Rối Loạn Cảm Xúc Có Chữa Được Không? Có Tự Khỏi Không?

Hiểu rõ vấn đề “Rối loạn cảm xúc có chữa được không?” sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc thăm khám và điều trị. Bên cạnh đó, nắm được tính chất bệnh cũng là bước đầu để mỗi người biết cách phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe của bản thân.

bệnh rối loạn cảm xúc có chữa được không
Bệnh rối loạn cảm xúc có chữa được không là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm

Bệnh rối loạn cảm xúc có chữa được không?

Rối loạn cảm xúc là một trong những bệnh tâm thần phổ biến hiện nay. Bệnh lý này đặc trưng bởi sự dao động lên cao hoặc giảm thấp quá mức của khí sắc (cảm xúc). Rối loạn cảm xúc gây ra 2 trạng thái cảm xúc là cảm xúc tăng cao (hưng cảm) và cảm xúc giảm thấp (trầm cảm).

Rối loạn cảm xúc khiến người bệnh không thể kiểm soát cảm xúc của bản thân và điều này chi phối đáng kể đến hành vi, suy nghĩ. Theo số liệu thống kê, khoảng 5% dân số thế giới đang phải đối mặt với chứng bệnh này và tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở nữ giới. Trước cuộc sống áp lực như hiện nay, các chuyên gia dự đoán tỷ lệ người mắc bệnh sẽ có xu hướng tăng lên đáng kể trong tương lai.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp rối loạn cảm xúc vào vị trí thứ 2 chỉ sau các bệnh tim mạch về mức độ ảnh hưởng đối với cuộc sống và sức khỏe của con người. Dù ở trạng thái hưng cảm hay trầm cảm, bệnh nhân cũng sẽ phải đối mặt với những ảnh hưởng nhất định. Trong đó, trầm cảm thường có cơ chế phức tạp hơn và tỷ lệ tự sát cao. Trước những ảnh hưởng của bệnh lý này, rất nhiều bạn đọc băn khoăn “Rối loạn cảm xúc có chữa được không?”.

Mặc dù là bệnh lý rất phổ biến nhưng đến nay các chuyên gia vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây rối loạn cảm xúc. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn trong quá trình chẩn đoán. Tương tự như các rối loạn tâm thần khác, rối loạn cảm xúc là hệ quả do hiện tượng mất cân bằng chất dẫn truyền thần kinh và tổn thương tâm lý. Do đó, điều trị bệnh phải phối hợp liệu pháp hóa dược cùng với trị liệu tâm lý.

Nhìn chung, bệnh nhân rối loạn cảm xúc có đáp ứng khá tốt với điều trị. Một số trường hợp thể cải thiện bệnh hoàn toàn sau thời gian điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải điều trị củng cố trong một thời gian khá dài để ngăn ngừa tình trạng tái phát.

Trên thực tế, một số bệnh nhân có thể phải sống chung với bệnh suốt đời – nhất là những trường hợp rối loạn lưỡng cực (một dạng rối loạn cảm xúc có cả triệu chứng trầm cảm và hưng cảm). Bởi bệnh lý này được xác định có liên quan đến gen di truyền và mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh. Tuy nhiên nếu tích cực điều trị, tình trạng sẽ được duy trì ở giai đoạn ổn định và bệnh nhân hoàn toàn có thể ổn định cuộc sống.

Rối loạn cảm xúc có thể tự khỏi không?

Ngoài thắc mắc Rối loạn cảm xúc có chữa được không, vấn đề Rối loạn cảm xúc có tự khỏi không cũng được bạn đọc quan tâm. Như đã đề cập, cơ chế bệnh sinh của bệnh lý này có liên quan đến mất cân bằng chất dẫn truyền thần kinh và tổn thương tâm lý. Chính vì vậy, bệnh nhân bắt buộc phải sử dụng thuốc và trị liệu tâm lý để điều chỉnh cảm xúc, qua đó cải thiện suy nghĩ và hành vi.

Nếu không can thiệp điều trị, tình trạng sẽ có xu hướng nặng dần theo thời gian – đặc biệt là trầm cảm. Các triệu chứng nặng có thể đi kèm với loạn thần và làm gia tăng nguy cơ tự sát, tự hại. Ngoài ra, rối loạn cảm xúc còn làm tăng tỷ lệ sử dụng rượu bia, chất kích thích và phát triển đồng thời các vấn đề tâm lý khác như rối loạn ăn uống, rối loạn hoang tưởng, rối loạn lo âu,…

Khi nhận thấy các triệu chứng rối loạn cảm xúc, nên chủ động thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Can thiệp điều trị sớm thường sẽ có đáp ứng tốt và bệnh chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Ngược lại, những trường hợp thăm khám trễ có thể phải nhập viện do những hành vi quá khích, tự sát, tự hại. Ngoài ra, những trường hợp này cũng có thể phải sốc điện do không đáp ứng với thuốc và các phương pháp khác.

Lời khuyên cho người bị rối loạn cảm xúc

Trước những áp lực trong cuộc sống, chúng ta không tránh khỏi căng thẳng, phiền muộn, lo lắng,… Nếu không tìm cách giải tỏa, nhiều khả năng tình trạng sẽ chuyển biến thành rối loạn cảm xúc. Đặc biệt, nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên nếu tiền sử gia đình có người mắc bệnh và bản thân có tính cách nhút nhát, yếu đuối, nhạy cảm.

Mặc dù căn nguyên có nhiều điểm chưa rõ và điều trị còn tồn đọng không ít hạn chế nhưng về cơ bản, các phương pháp điều trị có thể kiểm soát phần nào triệu chứng và giúp người bệnh ổn định cuộc sống. Do đó, bệnh nhân không nên quá lo lắng khi được chẩn đoán mắc bệnh lý này.

bệnh rối loạn cảm xúc có chữa được không
Người bệnh nên xây dựng lối sống lành mạnh và học cách kiểm soát stress để quản lý bệnh tốt hơn

Những lời khuyên từ các chuyên gia sẽ giúp người bệnh dễ dàng hơn trong việc quản lý bệnh:

  • Tích cực điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ là cách tốt nhất để kiểm soát bệnh.
  • Trao đổi trực tiếp với gia đình, bạn bè và những người xung quanh vấn đề sức khỏe của bản thân để được thấu hiểu, chia sẻ. Ngoài ra, nên nâng cao hiểu biết cho gia đình về rối loạn cảm xúc để người thân giúp đỡ trong quá trình điều trị và ngăn chặn kịp thời những hành vi ngông cuồng, liều lĩnh trong các cơn hưng cảm.
  • Stress sẽ làm nghiêm trọng các triệu chứng của rối loạn cảm xúc. Chính vì vậy, người bệnh nên thực hiện những biện pháp giải tỏa stress như yoga, ngồi thiền, nghe nhạc, đọc sách mỗi ngày, chăm sóc cây cối, chơi với thú cưng,… Kiểm soát tốt căng thẳng sẽ giúp quản lý các triệu chứng rối loạn cảm xúc và ngăn chặn các biến chứng nặng nề.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh và tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe. Ngoài ra, cần đảm bảo ngủ đủ giấc.
  • Tránh những thói quen thiếu lành mạnh như sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích,… Bên cạnh đó, cần hạn chế đồ uống chứa caffeine và thực phẩm chứa quá nhiều đường vì có thể gia tăng mức độ lo lắng, phiền muộn.
  • Tìm niềm vui từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống và nạp cho bản thân năng lượng tích cực bằng các hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ những người khó khăn,…
  • Nỗ lực học tập, làm việc để cải thiện năng lực bản thân. Khi có năng lực và chuyên môn, người bệnh sẽ hoàn thành tốt công việc và có nguồn thu nhập ổn định. Đây là điều kiện để quá trình điều trị được diễn ra thuận lợi và mang lại kết quả khả quan.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Hy vọng qua những chia sẻ trên, bạn đọc đã hiểu rõ “Rối loạn cảm xúc có chữa được không? Có tự khỏi không?”. Nếu nghi ngờ mắc bệnh lý này, bạn nên tiến hành thăm khám và tiếp nhận điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, cần nâng cao kiến thức về bệnh để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *