi tương tự với bạn học.
Tình trạng căng thẳng và áp lực trong cuộc sống ngày càng gia tăng. Do đó, việc cha mẹ trút giận lên con cái hoặc bạo lực gia đình trở nên phổ biến
Chính những hành vi này ảnh hưởng sâu sắc đến suy nghĩ, tư duy và nhận thức của trẻ. Đặc biệt là ở thanh thiếu niên, độ tuổi nổi loạn và muốn chứng tỏ bản thân.
Tác động xấu từ gia đình có thể khiến trẻ hình thành nhân cách và tư duy méo mó. Từ đó dẫn đến những vụ bạo lực học đường khi trẻ thể hiện uy quyền với bạn bè.
4. Nguyên nhân bạo lực học đường từ nhà trường
Ở một số nhà trường hiện nay, công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật chưa có hiệu quả. Nhiều trường còn chưa quan tâm đến những học sinh cá biệt, kỷ luật của nhà trường chưa nghiêm khắc.
Nhiều nơi đặt nặng giáo dục văn hóa, mà lãng quên giáo dục nhân cách. Ngoài ra, trường học còn không chú trọng tổ chức hoạt động ngoại khóa để gắn kết học sinh.
Các hình thức bạo lực học đường phổ biến hiện nay
Bạo lực học đường có thể diễn ra theo nhiều hình thức khác nhau. Trong đó các hình thức thường thấy nhất bao gồm:
- Bạo hành thể xác: Đề cập đến bất cứ hình thức gây hấn nào về thể chất, sử dụng vũ khí. Chẳng hạn như đấm, đá, giật tóc, kéo rách quần/áo hoặc sử dụng các vũ khí như roi, gậy, vật cứng,… để đe dọa nạn nhân.
- Bạo hành tinh thần: Bao gồm các hành vi lạm dụng tình cảm và bạo hành lời nói. Hành vi này bao gồm việc lăng mạ, cô lập, đe dọa, làm nhục, chế giễu, nói dối, trừng phạt hoặc tung tin đồn về người khác.
- Bạo lực tình dục: Đề cập đến các tình trạng quấy rối tình dục, đe dọa tình dục, cưỡng bức, đụng chạm không mong muốn và cưỡng hiếp.
- Bạo lực kinh tế: Bao gồm các hành vi trấn lột đồ vật hoặc tiền bạc, phá loại đồ đạc của bạn học. Đây là hình thức bạo hành học đường phổ biến nhưng ít được quan tâm.
- Đe dọa trực tuyến: Bao gồm lạm dụng tình dục hoặc tâm lý trên mạng xã hội, và các phương tiện thông tin giải trí khác. Điều này thường liên quan đến việc đăng thông tin sai lệch, tin đồn ác ý, bình luận gây tổn thương, đăng ảnh hoặc video nhạy cảm lên mạng xã hội.
Mỗi hình thức bạo lực đều gây ra những tổn thương nghiêm trọng đến nạn nhân. Ngoài ra, nạn nhân của bạo lực học đường có thể trờ thành kẻ thủ ác trong tương lai
Hậu quả nghiêm trọng của vấn nạn bạo lực học đường
Bạo lực học đường không chỉ ảnh hưởng đến nạn nhân, mà cả những người chứng kiến, và gia đình hai bên cũng chịu ảnh hưởng. Cụ thể như sau:
1. Ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục
Bạo lực học đường khiến môi trường giáo dục trở nên tiêu cực. Một môi trường học tập tiêu cực sẽ kéo theo chất lượng giáo dục đi xuống rõ rệt.
Nạn nhân trở nên lo lắng, nhút nhát, sợ hãi và không thể tập trung vào việc học. Nhiều em còn không dám đến trường dẫn đến kết quả học tập sa sút, thậm chí phải thi lại hoặc lưu ban.
Học sinh gây bạo lực cũng phải đối mặt với việc chịu kỷ luật từ phía nhà trường. Nhẹ thì đình chỉ học tập tạm thời hoặc bị cho thôi học. Nghiêm trọng thì các em phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Đối với những em học sinh chứng kiến cũng bị ảnh hưởng không ít. Trẻ luôn phải sống trong tâm thế sợ hãi và lo lắng. Điều này sẽ tác động xấu đến quá trình học tập của các em.
2. Ảnh hưởng đến nạn nhân.
Trẻ em bị bạo lực học đường có nguy cơ gặp các tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần lâu dài. Trẻ có thể lạm dụng chất kích thích, tiểu đường, béo phì, bệnh tim, các bệnh hô hấp,…
Nạn nhân của bạo lực học đường có thể bị trầy xước, bầm tím, thậm chí là gãy xương, tàn tật hoặc chấn động. Một số trẻ bị chấn thương sọ não nghiêm trọng hủy hoại cả tương lai.
Trẻ có tuổi thơ càng bất hạnh thì vấn sức khỏe tinh thần và thể chất khi trưởng thành càng trầm trọng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự tập trung, chú ý, khả năng kiểm soát cảm xúc cũng như sức khỏe lâu dài.
3. Tác động đến cha mẹ
Với phụ huynh có con là nạn nhân của tình trạng này cũng sẽ hoảng hốt và lo lắng. Thậm chí không biết phải xử trí như thế nào cho phù hợp và đúng đắn.
Các bậc cha mẹ có thể phản ứng với bạo lực học đường theo nhiều cách khác nhau. Một số cha mẹ có thể khuyến khích con bắt nạt người khác. Họ có suy nghĩ méo mó rằng bạo lực chính là sức mạnh.
Cũng có những bậc phụ huynh chủ động và cố gắng làm việc với nhà trường để giữ an toàn cho con của họ. Có vẻ như đây là giải pháp hiệu quả và lâu dài nhất mà các bậc cha mẹ cần chú ý đến.
Cách ngăn chặn bạo lực học đường hiệu quả
Như đã đề cập, bạo lực học đường đang là vấn đề rất “nhức nhối” hiện nay. Và làm sao để ngăn chặn vấn nạn này cũng đang là bài toán khó thách thức cả gia đình, nhà trường và toàn cộng đồng.
1. Thực hiện các biện pháp răn đe và khuyến khích
Một số biện pháp có thể giúp cải thiện an toàn trường học bao gồm:
- Biện pháp răn đe: Nhà trường cần kỷ luật nghiêm minh những học sinh sai trái. Trường hợp cần thiết có thể cho thôi học tạm thời, thôi học vĩnh viễn, hoặc nhờ đến sự giúp đỡ của pháp luật.
- Thúc đẩy môi trường hòa nhập và an toàn: Nhà trường và gia đình cần tăng cường giáo dục tâm lý cho học sinh. Cả hai bên đều phải cung cấp cho trẻ môi trường lành mạnh để phát triển.
- Khuyến khích và khen ngợi: Thay vì chỉ tập trung vào kỷ luật và hình phạt, nhà trường cần nỗ lực hướng học sinh về phía tích cực. Cần khen ngợi các hành vi tốt và khuyến khích sự phát triển của học sinh theo hướng tích cực.
2. Áp dụng các biện pháp an ninh
Một cách phổ biến để hạn chế bạo lực trong trường học là thực hiện các biện pháp an ninh mạnh mẽ hơn. Chẳng hạn như lắp camera giám sát, hệ thống an ninh và bảo vệ khuôn viên trường học.
Camera giám sát có thể được đặt ở hành lang, lớp học và gần các khu vực cửa ra vào. Nhân viên của nhà trường có thể giám sát và phát hiện những tình huống nguy hiểm từ xa.
Cài đặt hệ thống an ninh để kiểm soát việc ra vào khuôn viên trường học. Nhân viên bảo vệ phải thực hiện việc tuần tra trường học, bãi xe và các khu vực chung khác.
3. Nhận thức được yếu tố rủi ro
Một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng khiến một đứa trẻ trở nên bạo lực. Việc nhận thức được các yếu tố này có thể giúp bạn nhận biết khi nào trẻ cần được hỗ trợ.
Yếu tố rủi ro bao gồm cá nhân trẻ, hoặc ảnh hưởng từ gia đình bao gồm:
- Từng là nạn nhân của bạo lực
- Tiền sử có các hành vi hung hăng
- Chỉ số IQ thấp
- Kiểm soát hành vi kém
- Gặp các vấn đề liên quan đến rượu hoặc chất kích thích
- Tiếp xúc với bạo lực gia đình
Các yếu tố nguy cơ từ gia đình bao gồm:
- Thái độ nuôi dạy trẻ độc đoán
- Thực hành kỷ luật quá lỏng lẻo, khắc nghiệt, hoặc mâu thuẫn
- Trình độ học vấn và thu nhập của cha mẹ thấp
- Cha mẹ lạm dụng chất kích thích hoặc là tội phạm
5. Nhận biết các dấu hiệu cảnh báo
Để ngăn chặn được tình trạng bạo lực học đường, phụ huynh và giáo viên cần sớm nhận thấy bất cứ thay đổi trong tính cách và hành vi của trẻ.
Những thay đổi này chỉ ra rằng, có điều bất thường xảy ra với trẻ. Nếu nhận thấy những dấu hiệu này, bạn hãy nhẹ nhàng nói chuyện với con và có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài.
Những thay đổi của trẻ bao gồm:
- Hạn chế giao tiếp, xa cách mọi người
- Không còn hứng thú với các hoạt động yêu thích trước đây
- Khó ngủ, chán ăn, sụt câu bất thường,..
- Trẻ sử dụng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích,…
- Trẻ có tâm trạng bất ổn, làm tổn thương động vật, phá hủy tài sản, đe dọa hoặc bắt nạt.
- Trẻ bị ám ảnh về tự tử và cái chết,quan tâm tới vũ khí hoặc bạo lực.
Bất cứ dấu hiệu nào vừa được liệt kê cũng có thể là dấu hiệu của trầm cảm, lo lắng hoặc một vấn đề sức khỏe tâm thần khác. Lúc này trẻ cần phải có sự giúp đỡ sớm. Bạn hãy đưa con đến gặp chuyên gia tư vấn tâm lý để nhận được sự hỗ trợ phù hợp.
6. Tham vấn tâm lý học đường
Tham vấn tâm lý học đường không chỉ dành cho trẻ bị bắt nạt học đường. Hoạt động này cần thiết cho cả những đứa trẻ có xu hướng, hoặc có hành vi bắt nạt bạn bè.
Trẻ có nơi để chia sẻ, tâm sự những điều mà trẻ cảm thấy bức bối, khó chịu, áp lực… và giải tỏa cảm xúc nhanh chóng. Như vậy, những cảm xúc tiêu cực sẽ không bị dồn nén, để rồi bộc phát qua hành vi, lời nói…
Cha mẹ có thể chủ động cho con đến các trung tâm về tâm lý trị liệu hoặc gặp gỡ các chuyên gia để con được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng hơn.
Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam – Đơn vị số 1 về trị liệu tâm lý cho trẻ vị thành niên
Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là đơn vị tiên phong trong tâm lý trị liệu tại Việt Nam. Đây là đơn vị hàng đầu trong việc đồng hành, trị liệu tâm lý cho trẻ vị thành niên.
Đội ngũ chuyên gia tại trung tâm được đào tạo bài bản từ các Hiệp hội quốc tế: NLP Hoa Kỳ, Hypnotherapy Hoa Kỳ, Time Line Therapy. Họ luôn làm việc bằng cả trái tim, tận tâm và đầy trách nhiệm.
Chuyên gia luôn thấu hiểu và giúp trẻ giải quyết vấn đề tâm lý. Ngoài ra, chuyên gia còn đồng hành cùng cha mẹ để giải quyết những khó khăn của họ trong việc kết nối và làm bạn với con.
1. Với trẻ bị bạo lực học đường
Đối với trẻ gặp vấn đề tâm lý do bị bạo lực học đường, các chuyên gia sẽ
- Làm lành tổn thương tâm lý do bạo lực học đường gây ra
- Vượt qua nỗi sợ đến trường
- Xây dựng niềm tin và nội lực bên trong trẻ
- Kết nối giữa trẻ và cha mẹ, giúp trẻ chia sẻ và nhận được sự quan tâm đúng cách từ cha mẹ.
2. Với trẻ gây bạo lực học đường
Đối với trẻ thường gây bạo lực học đường cho trẻ khác, các chuyên gia tâm lý trị liệu sẽ giúp trẻ:
- Tìm ra nguyên nhân gốc rễ gây ra thói quen bắt nạt
- Chữa lành những tổn thương trong quá khứ
- Thấu hiểu hành vi của mình là chưa đúng đắn
- Thay đổi hành vi, biết yêu thương bản thân và những người xung quanh đúng cách.
Để đặt lịch tham vấn tâm lý cùng các chuyên gia hàng đầu tại Trung tâm NHC Việt Nam, quý vị vui lòng liên hệ Hotline: 096 589 8008 hoặc để lại thông tin tại đây.
Bạo lực học đường là vấn nạn đáng lo ngại hiện nay. Nó không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và cuộc sống của những trẻ, mà còn khiến môi trường giáo dục mất đi sự tốt đẹp, lành mạnh vốn có.
Tham khảo thêm:
- Dấu hiệu nhận biết con bị bắt nạt ở trường: Cha mẹ nên biết
- Nên làm gì khi bị bạo lực học đường? Cách xử lý tình huống
- Phụ Huynh Cần Làm Gì Khi Trẻ Bị Bắt Nạt Trên Mạng?
- Cách phòng tránh bạo lực học đường cho trẻ ngay từ nhỏ
Thực tế thì bạo lực học đường thời nào cũng có. Hồi còn học cấp 3, trường mình rùm beng vụ 1 bạn nữ bị bắt nạt, xé áo, ép uống nước có tờ giấy đốt ra hòa vào, bị quay video rồi còn bị đánh nữa. Nhà trường có vào cuộc xử lý nhưng bạn nữ kia vẫn bị ảnh hưởng tâm lý nhiều lắm, bạn ý nghỉ học 1 năm mới quay lại. Nghĩ cũng thương
Bị bạo lực học đường thì tâm lý ảnh hưởng nặng nề thật. Tụi bắt nạt trò gì cũng nghĩ ra được để bạo lực nạn nhân, nhiều đứa còn tự hào lắm cơ
Ngày xưa đi học lướt qua nhau, nhìn tí cũng bị bảo nhìn đểu à xong ăn 1 cái tát dù chả biết mình làm sao
ừ cái trò này quen lắm ông ơi, nhìn bình thường bảo nhìn đểu
Tui còn bị bạo lực nữa
đọc bài rồi nghĩ lại cái vụ nữ sinh tự tử vì bạo lực sợ nhỉ
ngày xưa á cứ cổng trường là có mấy ông choi choi đứng trực sẳn ở cổng trưởng để chỉ đợi nhìn đểu là lao vào đấm đá luôn
chuẩn bài, toàn tóc xanh tóc đỏ, thời tôi là 1 ở cổng trường 2 là ra căn tin
phòng vệ sinh nữa chứ
à ờ đúng, toàn bọn cá biệt thì hay ra đấy hút thuốc nữa mình còn không dám đi vệ sinh luôn
tôi nhớ là có 1 đứa học trên tôi 1 lớp bị đánh ở cổng trường đến tím mắt luôn với gãy răng luôn
thế là nhẹ rồi nhiều đứa còn cầm cả gạch cả tuýp sắt để đánh cơ nhìn xót ruột lắm
chính mình là người từng bị bạo lực đây, cũng ở cổng trường luôn
bác có bị trấn thương ở đâu không
có đi tập tễnh cả tháng trời luôn
thế bác có mách phụ huynh không
mình không vì cũng sợ bị bố mẹ mắng, hồi đấy bố mẹ mình nóng tính lắm nên mình giấu bảo đi đá bóng bị ngã đau chân
cùng chung tâm lý sợ sệt nhỉ
sợ chứ xong sợ hôm sau lại bị đánh tiếp cơ, đi học trong lo lắng vãi
muốn ngăn chặn được thì chỉ có người lớn can thiệp được thôi
nhà trường quyết liệt là được mà
thì không bao lực ở trường nữa ra tận đâu bạo lực thì sao
chuẩn đấy bạn quan tâm con cái 1 chút vấn đề này là từ xưa rồi, giờ mạng xã hội ảnh hưởng nhiều nên là dễ gây tâm lý hoang mang cho bọn trẻ lắm
tôi cũng vừa ngăn thành công 1 vụ bạo lực học đường đây, chính con tôi vừa trải qua cú sốc tâm lý khi mà cứ bị bạn bè dọa nạt hoài luôn
bạn đến tận trường nói chuyện à
đúng rồi mình phải đến chứ đến mà làm việc cho ra ngô ra khoai không là sự việc sẽ tái diễn tiếp. nhưng đó là 1 phần thôi con tôi bất ổn tâm lý sợ đi học từ đó luôn vì nghĩ sẽ bị đánh đập lần nữa
thế giờ con bạn ổn hơn chưa
cũng tốt hơn rồi, tôi phải đưa đi trị liệu tâm lý mới đỡ đấy, mất cả công cả việc
trị liệu đâu vậy bạn
ở trung tâm nhc ý, đây https://tamlytrilieunhc.com xa phết vì nhà tôi bên long biên nhưng mà thấy bạn bè mách cho ở đây ok nên là cũng bỏ công sức 1 chút đưa ra đây hằng tuần
em đang học 11, mình đã từng t.r.a.m c.a.m. Năm cấp 1 mình bị BLHD như đốt tóc, dính kẹo cao su lên tóc, úp sọt rác lên đầu..v… Lên cấp 2 thì em bị BLHD nhiều hơn, Bị Body Shaming… thật sự rất ám ảnh đối với em, em luôn bị stress và muốn một mình. Cấp 2 đơn giản chỉ là em bị đốt khét cả tóc, bị đám con trai soi xét, bị những bạn nữ nói xấu và miệt thị mình. em sợ phải đến trường..
Sau khi lên cấp 3, em nghĩ cuộc đời mình đã sang trang mới, nhưng nó không như ý muốn, năm lớp 10 em gặp được lớp hòa đồng và nhiệt huyết, nhưng lên 11, lớp em bị tách. Em sang 1 lớp, nhưng thực sự rất khó gần, và mấy bạn ấy không thích em, em thật sự suy sụp, em vào lớp mới nhưng không hoà nhập được cùng với các bạn. Mỗi lần mình đi học, em lại suy nghĩ: “” phải làm sao để hoà nhập được đây?”” nhưng thật sự rất khó, em đã suy nghĩ và khóc rất nhiều. em mới 11, nếu kỳ II chuyển lớp thì năm sau lại tách theo khối, nhưng thật sự em chịu không nổi, nếu cứ tiếp diễn em không biết mình phải làm sao nua, chỉ lối cho em với…
cố gắng lên em ơi, hãy chia sẻ với bố mẹ, thầy cô và những người mình có thể tin tưởng nhé!
chúng ta có quyền quyết định bản thân sống như thế nào và không ai được phép làm hại chúng ta, hãy mạnh mẽ lên!
Bị bạo lực học đường thì mình có nên nói với giáo viên ko ạ…
Có nha bạn, để trong lòng lâu thế ko tốt đâu
nói với gđ trước nhé cậu ơi , nói với gđ trước để gđ đến giải quyết với giáo viên nếu giáo viên không giải quyết thì kêu gđ cậu gọi phụ huynh bên kia lên nói chuyện để giải quyết và chấm dứt blhđ lại chứ để càng lâu cno càng được nước lấn tới đó
giờ càng ngày càng có nhiều những cái này, vô cùng nguy hiểm và ảnh hhởng đến các con, mong gia đình nuôi dạy tốt và nhà trường giáo dục tốt hơn. cho con đi học như này lo quá
cũng do nhiều nguyên nhân nữa ạ, bảo sao học sinh trầm cảm, gặp nhiều vấn đề ảnh hưởng đến tâm lý, thương quá
Người bị bạo lực có khi sẽ ám ảnh cả đời, tổn thương cả đời, còn kẻ gây bạo lực thì có khi chả bao giờ nhớ mình đã làm ra những hành động như thếnafo
thô mà thật em ạ, có nhiều vụ bây giờ được đưa ra dư luận, pháp luật can thiệp nhưng có nhiều người gây bạo lực bây giờ vẫn sống sung sướng lắm, chỉ mong có xã hội, nhà trường, nhà nước cùng chung tay
Cac con cung can duoc day cach tu bao ve ban than va ung pho voi bao luc hoc duong nua
Cháu gái của mình có dấu hiệu bị bạo lực học đường, gia đình đang yêu cầu chỗ nhà trường xác minh nhưng chờ mãi chưa thấy phản hồi mà cháu thì có biểu hiện thu mình, không vui tươi hoạt bát như trước mà ít nói, trầm tính hẳn đi. Có chỗ nào bây giờ hỗ trợ về mặt tâm lý, tinh thần cho các bạn như vậy ở Hà Nội không ạ? Mình sợ để lâu con bé trầm cảm mất
Em nghĩ là bên nào có dịch vụ về tâm lý thì đều có thể thử chị ạ
Bạn ghé NHC Việt Nam xem nhé, con trai mình bị trầm cảm, 1 phần do bạo lực học đường đã từng trị liệu ở đây, hiện tại ổn rồi. Chúc cháu bạn và gia đình mọi điều tốt đẹp nhất nhé.
Cảm ơn chị, chị có thể cho em xin địa chỉ chỗ này không ạ?
Mình ở HCM nên không rõ, nhưng họ có cơ sở ở HN đó, bạn tìm trên gg có trang của họ, chắc sẽ thấy
mấy cái này khó ngăn chặn lắm, sao mà ngăn đc tầm tuổi đó có nhiều sự thay đổi, rồi ganh ghét nhau, ko làm gì cũng bị bắt nạt như chơi!
thông tin bổ ích, rất cần thiết cho các bậc phụ huynh
hãy khuyết khích các con lên tiếng nhiều hơn, đừng nên cái gì cũng giấu giấu chỉ thiệt thân
quan trọng ba mẹ phải thật sự lắng nghe và quan tâm đến con cái đó ạ, nhà trường cũng đóng vai trò quan trọng, nói chung cũng rất phức tạp
Bây giờ ngoài bạo lực bằng thái độ lời nói hay tác động vật lý tại trường lớp, các bạn học sinh còn có thể bị bạo lực mạng nữa. Bao nhiêu thứ dồn lại thêm áp lực học hành rồi ba mẹ bận rộn quá không quan tâm được sẽ khiến các bạn bị tổn thương tâm lý, trầm cảm và nhiều suy nghĩ tiêu cực lắm. Các bố mẹ nên chú ý đến con nhiều hơn thay vì quá mải mê chăm lo kinh tế, đừng để hối hận bố mẹ ạ
cháu nói đúng
Tụi nhỏ thời nay cũng nhiều áp lực, mà mới con nít con nôi chứ đã trải đời bao nhiêu đâu mà biết cách ứng xử, đối mặt cho phù hợp, thương quá cơ
đơn vị này uy tín nhỉ, mình thấy cũng làm nhiều chương trình cho lứa tuổi vị thành niên
bạo lực học đường ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất là một chuyện, quan trọng là tinh thần bị tác động về sau
trước mình có xem đc video này, mng có thể tham khảo thêm ạ https://bom.so/AjEmVi
Mình hiện tại lớp 11 học gdtx do năm mình thì cấp 3 chỉ đạt 28đ và điểm chuẩn là 29.5 nên đã trượt mình đang bị bạo lực học đường nhưng không thể làm gì cả mình có nói với chị và mẹ mình để nói chuyện với giáo viên nhưng mà cái trường này nó ăn tiền của phụ huynh mấy thằng bắt nạt rồi nên không làm gì để giải quyết cả mình ngày nào cũng đi học trong lo âu sợ hãi mình mặc kệ chúng nó nhưng chúng nó vẫn cứ bắt nạt mình mình phải làm sao ạ