Rối loạn trầm cảm dai dẳng có nguy hiểm không?

Rối loạn trầm cảm dai dẳng hay có thể hiểu là trạng thái trầm cảm thường xuyên, trầm cảm mãn tính. Các triệu chứng u buồn, thiếu năng lượng, cảm thấy tuyệt vọng kéo dài liên tục khiến người bệnh có cảm giác rơi vào tuyệt vọng và rất dễ dẫn tới các hành vi tự sát. Người bệnh cần nhanh chóng gặp gỡ bác sĩ tâm thần và các chuyên gia trị liệu để được hỗ trợ điều trị kịp thời.

Biểu hiện của rối loạn trầm cảm dai dẳng

Di truyền, những tổn thương từ quá khứ, những tác động xấu từ cuộc sống hiện tại hay sự thiếu hụt các hóa chất trong não bộ chính là một trong những nguyên nhân gây trầm cảm. Các triệu chứng này khiến người bệnh luôn trong trạng thái u buồn, mệt mỏi, toàn thân như không còn chút năng lượng nào và chỉ luôn nghĩ về những điều tiêu cực nên thường có xu hướng muốn làm đau bản thân.

Rối loạn trầm cảm dai dẳng
Rối loạn trầm cảm dai dẳng là một bóng đen u ám luôn bao trùm khiến người bệnh không còn cảm nhận được niềm vui và hạnh phúc

Rối loạn trầm cảm dai dẳng hay còn được gọi với những cái tên khác như trầm cảm mãn tính, trầm cảm kinh niên. Các triệu chứng này đã có thể âm thầm diễn biến kéo dài trong 2 năm, hút cạn kiệt năng lượng của người bệnh nhưng lại không được phát hiện. Tình trạng này kéo dài làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, công việc và các mối quan hệ của người bệnh.

Một số biểu hiện cụ thể của rối loạn trầm cảm dai dẳng như

  • Luôn trong trạng thái buồn, trống rỗng mà không rõ nguyên nhân
  • Vô cảm với tất cả mọi thứ, mất hứng thú với tất cả các hoạt động hằng ngày
  • Thường ngồi thẫn thờ, suy nghĩ vô định, khó tập trung vào bất cứ thứ gì
  • Luôn có cảm xúc tiêu cực, khó vui vẻ ngay cả khi đang trong thời điểm, tình huống vui vẻ và hạnh phúc
  • Làm gì cũng chậm chạp, lơ đãng
  • Tính khí thất thường, dễ cáu gắt, dễ bị kích động, dễ khóc lóc
  • Khó khăn trong việc đưa ra các quyết định hay lựa chọn một điều gì đó
  • Luôn trong trạng thái uể oải, thiếu năng lượng, không muốn làm gì, chỉ muốn nằm một chỗ
  • Tránh xa nơi đông người, tránh xa các hoạt động xã hội, chỉ muốn ở một mình
  • Gặp vấn đề về giấc ngủ, ngủ quá nhiều hoặc mất ngủ nặng hoặc có thể thường gặp ác mộng
  • Lòng tự trọng thấp, luôn có cảm giác rằng mình vô dụng, thất bại, kém cỏi, luôn tự chê trách bản thân
  • Có cảm giác tội lỗi và suy nghĩ về nhiều thứ, ám ảnh về quá khứ, thường sống trong quá khứ
  • Ăn không ngon, có cảm giác chán ăn hoặc đôi khi có thể ăn nhiều quá mức
  • Trở nên nhạy cảm hơn với mọi thứ xung quanh
  • Khó khăn trong việc chia sẻ, trò chuyện với ai, thường có tìm được công việc lâu dài do luôn trong trạng thái chán nản, tuyệt vọng, lơ đãng, làm việc kém năng suất
  • Gặp một số vấn đề về thể chất, chẳng hạn như đau lưng, đau đầu, đau bụng, sụt cân, buồn nôn và không có ham muốn tình dục

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Các triệu chứng rối loạn trầm cảm dai dẳng thường kéo dài ít nhất trong 2 năm và diễn ra theo từng đợt, mỗi đợt khoảng vài tháng với cường độ có thể thay đổi khác nhau. Bên cạnh đó, có thể các các đợt trầm cảm nặng có thể xuất hiện trước hoặc trong thời gian rối loạn trầm cảm dai dẳng, triệu chứng này được gọi là trầm cảm đúp.

Nguyên nhân gây rối loạn trầm cảm dai dẳng

Thực tế các nguyên nhân chính xác gây rối loạn trầm cảm dai dẳng vẫn chưa thể xác minh. Các nghiên cứu mới tạm thời chỉ ra nó có thể liên quan đến các yếu tố sinh học trong não bộ, di truyền cùng một số tác động khác. Việc chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh cũng gây ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ điều trị bệnh dứt điểm.

Rối loạn trầm cảm dai dẳng
Não bộ của người trầm cảm có các đặc điểm khác với người binh thường

Cụ thể, một số nguyên nhân được cho là có liên quan đến nguyên nhân gây bệnh bao gồm

  • Khác biệt sinh học: Sự thay đổi về  thể chất trong não của các chất sinh học trong não bộ được cho là có liên quan đến nguyên nhân gây bệnh, tuy nhiên vẫn chưa rõ cơ chế gây ra tình trạng này
  • Các hóa chất trong não bộ: Ảnh hưởng từ hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ cũng là một trong những nguyên nhân gây trầm cảm cũng như rối loạn trầm cảm dai dẳng. Đặc biệt Dopamine, Norepinephrine và Serotonin chính là ba chất có liên quan trực tiếp đến căn bệnh này
  • Di truyền: Nghiên cứu cho thấy có khoảng 40% những người bị trầm cảm có thể liên quan đến gen, đặc biệt nếu cha mẹ hay anh chị bị bệnh thì người con sau này có nguy cơ mắc bệnh gấp 3 lần. Ngoài ra tình trạng này còn liên quan đến sự ảnh hưởng trong quá trình dạy dỗ, tương tác, chăm sóc con hằng ngày.
  • Tác động từ môi trường bên ngoài: Hầu hết người bị trầm cảm dai dẳng đều từng gặp một sự kiện nào đó tác động quá với sức chịu đựng bình thường của bản thân. Chẳng hạn chuyện công việc, nợ nần, mất người thân, bị lừa dối… Các tình huống này nếu không nhanh chóng được giải quyết sẽ khiến tinh thần của người bệnh luôn trong trạng thái u uất, căng thẳng nên dẫn đến trầm cảm dai dẳng.

Rối loạn trầm cảm dai dẳng có nguy hiểm không?

Người bị rối loạn trầm cảm dai dẳng luôn có cảm giác như toàn thân bị rút cạn kiệt năng lượng, không còn muốn làm gì, ăn gì dù trước đó từng rất thích thú với các hoạt động đó. Cảm xúc u uất cứ ngập tràn trong tâm trí làm người bệnh có cảm giác như vừa rơi xuống một cái giếng sâu u tối, dù làm cách nào cũng không thể trèo lên được. Càng cố gắng thì người bị đau đớn vẫn là họ, toàn thân thì trầy trật, toàn vết thương mà tinh thần cũng cực kỳ hoảng loạn.

Rối loạn trầm cảm dai dẳng
Rối loạn trầm cảm dai dẳng khiến người bệnh luôn đắm chìm trong tuyệt vọng, chán chường, không thể thoát ra được

Các triệu chứng trầm cảm dai dẳng thường diễn ra thành từng đợt, tuy nhiên ở những giai đoạn bình thường thì họ cũng khó có những cảm xúc bình thường. Các đợt trầm cảm mãn tính rất khó kiểm soát làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, tinh thần, công việc và cả các mối quan hệ xung quanh. Ngay chính bản thân họ cũng không thể hiểu được cảm xúc của mình là gì.

Bản  chất của trầm cảm chính là khiến người bệnh cảm thấy vô cùng tuyệt vọng, chán chường, không còn chút cảm xúc nào với cuộc sống. Ngay cả việc thở cũng khiến họ cảm thấy mệt mỏi, chẳng còn thiết tha với điều gì. Bởi thế mà không ít người chọn cách làm đau bản thân hay thậm chí là tự tử như một cách giải tỏa cảm xúc bản thân, cách để giải thoát cho chính mình.

Các chuyên gia cũng có cho biết, rối loạn trầm cảm dai dẳng rất khó điều trị, thậm chí có khoảng 20% bệnh nhân vẫn không thể nào loại bỏ được bệnh hoàn toàn dù đã điều trị liên tục khoảng 2 năm. Bên cạnh đó nếu không có hướng điều trị đúng người bệnh cũng có thể gặp nhiều khó khăn trong việc quay trở lại cuộc sống ổn định bình thường.

Nói chung, rối loạn trầm cảm không đến mức nghiêm trọng như trầm cảm nặng, tuy nhiên các tiến triển của nó lại kéo dài, khó phát hiện sớm nên cũng khó điều trị hơn. Ngay khi cảm thấy những người thân xung quanh hay chính bản thân mình có các dấu hiệu trầm cảm cần nhanh chóng đến bệnh viện chuyên khoa tâm thần hay các trung tâm tâm lý để được hỗ trợ chăm sóc và điều trị càng sớm càng tốt.

Hướng điều trị rối loạn trầm cảm dai dẳng

Việc điều trị rối loạn trầm cảm dai dẳng cần phải có sự hỗ trợ của các bác sĩ thần kinh, chuyên gia tâm lý trị liệu và đặc biệt là sự giúp sức từ gia đình, người thân mới thực sự mang đến kết quả tốt nhất. Thời gian điều trị bệnh cũng khá dài, đòi hỏi những người trong gia đình cũng cần chuẩn bị tinh thần, sự kiên nhẫn để có thể chăm sóc và giúp đỡ người bệnh bất cứ lúc nào.

Điều trị y khoa

Mục đích chính của việc dùng thuốc với những bệnh nhân rối loạn trầm cảm dai dẳng chính là ổn định cảm xúc, cải thiện chất lượng giấc ngủ, đồng thời hạn chế tối đa nguy cơ xuất hiện các hành vi tự làm hại bản thân. Các loại thuốc này không thể loại bỏ hoàn toàn các triệu chứng bệnh nhưng lại rất cần thiết để có thể kiểm soát được các hành vi bất thường khác.

Rối loạn trầm cảm dai dẳng
Việc dùng các thuốc điều trị trầm cảm sẽ giúp người bệnh ổn định cảm xúc hơn, tránh các hành vi nguy hiểm xuất hiện

Các loại thuốc chính thường được sử dụng bao gồm

  • Nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCAs)
  • Nhóm thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRIs)
  • Nhóm thuốc Serotonin và các chất ức chế tái hấp thu norepinephrine (SNRIs)

Hầu hết việc dùng các thuốc này đều giúp cân bằng tâm trạng ổn định cho người bệnh khiến họ không rơi vào trạng thái quá tuyệt vọng, tuy nhiên cũng không giúp người bệnh vui vẻ nhanh chóng được. Mặt khác thuốc cũng luôn kèm theo rất nhiều tác dụng phụ không tốt, chẳng hạn một số vấn đề về dạ dày, giấc ngủ nên người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối liều dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, hiện nay một số phương pháp mới trong điều trị trầm cảm cũng đang được áp dụng cho người bệnh như

Điều trị tại nhà và sự hỗ trợ từ gia đình

Rối loạn trầm cảm dai dẳng mặc dù nguy hiểm nhưng hầu hết đều sẽ được điều trị tại nhà chứ chưa đến mức phải điều trị nội trú ở bệnh viện. Do đó sự hỗ trợ từ gia đình cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình giúp người bệnh lấy lại tinh thần lạc quan, sớm hòa nhập với cuộc sống bình thường hằng ngày.

Rối loạn trầm cảm dai dẳng
Thiền hay yoga là những biện pháp mà gia đình có thể khuyến khích người bệnh luyện tập để nâng cao tinh thần hơn

Gia đình cũng được khuyến khích tham gia trị liệu tâm lý bởi quá trình chăm sóc và hỗ trợ người bị trầm cảm cũng không hề dễ dàng. Những cảm xúc tiêu cực của họ rất dễ “lây lan” khiến những người xung quanh dù là người tích cực đến đâu nhưng cũng cảm thấy có phần mệt mỏi, chán chường theo, thậm chí có những trường hợp còn muốn từ bỏ chăm sóc với người trầm cảm. Vì vậy tham gia trị liệu tâm lý chính là cách để tinh thần những người chăm sóc khỏe mạnh hơn cũng như biết cách hỗ trợ chăm sóc đúng cách cho người trầm cảm.

Một số phương pháp chăm sóc và hỗ trợ người bị rối loạn trầm cảm dai dẳng tại nhà như

  • Trò chuyện, chia sẻ những vấn đề từ thường ngày đến cá nhân cùng người bệnh, tuy nhiên không nên ép họ phải nói chuyện. Bạn có thể bắt đầu từ việc chia sẻ vấn đề của chính bản thân mình để khơi gợi cảm xúc từ người bệnh.
  • Nhắc nhở người bệnh đi ngủ sớm, uống thuốc đúng giờ, đúng liều. Nên khuyến khích người bệnh đi ngủ trước 23h, càng thiếu ngủ tâm trí sẽ càng tiêu cực và dễ bị kích thích, cáu kỉnh hơn
  • Chăm sóc sức khỏe thể chất thông qua việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng hằng ngày, đặc biệt tăng cường rau xanh, các loại trái cây tươi mới
  • Tránh xa bia rượu, thuốc lá, đồ uống có cồn hay các loại chất kích thích khác
  • Khuyến khích người bệnh cùng đi ra ngoài và tham gia các hoạt động thể chất như chạy bộ, bơi lội, đạp xe, leo núi hay chơi các môn thể thao đồng đội
  • Rủ người bệnh tham gia các bộ môn như thiền hay yoga đều rất tốt cho tâm trí, tinh thần, giấc ngủ và sức khỏe của người bệnh
  • Một số biện pháp giúp người bệnh thư giãn tinh thần như ngâm chân với thảo dược, tắm nước ấm, hít thở tinh dầu, nghe nhạc, đọc sách
  • Không nên coi người bệnh là “người bệnh” và đối xử đặc biệt một cách thái quá. Trong cuộc sống hằng ngày vẫn nên nhờ sự hỗ trợ của họ chẳng hạn như nhờ nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa.. điều này sẽ giúp người bệnh có cảm giác mình không vô dụng, không cô đơn
  • Gặp gỡ bác sĩ và các chuyên gia tâm lý định kỳ theo đúng lịch trình hay nhờ can thiệp hỗ trợ ngay khi cần thiết

Trị liệu tâm lý

Liệu pháp tâm lý thực chất là một trong những biện pháp chính được khuyến khích cho người bị rối loạn trầm cảm dai dẳng. Theo đó, các chuyên gia tâm lý sẽ trò chuyện, chia sẻ với người bệnh để tìm được nguồn gốc, căn nguyên vấn đề. Khi đã hiểu rõ những vướng mắc trong tâm trí khiến người bệnh luôn bị “giam cầm” trong sự tuyệt vọng, từ đó đưa ra hướng giải quyết phù hợp cho từng người.

Rối loạn trầm cảm dai dẳng
Tâm lý trị liệu sẽ hướng dẫn người bệnh các giải tỏa cảm xúc, cách đối phó với căng thẳng để hướng đến đời sống lạc quan hơn

Một trong những yếu tố quan trọng để có thể điều trị rối loạn trầm cảm dai dẳng chính là người bệnh cần thực sự trung thực với nhà trị liệu. Cần nói hết những suy nghĩ, cảm xúc ở hiện tại và quá khứ, những sự kiện khiến bản thân cảm thấy đau khổ. Chỉ khi bạn thực sự trung thực với cảm xúc của bản thân, sẵn sàng mở lòng chia sẻ thì mới thực sự điều trị có hiệu quả.

Tùy từng tình trạng của thân chủ mà nhà trị liệu sẽ đưa ra hướng hỗ trợ phù hợp. Không chỉ hướng tới các biện pháp giúp người bệnh thả lỏng tinh thần, buông bỏ lớp phòng bị mà còn hướng dẫn cách thư giãn tinh thần, thiết lập mục tiêu cho cuộc sống hay học cách đối phó với căng thẳng. Những cảm xúc tiêu cực, xấu xí xa rời thực tế của người bệnh sẽ được thay thế bằng những điều tích cực đúng đắn hơn.

Trị liệu tâm lý được đánh giá thực sự có mang đến nhiều kết quả tích cực cho những người trầm cảm nói chung hay người mắc các vấn đề tâm lý khác nói riêng. Người bệnh nếu đáp ứng tốt với các phương pháp này sẽ ngày càng có tinh thần tích cực, lạc quan hơn, loại bỏ sự chán chường, tuyệt vọng, biết cách biến hóa cuộc sống lạc quan, đa sắc màu hơn.

Trị liệu tâm lý tại NHC Việt Nam

Tại Việt Nam hiện nay, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đang là địa chỉ trị liệu trầm cảm không dùng thuốc hàng đầu. NHC Việt Nam đang sử dụng phương pháp trị liệu tâm lý độc quyền áp dụng từ khoa học Ngôn ngữ lập trình tư duy, khoa học tâm trí, tâm lý học, liệu pháp Dòng thời gian, công trình nghiên cứu về khai phá và phát triển tiềm năng con người…

Phương pháp này có nhiều ưu điểm vượt trội với người trầm cảm như:

  • Không sử dụng thuốc, an toàn, không tác dụng phụ;
  • Chữa lành cho những người trầm cảm lâu năm, đã uống thuốc lâu ngày;
  • Phù hợp các đối tượng đặc biệt như người cao tuổi, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú;
  • Giải quyết vấn đề gây nên trầm cảm từ nguyên nhân sâu gốc mang tới hiệu quả lâu dài, chuyển hóa tích cực và toàn diện Thân – Tâm – Trí;
  • Chữa lành các vấn đề khác trong cuộc sống như: Cân bằng các mối quan hệ, nâng cao hiệu quả trong công việc/học tập.
  • Xóa bỏ nhưng tư duy tiêu cực, niềm tin giới hạn là hàng rào ngăn cản người trầm cảm vượt qua vấn đề; hướng tới xây dựng hệ tư duy mới, khai phá tiềm năng của bản thân, cài đặt lại niềm tin để trở thành con người mới tích cực, hạnh phúc tự thân…

Bên cạnh đó, NHC Việt Nam sở hữu một đội ngũ chuyên gia tâm lý trị liệu uy tín, có Tâm – Tầm – Trí vừa giỏi chuyên môn vừa giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết với nghề và tận tâm với khách hàng. Để được trị liệu cho khách hàng, tất cả chuyên gia phải đảm bảo đạt đủ tiêu chí về phẩm chất, trình độ kiến thức, số giờ trị liệu thực tế và kết quả mang lại cho khách hàng.

Sự chuyển hóa tích cực của các khách hàng là minh chứng cho một phương pháp trị liệu trầm cảm không dùng thuốc hàng đầu hiện nay tại Việt Nam:

Chị Vũ Thị Thúy Nga chia sẻ sau khi kết thúc liệu trình chữa lành, chấm dứt 13 năm trầm cảm dai dẳng.

Du học sinh Ngọc Yến bày tỏ cảm xúc sau quá trình trị liệu với chuyên gia tâm lý trị liệu Dương Thị Thu Hà.
Sau một thời gian con trai trị liệu tại NHC Việt Nam, cô Trịnh Mai đã có những chia sẻ chân tình.

Trải qua hơn 2 năm phát triển, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đã giành được nhiều giải thưởng uy tín như: Top 10 thương hiệu hàng đầu Việt Nam 2021, Thương Hiệu Hàng Đầu Asean 2022, Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập 2022…

NHC Việt Nam đang có cơ sở tại Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh. Với mong muốn giúp đỡ được nhiều người hơn nữa vượt qua trầm cảm, thời gian tới Trung tâm sẽ mở thêm cơ sở tại miền Nam cũng như gia tăng các chương trình trị liệu trao giá trị cho khách hàng. Để biết thêm thông tin và kết nối với các chuyên gia tâm lý trị liệu hàng đầu, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 096 589 8008 hoặc đặt ngay lịch hẹn với chuyên gia tại đây.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Rối loạn trầm cảm dai dẳng có thể tiềm ẩn rất nhiều vấn đề nguy hiểm nếu người bệnh không nhanh chóng phát hiện và có hướng điều trị đúng cách. Học các trung thực cảm xúc của bản thân, tìm kiếm sự giúp đỡ và yêu thương bản thân nhiều hơn chính là cách để điều trị cũng như phòng tránh nguy cơ mắc căn bệnh này hiệu quả nhất.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

  1. Nguyễn Xiển says: Trả lời

    trầm cảm mà để lâu ngày ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống

  2. Nguyễn Trang says: Trả lời

    nếu không điều trị sớm bệnh trở nặng hơn và thời gian kéo dài lâu hơn

    1. Nguyễn Xiển says: Trả lời

      thế chữa trầm cảm thì đi khám ở đâu

      1. Nguyễn Trang says: Trả lời

        bạn có thể tìm đến chuyên gia tâm lý trị liệu

  3. Thanh Tâm says: Trả lời

    Dạo này mk bất ổn quá tối ngủ muộn sáng dạy sớm toàn nghĩ đến chuyện công việc, tình cảm gia đình nhiều lúc muốn khóc thật lớn mà sợ mọi ánh nhìn của mn áp lực đến mức ngủ thôi cũng mơ đến. thật sự mk nản quá rồi muốn thoát khỏi cảnh này quá chỉ muốn sống 1 cuộc sống như bao người bình thường mà sao khó vậy

    1. Văn Ngợi says: Trả lời

      bạn bị lâu chưa ạ, sao k đi chữa đi ạ

      1. Thanh Tâm says: Trả lời

        mk được hơn 1 tháng rồi ạ, nhưng mình k biết khám ở đâu

      2. Văn Ngợi says: Trả lời

        bạn có thể tham khảo về trung tâm nhc nha, họ giới thiệu về quy trình trị liệu trầm cảm https://youtu.be/VvgqZotAV6A

  4. Đặng Tuấn says: Trả lời

    nguyên nhân trầm cảm do gen á???

    1. Nguyễn Văn says: Trả lời

      từ trước tới giờ chỉ do môi trường học tập, làm việc hoặc bố mẹ, thầy cô gây lên trầm cảm

  5. Nguyễn Hoa says: Trả lời

    trị liệu tâm lý là như thế nào nhỉ

    1. Hà Hạnh says: Trả lời

      chuyên gia sẽ nói chuyện với người mắc trầm cảm và sử dụng một số kỹ thuật chữa lành nữa, nói chung là giúp mình giải tỏa căng thẳng, cân bằng cảm xúc, giảm bớt mệt mỏi, tôi cũng chỉ hiểu vậy, ko tìm hiểu sâu

      1. Nguyễn Hoa says: Trả lời

        phương pháp này có cần sử dụng đến thuốc k?

        1. Hà Hạnh says: Trả lời

          phương pháp này k dùng thuốc, nó rất phù hợp mọi lứa tuổi và an toàn đến sức khỏe

  6. Nguyễn Tuấn says: Trả lời

    nếu người bị trầm cảm nên khuyến khích học tiếp xúc nhiều người bên ngoài, đừng tự nhốt mình trong phòng

    1. Luyen Truong says: Trả lời

      người thân phải làm bạn với người trầm cảm, họ phải học cách lắng nghe câu chuyện và động viên để họ có niềm tin vượt qua trầm cảm

  7. Dương Phạm says: Trả lời

    em bị trầm cảm cấp 2, các bạn em biết đều nói em bị tâm thần hoặc mày từ bệnh viện tâm thần trở về à

    1. Huê Nguyễn says: Trả lời

      thương bạn, em đã mạnh mẽ vượt qua

      1. Dương Phạm says: Trả lời

        biết thế mà nhiều lúc vẫn ức

  8. Ngô Thúy says: Trả lời

    Em ghét bản thân mình lắm. Khi e đã cố gắng rất nhiều nhưng luôn bị coi như người tàn hình, không tồn tại với mn xung quanh, em biết do tính cách hướng nội vs không giỏi giao tiếp của mình. Nhưng em thật sự rất mệt r ạ, em muốn từ bỏ, không muốn cố gắng nữa

    1. Bùi Oanh says: Trả lời

      bạn ơi, đừng bỏ cuộc hãy mạnh mẽ lên, hình như bạn vẫn còn trẻ có thể suy nghĩ chưa thông suốt, bạn hãy nghĩ đến người thân của mình nếu như bạn từ bỏ cuộc sống này, họ sẽ rất đau buồn và suy sụp tinh thần mất bạn

      1. Ngô Thúy says: Trả lời

        cảm ơn lời động viên của bạn

  9. Phạm Ngân says: Trả lời

    dạo này, t đọc báo có nhiều bạn hs mắc trầm vì áp lực học hành, thương các bạn quá

    1. Anna Hải says: Trả lời

      bố mẹ mắc bệnh thành tích tạo áp lực cho con cái, muốn con phải giỏi để khoe với mọi người

    2. Bích Hạnh says: Trả lời

      t đọc mà thấy sót thương tuổi các bạn còn nhỏ mà đã phải chịu nhiều áp lực, ai nói còn nhỏ tuổi mà k có áp lực nào, suốt ngày thấy mấy bạn đi học thêm, có được nghỉ ngơi vào cuối tuần đâu

    3. Giang Trịnh says: Trả lời

      bố mẹ vẫn chưa hiểu con cái muốn gì, bản thân chúng ở độ tuổi dậy thì suy nghĩ còn nhạy cảm, không quan tâm đến con thì khoảng cách bố mẹ và con cái ngày càng xa dần

  10. Bùi Lương says: Trả lời

    mình đã từng bị trầm cảm ở tuổi 17, mình còn chả có chút năng lượng để học, suy nghĩ chán nản, tiêu cực không thể nào thoát ra được. Mình đã sử dụng thuốc nhưng khiến cơ thể mình đuối và mình cứ ngủ suốt. Vì ngủ quá nhiều cơ thể mình rất mệt mỏi,thiếu năng lượng, trí nhớ cũng giảm dần. Mình k thể tập trung học để chuẩn bị năm học cuối cấp. Thấy tình hình trở lên nghiêm trọng bố mẹ đã đưa mình đến Trung tâm NHC Việt Nam để trị liệu, mất khoảng 3 tháng mình mới hổi phục. Mình trị liệu được 1 năm rồi, cuộc sống của mình vẫn rất tốt, thậm chí là tốt hơn lúc mới trị liệu vì mình vẫn tiếp tục áp dụng những giải pháp của chuyên gia dạy mình trước đây thì mình càng thấy bản thân tốt hơn

    1. Lộc Oanh says: Trả lời

      bạn được chuyên gia tâm lý nào trị liệu thế?

      1. Bùi Lương says: Trả lời

        chuyên gia tâm lý Bùi Thị Hải Yến đã trị liệu trầm cảm cho mình, mình biết chuyên gia khi nghe lời chia sẻ 1 khách hàng trước đó trị liệu trầm cảm, và sau đó mình liên hệ đến trung tâm và muốn được chuyên gia trị liệu đồng hành cùng mình vượt qua trầm cảm, https://www.youtube.com/watch?v=Z20kUncj5-k&feature=emb_title

  11. Oanh Vũ says: Trả lời

    làm thế nào để biết bản thân bị trầm cảm vậy ??

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *