Trẻ 4 Tuổi Vẫn Chưa Biết Nói Cần Có Sự Can Thiệp Kịp Thời
Trẻ 4 tuổi chưa biết nói gây ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần, cuộc sống nên cần nhanh chóng có biện pháp can thiệp kịp thời để con có thể đến trường và học tập. Đây đã là giai đoạn chậm so với thời điểm phù hợp phục hồi, bổ sung ngôn ngữ tự nhiên cho trẻ. Trẻ nếu không được can thiệp đúng cách có thể phải đi học chậm hơn bạn bè cùng trang lứa vì không đủ ngôn ngữ.
Trẻ 4 tuổi chưa biết nói do đâu?
Ngay từ giai đoạn 3- 5 tháng đầu đời, trẻ sơ sinh tuy chưa nói được những đã bắt đầu phát ra những tiếng ê a để thể hiện cảm xúc của mình. Trẻ trên 12 tháng tuổi bắt đầu phát âm được các từ đơn giản như ba, ma dù chưa rõ ràng. Trẻ 18 tháng tuổi đã nói được ít nhất 10 từ, 24 tháng tuổi nói rõ được từ ghép, câu chữ cũng rõ ràng và rành mạch hơn.
Trẻ 3 tuổi đã nói được một câu ngắn với vài từ liên tục. 4 tuổi là giai đoạn phát triển ngôn ngữ mới của trẻ, lúc này con có thể nói được 1 câu với 5- 6 từ đơn giản, có thể đếm từ 1- 10, vốn từ cũng cực kỳ đa dạng. Ở độ tuổi này con bắt đầu nói nhiều hơn, không ngừng hỏi cha mẹ để tìm hiểu về thế giới đa dạng và phong phú xung quanh. Do đó việc trẻ 4 tuổi chưa biết nói thực sự là vấn đề bất thường.
Tất nhiên trên thực tế, các cột mốc phát triển về ngôn ngữ hay thể chất của mỗi đứa trẻ đều là khác nhau, có thể phát triển nhanh hơn nhưng cũng có trẻ phát triển chậm nói. Tuy nhiên giai đoạn 4 tuổi mà trẻ vẫn chưa biết nói là một thời điểm cách biệt quá xa so với các cột mốc tự nhiên nên phụ huynh không thể không lo lắng. Thậm chí trẻ được 1-2 tuổi chưa nói đã cần phải thăm khám.
Trẻ 4 tuổi chưa biết nói có thể liên quan đến các yếu tố sau đây
Trẻ chậm nói đơn thuần
Trẻ chậm nói đơn thuần thường do sự tác động từ các yếu tố môi trường, đặc biệt là sự thiếu tương tác trực tiếp với con hằng ngày. Quá trình phát triển lời nói, ngôn ngữ không phải vừa sinh ra đã có mà phải trải qua quá trình trau dồi từng ngày. Việc cha mẹ bỏ bê, quên mất việc phải trò chuyện, tương tác với con, thay vào đó là để con làm bạn với máy tính,TV, điện thoại là yếu tố khiến trẻ mất đi ngôn ngữ.
Thực tế hiện nay rất phụ huynh vì quá bận rộn, vì không biết cách chăm sóc con nên thường để con làm bạn với chiếc điện thoại, để con ngồi yên xem hoạt hình trong khi làm việc khác. Trẻ 4 tuổi chưa biết nói, không biết cách sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và xa cách với cha mẹ. Ngoài ra trẻ còn có nguy cơ bị rối loạn ngôn ngữ, nếu nói chỉ nói những thứ không ai hiểu.
Bên cạnh đó, trẻ 4 tuổi chưa biết nói cũng có thể do trẻ gặp một số vấn đề về thính giác hay các cơ quan phát âm mà cha mẹ không hề hay biết. Chẳng hạn nếu trẻ bị điếc thì con không thể nghe người khác nói gì nên chắc chắn không thể biết trò chuyện, giao tiếp. Hay việc trẻ bị dính thắng lưỡi cũng gây khó khăn khi con phát âm nên con cũng có xu hướng không muốn nói chuyện.
Trẻ chậm nói đơn thuần là vấn đề gặp phải rất nhiều hiện nay, tuy nhiên có thể khắc phục được nếu can thiệp đúng cách. Mặc dù ở giai đoạn 4 tuổi là khá muộn, tuy nhiên tiên lượng của tình trạng này vẫn không quá xấu, vẫn có thể khắc phục và điều trị được nếu kiên trì, có sự hỗ trợ của bác sĩ và chuyên gia.
Trẻ 4 tuổi chưa biết nói do tự kỷ
Một số trẻ tự kỷ trong những năm tháng đầu đời hầu như không phát ra âm thanh nào cho đến thời điểm được phát hiện và bắt đầu điều trị. Tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển lan tỏa bẩm sinh gây ra bởi những đặc điểm rối loạn bất thường trong hệ thần kinh trung ương và không thể khắc phục được. Đặc trưng của hội chứng này chính là khiếm khuyết về ngôn ngữ, giao tiếp và các hành vi lặp lại không chủ đích.
Các đặc điểm của trẻ 4 tuổi chưa biết nói nếu có liên quan đến tự kỷ thường rất dễ nhận biết như
- Trẻ không chủ động giao tiếp, không phát ra ngôn ngữ trong những năm tháng đầu đời hoặc rất ít hoặc phát ra các âm thanh kỳ lạ
- Không nhìn vào mắt người khác khi giao tiếp, không đáp lại khi được người khác gọi tên
- Con không biết chơi trò giả vờ, trò đóng vai
- Không thích người lạ, thích chơi một mình không thích sự thay đổi
- Trẻ 4 tuổi chưa biết nói nếu do tự kỷ có xu hướng không gắn bó với con người ( có thể trừ cha mẹ) và gắn bó hơn với đồ vật
- Nhạy cảm quá mức với âm thanh hay ánh sáng, chẳng hạn trở nên kích động nếu nghe tiếng máy hút bụi hay các hình ảnh sặc sỡ
- Có xu hướng bị thu hút quá mức bởi các chuyển động tròn, chẳng hạn như những quả bóng, những họa tiết hình tròn
- Không ghi nhớ hay thực hiện được các kỹ năng chăm sóc cá nhân cơ bản hằng ngày
- Khó khăn trong giao tiếp, kết bạn, thường tự cô lập bản thân
- Không có sự biểu cảm trên khuôn khuôn mặt hay trong ánh mắt, vô cảm, không có sự thấu hiểu kể cả khi chứng kiến sự đau đớn của cha mẹ
- Có các hành vi kỳ lạ lặp lại không chủ đích, chẳng hạn như liên tục vỗ tay, chuyển động xoay tròn
- Cứng nhắc, hạn chế, hành vi nghèo nàn, thiếu tính sáng tạo, thường lặp đi lặp lại những gì quen thuộc, bao gồm cả thói quen ăn uống
Nhiều gia đình khi thấy trẻ 4 tuổi chưa biết nói mới bắt đầu đưa con đi thăm khám và bất ngờ khi biết con bị tự kỷ/ Giai đoạn vàng được coi là phù hợp để điều trị tự kỷ cho trẻ chính là trong khoảng 2 năm đầu đời, việc can thiệp điều trị quá muộn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giai đoạn phát triển sau này của con.
Một số nguyên nhân khác
Trẻ 4 tuổi chưa biết nói, vốn từ hạn hẹp, không thể dùng lời nói để thể hiện nhu cầu cá nhân, tính tình lầm lì dễ cáu kỉnh hoặc có những bất thường trong nhận thức cũng liên quan đến hàng loạt yếu tố khác. Dù là bất cứ nguyên nhân nào thì khi trẻ không biết nói cũng có thể gây ra hàng loạt hạn chế trong cuộc sống của con.
Cụ thể, một số nguyên nhân khác cũng có thể khiến trẻ 4 tuổi chưa biết nói như
- Trẻ gặp bất ổn về tâm lý, chẳng hạn như cha mẹ bỏ bê hoặc có cú sốc đột ngột cũng có thể khiến con mất ngôn ngữ
- Tổn thương não bộ xảy ra khi con bị té ngã hay ngạt thở khi sinh cũng làm ảnh hưởng đến vùng não đảm nhiệm về ngôn ngữ khiến trẻ chậm nói hay không biết nói
- Trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ bại não cũng là nhóm trẻ có đặc trưng biết nói chậm và khả năng ngôn ngữ hạn hẹp
- Một số nghiên cứu cũng cho rằng trẻ chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ cũng có thể do thiếu dinh dưỡng khiến não bộ phát triển chậm chạp
Trẻ 4 tuổi chưa biết nói có nguy hiểm không?
Bất cứ vấn đề bất thường nào trong suốt giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ cũng kèm theo rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tinh thần và toàn bộ cuộc sống của trẻ. Mỗi ngày chúng ta đều cần phải sử dụng lời nói để thể hiện nhu cầu cá nhân của bản thân hoặc để chia sẻ, đây đều là bản năng cần thiết của con người.
Khi trẻ không thể dùng lời nói để thể hiện các mong muốn của bản thân, không ai hiểu khác trẻ muốn nói gì sẽ dễ gây ra những bức bối, khó chịu về mặt tâm lý cho trẻ. Thực tế với trẻ tự kỷ không có nhu cầu nói, không có nhu cầu giao tiếp nhưng việc không không bộc lộ được tâm tư, không hiểu người khác muốn nói gì cũng gây ra rất nhiều tác động xấu đến cảm xúc của con, tăng nguy cơ stress hay trầm cảm.
Mặt khác khi trẻ 4 tuổi chưa biết nói và cũng không hiểu người khác nói gì sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình nhận thức, tìm hiểu về thế giới xung quanh. Sự hiểu biết của trẻ bị bó hẹp đôi khi khiến con không phân biệt được những thứ nguy hiểm và có các hành vi gây tổn hại cho chính bản thân và những người xung quanh.
Trẻ 4 tuổi chưa biết nói mới phát hiện còn gặp một vấn đề khác chính là khó khăn hơn trong điều trị. Bởi khi trẻ ở giai đoạn 1- 2 tuổi, nhận thức hay thói quen của trẻ được hình thành chưa rõ nét nên việc giáo dục hay củng cố về ngôn ngữ cho trẻ sẽ dễ dàng hơn. Trong khi đó, trẻ 4 đã trải qua một giai đoạn dài không giao tiếp sẽ ngày càng cứng nhắc hơn, khó tiếp thu hơn.
Đặc biệt một số trẻ chậm nói, đặc biệt là trẻ tự kỷ ở giai đoạn 4 tuổi mới bắt đầu can thiệp còn có xu hướng bốc đồng, có các hành vi chống đối, không hợp tác. Gia đình có thể gặp nhiều vất vả trong quá trình này nên tốt nhất cần đưa trẻ đến các bệnh viện, trung tâm chuyên về trẻ chậm nói để có hướng điều trị tốt nhất.
Trẻ 4 tuổi chưa biết nói cần làm gì để khắc phục
Trẻ 4 tuổi chưa biết nói là một tình trạng “khẩn cấp” cần nhanh chóng được điều trị can thiệp càng sớm bằng nhiều phương pháp. Dù nguyên nhân trẻ chậm nói là gì thì cũng cần kết hợp giữa các biện pháp điều trị chuyên môn, giáo dục đặc biệt và cả sự hỗ trợ từ phía gia đình để cải thiện tốt nhất các thiếu hụt về ngôn ngữ, lời nói cho con lúc này.
Thăm khám chuyên môn
Có rất nhiều yếu tố khiến trẻ 4 tuổi chưa biết nói và phụ huynh không chỉ thông qua các yếu tố bên ngoài để tự xác định liệu con đang gặp vấn đề gì được. Cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện hay các trung tâm chuyên về trẻ chậm nói để xác định chính xác nguyên nhân, từ đó mới có thể đưa ra hướng điều trị can thiệp chính xác, phù hợp.
Bác sĩ sẽ thông qua một số xét nghiệm kiểm tra chuyên môn, làm các bài test cần thiết để biết chính xác con thuộc tình trạng nào. Chẳng hạn kiểm tra về tình trạng thính giác, tình trạng cơ miệng hay các cơ quan phát âm; tạo ra các tiếng động hay gọi tên để thử phản ứng mắt hay biểu cảm của con, quan sát các hành vi của trẻ..
Bất cứ những bất thường của con, bao gồm việc chậm nói hay các tiến trình chậm phát triển khác đều nên sớm được đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ, tuyệt đối không được chẩn đoán và điều trị tại nhà.
Điều trị nguyên nhân
Sau khi đã xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ trao đổi với gia đình về tiên lượng và hướng can thiệp cho trẻ. Chẳng hạn nếu có liên quan đến các vấn đề về thính giác, trẻ có thể được yêu cầu phẫu thuật để cải thiện. Theo các chuyên gia, với những nguyên nhân này có thể điều trị hoàn toàn nếu phẫu thuật trước 5 tuổi. Trường hợp xấu nhất trẻ bị điếc có thể dùng máy trợ thính để hỗ trợ việc nghe.
Hay với các nguyên nhân khiến trẻ 4 tuổi chưa biết nói như dính thắng lưỡi hay các tổn thương khác tại cơ quan phát âm cũng sẽ được chỉ định phẫu thuật hay các biện pháp chuyên môn khác để giải quyết. Việc khắc phục được các khiếm khuyết về thể lý sẽ giúp trẻ nhanh chóng tăng cường nhận thức, tiếp nhận ngôn ngữ và giao tiếp dễ dàng hơn.
Trong trường hợp trẻ 4 tuổi chưa biết nói có liên quan đến yếu tố tâm lý thì cần phải gặp gỡ nhà trị liệu để tháo gỡ các rối loạn trong tâm trí khiến con mất ngôn ngữ. Mặt khác trẻ cũng được điều hòa về mặt tâm trí, cảm xúc, tăng cường các nhận thức tích cực để hạn chế tối đa các hành vi bốc đồng có thể gây hại cho bản thân và những người xung quanh.
Riêng với tình trạng trẻ tự kỷ thì không có bất cứ phương pháp nào có thể điều trị hoàn toàn hội chứng này. Bác sĩ có thể chỉ định một vài biện pháp hỗ trợ để tăng cường chức năng, nhận thức tuy nhiên chỉ để hỗ trợ và giảm thiểu các khiếm khuyết chứ không khắc phục được khỏi chứng tự kỷ cho trẻ.
Các liệu pháp phát triển ngôn ngữ cá nhân
Thực tế với các tình trạng trẻ chậm nói đơn thuần có thể tự cải thiện qua việc tương tác với trẻ tại nhà nếu phát hiện sớm, các liệu pháp này thường áp dụng nhiều cho trẻ tự kỷ hơn. Tuy nhiên do ở giai đoạn 4 tuổi, con đã thiếu hụt ngôn ngữ trầm trọng đồng thời cũng có thể gặp các vấn đề về phát âm do trước đó không sử dụng nên việc được phát triển ngôn ngữ theo định hướng chuyên môn là rất cần thiết.
Một số liệu pháp để phát triển tăng cường ngôn ngữ cá nhân khi trẻ 4 tuổi chưa biết nói như sau
- Phương pháp phân tích hành vi ứng dụng ABA (Applied Behavior Analysis)
- Phương pháp TEACCH (Treatment and Education of Autistic and Related Communication Handicapped Children)
- Phương pháp PESC (Picture Exchange Communication System)
- Phương pháp FloorTime
- Phương pháp Social Story
- Phương pháp SI – (Sensory Integration)
- Phương pháp OT (Occupational Therapy)
Việc áp dụng các liệu pháp này thường được thực hiện tại bệnh viện hay các trung tâm giáo dục chuyên về chậm nói để phát triển, bổ sung về ngôn ngữ, khả năng nhận thức và giao tiếp cho trẻ. Sẽ có các chuyên gia trực tiếp hướng dẫn thực hành để đưa việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ về lại đúng lộ trình nên phụ huynh có thể yên tâm.
Giáo dục đặc biệt
Giáo dục đặc biệt cũng là một trong những biện pháp được khuyến khích cho trẻ 4 tuổi vẫn chưa biết nói để nhanh chóng bổ sung các kỹ năng bị thiếu hụt. Thực tế trẻ 4- 5 tuổi đã bắt đầu được đi học lớp mẫu giáo, tuy nhiên việc con không biết nói sẽ không thể kết bạn, không thể giao tiếp, không thể học tập nên sẽ rất dễ bị cô lập. Các giáo viên nếu không có chuyên môn cũng rất khó để hỗ trợ trẻ.
Giáo dục đặc biệt với đội ngũ giáo viên được đào tạo về chuyên ngành cho “trẻ đặc biệt” sẽ biết cách làm như thế nào để hỗ trợ, giáo dục trẻ tốt nhất. Các thầy cô không chỉ giúp trẻ mở rộng vốn từ, phát âm chính xác, tăng cường về nhận thức xung quanh mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bồi đắp cảm xúc cho con, rất cần thiết với trẻ tự kỷ.
Bên cạnh đó, môi trường giáo dục chuyên biệt cho phép 1 kèm 1 để trẻ tự kỷ được quan tâm và giáo dục đúng cách, có hiệu quả. Môi trường này cũng có nhiều trẻ có tình trạng tương tự nên con sẽ không bị cô lập, lạc lõng, thậm chí có thể kết bạn để giải tỏa về mặt cảm xúc, tăng cường kỹ năng giao tiếp.
Trẻ 4 tuổi chưa biết nói hoặc thuộc tình trạng tự kỷ nhẹ được tham gia giáo dục từ giai đoạn sớm hoàn toàn có thể cải thiện các kỹ năng thiếu hụt, biết cách giao tiếp và tương tác xã hội để hòa nhập với cuộc sống. Con có thể tham gia nền giáo dục như những đứa trẻ bình thường sau đó để phát triển về mặt nhận thức, trở thành người có ích cho xã hội.
Tăng cường tương tác tại nhà
Giáo dục, tăng cường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại nhà cũng quan trọng không kém giáo dục đặc biệt và các biện pháp điều trị chuyên môn khác. Chính bác sĩ và chuyên gia cũng khẳng định gia đình cần tham gia trực tiếp vào quá trình bổ sung ngôn ngữ, nhận thức cho trẻ thay vì chỉ phụ thuộc vào bác sĩ hay thầy cô giáo tại trường.
Để khắc phục nhanh chóng tình trạng trẻ 4 tuổi chưa biết nói, gia đình cần chú ý một số vấn đề sau
- Tranh thủ nói chuyện với con mọi lúc, mọi nơi, với mọi chủ đề để bổ sung đầy đủ ngôn ngữ và nhận thức cho con. Chẳng hạn khi chơi với con quanh nhà hãy chỉ cho con về cái cây, cái cửa sổ, cái bàn, cái ghế… để con có thể ghi nhớ và hiểu
- Trẻ 4 tuổi chưa biết nói nên ngôn sự và sự hiểu của con cũng rất hạn chế vì thế khi trò chuyện hay cần dạy con, phụ huynh cần sử dụng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, ngắn gọn nhất có thể. Càng nói dài, nói lan man, không đúng trọng tâm thì trẻ không thể nào hứng thú để học tập
- Giáo dục cho trẻ chậm nói, đặc biệt là trẻ tự kỷ cần luôn có tính trực quan, sinh động, rõ ràng. Cha mẹ không chỉ nói suông, nói về lý thuyết mà cần có hình ảnh minh họa rõ ràng thì con mới có thể hiểu
- Với trẻ chậm nói cần tuyệt đối không nên để trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử, không nên xem TV hay điện thoại, đặc biệt các chương trình nước ngoài vì có thể khiến trẻ vừa chậm nói, vừa rối loạn ngôn ngữ nghiêm trọng hơn
- Hướng dẫn trẻ các kỹ năng chăm sóc cá nhân thường ngày
- Luôn gọi tên và phát triển cảm xúc cho con, tăng cường các giao tiếp bằng mắt, trau dồi sự đồng cảm và thấu hiểu cho trẻ
- Luôn trả lời trẻ cho dù con chưa thể giao tiếp bằng lời nhưng có thể thông qua các hành vi, cử chỉ để nhận biết và đáp ứng con
- Luôn khuyến khích, động viên trẻ nói và thể hiện các nhu cầu cá nhân bằng lời nói thay vì hành động
- Nhẹ nhàng, kiên nhẫn, đặc biệt là không được quát tháo, la mắng, cáu gắt hay sử dụng bạo lực với con. Trẻ 4 tuổi chưa biết nói nếu bị la mắng có thể hoảng sợ và không muốn học tập, giao tiếp cùng cha mẹ
- Tăng cường hoạt động giao tiếp, tương tác cho con thông qua việc cho con trò chuyện với những người xung quanh, đưa con đến các khu vui chơi hoặc gặp gỡ với bạn bè đồng trang lứa
- Trao đổi với bác sĩ và các chuyên gia để hiểu rõ về tình trạng của con, cách hỗ trợ, cách giao tiếp và trò chuyện với con để can thiệp điều trị tại nhà có hiệu quả
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, tạo không gian sống thoải mái, tránh xa căng thẳng để trẻ phát triển tự nhiên
Trẻ 4 tuổi chưa biết nói dù do bất cứ nguyên nhân nào cũng gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ nên cần nhanh chóng can thiệp kịp thời. Mỗi gia đình cần tạo thói quen tương tác với trẻ hằng ngày, chơi cùng con thay vì để con làm bạn với chiếc TV đồng thời theo dõi các tiến trình phát triển để phát hiện sớm các bất thường và có hướng can thiệp phù hợp nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Thực hư về quan niệm “Chậm đi thì đói, chậm nói thì giàu”
- 6 trung tâm dạy trẻ chậm nói tại Hà Nội chất lượng nhất
- Những đồ chơi cho trẻ chậm nói thúc đẩy bé phát triển ngôn ngữ
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!