Hành trang chuẩn bị vào đại học: Tân sinh viên cần có những gì?

Để không phải bỡ ngỡ và lạc lõng trước môi trường học tập mới, các tân sinh viên cần phải chuẩn bị đầy đủ hành trang trước khi bước vào ngưỡng cửa Cao đẳng, Đại học. Đặc biệt đối với những sinh viên ở các tỉnh thành, lần đầu tiên phải rời xa sự chăm sóc, bảo bọc của gia đình thì càng phải có sự chuẩn bị chu đáo trước khi đến môi trường mới. 

Hành trang chuẩn bị vào đại học
Để học tập tốt trên giảng đường Đại học, tân sinh viên cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng về tri thức và kỹ năng.

Tân sinh viên cần chuẩn bị hành trang gì trước khi vào đại học?

Cao đẳng, Đại học là một trong những mục tiêu học tập được nhiều bạn trẻ hướng đến. Đây không phải là con đường duy nhất để đạt được thành công nhưng nó chính là con đường ngắn nhất giúp bạn gặt hái được nhiều thành tựu vĩ đại trong cuộc sống và là niềm mơ ước của rất nhiều học sinh.

Ở các học sinh vùng xa, việc đậu vào các trường Đại học trọng điểm được xem như một niềm vinh hạnh to lớn của gia đình và cả thôn xóm. Đồng thời, đây cũng chính là bước ngoặt lớn để tạo dựng nền tảng vững chắc, giúp các các bạn trẻ học tập và phát triển bản thân, chuẩn bị hành trang để bước vào đời.

Tuy nhiên, việc bước vào môi trường học tập mới đòi hỏi các tân sinh viên phải học cách thích nghi và tự trang bị cho bản thân những kỹ năng, hành trang cần thiết nhất. Theo kinh nghiệm của những người đi trước, không chỉ là chương trình học mà ngay cả những cách sinh hoạt, sự tương tác trong môi trường Đại học cũng sẽ khác hẳn so với các cấp học dưới.

Vì thế, để hòa nhập tốt hơn, các bạn sinh viên cần phải chuẩn bị đầy đủ một số hành trang quan trọng sau:

1. Đảm bảo giấy tờ cần thiết trước khi lên nhập học

Giấy tờ nhập học là điều cần thiết mà tất cả các tân sinh viên cần phải chuẩn bị đầy đủ trước khi lên nhập học. Đây được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu để giúp các bạn sinh viên năm nhất có thể thuận tiện hơn trong việc làm thủ tục nhập học, đăng ký chỗ ở và nhiều vấn đề khác.

Hành trang chuẩn bị vào đại học
Tùy vào yêu cầu của mỗi trường Đại học mà tân sinh viên cần chuẩn bị đầy đủ về hồ sơ trước khi nhập học.

Để có thể chuẩn bị đầy đủ về các giấy tờ cần thiết, các bạn tân sinh viên nên đọc kỹ giấy báo trúng tuyển mà trường gửi về. Trong đó, sẽ có thông báo cụ thể về những loại giấy tờ cần mang theo để tiến hành thủ tục nhập học. Để bảo quản cẩn thận hơn trong quá trình di chuyển, tránh làm rách, nhăn nheo giấy tờ thì bạn cũng cần sắm một chiếc túi hồ sơ để đựng tất cả loại giấy tờ cần thiết, tránh việc để lung tung, lạc mất.

2. Tìm kiếm và ổn định chỗ ở

Yếu tố quan trọng thứ 2 không thể thiếu đối với tân sinh viên, đặc biệt là các bạn sinh viên ở tỉnh, phải rời xa vòng tay yêu thương của ba mẹ, gia đình để đến học tại một ngôi trường xa xôi thì việc tìm kiếm chỗ ở ổn định là vô cùng cần thiết. Hiện nay, sinh viên Cao đẳng, Đại học có rất nhiều lựa chọn về chỗ ở, tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện của mỗi cá nhân mà các bạn có thể linh hoạt lựa chọn nơi ở ổn định, phù hợp.

Đối với sinh viên thì kí túc xá thường là lựa chọn được ưu tiên hàng đầu. Hiện nay, hầu hết các trường học đều có trang bị đầy đủ về hệ thống kí túc xá để phục vụ nhu cầu ở, sinh hoạt của sinh viên, đảm bảo an ninh. Tuy nhiên, một bất tiện nhỏ của kí túc xá là bạn phải ở chung với nhiều người, thông thường thì mỗi phòng sẽ có khoảng từ 4 đến 8 bạn sinh viên cùng ở với nhau và tuyệt đối không được nấu ăn để đảm bảo an toàn chung cho tập thể.

Vì thế, ngoài lựa chọn ở kí túc xá, nhiều sinh viên cũng tìm kiếm cho mình những nhà trọ gần trường, sạch sẽ, an ninh để thuận tiện hơn cho việc sinh hoạt, đồng thời ở trọ sẽ được thoải mái hơn về việc nấu ăn. Lời khuyên tốt nhất dành cho các tân sinh viên đó chính là không nên ở trọ một mình. Thời gian đầu bạn nên tìm kiếm một người đồng hành để có thể dễ dàng hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cả học tập và đời sống hàng ngày.

3. Xác định mục tiêu học tập rõ ràng, cụ thể

Mục tiêu học tập là điều mà các tân sinh viên cần phải xác định ngay từ khi nhận được giấy báo trúng tuyển. Chương trình học tập của mỗi trường sẽ khác nhau và những dự định tương lai của sinh viên cũng sẽ tùy thuộc vào sở thích, mong muốn, khả năng của các em.

Đồng thời, chương trình học của các trường Cao đẳng, Đại học sẽ hoàn toàn khác với cấp 3. Thông thường, sinh viên phải có sự chủ động cao trong học tập, tìm hiểu thêm nhiều tài liệu và tự rèn luyện tốt những kỹ năng để phát triển bản thân.

chuẩn bị vào đại học
Chuẩn bị vào Đại học, tân sinh viên cần suy nghĩ và xác định mục tiêu học tập cụ thể, rõ ràng.

Do đó, việc đặt ra mục tiêu học tập là vô cùng cần thiết đối với sinh viên, nhất là những bạn sinh viên năm nhất. Mục tiêu giúp cho các bạn xác định rõ về định hướng học tập của bản thân trong năm học mới và thúc đẩy tốt động lực, gia tăng sự nỗ lực, kiên trì trong suốt quá trình trau dồi kiến thức, kỹ năng.

Bên cạnh đó, khi có được mục tiêu rõ ràng và phù hợp còn giúp sinh viên hạn chế được tình trạng lãng phí thời gian, ngăn chặn được sự chán nản, mệt mỏi, lười biếng trong quá trình học. Không chỉ là năm học đầu tiên mà các mục tiêu dài hạn còn giúp các bạn biết rõ bản thân nên làm gì, thiết lập tốt kế hoạch học tập để đạt được những điều mình mong muốn.

4. Chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý

Là tân sinh viên, việc chuẩn bị một tâm lý vững chắc là điều vô cùng cần thiết. Bởi khi bước vào một môi trường học tập mới với nhiều sự mới mẻ, xa lạ sẽ khiến cho các bạn cảm thấy khá choáng ngợp và đôi lúc không thể thích nghi tốt trong giai đoạn đầu.

Từ việc học cho đến việc vui chơi, kết bạn cũng có thể làm bạn cảm thấy khó thích nghi. Đồng thời, khoảng thời gian đầu phải rời xa gia đình cũng khiến cho nhiều sinh viên cảm thấy buồn bã, chán nản, mệt mỏi vô cùng.

Vì thế, trước khi vào Đại học, hãy cố gắng giữ vững tâm lý, chuẩn bị tốt về tinh thần để không trở nên lạc lõng, cô đơn giữa môi trường mới. Hãy luôn tự nhắc nhở bản thân về lý do cần phải phấn đấu, nỗ lực học tập. Hãy nghĩ đến viễn cảnh tươi sáng sau khi bạn có được tấm bằng Đại học danh giá và luôn tìm cách thư giãn, giải tỏa căng thẳng mỗi khi mệt mỏi, suy sụp.

5. Học cách chi tiêu hợp lý, thông minh

Tân sinh viên khi xa nhà không chỉ phải tự lo về việc học mà tất cả các sinh hoạt đời sống cũng cần phải có sự độc lập, tự chủ. Để chuẩn bị tốt cho khoảng thời gian học Đại học, các tân sinh viên cần phải sử dụng một khoảng kinh phí nhất định để sắm sửa các đồ dùng cần thiết và trang trải cho các nhu cầu hàng ngày.

Để tránh việc chi tiêu quá mức, các bạn sinh viên cũng cần học cách kiểm soát tài chính của bản thân. Theo đó, nên chia nhỏ từng khoản tiền cho từng khoản chi tiêu rõ ràng để tránh việc xài tiền phung phí. Đồng thời, cần phải suy nghĩ thật cẩn trọng trước khi quyết định mua sắm một món đồ nào đó, tránh chạy theo trào lưu, xu hướng khiến cho túi tiền “không cánh mà bay”.

chuẩn bị vào đại học
Sinh viên năm nhất cần học cách quản lý chi tiêu phù hợp, hiệu quả.

Bên cạnh đó, đối với các tân sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn cũng có thể sắp xếp thời gian để kiếm việc làm thêm, gia tăng thu nhập, giảm bớt gánh nặng cho ba mẹ. Làm thêm vừa giúp kiếm tiền, vừa hỗ trợ rèn luyện kinh nghiệm, kỹ năng cho các bạn sinh viên.

Tuy nhiên, mục đích chủ yếu của tân sinh viên vẫn phải là học tập nên bạn cần biết cách cân bằng thời gian hợp lý, tránh ôm đồm quá nhiều việc để không làm ảnh hưởng đến việc học. Đặc biệt hơn, để tránh trở thành nạn nhân của các hình thức lừa đảo, tân sinh viên cũng nên tìm hiểu thật kỹ lưỡng về công việc trước khi quyết định làm, tuyệt đối không nhận những công việc cần phải đặt cọc, tốn phí trước khi làm.

6. Rèn luyện tính chủ động, tự học

Phương pháp giảng dạy trên trường Đại học thường không giống với cấp trung học. Các bạn sinh viên cần phải có sự chủ động và tự giác học tập cao bởi giảng viên thường chỉ có thời gian để giảng dạy kiến thức trên lớp học, truyền đạt những kiến thức cơ bản, trọng điểm.

Để có thể hiểu sâu hơn về vấn đề, các bạn sinh viên cần dành thời gian để học hỏi, trau dồi kiến thức thông qua tài liệu, mạng xã hội. Hãy tận dụng thư viện của trường để tìm kiếm nhiều nguồn tài liệu bổ ích, hay ho giúp bạn có được một kho tàng kiến thức vững chắc, chuyên sâu hơn.

Đồng thời, việc học tại thư viện cũng là một trong những cách tiết kiệm hiệu quả đối với tân sinh viên. Bởi trong thư viện có trang bị rất nhiều loại sách tham khảo, phục vụ tốt cho nhu cầu học tập mà không cần tốn các khoản chi phí quá lớn. Để tránh việc lười biếng, trì hoãn trong học tập thì các bạn tân sinh viên cũng cần trang bị cho mình kỹ năng quản lý thời gian, lên kế hoạch học tập phù hợp, hiệu quả cho bản thân.

7. Tìm hiểu thông tin về trường học

Để có thể gắn bó 4 năm hoặc thậm chí là nhiều hơn với ngôi trường Đại học đã lựa chọn thì các tân sinh viên cũng cần dành ít thời gian để tìm hiểu các thông tin cơ bản, cần thiết về ngôi trường này. Chắc hẳn trước khi thi tuyển, các bạn đã có sự tìm hiểu về trường, tuy nhiên sau khi nhận được giấy báo trúng tuyển thì việc tìm hiểu cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc, chu đáo hơn.

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, tân sinh viên sẽ rất thuận lợi trong việc tìm kiếm thông tin. Bạn có thể tìm hiểu trên website của trường hoặc các fanpage, confession để hiểu thêm về các truyền thống, cách học tập và thu nhặt những kinh nghiệm quý báu từ các anh chị đi trước.

Hành trang cho tân sinh viên
Các tân sinh viên nên chủ động tìm hiểu thông tin của trường Đại học trước khi nhập học.

Ngoài ra, trước khi nhập học, các bạn tân sinh viên cũng nên sắp xếp thời gian để tham quan trường, khám phá sơ đồ, vị trí các phòng tự học, thư viện, căn tin, văn phòng khoa, phòng đào tạo,…để giúp cho việc học tập trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn. Theo chia sẻ của những sinh viên năm 2,3,4 thì việc tìm hiểu về khuôn viên của trường sẽ giúp cho các tân sinh viên tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho việc học tập bởi từng môn học thường sẽ được sắp xếp với các phòng học, dãy học khác nhau.

8. Trang bị kỹ năng mềm

Hành trang cần chuẩn bị trước khi vào đại học của tân sinh viên không thể thiếu được những kỹ năng mềm. Quá trình học tại giảng đường Đại học chắc hẳn sẽ gặp nhiều khó khăn và cản trở nên ngoài việc tập trung cố gắng cho học tập thì các bạn sinh viên cũng cần có những kỹ năng mềm phù hợp như kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng tư duy sáng tạo để phục vụ tốt cho nhu cầu học tập, phát triển bản thân.

Ngay từ khi còn là học sinh cấp 3, các bạn nên tích cực tham gia vào những hoạt động của trường lớp để có thể học hỏi, rèn luyện tốt về những kỹ năng cần thiết. Những kỹ năng này không chỉ giúp ích cho việc học mà còn chính là yếu tố quan trọng góp phần giúp cho đời sống của sinh viên trở nên tích cực, lành mạnh, tạo dựng được các mối quan hệ lâu bền.

9. Chuẩn bị về phương tiện di chuyển

Phương tiện di chuyển cũng là một trong các vấn đề cần phải được trang bị và lựa chọn kỹ lưỡng đối với các tân sinh viên. Để có thể đi lại thuận tiện, các bạn sinh viên cần có phương tiện di chuyển phù hợp, nhất là những bạn ở xa.

Xe bus chính là phương tiện được nhiều sinh viên lựa chọn nhất và cũng phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều gia đình. Di chuyển bằng xe bus, các bạn sinh viên cũng hạn chế được tình trạng khói bụi, lạc đường bởi phần lớn các trường Đại học đều có tuyến xe bus đi qua.

Hành trang cho tân sinh viên
Xe bus là phương tiện di chuyển quen thuộc của sinh viên.

Tuy nhiên, để sử dụng phương tiện này một cách hiệu quả, tân sinh viên cần phải biết cách xem chỉ dẫn tại các trạm xe bus, tuyến đường mà xe đi qua. Hiện nay, phần lớn các bạn sinh viên đều có sử dụng app Bus Maps để thuận tiện trong việc dò đường, lựa chọn tuyến xe phù hợp để đi lại.

Ngoài ra, đối với các sinh viên có điều kiện tốt hơn cũng có thể lựa chọn xe máy hoặc xe đạp là phương tiện đến trường. Dù di chuyển bằng bất kỳ phương tiện nào, các bạn tân sinh viên cũng cần tìm hiểu kỹ về đường đi, tải các ứng dụng chỉ đường thông dụng và chấp hành tốt các quy định giao thông để đảm bảo an toàn.

10. Chuẩn bị tốt về sức khỏe, thể chất

Khi bắt đầu cuộc sống xa nhà, các bạn tân sinh viên phải tự chủ động và sắp xếp về tất cả mọi mặt của đời sống. Từ việc học tập cho đến các sinh hoạt như ăn uống, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa và nhiều công việc không tên khác.

Điều này có thể còn khá xa lạ đối với nhiều sinh viên, đặc biệt là những cô cậu nhận được sự yêu thương, chăm sóc, bao bọc từ bé của gia đình, ba mẹ. Tuy nhiên, khi bước vào ngưỡng cửa Đại học, chứng tỏ các em cũng đã dần trưởng thành và cần phải có sự độc lập trong cuộc sống.

Để có thể học tập và sinh hoạt tốt với môi trường mới, các tân sinh viên cũng cần chuẩn bị kỹ lưỡng về sức khỏe, duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, tích cực để có được một thể chất khỏe mạnh, ổn định. Khi có được một sức khỏe tốt, bạn cũng sẽ dễ dàng hoàn thành các công việc, nhiệm vụ trong cuộc sống lẫn học tập và tránh được tình trạng bệnh tật, đau ốm gây nên nhiều trở ngại cho đời sống xa nhà.

Hành trang cho tân sinh viên
Chuyên gia tâm lý NHC hỗ trợ trao đổi, đồng hành 1:1 cùng sinh viên năm nhất.

Chuẩn bị hành trang trước khi bước vào Đại học là một trong những yếu tố cần thiết của mỗi tân sinh viên. Để có thể cung cấp thêm những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong hành trình này, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đã hỗ trợ xây dựng nên chương trình THIẾT LẬP MỤC TIÊU – THỔI BÙNG ĐỘNG LỰC CHO NĂM HỌC MỚI 2023 – 2024.

Chương trình này phù hợp với những học sinh, sinh viên đang chuẩn bị bước vào năm học mới với những bỡ ngỡ, khó khăn trong việc định hướng, thiết lập mục tiêu và chuẩn bị hành trang vững chắc. Tại đây, các em sẽ được hỗ trợ trực tiếp với các chuyên gia tâm lý giàu kinh nghiệm, luôn nhiệt huyết và tận tâm với thế hệ trẻ nhằm giúp các em mở rộng tư duy, phát triển động lực để tạo dựng nền tảng vững chắc cho hành trình tri thức của bản thân.

Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp ích cho các tân sinh viên trong quá trình chuẩn bị hành trang trước khi bước vào ngưỡng cửa Đại học. Trong thời điểm này, gia đình, ba mẹ chính là điểm tựa vững chắc để giúp các em có thêm nhiều động lực, kinh nghiệm tốt cho chặng đường học vấn của tương lai.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *