Ảnh hưởng của sự tức giận khi mang thai mẹ nên biết

Khi mang thai, các mẹ bầu phải đối mặt với rất nhiều sự thay đổi từ bên trong lẫn bên ngoài. Do đó, khó tránh khỏi tình trạng dễ tức giận, bực bội, khó chịu và hay cáu gắt. Tuy nhiên, nếu trạng thái tức giận khi mang thai của chị em không được kiểm soát tốt sẽ gây nên rất nhiều sự ảnh hưởng đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi. 

tức giận khi mang thai
Sự tức giận của mẹ bầu có thể gây nên nhiều ảnh hưởng đối với mẹ và bé

Vì sao mẹ bầu dễ tức giận khi mang thai?

Nhiều người thường hay thắc mắc rằng không hiểu vì sao khi mang thai phụ nữ lại dễ thay đổi tính tình, đôi lúc trở thành một người hoàn toàn khác. Mẹ bầu có thể rất vui vẻ, cười nói nhiệt tình nhưng cũng có khi lại trở nên cáu gắt, dễ tức giận và vô cùng nhạy cảm. Điều này dễ khiến cho các anh chồng cảm thấy bất ngờ, thậm chí còn tạo sự căng thẳng, ngột ngạt trong gia đình. Tuy nhiên, thay vì tỏ ra khó chịu, bực tức với các mẹ bầu thì bạn hãy dành thời gian để tìm hiểu lý do vì sao họ lại trở nên bực nóng tính như thế.

Trong thực tế, bực tức, cáu gắt, khó chịu là những trạng thái vô cùng phổ biến ở các mẹ bầu, đặc biệt là khi mới bước vào tam cá nguyệt đầu tiên. Đây dường như là một hiện tượng bình thường mà bất kì người phụ nữ nào cũng có thể trải qua trong suốt thời gian mang thai. Tuy nhiên, sự tức giận vô cớ và lặp đi lặp lại thường xuyên đôi khi lại gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe của người mẹ và cả sự phát triển của thai kì.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Chính vì thế, để điều chỉnh và kiểm soát tốt các trạng thái tâm lý tiêu cực của mẹ bầu thì trước tiên bạn cần tìm hiểu và nắm rõ nguyên nhân khiến nhiều người trở nên tức giận khi mang thai. Sau đây là một số lý do thường gặp nhất:

1. Sự thay đổi về nội tiết tố

Đây được xem là một trong các nguyên nhân phổ biến nhất làm cho các mẹ bầu trở nên dễ tức giận, cáu gắt trong quá trình mang thai. Cũng bởi khi có thai, cơ thể người mẹ phải dần thay đổi để tạo môi trường thích hợp cho thai nhi phát triển. Theo chia sẻ từ các chuyên gia thì khi mang thai, hàm lượng hormone progesterone bên trong cơ thể người mẹ sẽ gia tăng nhanh chóng, ngược lại hàm lượng estrogen lại giảm mạnh.

Bên cạnh đó, khi mang thai, phụ nữ sẽ tạm dừng chu kì kinh nguyệt nên cũng dễ dẫn đến một số sự thay đổi về nồng độ của các hormone khác. Do sự mất cân bằng hormone diễn ra quá đột ngột khiến cho tâm lý của phụ nữ bị tác động và biến đổi nhanh chóng về mặt cảm xúc, suy nghĩ. Vì thế, thường thấy trong 3 tháng đầu, mẹ bầu  sẽ trở nên nóng tính, dễ cáu gắt, tức giận hơn mọi khi.

Thường thì những sự căng thẳng, kích động sẽ diễn ra trong khoảng 3 tháng đầu và dần thuyên giảm khi bước vào tháng thứ 4. Lúc này cơ thể của mẹ bầu cũng dần thích ứng tốt với xuất hiện của thai nhi trong bụng, hàm lượng hormone cũng sẽ dần ổn định hơn. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp nếu không biết cách kiểm soát tốt sẽ khiến cho sự bực tức, nóng giận của phụ nữ kéo dài liên tục, thậm chí là sau khi sinh.

2. Do các phản ứng sinh lý khác nhau khi mang thai

Tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người mà mẹ bầu có thể thường xuyên đối mặt với những triệu chứng như ốm nghén, bồn chồn, đi tiểu nhiều, thèm ăn liên tục, lo lắng về sức khỏe của thai nhi. Những phản ứng này thường khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, tâm trạng trở nên hung hăng, ngay cả bản thân họ cũng khó có thể kiểm soát được tâm trạng và cảm xúc của chính mình.

tức giận khi mang thai
Ốm nghén liên tục có thể là nguyên nhân khiến nhiều mẹ bầu trở nên bực tức, cáu gắt

Ngoài ra, nhiều chị em còn phải đối mặt với những áp lực thay đổi về ngoại hình, cân nặng. Quá trình có thai khiến cho nhiều mẹ bầu phải tăng cân nhanh chóng, thân hình không còn quyến rũ và hoàn hảo như xưa. Điều này làm cho nhiều người cảm thấy lo lắng, tủi thân và mặc cảm. Khi nhìn bản thân trước gương họ bắt đầu có những suy nghĩ tiêu cực, từ đó dễ nóng giận, bực tức đối với những người xung quanh, đặc biệt là những ai nói về ngoại hình của họ.

3. Áp lực đến từ công việc, tài chính

Hiện nay, phụ nữ không còn chỉ quẩn quanh trong căn bếp để lo chuyện bếp núc mà họ cũng bước ra ngoài xã hội, cũng làm việc và có thu nhập ổn định của mình. Vì thế, dù đã có thai nhưng vẫn có nhiều người tiếp tục đi làm để đảm bảo được nguồn tài chính cho gia đình. Nhiều người còn cố gắng làm việc cho đến những ngày gần sinh để có được khoảng thời gian nghỉ sau sinh dài hơn.

Ngoài ra, mức chi phí để thăm khám, sinh nở và chăm sóc con nhỏ không phải là con số nhỏ. Đặc biệt là đối với những gia đình có tài chính không ổn định lại càng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tính toán, sắp xếp công việc, kinh tế. Vì thế, nhiều người chọn cách vẫn tiếp tục làm việc để hạn chế bớt các khó khăn về mặt tài chính cho gia đình.

Do đó, khó có thể tránh khỏi những lúc mẹ bầu bị chênh vênh giữa việc chăm sóc sức khỏe thai kì và các áp lực đến từ công việc. Nhiều người có sức khỏe không tốt, không thể tiếp tục hoàn thành công việc, không kiếm ra được nguồn thu nhập lại càng có tâm lý tiêu cực, bi quan. Họ xem mình là gánh nặng của gia đình và điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý. Không ít các mẹ bầu trở nên cáu gắt, tức giận bởi những nỗi lo lắng quá lớn đến từ kinh tế, công việc trong lúc mang thai.

4. Thiếu sự quan tâm, chia sẻ của người thân

Có thể nói, mang thai là một quá trình vô cùng gian nan và khó khăn đối với một người phụ nữ. Lúc này họ sẽ trở nên nhạy cảm, dễ xúc động và buồn tủi hơn so với bình thường. Chính vì thế, nếu trong giai đoạn này họ không nhận được sự quan tâm, yêu thương và san sẻ từ chính bạn đời, những người thân trong gia đình thì dễ sinh ra tâm lý cáu gắt, tức giận vô cớ.

tức giận khi mang thai
Thiếu sự đồng cảm từ chồng và gia đình chính là lý do lớn nhất khiến nhiều mẹ bầu xuất hiện các cảm xúc tiêu cực

Nếu những người bên cạnh không biết cách chăm sóc, chia sẻ và thấu hiểu những khó khăn của họ thì dễ khiến cho mẹ bầu rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi và bế tắc, thậm chí là chán ghét đứa con chưa chào đời của mình. Họ bắt đầu có những cái nhìn tiêu cực về mọi thứ xung quanh, không còn hứng thú trong cuộc sống.

5. Lo lắng về giới tính của con

Một thực tế đáng buồn đó chính là ở Việt Nam vẫn còn nhiều gia đình giữa lối suy nghĩ cũ, trọng nam khinh nữ. Họ bắt buộc phải sinh con trai để có thể nối dõi tông đường, nối tiếp sự nghiệp của dòng họ. Cũng chính vì thế mà không ít người phụ nữ luôn phải lo lắng, bất an về giới tính của thai nhi. Mức độ stress, căng thẳng và mệt mỏi càng tăng cao khi mẹ bầu biết kết quả siêu âm và giới tính của trẻ nhỏ không đúng như mong muốn của họ.

Mẹ bầu bị tức giận khi mang thai sẽ gây nên những ảnh hưởng gì?

Tức giận, dễ cáu gắt là trạng thái tâm lý thường gặp của phụ nữ khi mang thai. Nếu phản ứng tâm lý này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn với mức độ nhẹ thì không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nếu trạng thái kích động, khó chịu, căng thẳng và tức giận cứ kéo dài dai dẳng sẽ tạo nên những tác hại to lớn đối với mẹ bầu và cả sự phát triển tự nhiên của thai nhi.

Cụ thể một số ảnh hưởng thường gặp khi mẹ bầu liên tục tức giận trong quá trình mang thai như:

1. Ảnh hưởng đến tâm trạng của thai nhi

Đây là một trong các tác hại thường gặp nhất nếu mẹ bầu cứ thường xuyên nóng giận, cáu gắt. Cũng bởi trong quá trình mang thai, trẻ nhỏ sẽ luôn nhận được các tín hiệu đến từ người mẹ . Chính vì thế, bất kì sự thay đổi nào từ tâm lý của mẹ bầu cũng sẽ được truyền qua thai nhi. Khi tâm trạng của mẹ không được ổn định, thường xuyên tức giận, khó chịu sẽ làm gia tăng nồng độ các hormone gây stress. Từ đó trẻ nhỏ cũng sẽ nhận được tín hiệu này và trở nên căng thẳng, cáu gắt.

tức giận khi mang thai
Tâm trạng tiêu cực của mẹ bầu có thể làm ảnh hưởng đến tinh thần của thai nhi trong bụng

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì trục nội tiết hạ đồi tuyến yên thượng thận nắm giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với việc điều hòa cảm xúc của con người. Khi tâm lý tiêu cực, tức giận diễn ra trong thời gian dài sẽ gây nên tình trạng rối loạn điều hòa trục nội tiết này. Lúc này hàm lượng hormone cortisol bên trong máu bắt đầu tăng cao, gây nên hiện tượng tăng huyết áp và nhịp tim.

Đặc biệt hơn, trong quá trình mang thai, bánh nhau cũng sẽ kích thích sản sinh ra những chất kích thích hoạt động ở trục nội tiết này. Theo nghiên cứu thì có khoảng từ 10 đến 20% lượng cortisol đi qua nhau thai. Vì thế nếu hàm lượng này tăng cao sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm trạng và sự phát triển não bộ ở trẻ nhỏ.

2. Tức giận khi mang thai có thể khiến trẻ chậm tăng trưởng

Trong rất nhiều các nghiên cứu chuyên khoa nhận thấy rằng, khi mẹ bầu liên tục giữ tâm trạng tiêu cực, thường xuyên tức giận, cáu gắt, căng thẳng sẽ gây ra sự gia tăng trở kháng động mạch ở tử cung. Tình trạng này làm gián đoạn hoặc suy giảm dòng máu truyền đến để nuôi bào thai. Chính vì thế mà không ít các trường hợp thai nhi chậm phát triển, suy dinh dưỡng từ bên trong tử cung, trẻ sinh ra yếu ớt, sức đề kháng kém.

Một số trường hợp nghiêm trọng thì sự tức giận khi mang thai của các mẹ bầu dẫn đến nguy cơ bị tiền sản giật, nghiêm trọng hơn là sảy thai. Đặc biệt là trong những tháng cuối thai kì, tình trạng tức giận của mẹ bầu sẽ tiềm ẩn rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Nhiều khả năng sinh non và gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng đối với mẹ lẫn thai nhi.

3. Nguy cơ trẻ bị tăng động

Theo nghiên cứu thì khi phụ nữ mang thai thường xuyên xuất hiện các cảm xúc tiêu cực, kích động, dễ cáu gắt, tức giận sẽ làm kích thích sự sản sinh của cortisol và dopamine. Đây chính là 2 loại hormone có tác động tiêu cực đối với hoạt động của hệ thần kinh, gây nên tâm lý lo lắng, bồn chồn, bất an.

Trong kết quả của rất nhiều cuộc nghiên cứu chuyên khoa nhận thấy rằng, sự gia tăng của 2 loại hormone này đều có ảnh hưởng to lớn đối với thai nhi thông qua nhau thai. Khi hoạt động và chức năng của hệ thần kinh bị tác động và trở nên bất ổn sẽ khiến cho trẻ nhỏ đối diện với nhiều nguy cơ bị tăng động sau sinh.

4. Ảnh hưởng đến tính cách của trẻ

Trong nhiều giả thuyết và chia sẻ từ dân gian cho biết, trạng thái tâm lý của phụ nữ trong khi mang thai góp phần tạo nên tính cách và các kiểu hành vi của trẻ nhỏ. Trong kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tâm lý của mẹ bầu có thể tác động đến kiểu ngủ, hoạt động, chuyển động của thai nhi.

tức giận khi mang thai
Tính cách của trẻ nhỏ có thể bị ảnh hưởng từ trong bụng mẹ

Điều này cũng đồng nghĩa với việc tâm lý của các mẹ sẽ có sự ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển và hoàn thiện sức khỏe hệ thần kinh trung ương của trẻ từ trong bụng mẹ. Tuy rằng những thông tin và chia sẻ này vẫn còn nhận được nhiều sự tranh cãi từ giới chuyên môn nhưng để tránh các tác động tiêu cực, mẹ bầu cũng cần biết cách điều chỉnh và kiểm soát tốt tâm trạng của mình trong khi mang thai.

5. Tức giận, căng thẳng làm gia tăng nguy cơ bị viêm âm đạo khi mang thai

Theo chia sẻ từ các chuyên gia thì tình trạng bực tức, giận dữ, stress kéo dài cũng có khả năng gây ra những sự biến đổi về hệ vi sinh vật của cơ thể con người, đặc biệt là ở phụ nữ đang mang thai. Những trường hợp mẹ bầu thường xuyên đối diện với áp lực, căng thẳng, dễ kích động sẽ có nguy cơ bị viêm âm đạo cao hơn so với bình thường, nhất là tình trạng do vi khuẩn, nấm tấn công. Một điều đáng chú ý đó chính là phổ vi sinh vật này có thể lây truyền dọc cho thai vào giai đoạn chuyển dạ.

6. Ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của trẻ

Dựa vào số liệu đã được thống kê nhận thấy, trong thực tế có đến gần 15% các trường hợp trẻ nhỏ sinh ra gặp phải một số vấn đề về khả năng ngôn ngữ, nguyên nhân chủ yếu là do mẹ bầu thường xuyên căng thẳng, tức giận trong quá trình mang thai.  Đồng thời, trạng thái bực bội, khó chịu khi mang thai khiến cho nhiều chị em lơ là việc ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi hàng ngày.

Làm sao để kiềm chế và giải tỏa cơn tức giận khi mang thai?

Như đã chia sẻ ở trên, những ảnh hưởng của sự tức giận khi phụ nữ mang thai là vô cùng lớn. Do đó, bản thân các mẹ bầu cần biết cách kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc thật tốt để tránh gây ra những tác hại nguy hiểm cho sức khỏe của bản thân và cả thai nhi. Theo chia sẻ từ Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA) thì để kiểm soát tốt cơn tức giận của mình, mẹ bầu nên áp dụng các biện pháp đơn giản sau đây:

1. Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn

Mang thai là một hành trình không quá ngắn cũng không quá dài nhưng có thể khiến cho mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng do những sự thay đổi đột ngột về nội tiết tố lẫn ngoại hình bên ngoài. Trong những tháng đầu tiên, mẹ bầu có thể liên tục đối mặt với các triệu chứng ốm nghén, buồn nôn, mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu,…Đây chính là một trong các nguyên nhân khiến cho nhiều chị em trở nên bực tức, dễ cáu gắt khi mang thai.

tức giận khi mang thai
Mẹ bầu nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để tránh lo âu, tức giận

Do đó, để hạn chế tối đa sự tức giận, nóng nảy trong thai kì thì các mẹ nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn cho đầu óc được thoải mái, dễ chịu hơn. Lúc này bạn cần giảm bớt khối lượng công việc xuống, tránh đối mặt với áp lực quá lớn. Mỗi khi cảm thấy stress, mất tập trung hoặc bắt đầu trở nên bực tức thì bạn hãy dừng tất cả công việc lại và nằm thư giãn, nghe một vài bản thân êm dịu để xua tan mệt mỏi.

Nghỉ ngơi được xem là một trong các giải pháp hữu hiệu và an toàn giúp bạn kiểm soát tốt cảm xúc của chính mình. Một số kỹ thuật giúp bạn có thể kiểm soát được cơn tức giận như hít thở sâu, thiền định, yoga, đọc sách, chăm sóc cây cảnh, nghe nhạc, ngâm chân với nước ấm,….Để tinh thần luôn được ổn định và khỏe mạnh, bạn cần phải biết cách cân bằng giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi, tránh tình trạng làm việc, suy nghĩ căng thẳng.

2. Kiểm soát cảm xúc

Trong lúc tức giận có thể bạn sẽ nói hoặc thực hiện những hành vi không cần thiết, thậm chí là làm tổn thương và gây hại cho chính bản thân mình cùng những người xung quanh. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu mà còn gây nên những tác động tiêu cực đối với mối quan hệ trong gia đình. Do đó, cần phải suy nghĩ thật thấu đáo trước mọi lời nói, hành động của bản thân, đặc biệt là khi tức giận, cáu gắt.

Ngay từ bây giờ, bạn cần phải học cách thay đổi suy nghĩ của bản thân theo chiều hướng tích cực và lạc quan hơn. Khi đối mặt với những khó khăn, cản trở hay áp lực trong cuộc sống thì bước đầu tiên bạn cần làm đó chính là giữ bình tĩnh và bắt đầu suy nghĩ, phân tích về vấn đề đó. Không nên đưa ra bất kì quyết định hay hành động nào ngay lúc bực tức. Nếu không thể kiềm chế bản thân, tốt nhất bạn nên tránh mặt và tìm cho mình một nơi yên tĩnh để tâm trạng dần ổn định hơn.

3. Lên kế hoạch cụ thể

Lên kế hoạch cụ thể cho một ngày làm việc và sinh hoạt không chỉ giúp bạn hình thành thói quen tốt, giúp mọi việc trở nên thuận lợi hơn mà còn là cách giúp bạn sẵn sàng, chủ động hơn trong công việc. Việc biết được bản thân cần làm gì sẽ giúp bạn giảm bớt sự lo lắng, căng thẳng và mệt mỏi. Đồng thời, khi có bất kì vấn đề nào phát sinh bạn cũng có thể dễ dàng đối phó và xử lý chúng theo những dự định ban đầu.

Chính vì thế, lời khuyên tốt nhất để giảm bớt sự tức giận trong khi mang thai là hãy lập cho mình một kế hoạch, sắp xếp các công việc hàng ngày, hàng tuần một cách cụ thể và chi tiết. Điều này sẽ giúp bạn giảm bớt các áp lực, phân bố thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, từ đó tránh khỏi những sự bực tức, lo lắng quá mức trong thai kì.

4. Chia sẻ, tâm sự với bạn bè, người thân

Trạng thái bực tức, giận dữ khi mang thai có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Thay vì cứ mãi kiềm nén và che giấu cảm xúc của mình thì mẹ bầu hãy thoải mái, cởi mở tâm sự, chia sẻ với những người thân bên cạnh để cảm thấy thoải mái hơn. Việc có thể nói ra những suy nghĩ, khó khăn, lo lắng của mình sẽ giúp tinh thần được dễ chịu, xua tan mọi căng thẳng, mệt mỏi. Đồng thời, bạn bè và những người bên cạnh cũng có thể đưa ra những lời khuyên hữu ích giúp bạn giải quyết tốt vấn đề của mình.

tức giận khi mang thai
Phụ nữ mang thai cần được sự quan tâm, chia sẻ và chăm sóc từ người chồng để giảm bớt các suy nghĩ tiêu cực

Đôi khi những vấn đề mà mẹ bầu để tâm và lo lắng không quá phức tạp, nó chỉ là sự sự tác động từ nội tiết tố nên khiến nhiều chị em luôn nhìn vấn đề theo chiều hướng tiêu cực. Do đó, nếu có thể nói ra được những khúc mắc trong lòng sẽ phần nào giúp các mẹ cảm thấy dễ chịu, nhẹ lòng hơn. Nếu bản thân chưa có kinh nghiệm trong việc chăm sóc thai kì hoặc lo lắng về quá trình chăm con nhỏ thì những người có kinh nghiệm cũng có thể san sẻ và truyền đạt những bí kíp hữu ích để giúp họ an tâm hơn.

5. Xây dựng lối sống lành mạnh và khoa học

Để tránh sự tức giận khi mang thai, các mẹ bầu cần phải chú ý nhiều hơn đến thói quen sinh hoạt hàng ngày. Việc xây dựng được lối sống lành mạnh và khoa học sẽ góp phần rất lớn đối với việc bảo vệ và cải thiện được sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Vì thế, các mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng theo từng giai đoạn của thai kì. Chú ý bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin có lợi cho sức khỏe. Đồng thời hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ, chất béo. Tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện trong suốt quá trình mang thai.
  • Chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu cũng cần được đảm bảo. Chị em nên duy trì giấc ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày và tập trung ngủ vào ban đêm. Việc không ngủ đủ giấc cũng có thể là lý do khiến cho nhiều phụ nữ mang thai trở nên tức giận, cáu gắt. Vì thế, nếu đang gặp cản trở về giấc ngủ thì bạn cũng nên thử áp dụng các liệu pháp hỗ trợ như ngâm chân với nước ấm, sử dụng tinh dầu thơm, thiền trước khi ngủ, nghe nhạc,….
  • Vận động, tập luyện thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng và giúp tinh thần luôn được ổn định. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và thời gian rảnh của mỗi người mà các mẹ bầu nên biết cách lựa chọn các môn thể thao phù hợp. Tốt nhất nên ưu tiên các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thiền định, thái cực quyền, bơi lội,…Mỗi ngày chỉ cần dành ra khoảng 15 đến 30 phút tập luyện cũng giúp cho tinh thần được cân bằng tốt hơn.
  • Quan hệ vợ chồng cũng là một trong các cách giúp giải tỏa căng thẳng, áp lực hiệu quả cho mẹ bầu. Trong nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chia sẻ rằng, quan hệ tình dục giúp ích rất nhiều cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của phụ nữ khi mang thai. Do đó, kể từ tháng thứ 4 của thai kì vợ chồng có thể sinh hoạt với tần suất vừa phải và các tư thế nhẹ nhàng. Tốt nhất bạn cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể hơn.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Sự tức giận khi mang thai có thể gây nên nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nếu biết cách kiểm soát và điều chỉnh tâm trạng phù hợp thì bạn hoàn toàn có thể hạn chế các tác hại mà nó gây ra. Hi vọng qua thông tin của bài viết trên đây, các mẹ bầu sẽ biết cách khắc phục tốt các cảm xúc tiêu cực của bản thân để có được một thai kì khỏe mạnh.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *