Trẻ chậm nói không tập trung: Nguyên nhân và cách can thiệp
Trẻ chậm nói không tập trung là tình trạng thường gặp ở nhiều trẻ nhỏ từ 0 đến 6 tuổi. Trẻ sẽ khó có thể chú ý, ghi nhớ tốt về những điều xảy ra xung quanh và cả những thông tin được truyền đạt. Tình trạng này cần sớm được thăm khám và can thiệp để tránh gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống và sự phát triển toàn diện của mỗi trẻ nhỏ.
Trẻ chậm nói không tập trung có nguy hiểm không?
Theo chia sẻ của các chuyên gia thì mỗi đứa trẻ sẽ có những tốc độ phát triển ngôn ngữ khác nhau. Có những trẻ biết nói ngay từ rất sớm, vượt hơn mốc phát triển chung của trẻ qua từng độ tuổi nhưng cũng có rất nhiều các trường hợp trẻ chậm nói, trẻ đã đến tuổi đi học nhưng vốn từ ngữ vẫn còn rất hạn chế hoặc thậm chí trẻ không có nhu cầu dùng lời nói để giao tiếp.
Hiện nay, chậm nói đã trở thành một trong các vấn đề phổ biến ở trẻ em và gây nên nhiều sự cản trở đối với quá trình giao tiếp, sinh hoạt, học tập hàng ngày của trẻ. Chậm nói có thể xuất phát từ rất nhiều các nguyên nhân khác nhau, có thể do những tác động từ bên ngoài hoặc do thói quen, cách giáo dục, sinh hoạt chưa phù hợp ngay từ nhỏ.
Chậm nói được biểu hiện theo nhiều mức độ khác nhau. Đối với những trẻ chậm nói đơn thuần có thể dễ dàng khắc phục bằng các biện pháp can thiệp tại nhà hoặc phát triển dần theo thời gian.
Tuy nhiên, đối với những trường hợp trẻ chậm nói nghiêm trọng hơn, sự hạn chế về mặt ngôn ngữ có liên quan đến tự kỷ, bại não, chậm phát triển hoặc các bệnh lý khác thì việc cải thiện cần phải kiên trì trong thời gian lâu dài. Những trẻ chậm nói nếu không được hỗ trợ và can thiệp đúng cách sẽ gặp nhiều hạn chế về các khía cạnh khác của cuộc sống, trẻ khó có thể phát triển toàn diện về mọi mặt.
Theo chia sẻ của các chuyên gia, trẻ nhỏ từ 3 tháng tuổi đã có thể tạo ra được các âm thanh gừ gừ để tương tác với mọi người xung quanh. Đồng thời trẻ cũng có những phản ứng đối với tiếng động bên ngoài. Chính vì thế, các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể nhận biết sớm các biểu hiện chậm nói của trẻ ở những năm tháng đầu đời để kịp thời hỗ trợ, cải thiện ngôn ngữ cho trẻ.
Biểu hiện chậm nói của trẻ nhỏ ở từng giai đoạn có phần khác nhau, tuy nhiên nhìn chung thì tốc độ phát triển và sử dụng ngôn ngữ của trẻ sẽ chậm hơn so với mốc phát triển thông thường, đồng thời trẻ cũng sẽ gặp nhiều mặt hạn chế trong cuộc sống. Biểu hiện đặc trưng của trẻ chậm nói đó chính là sự nghèo nàn về vốn từ, trẻ không biết cách dùng từ ngữ để giao tiếp, không phản ứng với các âm thanh bên ngoài hoặc khi được gọi tên.
Đặc biệt, đối với tình trạng trẻ chậm nói không tập trung càng khiến cho trẻ nhỏ gặp phải nhiều sự cản trở đối với quá trình tương tác, sinh hoạt và cả việc học tập trong tương lai. Khả năng tập trung suy giảm sẽ khiến cho trẻ không thể chú ý vào bất kỳ vấn đề này, tình trạng này cũng làm ảnh hưởng đến trí nhớ và kiềm hãm nhiều tiềm năng của trẻ.
Trẻ chậm nói không tập trung là vấn đề mà nhiều bậc phụ huynh cảm thấy vô cùng lo lắng và băn khoăn. Trẻ không chỉ có dấu hiệu chậm nói so với các bạn đồng trang lứa mà còn kèm theo sự lơ là, mất tập trung trong hầu hết các hoạt động hàng ngày.
Trong thực tế, cũng có không ít các trường hợp trẻ chậm nói đơn thuần có kèm dấu hiệu kém tập trung, suy giảm sự chú ý. Tuy nhiên, vấn đề này hoàn toàn có thể khắc phục tốt khi trẻ lớn lên và được hỗ trợ bằng các biện pháp phù hợp.
Mặt khác cũng có nhiều trẻ nhỏ chậm nói không tập trung là do ảnh hưởng từ các bệnh lý nguy hiểm khác và cần được điều trị chuyên khoa trong thời gian nhất định mới có thể phục hồi và phát triển ổn định hơn. Lời khuyên tốt nhất dành cho các bậc phụ huynh đó chính là ngay khi nhận thấy các dấu hiệu mất tập trung ở trẻ chậm nói thì cần nhanh chóng cho trẻ tiến hành thăm khám và chẩn đoán cụ thể để có được biện pháp khắc phục hiệu quả nhất.
Nguyên nhân trẻ chậm nói không tập trung
Như đã chia sẻ, trẻ chậm nói có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Chậm nói không tập trung đôi khi chỉ là dấu hiệu của chậm nói đơn thuần và việc cải thiện cũng sẽ không gặp quá nhiều khó khăn, sau khi lớn lên trẻ sẽ rèn luyện và thay đổi tích cực hơn.
Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không thể chủ quan mà cần cho trẻ tiến hành thăm khám cụ thể tại các cơ sở chuyên khoa uy tín và chất lượng. Cũng bởi trẻ chậm nói không tập trung có khả năng là dấu hiệu cảnh báo về một số chứng bệnh nghiêm trọng khác cần được can thiệp kịp thời, phổ biến nhất đó chính là tình trạng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).
Đây được xem là một chứng rối loạn thường gặp ở trẻ nhỏ với các biểu hiện tăng động, giảm tập trung và suy giảm về khả năng ngôn ngữ. Theo kết quả khảo sát nhận thấy rằng, có hơn 30% những trẻ bị tăng động giảm chú ý có xuất hiện triệu chứng chậm nói, kém tập trung.
Tình trạng này thường xuất hiện phổ biến ở những trẻ từ 9 đến 18 tháng tuổi. Trẻ không sử dụng ngôn ngữ, lời nói để giao tiếp với mọi người xung quanh, đồng thời cũng không có sự chú ý, hứng thú với bất kỳ điều gì nhất định.
Mặc dù thế, cũng khó có thể xác định chính xác về việc trẻ chậm nói không tập trung hoàn toàn xuất phát từ ADHD. Các bậc phụ huynh cần cho trẻ thăm khám và chẩn đoán cụ thể về tình trạng sức khỏe để biết rõ về nguyên nhân, từ đó có biện pháp can thiệp phù hợp.
Để có thể xác định trẻ chậm nói không tập trung là do ảnh hưởng của chứng tăng động giảm chú ý thì đòi hỏi trẻ phải có kèm theo các triệu chứng điển hình như sau:
- Trẻ chậm nói so với độ tuổi, khả năng sử dụng ngôn ngữ yếu kém.
- Trẻ dường như không có phản ứng với các âm thanh, tiếng gọi bên ngoài.
- Không cảm thấy hứng thú đối với những hoạt động diễn ra xung quanh.
- Nhu cầu giao tiếp, tương tác xã hội giảm.
- Có xu hướng lặp đi lặp lại lời nói của người khác và không tự tạo ra ngôn ngữ riêng.
- Trẻ thường mất tập trung, suy giảm sự chú ý và hay lơ là trong mọi chuyện.
- Giọng nói của trẻ có phần bất thường, trẻ hay nói to, nói nhanh, nói không rõ nghĩa hoặc thường xuyên phát ra các âm thanh khó hiểu.
- Trẻ ADHD thường không có tính nhẫn nại, không thể chờ đợi hoặc ngồi yên một chỗ quá lâu.
- Trẻ dễ bị phân tâm bởi những yếu tố tác động từ bên ngoài và có xu hướng đùa nghịch quá mức, ngay cả ở những hoàn cảnh không phù hợp.
- Trẻ thường có những hành vi, cảm xúc, lời nói tăng động quá mức và bản thân trẻ cũng khó có thể kiểm soát được.
- Cảm xúc thay đổi bất thường, có khi buồn bã, tuyệt vọng nhưng cũng có lúc kích động, nóng giận, cáu gắt dữ dội.
- Trẻ dường như không quan tâm đến các hoạt động diễn ra xung quanh, không chú ý đến cảm xúc, lời nói của những người bên cạnh.
Nếu nghi ngờ trẻ chậm nói không tập trung mắc chứng tăng động giảm chú ý hoặc nhận thấy trẻ có các biểu hiện nêu trên thì gia đình cần chủ động cho trẻ tiến hành thăm khám và đánh giá tại các bệnh viện chuyên khoa uy tín. Quá trình cải thiện sẽ đạt được nhiều hiệu quả nếu trẻ có thể được can thiệp ở giai đoạn sớm và kiên trì áp dụng tốt các biện pháp phù hợp.
Cách can thiệp khi trẻ chậm nói không tập trung
Trẻ chậm nói không tập trung nếu được phát hiện trong giai đoạn sớm và áp dụng tốt các biện pháp can thiệp sẽ dễ dàng khắc phục, hỗ trợ trẻ cải thiện tốt các mặt đang còn khiếm khuyết để phát triển toàn diện hơn. Do đó, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường của trẻ, các bậc phụ huynh nên chủ động đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa để có được nhận định đúng đắn nhất.
Tùy vào nguyên nhân khiến trẻ chậm nói không tập trung mà các bác sĩ, chuyên gia sẽ cân nhắc đưa ra lời khuyên điều trị phù hợp nhất. Bên cạnh việc thực hiện tốt các biện pháp khắc phục chuyên khoa thì gia đình, cha mẹ cũng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ, cải thiện khả năng tập trung của trẻ nhỏ.
Dưới đây là một số gợi ý về các giải pháp hiệu quả mà các bậc phụ huynh có thể áp dụng ngay tại nhà cho trẻ chậm nói mất tập trung.
1. Rèn luyện thói quen đọc sách cho trẻ
Theo lời khuyên của các chuyên gia, việc rèn luyện thói quen đọc sách ngay từ nhỏ sẽ mang đến rất nhiều lợi ích đối với trẻ. Đặc biệt, việc đọc sách không chỉ đơn thuần mang đến những kiến thức, thông tin bổ ích cho con người mà nó còn rèn luyện, nâng cao tốt về các kỹ năng thiết yếu giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.
Dựa vào các nghiên cứu khoa học nhận thấy rằng, những đứa trẻ được tiếp xúc với sách vở ngay từ khi còn nhỏ sẽ có khả năng phát triển ngôn ngữ hiệu quả và linh hoạt hơn. Nhờ có sách vở, truyện tranh mà trẻ nhỏ dễ dàng tiếp xúc với ngôn ngữ và mở rộng thêm vốn từ của bản thân.
Khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên thường xuyên đọc sách và cùng trẻ khám phá thế giới thông qua những hình ảnh minh họa sinh động trong sách vở. Thói quen này sẽ giúp trẻ gia tăng được trí sáng tạo, tưởng tượng, tư duy, nhận thức và đặc biệt là rèn luyện được sự tập trung, chú ý của trẻ.
Đối với những trẻ chậm nói không tập trung thì việc đọc sách còn giúp trẻ thư giãn, giảm bớt sự căng thẳng và chú ý nhiều hơn đến nội dung của câu chuyện. Khi đọc sách cho trẻ nghe, cha mẹ cũng nên sử dụng từ ngữ đơn giản cùng cách biểu đạt sinh động để tạo sự hấp dẫn, thích thú ở trẻ nhỏ. Nhờ thế mà trẻ có thể tập trung nhiều hơn vào từng câu nói, biết cách quan sát và theo dõi nhân vật của câu chuyện để gia tăng các khía cạnh đang còn hạn chế của mình.
2. Thường xuyên trò chuyện với trẻ
Trò chuyện chính là phương pháp hiệu quả và an toàn thường xuyên được các chuyên gia khuyến khích áp dụng cho trẻ chậm nói không tập trung. Ngay từ khi còn bé, trẻ nhỏ học hỏi và phát triển ngôn ngữ thông qua việc quan sát, bắt chước người khác.
Chính vì thế, những đứa trẻ có càng nhiều cơ hội được trò chuyện, giao tiếp với gia đình, người thân sẽ càng có cơ hội để nâng cao kỹ năng ngôn ngữ, khả năng dùng lời nói linh hoạt và tốt hơn. Do đó, để có thể cải thiện tốt sự hạn chế về ngôn ngữ của trẻ chậm nói, các bậc phụ huynh nên dành nhiều thời gian hơn để chia sẻ và tâm sự với trẻ nhỏ, tạo cho trẻ môi trường giao tiếp lành mạnh và tự nhiên nhất.
Trong quá trình trò chuyện cùng trẻ, phụ huynh nên ngồi ngang với tầm quan sát để thu hút sự chú ý của trẻ. Điều này cũng giúp trẻ nhìn rõ về khẩu hình miệng, cách phát âm và các biểu cảm gương mặt, cử chỉ tay chân khi nói để trẻ có thể học hỏi tốt hơn.
Để gia tăng sự tập trung cho trẻ, cha mẹ cũng nên ưu tiên lựa chọn các chủ đề mà trẻ yêu thích. Khi nói chuyện, cũng cần đặt ra những câu hỏi, câu đố để giúp kích thích nhu cầu tương tác của trẻ, giúp trẻ trở nên gần gũi hơn với những người xung quanh.
Có thể bạn quan tâm: Tâm lý trẻ từ 1 đến 3 tuổi: Đặc điểm và các giai đoạn phát triển
3. Cho trẻ nghe nhạc
Âm nhạc chính là công cụ kích thích giao tiếp vô cùng hiệu quả đối với trẻ nhỏ. Đôi khi trẻ không cảm thấy hứng thú đối với việc trò chuyện trực tiếp nhưng lại có sự hấp dẫn đối với từng giai điệu vui tươi, những ca từ đơn giản, dễ hiểu. Vì thế, các bậc phụ huynh cũng nên cân nhắc đến việc cho trẻ chậm nói không tập trung thường xuyên tiếp xúc với âm nhạc, nghệ thuật để giúp trẻ cải thiện hiệu quả hơn.
Thông qua những giai điệu, âm thanh có cao độ khác nhau sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ tốt hơn. Đồng thời, đối với những bài hát yêu thích, trẻ nhỏ còn cố gắng lắng nghe và ghi nhớ để có thể lẩm nhẩm hát theo, từ đó giúp trẻ vừa cải thiện khả năng chú ý vừa phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên nhất.
Vì thế, tùy vào độ tuổi của mỗi đứa trẻ mà các bậc phụ huynh nên lựa chọn những bài hát phù hợp. Tốt nhất nên ưu tiên các thể loại nhạc thiếu nhi có giai điệu vui tươi, trong sáng và ca từ đơn giản, dễ hiểu để trẻ cảm thấy hứng thú hơn.
4. Dùng trò chơi kích thích ngôn ngữ, cải thiện sự tập trung
Trẻ chậm nói kém tập trung thường gặp nhiều khó khăn trong việc ngồi yên một chỗ hoặc phải thực hiện, chú ý vào các hoạt động hàng ngày. Vì thế, để gia tăng khả năng tập trung của trẻ, các bậc phụ huynh cũng có thể lựa chọn và cho trẻ chơi các món đồ chơi đòi hỏi sự tập trung, chú ý để giúp trẻ rèn luyện tốt kỹ năng này.
Hiện nay trên thị trường cung cấp rất nhiều loại đồ chơi phù hợp với nhiều lứa tuổi và nhu cầu giáo dục khác nhau. Thông qua việc vừa chơi vừa học, trẻ nhỏ sẽ có được tâm lý thoải mái để đón nhận những sự hướng dẫn của cha mẹ, từ đó trẻ sẽ dễ dàng khắc phục tốt các khiếm khuyết của bản thân.
Các bậc phụ huynh có thể tìm hiểu và chọn mua các loại đồ chơi giúp gia tăng sự tập trung như chơi ghép hình, giải câu đố, tìm điểm khác biệt, tìm hình giống nhau, trò chơi ghi nhớ,….Trong quá trình chơi, cha mẹ cũng cần tương tác nhiều hơn với con và hướng dẫn cho con về tên gọi, màu sắc, công dụng của từng món đồ chơi để con học hỏi thêm nhiều từ ngữ mới.
5. Hỗ trợ sắp xếp thời gian
Phần lớn những trẻ nhỏ chậm nói không tập trung thường không biết cách phân bổ và quản lý thời gian cá nhân của mình. Trẻ thường hay lơ đãng về mọi việc và mất nhiều thời gian để hoàn thành một công việc, nhiệm vụ nào đó. Điều này gây nên nhiều cản trở đối với đời sống sinh hoạt và cả quá trình học tập về sau của trẻ.
Vì thế, ngay từ khi nhận biết được tình trạng của trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh hãy hỗ trợ trẻ trong việc sắp xếp và lên lịch cụ thể cho từng công việc cần thực hiện trong ngày, trong tuần. Việc này sẽ giúp trẻ xác định được rõ thời gian bản thân cần phải hoàn thành các nhiệm vụ và tránh việc xao nhãng, mất tập trung khi làm bất cứ điều gì đó.
Thời gian đầu thực hiện có thể gặp nhiều khó khăn hoặc thậm chí trẻ không thể thực hiện tốt theo những mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần cố gắng kiên trì và nhẫn nại để đồng hành cùng con, hỗ trợ con hoàn thành tốt những công việc đã sắp xếp từ trước. Đồng thời hãy luôn dành cho con những lời động viên, cỗ vũ và khen ngợi, thưởng tặng khi con hoàn thành tốt một việc gì đó để con có thêm động lực cố gắng hơn.
Trên đây là một số chia sẻ về tình trạng trẻ chậm nói không tập trung mà các bậc phụ huynh cần phải nắm rõ. Hy vọng qua thông tin này, gia đình sẽ dễ dàng phát hiện và có biện pháp can thiệp phù hợp, kịp thời để giúp trẻ khắc phục tốt các tình trạng khiếm khuyết và phát triển toàn diện hơn trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm:
- 6 Tài liệu dạy trẻ chậm nói giúp bé sớm phát triển ngôn ngữ
- Trẻ chậm nói nên bổ sung gì? Mẹ cần biết để chăm sóc con yêu
- Trẻ chậm nói có phải kém thông minh? Phụ huynh nên làm gì?
- Trẻ chậm nói hay la hét là dấu hiệu của bệnh gì? Phải làm sao?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!