Mục tiêu học tập của học sinh cấp 3: Thiết lập để thành công
Mục tiêu học tập của học sinh cấp 3 cần phải được thiết lập ngay từ đầu những năm học, tốt nhất là từ khi chuẩn bị chuyển cấp lên lớp 10. Cũng bởi, đây chính là khoảng thời gian mà các em học sinh phải tập trung cao trong quá trình trau dồi kiến thức, kỹ năng để có thể gặt hái được nhiều thành tích tốt, đặc biệt là chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi Đại học, Cao đẳng vô cùng căng thẳng, áp lực.
Tầm quan trọng của mục tiêu học tập?
Mục tiêu học tập được hiểu đơn giản là những gì mà các em học sinh, sinh viên mong muốn đạt được sau một khóa học, một chương trình học. Việc xác định được mục tiêu rõ ràng, phù hợp sẽ giúp cho các em học sinh có thêm nhiều động lực để hành động, dễ dàng gia tăng sự tập trung, nỗ lực của bản thân trong hành trình trau dồi tri thức, phát triển tương lai.
Học tập là một quá trình dài đòi hỏi nhiều sự cố gắng và kiên trì của cá nhân. Không chỉ đơn giản là những giờ học trên trường lớp mà chúng ta cũng cần học tập rất nhiều từ đời sống, việc học sẽ theo ta đến suốt cuộc đời. Học tập không chỉ để trở thành một người có kiến thức, hiểu biết mà còn rèn luyện về nhân cách, thái độ, ứng xử xã hội góp phần xây dựng nên cuộc sống ấm no, hạnh phúc, xã hội phát triển bền vững.
Chính vì thế, việc xác định được mục tiêu học tập sẽ mang tính chất vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi chúng ta. Mục tiêu giúp bạn hạn chế được tình trạng lãng phí thời gian, tránh được sự trì hoãn, lười biếng trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt là đối với những em học sinh cấp 3 – đây là giai đoạn vô cùng quan trọng góp phần tạo nên nền tảng vững chắc để các em có thể bước vào đời. Học sinh cấp 3 không chỉ phải trải qua quá trình học tập với lượng kiến thức lớn mà còn phải chuẩn bị thật chu đáo cho kỳ thi tuyển sinh Cao đẳng, Đại học để tiến gần hơn với những ước mơ tương lai.
Do đó, trong 3 năm học, các em phải thực sự tập trung, nỗ lực và bám sát vào những mục tiêu mà bản thân đã đặt ra. Ngay từ khi chuẩn bị lên lớp 10, các em học sinh đã phải tìm kiếm và thiết lập mục tiêu ngắn hạn, dài hạn của bản thân để có thể gặt hái được nhiều thành tích học tập tốt, góp phần tạo nên những thành công cho tương lai.
Do đó, có thể thấy rõ được tầm quan trọng của việc đặt mục tiêu học tập. Dù ở bất kỳ lứa tuổi, cấp học nào thì các em học sinh, sinh viên cũng cần chú trọng đến việc thiết lập mục tiêu rõ ràng, cụ thể để quá trình học tập đạt được hiệu quả tốt nhất.
Mục tiêu học tập của học sinh cấp 3 bao gồm những gì?
3 năm THPT thực sự không quá dài nhưng đó chính là khoảng thời gian căng thẳng, áp lực nhất của các em học sinh. Trong những năm học này, các em vừa phải học tập, bổ sung thêm những kiến thức mới, vừa phải ôn tập lại những nền tảng cũ để có thể chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi tuyển sinh Cao đẳng, Đại học hoặc để có được tấm bằng tốt nghiệp danh giá tạo nên nền tảng vững chắc hơn trước khi bước vào đời.
Tùy vào khả năng và mong muốn của mỗi học sinh mà việc định hướng tương lai sẽ khác nhau. Có những em kỳ vọng đậu tuyển vào các trường Đại học nổi tiếng, chất lượng nhưng cũng có những em lựa chọn dừng con đường học vấn để mưu sinh, tìm kiếm nghề nghiệp riêng cho mình.
Dù ước mơ của các em là gì thì việc đặt ra mục tiêu học tập trong những năm tháng còn ngồi trên ghế nhà trường là điều vô cùng cần thiết. Để có thể hoàn thành được những sở thích của bản thân thì việc học chính là yếu tố góp phần quan trọng tạo nên sự thành công.
Mỗi mục tiêu học tập sẽ khác nhau theo từng cá nhân nhưng nhìn chung, các em học sinh cấp 3 thường sẽ quan tâm nhiều hơn đến những mục tiêu như sau:
- Thi đỗ vào trường Cao đẳng, Đại học: Đây có thể là một trong các mục tiêu mà nhiều học sinh THPT mong muốn đạt được. Trong suốt quá trình học tập, các em thường được chia sẻ về việc lựa chọn ngành học, nghề nghiệp, ngôi trường phù hợp để theo học trong tương lai, thậm chí các em học sinh lớp 12 còn thường xuyên được tư vấn tuyển sinh để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Được bước chân vào ngôi trường Đại học, được trở thành sinh viên Đại học thực chất là niềm mơ ước và kỳ vọng của rất nhiều học sinh cấp 3.
- Tốt nghiệp THPT: Đối với các em học sinh có học lực trung bình hoặc do hoàn cảnh gia đình không thể tiếp tục chặng đường học vấn thì các em thường sẽ hướng đến mục tiêu có được tấm bằng tốt nghiệp THPT. Cũng bởi hiện nay, bất kỳ ngành nghề nào cũng có yêu cầu về trình độ nên việc sở hữu bằng tốt nghiệp THPT sẽ giúp cho các em có thêm nhiều cơ hội việc làm.
- Mục tiêu nghề nghiệp: Lựa chọn nghề nghiệp, công việc cho tương lai được xem là mục tiêu dài hạn mà các em học sinh cấp 3 cần phải thiết lập ngay từ sớm. Cũng bởi, để có thể trở thành bác sĩ, kỹ sư, giáo viên, kế toán hay bất kỳ ngành nghề nào khác trong tương lai thì các em cần phải lên kế hoạch học tập, trau dồi kỹ năng ngay bây giờ.
- Trau dồi thêm kỹ năng: Không chỉ là những mục tiêu về học tập, kiến thức mà các em học sinh cấp 3 cũng nên chú trọng đến việc học hỏi và rèn luyện thêm nhiều kỹ năng bổ ích cho bản thân. Việc đặt ra mục tiêu phát triển kỹ năng trong suốt 3 năm học sẽ giúp các em có được nền tảng tốt cho những cấp học tiếp theo hoặc hỗ trợ hiệu quả cho cuộc sống, công việc sau này. Ví dụ một số kỹ năng cần được học hỏi như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng ứng xử, kỹ năng tạo dựng các mối quan hệ lành mạnh,…
Cách thiết lập mục tiêu học tập hiệu quả cho học sinh cấp 3
Học tập luôn cần có mục tiêu bởi nếu không thể xác định được mục tiêu cụ thể, rõ ràng và phù hợp sẽ khiến cho các em học sinh dễ lạc lối, xao nhãng việc học và lãng phí thời gian học tập của mình nhưng lại không thể thu hoạch được bất kỳ “quả ngọt” nào.
Do đó, nếu các em học sinh cấp 3 đang cảm thấy mất định hướng, khó khăn trong việc tìm kiếm và đặt ra mục tiêu học tập phù hợp, hiệu quả cho bản thân thì hãy thử tham khảo những tips nhỏ sau đây để khởi động lại cho năm học mới sắp diễn ra.
1. Xác định về định hướng, ước mơ tương lai
Để có thể đặt ra được mục tiêu đúng đắn và phù hợp, trước tiên các em học sinh cần phải hiểu rõ về năng lực của bản thân và suy nghĩ thật thấu đáo về những ước mơ, mong muốn của chính mình. Theo chia sẻ của các chuyên gia thì mục tiêu học tập đúng đắn cần được dựa trên sở thích cá nhân và tiềm lực thực sự của mỗi người.
Do đó, hãy bắt đầu suy nghĩ về những định hướng của tương lai. Ví dụ như bạn muốn trở thành ai, muốn làm nghề nghiệp nào. Bên cạnh đó, việc đánh giá đúng về năng lực của bản thân cũng vô cùng cần thiết. Mục tiêu học tập cần phải được đặt ra phù hợp với khả năng của mỗi người, không nên kỳ vọng quá cao hoặc tự ti quá mức về bản thân.
2. Đặt ra các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn
Sau khi biết rõ về những mong muốn của bản thân, các bạn học sinh nên bắt đầu vào việc đặt ra các mục tiêu học tập để phục vụ tốt cho ước mơ của mình. Tuy nhiên, nhiều học sinh thường chỉ có thói quen đặt ra duy nhất một mục tiêu học tập, thậm chí nó còn là sự lựa chọn dựa vào cảm tính hoặc sự ảnh hưởng từ số đông.
Vì thế, lời khuyên tốt nhất đó chính là hãy đặt ra nhiều mục tiêu, chia chúng thành những mục tiêu dài hạn và ngắn hạn. Cũng bởi, để có thể đạt được mục tiêu trở thành bác sĩ, bạn cần phải trải qua quá trình cố gắng, nỗ lực trong suốt một hành trình dài và tất nhiên nó không thể thiếu được những mục tiêu ngắn hạn giúp bạn tiến gần hơn với mục tiêu lớn lao đó.
Bạn nên hiểu rằng, mục tiêu học tập không chỉ đơn thuần xoay quanh điểm số, thành tích mà nó còn là những mục tiêu giúp bạn phát triển tốt về cả tinh thần, sức khỏe, các mối quan hệ lành mạnh,…Chính vì thế, bên cạnh việc chú trọng vào thành tích, bảng điểm thì các em học sinh cấp 3 cũng nên quan tâm và đặt ra nhiều mục tiêu liên quan đến các khía cạnh khác của đời sống.
3. Phân loại mục tiêu, đánh dấu thứ tự ưu tiên
Sau khi đã liệt kê đầy đủ về các mục tiêu cần thực hiện trong những năm học phổ thông thì các em học sinh cần phải có định hướng rõ ràng về lộ trình. Cụ thể, đối với các mục tiêu có liên quan đến chương trình học tại trường lớp thì các em nên chia nhỏ theo từng môn học, phân theo từng học kỳ, năm học để có kế hoạch học tập phù hợp, hiệu quả hơn.
Việc phân loại mục tiêu sẽ giúp cho các em dễ dàng hơn trong việc sắp xếp, phân bổ thời gian học cho từng môn, tránh việc tập trung quá nhiều cho môn học này mà lơ là kết quả học tập của môn học khác. Đồng thời, việc chia nhỏ mục tiêu cũng giúp bạn biết được đâu là những mục tiêu quan trọng cần được ưu tiên hoàn thành sớm để có thể cân đối hiệu quả.
4. Thiết lập bảng kế hoạch chi tiết, cụ thể
Bước tiếp theo cần được thực hiện ngay để tránh tình trạng lười biếng, trì hoãn công việc đó chính là lập bảng kế hoạch chi tiết và cụ thể cho từng mục tiêu khác nhau. Kế hoạch học tập sẽ giúp bạn có được định hướng rõ ràng hơn về những việc cần làm, thời gian hoàn thành và nhiều yếu tố khác để đạt được mục tiêu mong muốn.
Một bảng kế hoạch càng chi tiết, cụ thể về những công việc, nhiệm vụ cần phải thực hiện sẽ giúp bạn bám sát mục tiêu hơn. Đồng thời, đây cũng là cách hiệu quả để bạn gia tăng sự tập trung, phát huy tốt những tiềm lực của bản thân, hạn chế tối đa sự trì hoãn, lơ là.
5. Tự tạo động lực cho bản thân
Sau khi có được một bảng kế hoạch cụ thể, rõ ràng thì bạn cần nhanh chóng thực hiện nó, hoàn thành các nhiệm vụ theo đúng dự định đã đặt ra. Tuy nhiên, câu hỏi được nhiều học sinh thắc mắc đó chính là làm sao để có động lực phấn đấu, cố gắng?
Cũng bởi, trong suốt những năm học cấp 3, các em học sinh không thể tránh khỏi những lúc cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng hoặc thậm chí muốn từ bỏ. Bên cạnh đó, ngoài việc học thì các em vẫn còn rất nhiều các hoạt động đời sống cần phải được cân bằng và duy trì lành mạnh.
Do đó, theo lời khuyên của các chuyên gia thì để gia tăng động lực học tập hiệu quả thì mỗi cá nhân nên tự đặt ra những hình thức thưởng phạt phù hợp cho chính mình. Cụ thể, đối với những mục tiêu sau khi được hoàn thành, hãy tự thưởng cho bản thân một phần quà đúng với sở thích, ví dụ như một món đồ chơi, một bộ truyện tranh, một buổi xem phim thư giãn,….
Ngược lại, nếu bạn không thể hoàn thành tốt các mục tiêu đã được đặt ra thì bản thân bạn phải nhận một hình phạt thích đáng nào đó. Ví dụ như 1 tuần không được chơi game, xem phim, sử dụng thiết bị công nghệ,…Điều này có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái nhưng bạn cần phải khắt khe hơn với chính mình để có thể học tập kỷ luật, chủ động và hiệu quả.
6. Theo dõi lộ trình học tập, điều chỉnh kịp thời
Để quá trình học tập được hiệu quả, giúp bạn có thể dễ dàng đạt được những mục tiêu đã đặt ra thì bạn cần phải theo dõi lộ trình của bản thân qua từng ngày, từng tuần, từng tháng cụ thể. Các em học sinh cần có sự ghi chép cẩn thận về những công việc mà mình đã hoàn thành để biết được tiến độ học tập của mình có thực sự phù hợp và đúng đắn chưa, từ đó có biện pháp điều chỉnh, thay đổi kịp thời.
Hiện nay, với sự phát triển vượt trội của công nghệ thì các em học sinh cấp 3 cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc tận dụng những chiếc điện thoại, máy tính để biến chúng trở thành những cánh tay đắc lực cho việc học. Các em có thể tìm hiểu và sử dụng thêm một số ứng dụng học tập, giúp quản lý thời gian, lên kế hoạch học tập, theo dõi lộ trình, nhắc nhở lịch học để có được thời gian học hiệu quả nhất.
Việc đặt mục tiêu học tập khiến cho nhiều em học sinh cấp 3 cảm thấy lo lắng và e ngại. Hiểu được điều đó, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đã và đang hỗ trợ xây dựng thành công chương trình THIẾT LẬP MỤC TIÊU – THỔI BÙNG ĐỘNG LỰC CHO NĂM HỌC MỚI 2023 – 2024 nhằm giúp các em phát triển tư duy, gia tăng động lực và định hướng mục tiêu đúng đắn, hiệu quả hơn.
Chương trình được tổ chức bài bản, chuyên nghiệp với sự đồng hành của các chuyên gia tâm lý hàng đầu tại NHC. Các em học sinh, sinh viên sẽ được hỗ trợ trực tiếp để từng bước cải thiện kỹ năng, giải tỏa áp lực học tập và hiểu rõ về năng lực bản thân, giúp đặt ra mục tiêu học tập phù hợp.
Với những thông tin chia sẻ trong bài viết này, các em học sinh cấp 3 cũng có thể dễ dàng hơn trong việc thiết lập mục tiêu học tập hiệu quả cho bản thân, chuẩn bị tốt cho năm học mới sắp tới. Trong giai đoạn này, các em cũng rất cần sự hỗ trợ và đồng hành của gia đình, nhà trường để có thêm động lực phấn đấu nhiều hơn trong chặng đường tri thức, chinh phục ước mơ.
Có thể bạn quan tâm:
- Mục tiêu học tập của sinh viên: Tầm quan trọng và Cách xây dựng
- Stress trước kỳ thi vào lớp 10: Thực trạng và hướng giải quyết
- Áp lực thi vào lớp 10 chuyên do kỳ vọng quá lớn từ cha mẹ
- Cách giải tỏa căng thẳng trước kỳ thi vào lớp 10
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!