Trẻ nói nhiều nhưng không rõ liệu có bất thường? Phải làm sao?

Trẻ nói nhiều nhưng không rõ hoàn toàn có thể là những biểu hiện bất thường mà phụ huynh tuyệt đối không được chủ quan. Đây có thể là các tật nói ngọng, nói lắp hoặc rối loạn ngôn ngữ do ảnh hưởng từ các yếu tố môi trường. Gia đình nên đưa trẻ đi thăm khám sớm để tìm chính xác nguyên nhân, từ đó có thể đưa ra hướng khắc phục và can thiệp kịp thời.

Trẻ nói nhiều nhưng không rõ có phải dấu hiệu bất thường?

Quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ đã được biểu hiện ngay từ những năm tháng đầu đời một cách rõ rệt. Ở giai mới sinh, cho chưa thể phát ra ngôn ngữ nhưng vẫn phát ra tiếng động, rồi dần biết ê a khi thấy cha mẹ. Trẻ bắt đầu nói được các từ đơn cơ bản khi đạt được cột mốc trên 1 tuổi và 2 tuổi đã có thể nói được các từ ghép và được các câu ngắn.

Trẻ nói nhiều nhưng không rõ
Trẻ nói nhiều nhưng không rõ lời, không rõ nghĩa, người khác nghe không hiểu chính là các biểu hiện bất thường

Trẻ khi đã bắt đầu nói được sẽ có xu hướng nói rất nhiều, hỏi rất nhiều để khám phá những điều kỳ lạ xung quanh. Con liên tục hỏi cha mẹ về cái này, cái kia khiến đôi khi cha mẹ cũng phải nhức đầu. Tuy nhiên việc trẻ nói nhiều nhưng không rõ cũng khiến nhiều người cảm thấy lo lắng rằng không biết con có gặp vấn đề bất thường hay không.

Có hai trường hợp trẻ nói nhiều nhưng không rõ như sau

  • Trẻ nói nhiều nhưng không rõ là bình thường: thực tế ở giai đoạn 1- 2 tuổi, trẻ chưa nói rõ là điều khá bình thường. Nguyên nhân có thể do quá trình học phát âm của con chưa đủ lâu hay quá trình tạo ra âm bằng  hơi thở, cơ tạo âm hay sự phối hợp của họng, vòm miệng môi và lưỡi chưa nhịp nhàng khiến câu từ phát ra thiếu sự hoàn chỉnh nên khó nghe. Tuy nhiên nếu phụ huynh vẫn có thể hiểu ý nghĩa câu từ mà con nói, chỉ có một số từ ngữ hơi khó nghe thì không cần quá lo lắng. Tình trạng này hoàn toàn có thể cải thiện được sau một thời gian, khi trẻ đã lớn hơn và được cha mẹ điều chỉnh giọng nói nhiều hơn.
  • Trẻ nói nhiều nhưng không rõ là bất thường: trẻ nói liên tục, liến thoắng khiến cha mẹ không hiểu gì, câu nói không rõ nghĩa và cha mẹ cũng không nghe chính xác được các từ ngữ con nói ra thì hoàn toàn có thể là các biểu hiện bất thường. Đây hoàn toàn có thể là biểu hiện của các dạng khuyết tật ngôn ngữ ở trẻ, chẳng hạn như rối loạn ngôn ngữ, nói ngọng, nói lắp hay chứng khó phát âm. Các khiếm khuyết này cần sớm được điều trị để phòng tránh nguy cơ các hệ lụy xấu khác xuất hiện.

Giọng nói, ngôn ngữ là một trong những chức năng quan trọng của con người để thể hiện được các nhu cầu hằng ngày, để giao tiếp cùng rất nhiều vai trò quan trọng khác. Do đó ngay khi thấy những đặc điểm bất thường như trẻ nói nhanh nhưng không rõ hay trẻ chậm nói hơn so với lứa tuổi, gia đình cũng không nên chủ quan mà cần có hướng  thăm khám và khắc phục sớm.

Trẻ nói nhiều nhưng không rõ nguyên nhân gây bất thường

Có rất nhiều nguyên nhân khiến việc trẻ nói nhiều nhưng không rõ đều là các biểu hiện bất thường, cụ thể

Trẻ nói ngọng

Thực tế việc trẻ nói ngọng là không hề hiếm nhưng phụ huynh thường rất chủ quan với tật này và không cố gắng điều chỉnh cho con khiến trẻ đến tuổi trưởng thành vẫn nói ngọng. Đây là một dạng rối loạn của đường phát âm khiến trẻ không thể đọc chuẩn được âm vị chuẩn của ngôn ngữ.Nói ngọng là một dạng khuyết tật ngôn ngữ khá điển hình.

Trẻ nói nhiều nhưng không rõ
Nói ngọng là vấn đề phổ biến khiến lời nói của con rất khó để “phiên dịch”

Trẻ nói nhiều nhưng không rõ nếu do nói ngọng khi phát âm sẽ thường thiếu mất âm đệm ( chẳng hạn “khoai lang” nói thành “khai lang”; phát âm nhầm lẫn giữa  “c” và “t” hay “ng” và”n”, chẳng hạn “chói chang” nói thành “chói chan”; mất âm “t”, chẳng hạn “trái táo” nói thành “ái áo”; dấu hỏi thành dấu nặng, chặng hạn “vở” thành “vợ”..

Nguyên nhân khiến con nói ngọng có thể do các yếu tố di truyền từ gia đình, chẳng hạn khi cha mẹ nói ngọng thì trẻ tiếp xúc thường xuyên nên cũng học theo. Hay việc trẻ có thói quen ngậm núm vú giả nhiều trong thời gian dài thì lưỡi có xu hướng bị thè ra ngoài dẫn đến khi bé nói chuyện, trẻ cũng đưa lưỡi ra ngoài nên âm cũng bị chệch.

Ngoài ra nếu trẻ mắc các bệnh lý như bệnh mũi xoang, viêm VA khiến miệng không thể kín cũng có thể dẫn tới phát âm sai. Một số tật khác cũng có thể liên quan đến việc trẻ nói nhiều nhưng không như ngắn hãm lưỡi hay sứt môi hở hàm ếch..

Trẻ nói nhiều để tìm hiểu thế giới xung quanh nhưng âm lại bị ngọng, không rõ khiến cha mẹ phải rất khó khăn mới có thể phiên dịch xem ý con muốn nói gì. Đặc biệt nếu con đến tuổi đến trường mà vẫn không sửa được tật này sẽ rất dễ bị bạn bè trêu chọc khi nói chuyện dẫn tới tâm lý xấu hổ, ngại ngùng, tự ti khi giao tiếp.

Nói lắp

Nói lắp cũng là một trong những tình trạng khuyết tật ngôn ngữ khá phổ biến ở trẻ nhỏ, dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại gây ra ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp và tương tác hằng ngày của trẻ. Trẻ thường nói nhiều nhưng thường lặp đi lặp lại một vài từ trong câu, hoặc rung giật khi chuyển từ từ này sang từ khác nên nghe không rõ, nếu không chú ý sẽ không hiểu con nói gì.

Theo các nguyên gia, nguyên nhân khiến trẻ nói lắp thường là do di truyền,  trẻ học theo cha mẹ, người thân có tật này; trẻ bị tổn thương não hoặc có các vấn đề ở cơ quan phát âm. Yếu tố tâm lý cũng là một trong những nguyên nhân có thể khiến trẻ nói lắp.

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ

Trẻ nói nhiều nhưng không rõ hoàn toàn có thể do rối loạn ngôn ngữ và đây là một tật khá nghiêm trọng cần sớm có biện pháp giải quyết. Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ thường nói rất nhiều nhưng câu nói thường không có nghĩa, thiếu logic khiến cha mẹ không thể hiểu được ý con muốn nói gì. Con nói lan man không tập trung vào điều gì, thậm chí nói về cả những thứ mà con không thể hiểu.

Trẻ nói nhiều nhưng không rõ
Xem các chương trình TV quá nhiều thay vì tương tác trực tiếp khiến nhiều trẻ bị rối loạn ngôn ngữ

Các biểu hiện của rối loạn ngôn ngữ thường rất đa dạng, bao gồm cả tình trạng nói ngọng, nói lắp, thường tự nói một mình, nói không rõ, trẻ thường xuyên nhại lời người khác, nhại được lời trong phim nhanh chóng nhưng vốn dĩ lại không hề hiểu ý nghĩa của các câu đó. Trẻ thậm chí còn nói được cả các câu nước ngoài, câu xì xồ trong phim khiến cha mẹ thậm chí còn lầm  tưởng con mình là thiên tài.

Nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn ngôn ngữ thường là do con không được tương tác trực tiếp với cha mẹ mà lại xem TV, điện thoại quá nhiều, đặc biệt là các chương trình nước ngoài, chương trình hoạt hình. Trẻ nói nhiều nhưng không rõ, tự động phát ra những lời nói vô nghĩa không đúng với hoàn cảnh đồng thời cũng không tự đưa ra các yêu cầu cá nhân bằng lời nói và không hiểu người khác nói gì.

Việc trẻ bị rối loạn ngôn ngữ nếu không sớm điều trị có thể gây ra rất nhiều hệ lụy tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của con. Trẻ do không giao tiếp được bình thường nên sẽ khó hòa nhập với cuộc sống bình thường, dễ bị thiếu tự ti, tổn thương vì bị bạn trêu chọc.

Rối loạn tăng động giảm chú ý

Trẻ nói nhiều nhưng không rõ, nói nhanh nhưng không ai nghe được gì, nói chuyện thiếu logic cũng có thể chính là biểu hiện của rối loạn tăng động giảm chú ý. Trẻ thường nói cực nhiều kèm theo âm lượng lớn, thường xuyên la hét kèm theo sự kích động thái quá, tay chân luôn không ngừng hoạt động và rất khó để có thể kiểm soát trạng thái của  con.

Một đặc trưng khác của trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý chính là không kiên nhẫn chờ đợi, luôn trả lời một cách bộc phát, luôn chen ngang vào lời nói của người khác, không tập trung vào bất cứ điều gì. Mặt khác trẻ cũng có xu hướng dễ kích động, thường ha hét, giật đồ hay thậm chí là đánh người khác nếu yêu cầu của chúng không được thực hiện một cách nhanh chóng.

Trẻ nói nhiều nhưng không rõ nếu có liên quan đến tăng động có thể xuất phát từ các yếu tố di truyền, căng thẳng tâm lý, ảnh hưởng từ các yếu tố môi trường, một số vấn trong thời kỳ mang thai ( mẹ hút thuốc, sống trong môi trường ô nhiễm..) Tình trạng này làm suy giảm chất lượng cuộc sống của trẻ nghiêm trọng nên cần có hướng cải thiện càng sớm càng tốt.

Một số vấn đề tâm lý

Sự bất ổn trong tâm lý cũng gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ nhỏ. Nhiều trẻ có xu hướng nói nhiều nhưng lời nói, câu từ, ý nghĩa không rõ ràng chính là do những rối loạn tâm lý. Chẳng hạn con thường tự nói chuyện một mình, nói ra những lời vô nghĩa không phù hợp với hoàn cảnh, chính bản thân con cũng không hiểu hết câu từ mình nói có ý nghĩa gì vì con chỉ nhại theo người khác.

Trẻ nói nhiều nhưng không rõ
Trẻ tự nói 1 mình với những câu vô nghĩa có thể là dấu hiệu của sự bất ổn về tâm lý

Bị cha mẹ bỏ bê, thiếu vắng tự tương tác trong thời kỳ đầu, con tiếp xúc với các thiết bị điện tử, làm bạn với những chương trình TV, gặp cú sốc tâm lý hoàn toàn có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ nói nhiều nhưng không rõ. Một số cha mẹ thường chủ quan cho rằng con tự học, tự nghe những câu nói đó ở đâu rồi học theo chứ không cho rằng tâm lý con đang bất ổn khiến tình trạng tệ hơn.

Trẻ nói nhiều nhưng không rõ cần làm gì?

Theo các chuyên gia, thực tế việc trẻ từ 1- 5 tuổi bị nói ngọng hay nói lắp không phải vấn đề hiếm gặp. Tuy nhiên nếu bản thân trẻ vẫn ý thức được ý nghĩa, lời nói của mình thì tình trạng này sẽ không quá trầm trọng và hoàn toàn có thể khắc phục được nếu điều trị sớm. Tuy nhiên nếu các vấn đề có liên quan đến rối loạn ngôn ngữ hay rối loạn tăng động sẽ nguy hiểm hơn.

Mặt khác việc trẻ nói nhiều nhưng không rõ càng để lâu sẽ càng khó để điều trị và khắc phục. Trẻ nếu đến tuổi đi học vẫn còn tình trạng này sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi trò chuyện, giao tiếp cùng người khác. Khi con đi học cũng rất dễ tự ti, mặc cảm vì bị bạn bè trêu ghẹo, cô lập, thậm chí có thể dẫn tới các tình trạng bệnh tâm lý khác.

Vậy cha mẹ làm gì khi thấy trẻ nói nhiều nhưng không rõ trong thời gian dài?

Đưa con đi thăm khám bác sĩ

Chỉ nhìn vào các dấu hiệu bên ngoài nếu không đủ chuyên môn sẽ không thể nào biết được con đang gặp tình trạng gì, là bình thường hay bất thường. Do đó ngay khi thấy con có bất cứ biểu hiện nào trong quá trình phát triển, dù về mặt tâm lý, thể chất hay ngôn ngữ gia đình cũng nên sớm đưa con đi thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân, từ đó mới có thể đưa ra hướng khắc phục phù hợp.

Trẻ nói nhiều nhưng không rõ
Đưa trẻ đi khám bác sĩ là cách tốt nhất để xác định chính xác tình trạng bất thường trẻ đang gặp phải

Tùy vào độ tuổi, tình trạng của con mà bác sĩ sẽ thực hiện một số kiểm tra hay xét nghiệm để chẩn đoán chính xác tình trạng trẻ nói nhiều nhưng không rõ do đâu. Chẳng hạn lắng nghe âm thanh được trẻ phát ra, tốc độ lời nói, kiểm tra xe trẻ có thực sự hiểu ý nghĩa những điều mình vừa nói.. Xác định chính xác nguyên nhân là nền tảng quan trọng để có hướng điều trị phù hợp.

Tùy nguyên nhân mà bác sĩ có thể yêu cầu trẻ tham gia một số lớp trị liệu để học phát âm chuẩn, bổ sung thêm về ngôn ngữ để con ý thức được lời nói của mình. Trong trường hợp có liên quan đến các bất thường về vòm họng, hoạt động của lưỡi, cơ miệng, chẳng hạn trẻ bị sứt môi hở hàm ếch thì việc phẫu thuật cũng có thể được chỉ định.

Bên cạnh đó nếu việc trẻ nói nhiều nhưng không rõ có liên quan đến các vấn đề tâm lý thì trị liệu chăm sóc tâm lý sẽ được chỉ định cần thiết cho trẻ. Cần gỡ bỏ được các khúc mắc khiến trẻ bất ổn trong tâm lý thì con sẽ nhanh chóng tiếp thu, biết kiểm soát bản thân để phát âm, giao tiếp bình thường. Đặc biệt nếu trẻ đang bị thiếu tự tin, nhút nhát vì bị bạn bè trêu chọc về giọng nói thì việc này càng cần thiết.

Nói chung, với bất cứ dấu hiệu bất thường nào trong giai đoạn phát triển của trẻ khác với các cột mốc phát triển tự nhiên thì tốt nhất nên đưa con đi thăm khám càng sớm càng tốt. Can thiệp điều trị sớm chính là cách tốt nhất để trẻ hình thành ngôn ngữ, tự nhiên tăng cường khả năng tương tác xã hội để hỗ trợ quá trình phát triển toàn diện về mọi mặt.

Tăng cường giao tiếp đúng cách với trẻ hằng ngày

Thực tế với các tình trạng trẻ nói lắp, nói ngọng chính phụ huynh có thể can thiệp vào quá trình cải thiện ngôn ngữ cho con thông qua quá trình giao tiếp hằng ngày. Sự rối loạn về ngôn ngữ, lời nói của trẻ cũng tác động rất lớn để phát trình phát triển lời nói của con, vì vậy thông qua chính việc tương tác hằng ngày, phụ huynh hoàn toàn có thể điều chỉnh những khiếm khuyết cho con.

Trẻ nói nhiều nhưng không rõ
Việc tăng cường tương tác với con hằng ngày là cách tốt nhất để cải thiện về mặt ngôn ngữ, lời nói cho trẻ

Để cải thiện tình trạng trẻ nói nhiều nhưng không rõ cho con, phụ huynh nên áp dụng một số phương pháp sau

  • Tăng cường tương tác, trò chuyện với trẻ mọi lúc mọi nơi, tranh thủ mọi cơ hội có thể để bổ sung ngôn ngữ, kiểm soát lời nói, cách nói của trẻ
  • Tăng cường dạy trẻ ngay trong chính các hoạt động, tình huống hằng ngày. Hãy yêu cầu trẻ phải nói đúng, nói rõ ràng nếu muốn cha mẹ thực hiện các yêu cầu của con. Chẳng hạn nếu con muốn ăn vặt thì cần phải nói chính xác từ ” Con muốn ăn bánh” thì mới đưa bánh cho con
  • Lắng nghe tiếng nói, lời nói, âm thanh của trẻ và nhanh chóng điều chỉnh lại nếu con phát âm sai, phát âm không rõ. Hãy kiên trì cùng con phát âm lại từng từ cho đến khi con có thể phát âm đúng và hiểu được từ ngữ đó và ghi nhớ được
  • Hướng dẫn trẻ các kiểm soát tông giọng, tốc độ nói, giao tiếp đúng cách, đúng thời điểm, điều này cũng rất quan trọng để cải thiện các kỹ năng giao tiếp của con
  • Trẻ đã bị  nói nhiều nhưng không rõ tuyệt đối không nên tiếp xúc với điện thoại, Tv, máy tính, đặc biệt là các trường trình nước ngoài, chương trình hoạt hình không sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ vì có thể làm nghiêm trọng hơn tình trạng này. Bởi trẻ vốn đã không hiểu hết ngôn ngữ lại bị “lậm” những ngoại ngữ khác sẽ ngày càng rối loạn hơn
  • Luôn kiên trì, nhẹ nhàng, tạo sự thoải mái cho trẻ trong suốt quá trình học tập, tuyệt đối không được la mắng hay sử dụng bạo lực với con
  • Tăng cường các hoạt động tương tác bằng việc trực tiếp đưa trẻ ra ngoài chơi, cho trẻ đi học thay vì hạn chế không gian vui chơi của trẻ trong nhà

Trẻ nói nhiều nhưng không rõ càng để lâu càng gây ra nhiều ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ, tăng cường nguy cơ các rối nhiễu tâm lý khi mà con nói chuyện không ai hiểu. Hỗ trợ quá trình phát triển ngôn ngữ, lời nói đúng cách cho trẻ ngay từ giai đoạn sớm thông qua những việc đơn giản như tăng cường tương tác với con hằng ngày chính là điều phụ huynh cần làm từ ngay bây giờ.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *