10 Cách Giải Quyết Mâu Thuẫn Xung Đột Trong Gia Đình Hiệu Quả

Để giữ không khí êm ấm và hòa thuận, mỗi người cần học cách giải quyết mâu thuẫn trong gia đình. Nếu hành xử khéo léo, xung đột sẽ được hóa giải và các thành viên sẽ thêm thấu hiểu, yêu thương lẫn nhau.

cách giải quyết mâu thuẫn gia đình
Nên học cách giải quyết mâu thuẫn gia đình để giữ hòa khí và tránh tình trạng sự việc bị đẩy đi quá xa

10 Cách giải quyết mâu thuẫn và xung đột trong gia đình

Gia đình là điểm tựa vững chắc cho mỗi cá nhân cả về tinh thần và vật chất. Tuy nhiên trong quá trình chung sống, các thành viên có thể xảy ra xung đột, mâu thuẫn do nhiều vấn đề khác nhau như quản lý tài chính, chi tiêu, phân công việc nhà, phương pháp giáo dục con cái, trách nhiệm với bố mẹ,…

Mâu thuẫn trong gia đình là một phần tất yếu và gần như không thể tránh khỏi. Nếu biết cách hòa giải, các thành viên sẽ thêm thấu hiểu và biết yêu thương lẫn nhau. Trong nhiều trường hợp, các thành viên có cái tôi quá cao, cứng nhắc và khăng khăng giữ quan điểm của mình khiến cho xung đột lên đến đỉnh điểm. Xung đột sâu sắc khiến cho tình cảm của những thành viên trong gia đình bị sứt mẻ và tạo ra khoảng cách lớn.

Ngoài ra, nhiều gia đình có xu hướng kìm nén, không giải quyết mâu thuẫn khiến cho căng thẳng tích tụ. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho không khí trở nên nặng nề và mệt mỏi. Thậm chí, không ít cặp vợ chồng đi đến quyết định ly hôn, ly thân vì mâu thuẫn không được hóa giải.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Mâu thuẫn là điều khó tránh khỏi trong các mối quan hệ, đặc biệt là cuộc sống gia đình. Vì vậy, bản thân các thành viên phải trang bị cho mình những kỹ năng hóa giải xung đột. Nếu khéo léo trong cách ứng xử, bạn có thể giải quyết mâu thuẫn và giữ được hòa khí gia đình.

Dưới đây là 10 cách giải quyết mâu thuẫn, xung đột trong gia đình một cách hiệu quả:

1. Học cách im lặng khi xung đột gay gắt

Khi xảy ra mâu thuẫn, các thành viên trong gia đình có thể tranh cãi để bảo vệ quan điểm và ý kiến cá nhân. Tuy nhiên, việc tranh cãi trong thời điểm này thường khiến cho sự việc trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, tranh cãi cũng khiến cho các thành viên mất bình tĩnh, nổi nóng, cáu kỉnh và có những lời nói mang tính chất thù địch.

Khi mọi người đang mất bình tĩnh và xung đột lên đến đỉnh điểm, bạn nên học cách im lặng và khuyên mọi người bên bình tâm để tránh mọi thứ vượt qua quá tầm kiểm soát. Im lặng là giải pháp tốt nhất nếu xung đột trở nên gay gắt. Giữ im lặng sẽ giúp các thành viên nhìn nhận lại và tránh nói ra những lời gây tổn thương nhau.

cách giải quyết mâu thuẫn gia đình
Thay vì tranh cãi khi đang xung đột gay gắt, nên học cách im lặng để kiềm chế cảm xúc và bình tâm lại

Thông thường khi xảy ra xung đột, bất cứ ai cũng muốn bảo vệ quan niệm và quyền lợi của mình. Do đó, mâu thuẫn thường trở nên sâu sắc hơn sau mỗi cuộc tranh luận. Thậm chí sau khi xung đột, các thành viên trong gia đình phải mất một thời gian dài để có thể trò chuyện lại với nhau. Vì vậy, để tránh những tình huống đáng tiếc, mỗi thành viên cần học cách giữ im lặng khi xung đột gay gắt.

Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, im lặng trở thành đỉnh điểm của mâu thuẫn. Sự im lặng khiến mọi người thu mình, ít giao tiếp và đánh mất đi ý nghĩa thiêng liêng của gia đình. Từ đó khiến cho cuộc sống trở nên nặng nề, u uất và mệt mỏi. Do đó, chỉ nên im lặng để có thời gian suy nghĩ và bình tâm, đừng giữ sự im lặng như một hình phạt đối với người khác – đặc biệt là gia đình của mình.

2. Nhìn nhận lại vấn đề

Mâu thuẫn trong gia đình có thể bắt nguồn từ những vấn đề vụn vặt hoặc những sự kiện lớn. Thay vì tranh cãi để bảo vệ quyền lợi và ý kiến của bản thân, các thành viên trong gia đình nên nhìn nhận lại vấn đề. Mọi người thường chỉ nhìn thấy những lỗi lầm của người khác mà ít khi đánh giá lời nói và cách ứng xử của bản thân. Điều này khiến cho giữa các thành viên thiếu đi sự thấu hiểu, đồng cảm và gián tiếp khiến mâu thuẫn trở nên sâu sắc hơn theo thời gian.

Khi xảy ra xung đột trong gia đình, các thành viên nên nhìn nhận lại vấn đề theo chiều hướng tích cực thay vì tập trung chỉ trích lỗi sai của những người xung quanh. Không giống với những mối quan hệ khác, gia đình là nơi các thành viên yêu thương, chăm sóc và chia sẻ cùng nhau.

cách giải quyết xung đột trong gia đình
Nên nhìn nhận lại vấn đề để tìm ra hướng giải quyết nhằm hóa giải mâu thuẫn trong gia đình

Vì vậy, việc phân định đúng – sai một cách rạch ròi có thể khiến tình cảm giữa các thành viên bị sứt mẻ và phai nhạt. Đối với những vấn đề không quá nghiêm trọng, nên học cách bỏ qua và rút kinh nghiệm để sự việc không tái diễn. Trong trường hợp sự việc có tính chất nghiêm trọng, mỗi thành viên cần dành nhiều thời gian để đánh giá lại vấn đề một cách tổng quan và đa chiều.

3. Đặt mình vào vị trí của người khác

Một cách những cách giải quyết mâu thuẫn trong gia đình hiệu quả là đặt mình vào vị trí của người khác. Bản thân mỗi người thường chỉ hiểu được cảm xúc, suy nghĩ và ý kiến của mình mà không mảy may quan tâm đến người khác. Trong khi ở vị trí đó, có thể chúng ta cũng sẽ có cách hành xử và lời nói tương tự.

Đa phần những trường hợp mâu thuẫn dai dẳng đều do các thành viên trong gia đình cố chấp, quá xem trọng cảm xúc của bản thân và không quan tâm đến cảm nhận của người khác. Khi xung đột xảy ra, mỗi người cần đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu và đồng cảm. Khi hiểu được cảm xúc của mọi người, bản thân sẽ biết cách điều chỉnh lời nói, hành vi cho phù hợp. Chỉ với những thay đổi rất nhỏ, xung đột trong gia đình có thể được hóa giải và không dẫn đến những tình huống vượt xa ngoài tầm kiểm soát.

4. Chịu trách nhiệm và ngừng đổ lỗi

Xung đột trong gia đình đôi khi không bắt nguồn từ lỗi lầm từ một cá nhân mà do tất cả các thành viên. Bởi cách ứng xử thiếu khéo léo và tinh tế cũng là nguyên nhân khiến cho mâu thuẫn trở nên sâu sắc hơn. Do đó khi xảy ra mâu thuẫn, các thành viên nên chịu trách nhiệm với cách ứng xử của bản thân và ngừng đổ lỗi cho người khác – nhất là những lời buộc tội vô căn cứ.

cách giải quyết mâu thuẫn gia đình
Chủ động nhận trách nhiệm là một trong những cách giải quyết mâu thuẫn gia đình hiệu quả

Thói quen đổ lỗi cho nhau khiến cho tình cảm gia đình sứt mẻ và các thành viên trở nên xa cách hơn. Trong khi đó nếu chủ động nhận sai và cùng nhau rút kinh nghiệm, mâu thuẫn sẽ được hóa giải và những sự việc tương tự sẽ hiếm khi tái diễn. Trên thực tế không phải ai cũng biết cách nhìn nhận vấn đề và chịu trách nhiệm trước lỗi sai của bản thân. Tuy nhiên, bạn nên chủ động nhận trách nhiệm để giải quyết mâu thuẫn và giữ hòa khí gia đình.

5. Trò chuyện thẳng thắn

Thẳng thắn trò chuyện là cách để giải quyết mâu thuẫn vợ chồng, gia đình hiệu quả. Thay vì giữ im lặng và giấu kín suy nghĩ, các thành viên trong gia đình nên trò chuyện thẳng thắn cùng nhau để thấu hiểu hơn về cảm xúc và suy nghĩ của những người xung quanh. Tuy nhiên, chỉ nên trò chuyện khi mọi người đã ổn định tâm lý và kiểm soát được cơn giận.

Cuộc trò chuyện nên tập trung vào việc lắng nghe, chia sẻ và giãi bày cảm xúc thay vì chỉ trích và phê bình lẫn nhau. Điều này sẽ giúp các thành viên trong gia đình gạt bỏ cái tôi và học cách đồng cảm. Buổi trò chuyện có tính chất xây dựng chính là “chìa khóa” để giải quyết mâu thuẫn, xung đột trong gia đình.

6. Tìm ra giải pháp chung

Gia đình có ý nghĩa thiêng liêng đối với mỗi cá nhân. Chúng ta có thể chấm dứt mối quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp hay đối tác khi có mâu thuẫn. Tuy nhiên với người thân, bạn cần nỗ lực giải quyết xung đột để giữ cho gia đình luôn đầm ấm và hòa hợp.

Khi xung đột xảy ra do các vấn đề nan giải trong cuộc sống, các thành viên nên dừng việc đổ lỗi và cùng nhau trò chuyện để tìm ra giải pháp chung. Khi vấn đề được giải quyết, những khúc mắc giữa các thành viên cũng sẽ được hóa giải.

Tuy nhiên, việc tìm ra giải pháp chung không phải điều dễ dàng. Vì vậy, các thành viên trong gia đình nên giữ tâm lý thoải mái và vững vàng trước khi trò chuyện, đưa ra ý kiến. Trong gia đình cần phải có một vài cá nhân chủ động trong việc hòa giải và tìm ra giải pháp. Nếu để sự việc trôi vào quên lãng, mâu thuẫn có thể sẽ lặp lại sau một thời gian ngắn.

7. Học cách lắng nghe

Khi xảy ra mâu thuẫn và xung đột, ít ai có thể lắng nghe mà không ngắt lời người khác. Tuy nhiên, việc liên tục tranh luận và ngắt lời nhau có thể khiến cho mâu thuẫn trở nên sâu sắc hơn. Nếu xung đột xảy ra giữa vợ và chồng, tình trạng này sẽ khiến cho cả hai mệt mỏi, u uất và đôi khi dẫn đến quyết định ly hôn vì không ai chịu lắng nghe.

cách giải quyết xung đột trong gia đình
Học cách lắng nghe sẽ giúp các thành viên trong gia đình hóa giải mâu thuẫn và xung đột

Trong mâu thuẫn giữa bố mẹ và con cái, thiếu sự lắng nghe chính là nguyên nhân khiến sự việc đẩy đi xa hơn. Nếu không được lắng nghe, con cái thường sống thu mình, khép kín và ít khi chia sẻ với gia đình. Chính vì vậy, học cách lắng nghe là bí quyết để có thể giải quyết mâu thuẫn trong gia đình một cách hiệu quả và giữ được không khí hạnh phúc, ấm êm.

8. Thay đổi bản thân

Mâu thuẫn trong gia đình thường bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Nếu như không thể thay đổi những điều này, bạn nên thay đổi chính bản thân mình. Trên thực tế, gia đình nào cũng sẽ có những vấn đề như áp lực tài chính, mâu thuẫn với họ hàng, cách giáo dục con cái,… nhưng điều quan trọng nhất là phải biết cách ứng xử và hòa giải.

Sau mỗi lần xung đột, bạn nên đánh giá lại hành vi, lời nói và cảm xúc của bản thân. Từ đó thay đổi theo chiều hướng tích cực để tránh mâu thuẫn lặp lại. Ngoài ra, nên học cách chấp nhận và gạt bỏ phiền muộn từ xung đột trong gia đình để tập trung cho công việc, cuộc sống riêng. Những người quá quan tâm đến mâu thuẫn gia đình dẫn đến căng thẳng kéo dài, rối loạn lo âu và khó duy trì được hiệu suất công việc.

Trong nhiều trường hợp, không thể phân định ai đúng ai sai. Vì vậy, cá nhân mỗi thành viên phải học cách hoàn thiện mình để tránh mâu thuẫn tái diễn. Ngoài ra, thay đổi bản thân theo chiều hướng tích cực hơn cũng giúp cuộc sống gia đình trở nên hòa hợp và hạnh phúc hơn.

9. Tăng mối liên kết giữa các thành viên

Thực tế, mâu thuẫn thường xảy ra khi các thành viên không thấu hiểu và thân thiết. Do đó ngoài những cách trên, bạn cũng có thể giải quyết xung đột trong gia đình bằng cách tăng mối liên kết giữa các thành viên. Khi trở nên thân thiết, các thành viên sẽ thấu hiểu, đồng cảm và biết cách chia sẻ lẫn nhau.

Có thể tăng mối liên kết giữa các thành viên trong gia đình thông qua những bữa cơm chung, cùng nhau chế biến món ăn, trang trí và dọn dẹp nhà cửa. Đối với mối quan hệ vợ chồng, nên dành cho nhau những hành động lãng mạn để hâm nóng tình cảm sau thời gian căng thẳng. Những hành động nhỏ này sẽ giúp cả hai cảm nhận được tình cảm của đối phương.

cách giải quyết xung đột trong gia đình
Tăng sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình sẽ giúp hóa giải và hạn chế mâu thuẫn tái diễn

Trong mối quan hệ với con cái, bố mẹ nên chủ động lắng nghe mong muốn của con và có những lời khen, phần thưởng để động viên con học tập tốt hơn. Bên cạnh đó, nên thay đổi cách giáo dục hà khắc và áp đặt để xây dựng mối quan hệ tin tưởng đối với con cái. Sự gắn kết giữa các thành viên sẽ giúp gia đình giảm thiểu những xung đột, mâu thuẫn, đồng thời sát cánh và hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

10. Tư vấn tâm lý – Cách giải quyết mâu thuẫn trong gia đình hiệu quả nhất

Trong nhiều trường hợp, bạn không thể giải quyết mâu thuẫn trong gia đình và sự việc bị đẩy quá xa khỏi tầm kiểm soát. Nếu cần thiết, nên xem xét tư vấn tâm lý. Trong những năm gần đây, rất nhiều người tìm kiếm sự giúp đỡ của các chuyên gia do mâu thuẫn sâu sắc với những thành viên trong gia đình.

Tư vấn tâm lý sẽ giúp mỗi người có cơ hội giãi bày cảm xúc, bộc lộ suy nghĩ và quan điểm cá nhân. Sau khi lắng nghe và nắm bắt câu chuyện, chuyên gia sẽ giúp bạn nhìn nhận sự việc với cái nhìn đa chiều và đánh giá khách quan hơn về bản thân cũng như các thành viên khác. Liệu pháp tâm lý cũng sẽ giúp bản thân mỗi người tự đánh giá lại sự việc và tìm ra giải pháp tối ưu nhất để có thể giải quyết mâu thuẫn, xung đột trong gia đình.

Bên cạnh đó, chuyên gia cũng sẽ hướng dẫn kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống và giúp bạn biết cách bày tỏ tình cảm. Nếu cần thiết, các thành viên có thể cùng tham gia liệu pháp tâm lý để thấu hiểu lẫn nhau và tìm được giải pháp chung cho vấn đề.

 

Trên đây là 10 cách giải quyết mâu thuẫn, xung đột trong gia đình hiệu quả. Tùy vào tình huống cụ thể, bạn nên linh hoạt lựa chọn giải pháp phù hợp để giữ được hòa khí gia đình. Nếu mâu thuẫn trở nên sâu sắc hoặc có xu hướng lặp đi lặp lại, nên xem xét tư vấn tâm lý để hóa giải xung đột và tránh những tình huống đáng tiếc.

Tham khảo thêm:

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *