Chứng Khó Đọc Ở Người Lớn Và Cách Chữa Trị

Chứng khó đọc là một rối loạn học tập phổ biến ở trẻ em nhưng cũng có nguy cơ xuất hiện ở người lớn. Những người mắc phải chứng rối loạn này sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc kết hợp các chữ cái với những âm thanh mà các chữ đó tạo ra. 

Chứng Khó Đọc Ở Người Lớn
Chứng khó đọc không chỉ xuất hiện ở trẻ em mà còn có khả năng khởi phát ở người lớn.

Chứng khó đọc ở người lớn là gì?

Chứng khó đọc được biết đến là một rối loạn học tập mà người bệnh sẽ gặp khó khăn trong các vấn đề có liên quan đến đọc, ví dụ như đọc chữ, phát âm, viết,…Thông thường thì tình trạng này sẽ khởi phát sớm và được chẩn đoán ở thời thơ ấu. Chính vì thế mà việc điều trị sẽ tập trung nhiều ở trẻ em để giúp trẻ quản lý tốt các triệu chứng, đồng thời khắc phục những khó khăn trong việc đọc viết. Tuy nhiên, các biện pháp can thiệp hiện nay vẫn không thể cải thiện được hoàn toàn các ảnh hưởng của bệnh.

Thông thường, chứng khó đọc sẽ vẫn tiếp tục và phát triển cho đến tuổi trưởng thành. Một vài trường hợp không được chẩn đoán từ thuở nhỏ và phát triển bệnh cho đến khi tuổi trưởng thành. Trong khi đó có một số trường hợp người lớn được chẩn đoán mắc chứng khó đọc nhận thấy các triệu chứng sẽ thay đổi khi họ già đi.

Tuy nhiên, những người bị khó đọc sẽ không bị suy giảm hay ảnh hưởng đến mức độ thông minh. Họ vẫn có được sự thông minh tương đương so với những người không mắc phải hội chứng này. Bên cạnh đó, theo tìm hiểu thì đa phần những trường hợp bị chứng khó đọc, cả trẻ em lẫn người lớn đều có khả năng bị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) hoặc tình trạng khó tiêu.

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì chứng khó đọc ở người lớn là một phần của một nhóm nhiều điều kiện còn được gọi là những khó khăn trong quá trình học tập cụ thể (SLD). Chứng khó đọc có thể là một hoặc một vài các rối loạn khác nhau. Việc điều trị thường sẽ tập trung vào vấn đề giải quyết và giúp người bệnh vượt qua được những thách thức của bản thân.

Chứng khó đọc ở người lớn và trẻ em có khác nhau không? Triệu chứng nhận biết

Khó khăn trong việc đọc là một trong các dấu hiệu điển hình của những trẻ em mắc phải chứng khó đọc. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp bị chứng khó đọc ở người lớn đều có thể đọc và vẫn có được những công việc, kế hoạch xoay quanh các khó khăn của họ. Bên cạnh đó, khi người lớn bị rối loạn học tập thì họ cũng có thể xuất hiện hàng loạt các biểu hiện, đặc điểm khác nhau, chẳng hạn như một số vấn đề liên quan đến trí nhớ. Tuy nhiên, họ sẽ không gặp phải khó khăn trong việc nói hoặc sử dụng từ vựng.

Thông thường, nếu chứng khó đọc được chẩn đoán ở người lớn thì sẽ kèm theo một số vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần, làm việc không đặc hiệu. Những người này sẽ có lòng tự trọng thấp, dễ cảm thấy xấu hổ, thiếu tự tin, kinh nghiệm sỉ nhục và e ngại việc biểu diễn, trình bày tại trường học, nơi làm việc.

Chứng Khó Đọc Ở Người Lớn
Người lớn khi bị chứng khó đọc thường sẽ gặp khó khăn trong việc đọc và hiểu bản đồ.

Họ hoàn toàn có thể đạt được những thành tích tốt khi làm bài kiểm tra trí thông minh, tuy nhiên lại gặp phải trở ngại trong công việc. Một số triệu chứng có thể giúp bạn nhận biết chứng khó đọc ở người lớn như:

  • Khó tập trung khi đọc: Người lớn mắc chứng khó đọc sẽ dễ bị xao nhãng, mất tập trung khi học, cảm thấy như bản thân đang bị chao đảo, chuyển động và rất căng thẳng khi đọc.
  • Gặp phải các vấn đề thị giác: Họ có thể nhạy cảm hơn so với ánh sáng, từ ngữ hoặc màu sắc của giấy. Việc thay đổi phông chữ, đặc điểm, màu sắc của chữ có thể khiến họ cảm thấy khó đọc hơn.
  • Hiếm khi hoặc không bao giờ tìm thấy niềm vui trong việc đọc: Họ xem việc đọc là một thử thách, trở ngại do đó không yêu thích việc này. Họ có xu hướng tìm kiếm các phương tiện thay thế khác như nghe, nhìn.
  • Dễ bị nhầm lẫn giữa các từ hoặc các chữ giống nhau.
  • Khó khăn trong việc giao tiếp bằng văn bản hoặc phải kiểm tra giấy tờ.
  • Không thích việc nhắn tin hoặc làm báo cáo bằng văn bản.
  • Dễ bị nhầm lẫn giữa trái và phải hoặc đấu tranh với lý luận không gian. Họ khó có thể đọc bản đồ, đặc biệt là các loại bản đồ chứa quá nhiều từ viết.

Theo đó, những người khác nhau sẽ có những biểu hiện khó đọc khác nhau. Nếu nghi ngờ bản thân đang mắc phải chứng rối loạn này thì bạn nên tiến hành thăm khám và chẩn đoán cụ thể tại các cơ sở, bệnh viện, trung tâm chuyên khoa để có biện pháp khắc phục phù hợp.

Nguyên nhân gây ra chứng khó đọc ở người lớn

Có rất nhiều các lý do khác nhau có thể dẫn đến chứng khó đọc ở người lớn lẫn trẻ em. Theo nhiều nghiên cứu chuyên khoa nhận thấy rằng, nguồn gốc chính của tình trạng này đó chính là sự thâm hụt ngữ âm. Ngữ âm chính là mối quan hệ giữa âm thanh của lời nói trong một ngôn ngữ. Việc bị thâm hụt ngữ âm sẽ khiến cho nhiều người gặp phải khó khăn trong việc đọc, phá vỡ từ ngữ thành những phần nhỏ hơn so với bình thường.

Trong một vài nghiên cứu hình ảnh của não bộ nhận thấy, sự thâm hụt ngữ âm thường sẽ xảy ra ở bán cầu não trái và có sự liên quan đến quá trình xử lý những từ và ngôn ngữ. Do đó, nếu một người mắc phải chứng khó đọc thì bán cầu trái của họ sẽ không thể hoạt động tốt. Bên cạnh đó, ở những trường hợp này, đôi lúc hai bán cầu não cũng không có sự giao tiếp giống nhau.

Ngoài ra, chứng khó đọc cũng có sự liên quan đến yếu tố gia đình. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể hiểu rõ được sự ảnh hưởng của gen đối với chứng khó đọc. Vẫn chưa thể chắc chắn rằng liệu gen có thể làm thay đổi cấu trúc của não bộ không hoặc một thứ gì đó có thể làm cho não bộ đấu tranh và từ chối việc đọc hay không.

Cách chữa trị chứng khó đọc ở người lớn

Chứng khó đọc có thể cải thiện nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu có thể áp dụng tốt một loại những phương pháp hỗ trợ khắc phục thì người bệnh vẫn có thể cải thiện tốt chứng khó đọc và nâng cao khả năng học tập. Bên cạnh đó, một số loại thuốc cũng có khả năng khống chế và làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh tuy nhiên không có bất kì loại thuốc đặc trị nào cho trường hợp này.

Việc phát hiện và chẩn đoán được chứng khó đọc chính là khởi đầu tốt nhất cho quá trình điều trị. Việc này sẽ giúp cho người bệnh hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra những khó khăn mà bản thân đang gặp phải. Nhờ đó họ cũng cảm thấy thoải mái tinh thần, đỡ áp lực hơn.

Chứng Khó Đọc Ở Người Lớn
Để cải thiện chứng khó đọc, người lớn cần phải có kế hoạch học tập và ghi nhớ phù hợp.

Một số yếu tố và biện pháp hỗ trợ để cải thiện chứng khó đọc ở người lớn như:

  • Đối với những người trưởng thành, cần tạo một môi trường hỗ trợ tốt để họ có thể vừa làm việc, vừa điều trị chứng khó đọc. Chẳng hạn như cung cấp các phương tiện thay thế cho việc giao tiếp bằng văn bản.
  • Người bệnh cũng nên chủ động trong việc yêu cầu được hướng dẫn bằng lời nói thay vì văn bản.
  • Bản thân người bệnh nên thường xuyên và kiên trì trong việc thực hành đọc, tiếp thu từ vựng, ngữ âm cùng với các chiến lược hữu ích.
  • Thử áp dụng trị liệu âm nhạc cũng là cách giúp bạn cải thiện tốt khả năng đọc, viết của bản thân.
  • Tìm kiếm các phương pháp giúp bạn học và ghi nhớ lâu hơn.
  • Hãy học cách ghi âm lại các cuộc họp hoặc cuộc trao đổi quan trọng để tránh tình trạng bị bỏ sót thông tin.
  • Áp dụng liệu pháp vận động cũng sẽ giúp bạn cải thiện khả năng giải quyết vấn đề và quản lý khó khăn của bản thân.
  • Tham gia các nhóm hỗ trợ trực tuyến để nhận được những lời khuyên hữu ích từ những người trưởng thành đã vượt qua được chứng khó đọc.

Thông tin của bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu hơn về chứng khó đọc ở người lớn và biết được cách khắc phục hiệu quả. Mong rằng bạn đọc có thể mau chóng cải thiện được những khó khăn của bản thân để phát triển tốt hơn trong công việc và ổn định cuộc sống hiện tại.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *