Chuẩn bị tâm thế trước khi đi du học: 7 điều giúp bạn vững vàng

Hành trang khi đi du học không chỉ là chi phí, là quần áo, là đồ dùng cá nhân mà còn cần một tâm lý vững vàng để đối mặt với rất nhiều khó khăn, thử thách trước mắt. Chuẩn bị tâm thế trước khi đi du học sẽ giúp các bạn trẻ không bị “sốc” khi bước vào một môi trường mới hoàn toàn khác biệt, nhanh chóng thích ứng và tìm kiếm cơ hội phát triển bản thân tốt nhất.

Chuẩn bị tâm thế trước khi đi du học – 7 điều không nên bỏ qua

Thống kê cho thấy, tỷ lệ sinh viên, học sinh Việt Nam đi du học ngày càng tăng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Không chỉ những gia đình có điều kiện kinh tế tốt mới có thể cho các em đi du học mà bản thân các em cũng đang phấn đấu để dành được những suất học bổng tại các ngôi trường danh tiếng. Hoặc trào lưu đi du học theo diện vừa học, vừa làm cũng đang được rất nhiều người lựa chọn hiện nay.

Chuẩn bị tâm thế trước khi đi du học
Có vô vàn thứ cần phải chuẩn bị, đặc biệt là tâm lý trước khi đi du học

Mặc dù việc đi du học hiện nay được đánh giá là đơn giản hơn rất nhiều, bởi giao thông thuận lợi, có thể dễ dàng liên hệ với gia đình thông qua internet, cơ hội kiếm việc làm để có thêm thu nhập cũng vô vàn, tuy nhiên vẫn có có rất nhiều những thử thách, khó khăn đang chờ đợi các du học sinh. Điều này đòi hỏi các bạn cần phải chuẩn bị tâm thế thật kỹ lưỡng trước khi đi du học.

Nhiều người có mong muốn đi du học không hẳn vì mục đích muốn học tập, phát triển mà vì quá yêu thích đất nước đó trong quá trình xem phim ảnh, ca nhạc. Khi đi du học họ mang theo ước mơ, khát khao hạnh phúc cùng vô vàn kỳ vọng nhưng kết quả lại là sự sụp đổ hoàn toàn thì đất nước đó không “màu hồng” như họ vẫn tưởng. Cảm giác cô đơn, tủi thân, mệt mỏi có thể đánh gục bất cứ ai khi ở trên xứ người.

Vậy cần phải chuẩn bị tâm thế như thế nào trước khi đi du học?

1. Tìm hiểu về đất nước, văn hóa, con người

Mỗi đất nước sẽ đều có những quy luật, văn hóa, tính cách khác nhau và khi đặt chân đến một vùng đất mới, chắc chắn bạn cần phải học cách tự thích nghi. Rất nhiều du học sinh đã rơi vào “cú sốc văn hóa” tại nơi mà họ đang theo học vì những khác biệt hoàn toàn về nếp sống, thói quen, cách ăn mặc..  vì chưa tìm hiểu kỹ lưỡng.

Chẳng hạn, ở Nhật Bản, các quy định về phân loại rác vô cùng nghiêm ngặt như chai nhựa, chai thủy tinh phải rửa sạch trước khi đem bỏ; dầu thừa tuyệt đối không được đổ vào ống cống, vứt rác bừa bãi có thể bị kiện và phạt tiền. Trong khi đó hầu hết các quy định này ở Việt Nam rất sơ sài, hầu như chỉ dừng ở mức nhắc nhở. Nếu không có sự chuẩn bị tâm thế về những sự khác biệt này trước khi đi du học sẽ rất dễ rơi vào hoang mang.

Các du học sinh có thể dễ dàng tìm thấy vô bàn các thông tin, quy định hay văn hóa, chính trị về đất nước mình chuẩn bị du học trên internet. Các đơn vị tổ chức du học cũng thường phổ biến cho các em những quy định, những điều cần biết khi học tập và sinh hoạt tại đất nước đó. Có rất nhiều thứ phải chuẩn bị nên nên nếu đã có dự định đi du học hãy tìm hiểu trước càng sớm càng tốt để luôn trong tâm thế sẵn sàng.

Tuy nhiên, để tìm hiểu cụ thể và chi tiết hơn, các bạn cũng có thể tham gia vào các hội nhóm do chính các du học sinh, người đang làm việc và học tập tại đất nước đó. Chỉ với vài cú pháp đơn giản, bạn có thể dễ dàng tìm thấy các hội nhóm này trên Facebook, Twitter hay các trang mạng xã hội khác. Thông qua đó bạn dễ tìm thấy các trải nghiệm thực tế, bao gồm cả tiêu cực/ tích cực để tham khảo.

Khi đến một vùng đất mới hoàn toàn, hãy cố gắng nắm rõ những đặc điểm này để bảo vệ bản thân tốt hơn, tránh những sự cố không đáng có. Các du học sinh cũng có thể chủ động làm quen với các anh chị, “tiền bối” đang học tập và làm việc tại đó để có thể tìm sự trợ giúp ngay khi vừa mới sang.

2. Chủ động về tài chính

Ngay cả khi bạn nhận được học bổng toàn phần thì vẫn có vô vàn các vấn đề phát sinh cần phải chi tiêu. Ăn uống đắt đỏ, mua các đồ dùng cá nhân, đồ dùng học tập, nơi ở, chăm sóc sức khỏe, đi lại.. đều là những gánh nặng tài chính khá lớn. Ngay cả việc chuẩn bị visa, mua vé máy bay, phí nộp hồ sơ cũng đã tiêu tốn một khoản tiền rất lớn trước khi các du học sinh đặt chân đến “vùng đất hứa”.

Chuẩn bị tâm thế trước khi đi du học
Có sự chủ động về tài chính sẽ giúp bạn giảm đáng kể mức độ căng thẳng khi đi du học

Không phải gia đình nào cũng có nguồn tài chính vững vàng, ổn định, có thể đảm bảo cuộc sống đầy đủ cho các du học sinh xa nhà. Do đó bạn nên chuẩn bị tâm thế trước khi đi du học là có thể phải ăn uống tiết kiệm, thiếu thốn tài chính bất cứ lúc nào. Điều này nhằm giúp bạn chủ động hơn trong việc tìm kiếm công việc, tạo thêm thu nhập và tiết kiệm hơn để phòng ngừa các trường hợp bất ngờ.

Một lợi thế của các du học sinh hiện nay nên nắm bắt chính là luôn có các chính sách hỗ trợ việc làm cho du học sinh hoặc các bạn cũng có thể tìm kiếm nhiều cơ hội trên các kênh online. Không ít các du học sinh đã làm các công việc như Content Creator, Virtual Assistant, Freelance Writer và có nguồn thu nhập cực kỳ ổn định.

3. Học cách chăm sóc bản thân

Một khi đã có dự định đi du học thì bạn cần phải học cách chăm sóc cho bản thân mình, không chỉ là về mặt thể chất mà còn về khía cạnh tinh thần. Bởi sẽ không có trường hợp cha mẹ đột nhiên xuất hiện trước nhà và nấu cho bạn một bữa ngon, khi buồn cũng chẳng thể nào rủ hội bạn thân đi la cà quán xá tìm niềm vui, tất cả bạn đều phải tự thực hiện một mình.

Đơn giản nhất hãy bắt đầu bằng việc học nấu những món cơ bản bởi chắc chắn trong thời gian đầu, bạn chưa thể thích ứng ngay với khẩu vị nơi xứ người. Học cách dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ, sắp xếp đồ đạc tưởng chừng đơn giản nhưng cũng đều cần phải có kỹ năng. Thành thạo các kỹ năng chăm sóc cá nhân sẽ giúp bạn dễ dàng thích ứng với sự thay đổi trong cuộc sống hơn.

Bên cạnh đó, học các kỹ năng thư giãn, ứng phó với căng thẳng cũng cực kỳ quan trọng nhưng rất nhiều người thường bỏ qua. Chuẩn bị tâm thế trước khi đi du học kỹ lưỡng bao nhiêu nhưng lại không biết cách chăm sóc sức khỏe tinh thần thì bạn vẫn hoàn toàn có thể suy sụp khi những khó khăn vượt qua ngưỡng chịu đựng tâm lý.

Đặc biệt với những người có tâm lý nhạy cảm, thường được gia đình bảo bọc, yếu đuối lại càng phải học cách tự giải tỏa cảm xúc, căng thẳng, tự động viên chính mình. Thiền, yoga, đọc sách có thể giúp ích trong quá trình thay đổi tư duy, suy nghĩ, điều chỉnh cảm xúc để nâng cấp đời sống tinh thần mà những du học sinh có thể tham khảo.

4. Xác định chắc chắn mục tiêu của bản thân

Không ít du học sinh khi đã lựa chọn xong ngành học, chuẩn bị mọi thứ một cách chi tiết, đầy đủ nhưng khi qua tới nơi vẫn rơi vào trạng thái chông chênh vì không biết lựa chọn của bản thân liệu có thực sự đúng đắn. Khối lượng học tập quá lớn, ngành học quá khó, không phù  hợp với sở thích, năng lực của bản thân cũng là vấn đề khiến rất nhiều du học sinh gặp phải, nhất là với những người đi theo hệ tự túc.

Chuẩn bị tâm thế trước khi đi du học
Lựa chọn ngành học đúng đắn sẽ tạo động lực để bạn vượt qua những khó khăn, thử thách khi du học

Chọn sai ngành học là hệ quả từ việc chạy theo số đông, nghe theo lời khuyên của người khác, mải mê theo “trend” mà không xác định được bản thân mình là ai, mục tiêu là gì. Du học là một hành trình dài, không phải ngày một ngày 2 nên nếu không có hứng thú bạn sẽ rất dễ chán nản, bỏ ngang gây tốn kém thời gian, tiền bạc. Bởi thế việc chuẩn bị, xác định được mục tiêu lâu dài của bản thân cũng giúp bạn có tâm thế vững vàng trước khi đi du học.

5. Rèn luyện các kỹ năng sống cần thiết

Kể cả khi ở Việt Nam, bạn là một người cực kỳ năng động và tự tin nhưng khi bước vào một môi trường hoàn toàn xa lạ, bạn bỗng trở thành người rụt rè, e ngại cũng không phải là điều kỳ lạ. Đó chính là do các du học sinh còn thiếu các kỹ năng xã hội, mang một tâm thế chưa sẵn sàng do chưa chuẩn bị kỹ về mọi mặt trước khi đi du học.

Rèn luyện các kỹ năng sống cần thiết chính là cách giúp bạn có thể “tồn tại” lâu dài khi một mình đi đến vùng đất xa lạ. Các kỹ năng này không chỉ là kỹ năng tự lập, tự chăm sóc bản thân mà còn là kỹ năng tư duy chủ động, kỹ năng làm việc nhóm, tư duy phản biện, kỹ năng ứng phó nhanh để bảo vệ bản thân…

Chẳng hạn nhiều sinh viên khi du học xa nhà có thể rơi vào tình trạng bị phân biệt màu da, bị bắt nạt, bị bạo lực, bị cô lập.. Nếu không biết tự đứng lên bảo vệ mình, chủ động giải quyết mọi vấn đề thì các du học sinh hoàn toàn có thể gặp nguy hiểm. Trải nghiệm nhiều hơn, rèn luyện tư duy, tham gia các lớp kỹ năng mềm sẽ giúp bạn chuẩn bị kỹ tâm thế trước khi đi du học, tránh được các tình huống không mong muốn này.

6. Lường trước những khó khăn, thách thức

Tất nhiên, không phải lúc nào cái bạn nhìn thấy, tìm thấy, nghe thấy lúc nào cũng đúng 100%. Bạn có thể nghe một tiền bối khen Úc là đất nước vô cùng hoàn mỹ, đáng sống nhưng cũng sẽ có người nói cho bạn nghe mặt tối khi đi du học tại đây là gì. Bạn có thể đọc những bài viết đánh giá người Nhật Bản vô cảm, ích kỷ, thờ ơ nhưng khi qua đó học tập bạn lại nhận được rất nhiều sự giúp đỡ chân thành từ người địa phương.

Chuẩn bị tâm thế trước khi đi du học
Có vô vàn khó khăn sẽ xuất hiện nên bạn cần chuẩn bị về tinh thần để luôn sẵn sàng đối mặt

Lý thuyết luôn khác với thực tế và chỉ khi bạn thực sự tai nghe – mắt thấy – tự trải nghiệm thì mới có thể đánh giá một vấn đề. Tuy nhiên khi đã chuẩn bị kỹ tâm thế trước khi đi du học, đã tự đánh giá lường trước những khó khăn mà mình có thể gặp phải thì sẽ dễ dàng đối mặt hơn.

Bị lừa gạt, bị cô lập, phải ăn mì cả tháng vì hết tiền, phải tự chuyển nhà một mình, thất nghiệp trong thời gian dài.. đều là những tình huống hoàn toàn có thể xảy ra với bất cứ ai, không chỉ các du học sinh. Điểm khác biệt duy nhất chính là các du học sinh thường tự phải đương đầu với những khó khăn này một mình mà không có sự hỗ trợ nên chắc chắn sẽ mệt mỏi hơn.

Rõ ràng sẽ luôn có vô vàn những thử thách đang chờ đợi các du học sinh. Không khí khác biệt, khẩu vị lạ lẫm, bất đồng ngôn ngữ, tài chính thiếu thốn chính là những khó khăn mà bất cứ du học sinh nào cũng gặp phải. Sự cô độc, không có gia đình, bạn bè bên cạnh mỗi khi khó khăn có thể đánh gục bất cứ ai có tâm lý yếu đuối, nhạy cảm. Họ dần tự trách cứ bản thân vì đã đưa ra quyết định đi du học xa nhà.

Việc không chuẩn bị tâm thế vững vàng trước khi đi du học có thể dẫn đến nguy cơ trầm cảm, rối loạn cảm xúc ở rất nhiều tân sinh viên khi bước chân đến một đất nước mới. Nhiều người khi rơi vào trạng thái rối nhiễu tâm trí rất muốn về nhà nhưng lại tiếc tiền, tiếc công sức đã bỏ ra nên cố gắng bám trụ lại. Không ít du học sinh phải tìm đến bia rượu, chất kích thích để tự xoa dịu sự tuyệt vọng của chính mình.

7. Ổn định tâm lý, vững tinh thần

Quyết định đi du học đồng nghĩa với việc bạn đang bước vào một giai đoạn chuyển biến mới trong cuộc sống, bởi thế chắc chắn không hề đơn giản. Cảm xúc vui buồn lẫn lộn khiến nhiều du học sinh phải đấu tranh tâm lý rất nhiều trước khi đi. Dù đã chuẩn bị tâm thế kỹ lưỡng như thế nào cũng cũng không thể nào tránh khỏi cảm giác lo lắng, căng thẳng, hoang mang trước khi đi du học.

Chuẩn bị tâm thế trước khi đi du học

Nếu quá căng thẳng, bạn có thể tìm đến các chuyên gia tâm lý để được chia sẻ, tư vấn và ổn định lại tinh thần. Chính các chuyên gia là người sẽ lắng nghe và xoa dịu những lo lắng, băn khoăn trong tâm trí của các du học sinh, tiếp thêm động lực, quyết tâm để các bạn bĩnh tĩnh, tự tin hơn ở con đường sắp tới.

Nhà trị liệu cũng hướng dẫn các bạn trẻ chuẩn bị đi du học các kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng ứng phó với căng thẳng để có một thế, phong thái mạnh mẽ nhất trước khi lên đường. Thông qua việc chia sẻ, các chuyên gia cũng giúp các du học sinh nhìn nhận rõ thế mạnh/ hạn chế, từ đó bản thân các em sẽ tự xây dựng các kế hoạch để phát huy năng lực và cải thiện dần các thiếu sót của chính mình.

Có vô vàn những vấn đề phát sinh khiến tâm lý các du học sinh mất cân bằng, điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cảm xúc, những trải nghiệm sắp tới. Do đó gia đình cần quan tâm đến cảm xúc các con, động viên kịp thời để con có thêm tự tin, quyết tâm cho chặng đường đầy thử thách phía trước.

Chuẩn bị tâm thế trước khi đi du học là điều vô cùng cần thiết bởi hành trình này chưa bao giờ là dễ dàng. Học sinh khi đã đặt mục tiêu đi du học nên dành thời gian sắp xếp, lên kế hoạch và tìm hiểu kỹ lưỡng về mọi thứ để sẵn sàng đón nhận mọi khó khăn có thể xuất hiện. Vượt qua con đường chông gai rồi bạn sẽ nhìn thấy dòng suối mát lành nên hãy đừng bỏ cuộc nếu chưa cố gắng!

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *