Khám phá những điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ làm thế nào để có thể phát huy hết các thế mạnh đó chính là một trong những băn khoăn của phụ huynh có con thuộc nhóm trẻ này. Phát triển ưu thế giúp trẻ tăng cường chất lượng cuộc sống, hỗ trợ tự chăm sóc bản thân trong tương lai chính là điều được nhiều chuyên gia cho trẻ đặc biệt hướng tới.

Những điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ đang được khám phá

Nhiều người thường hay nói rằng, khi một người bị khiếm khuyết ở một khía cạnh này sẽ có sự phát triển vượt bậc trong một khía cạnh khác để bù đắp qua lại. Chẳng hạn như những bị khiếm thị thường có thính giác cực kỳ nhạy bén, khả năng cảm nhận của họ cũng cực kỳ tốt để có thể bảo vệ bản thân trong cuộc sống hằng ngày.

Rất nhiều người luôn thắc mắc rằng điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là gì và làm thế nào để có thể phát triển nó tốt nhất. Rất nhiều các chuyên gia và các cuộc nghiên cứu đã diễn ra với mục tiêu là tìm hiểu về các ưu điểm của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ để thúc đẩy nó, tạo điều kiện tốt nhất để trẻ phát triển các khía cạnh của bản thân.

điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Rất nhiều các nghiên cứu đã được thực hiện để khám phá điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Theo đó, trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thường có đặc trưng là có thể nói được một vài từ, tuy nhiên không có đủ vốn từ để diễn đạt đồng thường bản thân con cũng không thể hiểu những từ mà mình nói. Lời nói của trẻ thường khá lộn xộn, khó hiểu, con cũng không thể tự sắp xếp thành câu có nghĩa để thể hiện các nhu cầu cá nhân khi cần thiết.

Cùng xem xét các nghiên cứu về những điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ được thực hiện bởi các chuyên gia sau đây

Nghiên cứu được thực hiện bởi Kenn Apel, Alan G.Kamhi và Lauren K.Nelson

3 tác giả Kenn Apel, Alan G.Kamhi và Lauren K.Nelson đã đồng thực hiện một nghiên cứu có tên Cognitive Strengths and Weaknesses in Language-Impaired Children ( Tạm dịch: “Điểm mạnh và điểm yếu về nhận thức của trẻ em chậm phát triển ngôn ngữ”) vào năm 1987. Theo đó nghiên cứu này thực hiện trên nhóm 30 trẻ, trong đó 15 trẻ phát triển bình thường và 15 trẻ con lại bị chậm phát triển ngôn ngữ.

Nghiên cứu này được thực hiện bằng cách cho trẻ làm khảo sát trong vấn đề phân biệt-học tập. Nhà nghiên cứu sẽ cung cấp cho trẻ một danh sách các bài toán có đầy đủ các thông tin đầu vào rõ ràng cùng các bài toán có thông tin không rõ ràng. Trẻ sẽ tham gia tìm đáp án chính xác cho cả hai dạng bài này.

Kết quả sau đó cho thấy thành tích của những trẻ tham gia khảo sát đều tương đồng với với năng lực của con và tất nhiên đều có sự khác biệt rõ rệt. Cả nhóm trẻ bình thường và trẻ chậm phát triển trí tuệ đều giải được các bài có thông tin đầu vào chính xác nhiều hơn là các bài không được cung cấp thông tin đầu vào.

Mặt khác cũng không tìm thấy những điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ trong nghiên cứu này bởi kết quả làm bài của những đứa trẻ bình thường vẫn tốt hơn trẻ chậm phát triển rất nhiều. Những thiếu hụt ở trẻ chậm phát triển ngôn ngữ cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng mã hóa thông tin của chúng đáng kể nên khả năng làm bài thường kém hơn.

Nghiên cứu thực hiện bởi Michelle C. St Clair, Ailsa J. Russell và Anessa Lloyd-Esenkaya

Nghiên cứu được thực hiện bởi Kenn Apel, Alan G.Kamhi và Lauren K.Nelson không tìm được điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ nên các nghiên cứu vẫn được tiếp tục. Năm 2020, thêm một nghiên cứu khác do các tác giả Michelle C. St Clair, Ailsa J. Russell và Anessa Lloyd-Esenkaya tiếp tục được thực hiện để giải đáp băn khoăn về khả năng của trẻ chậm phát triển trí tuệ.

Theo đó nghiên cứu này mang tên “What Are the Peer Interaction Strengths and Difficulties in Children with Developmental Language Disorder? A Systematic Review” (Tạm dịch: Điểm mạnh và khó khăn trong việc tương tác với bạn bè ở trẻ rối loạn phát triển ngôn ngữ là gì? Một đánh giá có hệ thống).

Những kết quả kết luận sau khi thực hiện nghiên cứu này được công bố như sau:

  • Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có xu hướng nhút nhát, thiếu tự tin, thu mình khi đến nơi đông người và hạn chế các hoạt động tương tác xã hội. Nguyên nhân rõ ràng là do trẻ không thể hiểu người khác nói gì, không thể thể hiện suy nghĩ, cảm xúc bằng lời nói, nên rất khó tương tác hay giao tiếp với mọi người, dần thu hẹp bản thân với xã hội.
  • Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ nếu đến tuổi đi học thường kém linh hoạt, năng lực học kém và cũng rất khó khăn trong việc đưa ra quyết định, dù đó là tình huống rất đơn giản
  • Trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ hầu như không có bạn do không biết cách kết bạn, ngại tiếp xúc hay tương tác với với bạn bè dù rất mong muốn/
  • Khi trò chuyện với những người khác, trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có thể nhanh chóng cảm thấy cô độc, lạc lõng, do không hiểu người khác nói gì nên không thể tiếp tục duy trì cuộc hội thoại

Với mục tiêu ban đầu là tìm ra điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ  tuy nhiên kết luận lại trái ngược hoàn toàn. Rất hiếm hoặc hầu như không có bằng chứng về các thế mạnh hay khả năng đặc biệt của trẻ phát triển ngôn ngữ. Chính do đó trẻ tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống hằng ngày.

Cha mẹ cần làm gì khi con có dấu hiệu chậm phát triển ngôn ngữ

Cần hiểu rằng mặc dù không có điểm mạnh khi trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ tuy nhiên điều này không có nghĩa là tất cả các giai đoạn hay tất cả mọi trường hợp đều như thế. Cần biết rằng có rất nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển ngôn ngữ nên nếu giải quyết được các nguyên nhân này hoàn toàn có thể giúp trẻ phát triển bình thường và phát triển  bản thân toàn diện hơn.

điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Tăng cường giáo dục đúng cách và can thiệp sớm được đánh giá cần thiết để khai phá tiềm năng ẩn dấu cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Mặt khác không có điểm chung về điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ nhưng cá nhân mỗi trẻ cũng có thể có các thế mạnh riêng đang chờ được khám phá. Chẳng hạn nếu việc trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có liên quan đến tự kỷ thường được đánh giá là có thính giác cực kỳ nhạy bén, có trí nhớ tốt và đây rõ ràng là những điểm mạnh mà không phải ai cũng có.

Vậy cha mẹ nên làm gì để dần khai phá được các điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ?

  • Cho trẻ đến bệnh viện thăm khám và tìm chính xác nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Sẽ không thể điều trị được bệnh nếu không hiểu rõ yếu tố gây bệnh là gì. Mặt khác không xác định được nguyên nhân mà vẫn tiếp tục các biện pháp can thiệp cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có thể dẫn tới đi sai hướng và làm tình trạng nghiêm trọng hơn
  • Tăng cường bổ sung ngôn ngữ cho trẻ thông qua các liệu pháp cá nhân. Chỉ khi trẻ có vốn từ, chủ động giao tiếp, hiểu được từ ngữ về tăng cường tiếp thu nhận thức hiệu quả thì  con mới có khả năng học hỏi và phát triển các thế mạnh của bản thân. Chẳng hạn như con có thể ghi nhớ tốt nhưng lại không thể nói ra thì chắc chắn không ai có thể biết con có khả năng này
  • Tạo điều kiện để con học tập, tham gia các hoạt động xã hội, các trò chơi hay các chương trình phát triển tư duy để cải thiện các khiếm khuyết về nhận thức cho trẻ. Trẻ có thể học tập, ghi nhớ chậm hơn nhưng qua việc trau dồi và vun đắp kiên trì hằng ngày trẻ vẫn có thể tăng cường đáng kể về nhận thức
  • Đọc sách truyện, cho trẻ nghe nhạc hoặc tham gia các bộ môn vận động là một trong những biện pháp được khuyến khích để đặc biệt là ngôn ngữ cho trẻ.
  • Để khai phá sớm được các điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, cần khuyến khích trẻ giao tiếp nhiều hơn thông qua việc đặt câu hỏi hay tạo ra các câu chuyện hướng đến chủ đề, nội dung mà con yêu thích và quan tâm
  • Tăng cường bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các nhóm chất cần thiết cho não bộ để phát triển toàn diện về nhận thức, trí não, thể chất cho trẻ nhỏ
  • Chăm sóc tâm lý để trẻ có tinh thần thoải mái, tích cực, vui vẻ, hạn chế các trạng thái tiêu cực dẫn tới các hành vi bốc đồng của con có thể gây hại cho cả bản thân và những người xung quanh
  • Cho trẻ tham gia môi trường giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ đặc biệt để được giáo dục đúng cách, phù hợp với tình trạng của con. Trẻ vừa được tăng cường về ngôn ngữ, nhận thức đồng thời cải thiện các mối quan hệ bởi trong môi trường này hầu hết là những trẻ có tính trạng giống nhau nên sẽ không có tình trạng cô lập, tách biệt nên trẻ cũng có thể giao tiếp, tìm kiếm bạn bè dễ dàng hơn

Mặc dù các nghiên cứu vẫn chưa thể chỉ ra được các điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, tuy nhiên điều này không có nghĩa con là người kém cỏi. Can thiệp điều trị đúng cách, đúng thời điểm đồng thời tăng cường các biện pháp giáo dục bổ sung ngôn ngữ, nhận thức hằng ngày sẽ giúp trẻ cải thiện được khiếm khuyết và khai phá được thế mạnh của bản thân.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *