Trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói cần làm gì để cải thiện?

Trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói thường vừa hay la hét, dễ kích động, lúc nào cũng ngọ nguậy không yên và rất khó để kiểm soát con. Hơn hết do hạn chế về mặt ngôn ngữ nên trẻ cũng không thể nào hiểu hết những gì mà cha mẹ hay thầy cô yêu cầu. Gia đình cần trao đổi chi tiết với bác sĩ, chuyên gia để có lộ trình can thiệp thích hợp, giảm tải được các hành vi, gia tăng ngôn ngữ và sự tập trung cho con.

Trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói nên làm thế nào để cải thiện?

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một dạng rối loạn hành vi thường gặp ở trẻ nhỏ, với đặc điểm điển hình nhất là trẻ không thể ngồi yên và luôn phải đi chuyển, hiếu động thái quá, kém tập trung, bốc đồng.. Chậm nói cũng là một đặc điểm thường xuất hiện ở nhóm trẻ này, tuy nhiên một số trẻ có thể nói liên tục nhưng không rõ ràng, nói không rõ ràng các âm khiến người đối diện không thể hiểu.

Trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói
Trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói cần có biện pháp can thiệp giảm tải các hành vi thiếu phù hợp từ giai đoạn sớm

Trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói là tình trạng gây ra rất nhiều đến trẻ trong quá trình sinh hoạt, giao tiếp thường ngày. con không thể ngồi yên, không thể tập trung vào bài giảng hay những gì cha mẹ nói nên hầu như việc học nói, học ngôn ngữ đạt kết quả rất kém. Nếu không có đủ sự kiên nhẫn thì chính cha mẹ cũng gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận hay trò chuyện với trẻ.

Vậy trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói cần làm gì để cải thiện các đặc điểm này hiệu quả?

Thăm khám và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, chuyên gia

Không điều gì có hiệu quả hơn việc làm theo những hướng dẫn, chỉ định từ bác sĩ chuyên môn, áp dụng với tất cả mọi tình trạng bệnh lý. Rối loạn tăng động giảm chú ý hay chậm nói đều có thể liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, tình trạng mỗi trẻ cũng khác nhau và chỉ có thăm khám chuyên môn mới có thể xác định được tình trạng này và xây dựng lộ trình can thiệp thích hợp.

Trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói có thể được bác sĩ, chuyên gia chỉ định các liệu pháp can thiệp về ngôn ngữ, hành vi, cảm xúc để kiểm soát được những bất thường. Các liệu pháp này thường được thực hiện bởi bác sĩ hay chuyên gia bởi đôi khi chỉ có sự can thiệp của gia đình nhưng nếu không thể đi đúng hướng cũng không có hiệu quả. Sự điều trị chuyên môn của bác sĩ sẽ là tiền đề cho các biện pháp sau đó có hiệu quả.

Bên cạnh đó với trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói, bác sĩ cũng có thể chỉ định một số nhóm thuốc để xoa dịu cảm xúc, hành vi mang tính bốc đồng và giúp trẻ có thể nghỉ ngơi tốt hơn. Phụ huynh cần duy trì việc uống thuốc ổn định, đúng liều lượng, đúng cách theo chỉ định từ bác sĩ chuyên môn. Dùng thuốc sai đơn thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, giảm kết quả điều trị nên phụ huynh cần thận trọng.

Sử dụng từ ngữ phù hợp cho trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói

Phụ huynh sẽ không thể nào giáo dục, tiếp cận được với trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói nếu lúc nào cũng sử dụng những câu nói dài dòng, lê thê, không đi thẳng vào trọng tâm vấn đề. Trẻ không thể nào có đủ kiên nhẫn để nghe cha mẹ muốn nói gì và tất nhiên, việc giao tiếp hay giáo dục cho trẻ dường như sẽ thất bại nếu cứ mãi tiếp tục như thế.

Trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói
Phụ huynh cần ngồi song song và tăng tương tác bằng mắt để trẻ chú ý tập trung hơn

Theo các chuyên gia, muốn cải thiện các vấn đề với nhóm trẻ đặc biệt thì nên dùng những từ ngữ ngắn gọn, đơn giản, nằm trong vốn từ vựng mà con có và đánh thẳng vào trọng tâm vấn đề. Cần phát âm to, rõ ràng, chính xác, yêu cầu trẻ nhìn vào mắt hoặc sử dụng thêm các dụng cụ trực quan sinh động có liên quan để thu hút sự chú ý của trẻ có hiệu quả.

Mặt khác, phụ huynh cũng cần chú ý về thái độ, tông giọng khi giao tiếp với trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói. Trẻ thích sự nhẹ nhàng, ngọt ngào nhưng nếu con có lỗi sai vẫn cần nghiêm túc để con hiểu mình không nên làm như vậy. Tuy nhiên nghiêm giọng khác với việc la mắng, quát tháo, phụ huynh tuyệt đối không quát mắng con vì có thể khiến trẻ sợ hãi và căng thẳng hơn.

Thiết lập nguyên tắc, kế hoạch và thực hiện nghiêm túc

Trẻ ADHD rất khó tập trung và luôn lơ đãng trong mọi hoạt động, đồng thời do chậm nói nên khả năng nghe hiểu hay thực hiện yêu cầu từ người khác sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Nhiều cha mẹ khi thấy con như thế thường rất thương, luôn yêu chiều con, không quá ép con làm điều gì để con thoải mái, tuy nhiên thực tế điều này là không nên, thậm chí có thể làm nghiêm trọng hơn tình trạng của trẻ.

Thiết lập nguyên tắc đồng thời đảm bảo tuân thủ kế hoạch để rèn luyện tính kỷ luật, điều này là cần thiết chính chính quá sinh hoạt về lâu về dài. Các vấn đề đơn giản như thời gian ăn uống, thời gian đi ngủ, thời gian làm bài tập đều cần thực hiện đúng thời điểm, đúng lộ trình hằng ngày để con có thể ghi nhớ và duy trì thói quen mỗi ngày mà không cần cha mẹ phải nhắc nhở.

Các nguyên tắc được đưa cho trẻ phải có cột mốc cụ thể và cần phải rõ ràng. Chẳng hạn đúng 7h trẻ cần phải ăn cơm, con cần phải hoàn thành xong bài tập lúc 9 giờ tối và đi ngủ lúc 10 giờ tối. Dần dần khi đến các khung giờ này trẻ sẽ tự động thực hiện mà không cần cha mẹ nhắc nhở.  Việc thay đổi và chậm trễ các kế hoạch này dù chỉ 1 ngày đôi khi cũng khiến giờ giấc sinh hoạt sau đó của trẻ đảo lộn hoàn toàn.

Tuy nhiên tùy vào từng giai đoạn, trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói mà phụ huynh cũng nên điều chỉnh thiết lập các kế hoạch sao cho phù hợp hơn. Theo các chuyên gia, những trẻ ADHD được xây dựng lối sinh hoạt có tổ chức ngay từ nhỏ thường giảm được các hành vi tiêu cực, kiểm soát các hành vi sai trái tốt hơn những trẻ ADHD khác.

Thưởng – phạt đúng cách

Không chỉ với trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói mà bất cứ đứa trẻ nào cũng cần được cha mẹ giáo dục, thưởng phạt đúng cách. Điều này rất có ích trong quá trình phát triển và hoàn thiện về hành vi, đạo đức, tâm lý, giúp trẻ nhận thức được những điều đúng đắn hay sai lầm từ giai đoạn sớm. Điều này phụ thuộc vào chính quá trình giáo dục, thưởng phạt có nguyên tắc từ gia đình.

Trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói
Hay luôn khen ngợi, cổ vũ trẻ khi con thực hành thêm được các kỹ năng mới

Chẳng hạn khi trẻ hoàn thiện tốt các kỹ năng, nói được nhiều từ một cách chuẩn xác, tập trung lâu hơn khi người đối diện đang nói chuyện thì hãy dành cho con những lời tán thưởng. Phụ huynh cũng có thể tặng cho trẻ những món quà, món đồ chơi mà con thích để khích lệ trẻ. Tuy nhiên cần tránh khen ngợi thái quá và chỉ đưa phần thưởng ra làm mục tiêu sẽ khiến trẻ có nhìn nhận sai lệch về những gì mình làm.

Mặt khác khi trẻ làm sai, có các hành vi tăng động quá khích, thậm chí là trong cảm xúc bốc đồng đôi lúc con cũng có các hành vi gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh thì phụ huynh cần nhanh chóng chấn chỉnh trẻ. Hãy nghiêm khắc phê bình các hành vi này, dùng những từ ngữ đơn giản để giải thích rõ cho con những lời nói hay hành vi đó vì sao không nên thực hiện.

Các hình thức kỷ luật với trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói tuyệt đối không quá gắt gao, sử dụng bạo lực hay các ngôn từ nặng nề do có thể làm tăng xu hướng chống đối và kích thích hơn ở con. Thay vào đó phụ huynh có thể yêu cầu con ngồi im trên ghế trong 15 phút, làm một việc gì đó sức răn đe để khiến trẻ hiểu rằng không nên tái phạm những điều vừa rồi.

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói

Mặc dù chậm nói không phải là đặc điểm chính của trẻ tăng động giảm chú ý, tuy nhiên hầu như các nhóm trẻ này đều có đặc điểm là kém về ngôn ngữ hay lời nói. Hoặc một số trẻ lớn vẫn có thể nói, tuy nhiên ngôn ngữ của con khá lạ, nhanh, không rõ ràng, trẻ nói liến thoắng khiến gia đình không thực sự hiểu ý con. Tình trạng trẻ chậm nói nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng tới quá trình giao tiếp hay phát triển ngôn ngữ.

Khả năng tập trung của trẻ ADHD là rất kém, do đó nếu phụ huynh cố gắng giao tiếp, tăng cường bổ sung ngôn ngữ con con bằng những cách thông thường thì không thể đem lại hiệu quả. Hãy luôn ngồi đối diện ngang tầm mắt với trẻ để con có thể nhìn trực tiếp với cha mẹ, như thế trẻ sẽ tập trung hơn. Đồng thời cần sử dụng các dụng cụ trực quan, minh họa rõ ràng để tạo sự thu hút và giúp con dễ hiểu, dễ nhớ hơn.

Chẳng hạn nếu muốn dạy con ghi nhớ về con vật thì cần có hình ảnh rõ ràng về loài vật đó để trẻ tiện quan sát và ghi nhớ được các đặc điểm điển hình nhất. Chỉ dùng ngôn ngữ mô tả thì không thể nào thu hút được trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói. Phụ huynh cần đặc biệt chú ý đến vấn đề này.

Bên cạnh đó, nếu quá trình giáo dục ngôn ngữ tại nhà cho trẻ ADHD không mang lại hiệu quả, phụ huynh nên đưa trẻ đến các trung tâm giáo dục chuyên biệt để có hướng cải thiện tích cực hơn. Các thầy cô giáo sẽ biết làm thế nào để kiểm soát cảm xúc kích thích, giúp trẻ tập trung để giao tăng về ngôn ngữ hay giao tiếp phù hợp. Từ đó quá trình cải thiện các đặc điểm khiếm khuyết cũng đạt kết quả khả quan hơn.

Tham gia các hoạt động ngoài trời hay vận động

Mức năng lượng của trẻ ADHD rất cao nên trẻ mới hầu như không thể ngồi yên một chỗ mà cần phải luôn không ngừng hoạt động. Tình trạng dư thừa năng lượng này nếu kéo dài đến tối còn có thể làm cho trẻ bị mất ngủ hoặc cảm thấy khó chịu. Do đó phụ huynh cần luôn tìm cách để trẻ tiêu hao bớt phần năng lượng để hạn chế các tình trạng này.

Trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói
Vận động tiêu hao năng lượng đúng cách sẽ giúp trẻ thoải mái hơn

Cách tốt nhất cho trẻ trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói để vừa tiêu hao năng lượng, tăng độ tập trung và giao tiếp chính là phải nên cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi hoặc thể thao. Vận động là cách để cho giải tỏa mức năng lượng quá lớn, mặt khác nếu đó là các bộ môn như bóng đá, bóng chiều cũng giúp trẻ tập trung hơn, kết nối tương tác nhiều hơn với đồng đội để dành chiến thắng.

Tuy nhiên nên tránh các trò chơi có quá nhiều bước vì trẻ sẽ không đủ kiên nhẫn để làm tới bước cuối cùng. Các chuyên gia cũng khuyến khích một số môn thể thao phù hợp với trẻ tăng động mà phụ huynh có thể tham khảo như đá bóng, đạp xe, bơi lội, hay một số môn thể dục dụng cụ. Phụ huynh nên cùng con vui chơi, theo sát và đồng hành để đảm bảo trẻ luôn an toàn.

Kiểm soát hành vi và cảm xúc của trẻ tăng động

Một trong những điều khó khăn nhất khi chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói chính là làm thế nào để kiểm soát được các hành vi tăng động hay bốc đồng của con. Chẳng hạn khi đến nơi đông người, trẻ không ngừng chạy nhảy hay la hét, tuy nhiên nếu phụ huynh lớn tiếng ngăn cản đôi lúc càng làm trẻ kích động hơn chứ không thể dừng lại.

Để giải quyết điều này, trước tiên phụ huynh cần thống nhất với con các quy tắc, dấu hiệu khi con đang có các hành vi không phù hợp. Hãy hướng dẫn con giữ bình tĩnh bằng các hít thở sâu để bình ổn lại cảm xúc bằng các biện pháp đến số ngược. Hoặc yêu cầu trẻ khi cha mẹ đã nghiêm giọng yêu cầu con tiếp tục không được làm như thế thì con nên dừng lại ngay. Có các quy tắc từ đầu sẽ giúp cả phụ huynh và bé tránh được các tình huống không mong muốn khi ra ngoài.

Tất nhiên không hoàn toàn dễ dàng để kiểm soát được hành vi, cảm xúc của trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói, đặc biệt khi trang thái của con đang ở mức đỉnh điểm. Tuy nhiên sau mỗi lần phạm lỗi, phụ huynh hãy ngay lập tức chấn chỉnh, giải quyết, không nên để đợi đến lần sau mới nhắc lại thì trẻ sẽ không thể nào ghi nhớ được.

Yoga giúp ích cho trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói

Một liệu pháp có thể vừa kiểm soát hành vi, cảm xúc, điều chỉnh được các hoạt động phù hợp cho trẻ trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói chính là yoga. Chính các chuyên gia cũng đã khuyến khích trẻ tăng động lên tập yoga để giải tỏa căng thẳng, gia tăng chất lượng giấc ngủ, ổn định cảm xúc trong trạng thái kích thích cùng rất nhiều lợi ích tuyệt vời khác.

Trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói
Yoga được đánh giá mang đến những tác động tích cực cho trẻ ADHD

Vốn dĩ yoga đã luôn là một liệu pháp tuyệt vời cho tâm lý, cảm xúc đồng thời có thể kích hoạt quá trình lưu thông máu để nâng cao cả về thế chất và tinh thần. Ngoài ra bộ môn này cũng được chứng minh có thể giúp tăng cường hàm lượng dopamine bị thiếu hụt trong não của trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý.

Một thống kê khác cũng cho thấy một đứa trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói nếu luyện tập yoga 20 phút mỗi ngày thì trong vòng 8 tuần, khả năng tập trung, mức độ kích thích của con đã giảm xuống đáng kể. Đây cũng là công cụ điều chỉnh hành vi để giúp trẻ kiểm soát cơ thể tốt hơn, đem đến những thay đổi lâu dài. Do đó phụ huynh rất nên cho trẻ ADHD tham khảo bộ môn này.

Bổ sung dinh dưỡng khoa học, hợp lý

Dinh dưỡng luôn là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển toàn diện của trẻ, cả về nhận thức và hành vi. Phụ huynh cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, thực đơn cho con hằng ngày, tăng cường các nhóm chất tốt cho não bộ để giúp trẻ học tập và ghi nhớ tốt hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra các thực phẩm có chứa nhóm chất chống oxy hóa cao có thể làm giảm các tổn thương ở hệ thần kinh, từ đó giảm bớt các trạng thái bốc đồng, kích thích cho trẻ nhỏ.

Một số lưu khác khác trong thực đơn cho trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói mà phụ huynh cũng cần chú ý tham khảo như

  • Tăng cường các nhóm chất, vitamin lành lạnh từ rau xanh, trái cây, các loại hạt, các thực phẩm lành mạnh  để đảm bảo trẻ hấp thụ dưỡng chất có ích. Đặc biệt cá ngừ, cá thu, dầu olive hay các hạt điều, quả óc chó có hàm lượng omega-3 được đánh giá rất hữu ích cho trẻ.
  • Đảm bảo nguồn gốc thực phẩm rõ ràng, tươi sống, không chứa chất bảo quản, chất tăng trưởng, chất phụ gia nguy hiểm khác
  • Ưu tiên chế biến các thực phẩm tại nhà để đảm bảo an toàn vệ sinh cũng như điều tiết về các gia vị, hạn chế các món ăn quá nhiều gia vị mì chính, đường hay muối
  • Tránh xa các thực phẩm chiên xào nhiều lần, đồ ăn đóng hộp, đồ ăn nhanh cho dù trẻ rất thích
  • Không nên cho trẻ ăn nhiều đồ ăn vặt, nước ngọt hay các nhóm phẩm tương tự
  • Xây dựng thực đơn cho trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói phù hợp, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất để trẻ phát triển cân đối
  • Tham khảo thêm với bác sĩ để xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đáp ứng với tình trạng và nhu cầu của từng trẻ

Quá trình can thiệp, giải quyết các vấn đề ở trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói cần được tiến hành từ giai đoạn sớm mới có hiệu quả. Phụ huynh nên trực tiếp trao đổi với bác sĩ, chuyên gia về trẻ ADHD để tìm hướng can thiệp đúng cách, phù hợp. Kết hợp với các yếu tố tâm lý, dinh dưỡng, giáo dục chuyên biệt sẽ giúp trẻ tăng động có những thay đổi rõ rệt, dần hòa nhập với cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *