Thực trạng khoảng cách giữa cha mẹ và con cái: Đâu là lý do?

Khoảng cách giữa cha mẹ và con cái hình thành do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, gốc rễ của vấn đề thường là do sự khác biệt giữa hai thế hệ. Xác định được lý do sẽ giúp bố mẹ kịp thời điều chỉnh và rút ngắn khoảng cách với con cái.

Thực trạng khoảng cách giữa cha mẹ và con cái

Cha mẹ và con cái có mối liên hệ mật thiết hơn so với những mối quan hệ thông thường. Khi chưa trưởng thành, gia đình là chỗ dựa duy nhất, hỗ trợ con trong quá trình phát triển thể chất và tinh thần. Ở giai đoạn này, con cái và bố mẹ ít khi xảy ra mâu thuẫn.

Tuy nhiên, khi bước vào giai đoạn dậy thì và trưởng thành, giữa bố mẹ và con cái sẽ bắt đầu hình thành khoảng cách. Ở độ tuổi này, con bắt đầu hình thành cái tôi, suy nghĩ và quan điểm riêng. Tính cách của trẻ cũng sẽ có sự thay đổi và định hình rõ rệt. Cũng chính ở giai đoạn dậy thì, mâu thuẫn giữa bố mẹ và con cái sẽ trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết do khác biệt về thế hệ.

khoảng cách giữa cha mẹ và con cái
Khác biệt giữa hai thế hệ là gốc rễ tạo ra khoảng cách giữa cha mẹ và con cái

Nếu như ở thế hệ trước, con cái ít khi dám thể hiện quan điểm cá nhân thì với sự phát triển của xã hội, trẻ có thể mạnh mẽ phản đối và tranh luận với bố mẹ những quan điểm mà bản thân không đồng tình. Tuy nhiên, bố mẹ đã quen với việc trẻ ngoan ngoãn nghe theo nên trước phản ứng này, không ít bậc phụ huynh tức giận và cho rằng trẻ hư hỏng.

Mặc dù không có con số chính xác về tỷ lệ trẻ mâu thuẫn và sống xa cách với bố mẹ. Tuy nhiên, dễ dàng nhận thấy thanh thiếu niên và người trẻ tuổi luôn có khoảng cách nhất định với gia đình. Khoảng cách sẽ càng lớn dần nếu cả bố mẹ và con cái không tìm cách dung hòa, thấu hiểu.

Lý do tạo ra khoảng cách giữa cha mẹ và con cái

Có rất nhiều lý do tạo ra khoảng cách giữa cha mẹ và con cái. Xác định được nguyên nhân sẽ giúp bố mẹ hóa giải mâu thuẫn và xóa bỏ khoảng cách hiệu quả.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Dưới đây là 12 lý do khiến cha mẹ và con cái hình thành khoảng cách:

1. Do áp đặt và kiểm soát con quá mức

Mỗi gia đình sẽ lựa chọn cách giáo dục con cái khác nhau. Theo thống kê, phần lớn cha mẹ Việt đều giáo dục con quá áp đặt và kiểm soát. Cách giáo dục này được hình thành từ rất lâu đời do quan niệm xưa cũ của người Á Đông. Quan niệm này cho rằng, bố mẹ là người trao cho con cái sự sống nên có thể toàn quyết định mọi thứ như lựa chọn trường học, ngành học, định hướng tương lai và thậm chí là cả việc kết hôn.

Mặc dù xã hội đã phát triển và những quan niệm xưa cũ cũng dần mai một nhưng cách giáo dục này đã ăn sâu vào trong tiềm thức. Do đó, rất nhiều bậc phụ huynh áp đặt con cái và thay con đưa ra những quyết định quan trọng. Tình trạng này khiến con cảm thấy mệt mỏi, tù túng và không được tôn trọng. Dần dần giữa con cái và cha mẹ hình thành khoảng cách, trẻ có xu hướng ít chia sẻ và sống khép kín.

Thực trạng khoảng cách giữa cha mẹ và con cái
Áp đặt con cái khiến trẻ tự tạo vỏ bọc và sống xa cách với bố mẹ

Ngoài việc áp đặt, việc kiểm soát quá mức cũng là lý do tạo ra khoảng cách giữa cha mẹ và con cái. Biết rằng việc kiểm soát con xuất phát từ sự lo lắng và không muốn con nhiễm thói hư tật xấu nhưng kiểm soát quá mức cũng “vô tình” đẩy con ra xa.

Nhiều bậc phụ huynh siết chặt giờ giấc, can thiệp vào việc kết bạn và những mối quan hệ tình cảm của con trẻ.  Khi bước vào giai đoạn dậy thì, trẻ đã hình thành cái tôi và mong muốn được bố mẹ công nhận. Vì vậy, trẻ thường có phản ứng gay gắt khi gia đình kiểm soát quá mức. Nếu bố mẹ không khéo léo trong cách ứng xử, con cái sẽ tự tạo khoảng cách với gia đình và ít khi chia sẻ những vấn đề gặp phải trong cuộc sống.

2. Thiếu sự thấu hiểu và chia sẻ

Thiếu sự thấu hiểu, chia sẻ cũng là lý do tạo ra khoảng cách giữa cha mẹ và con cái. Tương tự như các mối quan hệ khác, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái chỉ trở nên thân thiếu khi có sự thấu hiểu. Tuy nhiên, khoảng cách thế hệ đã khiến cho cả hai không hiểu nhau dẫn đến những xung đột và mâu thuẫn không đáng có.

Trên thực tế, khác biệt giữa hai thế hệ là vấn đề chung của mọi gia đình. Nếu khéo léo trong cách ứng xử, mọi vấn đề đều có thể được hóa giải. Trẻ đang trong quá trình hoàn thiện nên không thể nhận thức sâu sắc về vấn đề. Do đó, trong trường hợp này, bố mẹ sẽ là người chủ động hòa giải.

Thực trạng khoảng cách giữa cha mẹ và con cái
Không có sự thấu hiểu sẽ khiến cho mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái xấu dần theo thời gian

Tuy nhiên, hầu hết cha mẹ Việt đều không thấu hiểu con cái và ít khi chia sẻ với con những vấn đề trong cuộc sống. Bởi việc bố mẹ quan tâm nhất là điểm số và thành tích trong học tập.

Từ độ tuổi dậy thì trở đi, nhu cầu của con không chỉ dừng lại ở những yêu cầu về vật chất mà còn bao gồm cả việc được lắng nghe, chia sẻ và thấu hiểu. Nếu bố mẹ không đáp ứng được những yêu cầu về tinh thần, khoảng cách sẽ dần hình thành và trở nên sâu sắc hơn theo thời gian.

3. Thể hiện uy quyền trong mọi hoàn cảnh

Bố mẹ luôn có uy quyền đối với con cái. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh chỉ nên thể hiện uy quyền khi cần răn đe và nghiêm khắc với trẻ. Hạn chế sử dụng quyền lực trong mọi hoàn cảnh khiến con cảm thấy ngột ngạt, mệt mỏi và sợ hãi bố mẹ.

Khi bước vào tuổi dậy thì, con luôn muốn khẳng định mình là người trưởng thành. Vì vậy, việc thể hiện uy quyền để áp đặt con cái sẽ khiến trẻ có hành vi chống đối và phá phách. Ngoài ra, một số trẻ sẽ thể hiện sự chống đối một cách ngấm ngầm. Tình trạng này sẽ tạo ra khoảng cách giữa cha mẹ và con cái, đồng thời sẽ khiến cho trẻ cảm thấy ngột ngạt và tù túng trong chính gia đình của mình.

4. Can thiệp quá sâu vào cuộc sống của trẻ

Khi còn nhỏ, bố mẹ sẽ toàn quyền quyết định cuộc sống của con vì trẻ chưa có đủ năng lực để đưa ra lựa chọn. Còn khi đã lớn khôn, trẻ muốn tự quyết định mọi thứ trong cuộc sống của mình. Đây là phản ứng hoàn toàn bình thường và đồng thời là dấu hiệu trẻ đang trong quá trình phát triển, định hướng tính cách.

Thực trạng khoảng cách giữa cha mẹ và con cái
Can thiệp quá sâu vào cuộc sống của con sẽ khiến trẻ khó chịu và xa cách với bố mẹ

Tuy nhiên, bố mẹ hầu như không tập thích nghi với điều này mà cho rằng trẻ đang hư hỏng và nhiễm thói hư tật xấu từ bạn bè. Khi con trẻ bày tỏ nguyện vọng được tự đưa ra quyết định, không ít bậc phụ huynh nổi nóng và dùng uy quyền để đe dọa con.

Việc can thiệp quá sâu vào cuộc sống của trẻ từ việc học, lựa chọn trường học, ngành nghề, kết bạn, chọn trang phục,… sẽ khiến con cảm thấy không được tôn trọng. Vì không được phép đưa ra bất cứ quyết định nào nên trẻ sẽ dần hình thành tâm lý thù ghét cha mẹ và tự tạo khoảng cách với gia đình.

5. Không dành thời gian cho con

Tương tự như các mối quan hệ khác, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái chỉ phát triển khi dành nhiều thời gian ở bên cạnh nhau. Hiện nay, có không ít trẻ phải tự lập từ rất sớm do bố mẹ bận rộn. Thiếu vắng bố mẹ thường xuyên khiến mối liên hệ giữa con cái và bố mẹ trở nên mờ nhạt. Lúc này, trẻ thường tự giải quyết mọi việc một mình và ít khi chia sẻ với người thân.

Như đã đề cập, dậy thì là giai đoạn trẻ có nhu cầu được chia sẻ, lắng nghe và thấu hiểu. Nếu bố mẹ không ở bên cạnh, trẻ sẽ phải đối mặt với mọi thứ một mình và dần dần quên mất sự hiện diện của gia đình.

Ít dành thời gian cho con sẽ khiến cho cha mẹ và con cái trở nên xa cách, thiếu thấu hiểu và khó chia sẻ những vấn đề trong cuộc sống. Do đó, bố mẹ dù có bận rộn như thế nào cũng cần dành thời gian để hiểu hơn tâm tư, tình cảm của con cái – đặc biệt là trong giai đoạn dậy thì.

6. Kỳ vọng quá nhiều vào con

Cha mẹ thường có những kỳ vọng vào con cái, chẳng hạn như đạt thành tích tốt, có tài lẻ, năng khiếu,… Để giúp trẻ có động lực học tập và khao khát khẳng định năng lực, bố mẹ thường bày tỏ mong muốn của bản thân.

Tuy nhiên, kỳ vọng quá nhiều vào con lại “vô tình” tạo ra khoảng cách giữa bố mẹ và con cái. Xuất phát của những kỳ vọng là mong muốn con có cuộc sống tốt đẹp và tương lai xán lạn. Thế nhưng kỳ vọng quá mức có thể khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, nặng nề và cố ý “né tránh” bố mẹ.

Nếu không điều chỉnh sự kỳ vọng quá mức, con cái và cha mẹ sẽ có khoảng cách lớn. Hơn nữa, hầu hết những bậc phụ huynh kỳ vọng quá lớn vào con đều không biết cách lắng nghe và thấu hiểu. Họ chỉ mong muốn con đạt được thành tích cao và tìm kiếm được nhiều cơ hội mà bỏ quên mất những nhu cầu về mặt tinh thần.

7. Khác biệt về quan niệm sống

Mỗi thế hệ sẽ có những quan niệm và định hướng sống hoàn toàn khác nhau. Thế hệ của bố mẹ thường xem trọng những giá trị bền vững và hướng đến xây dựng hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, người trẻ tôn trọng sở thích, mong muốn của bản thân và khao khát trải nghiệm cuộc sống thay vì gò bó với những chuẩn mực xưa cũ.

khoảng cách thế hệ giữa cha mẹ và con cái
Khác biệt về quan điểm sống là một trong những lý do tạo nên khoảng cách thế hệ giữa cha mẹ và con cái

Ngoài quan niệm sống, suy nghĩ của bố mẹ và con cái cũng nhiều điểm bất đồng. Khác biệt hoàn toàn trong suy nghĩ khiến cho bố mẹ và con cái khó hòa hợp. Nếu cả hai phía đều thiếu khéo léo trong cách ứng xử, mâu thuẫn sẽ kéo dài và trở nên sâu sắc hơn. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân tạo ra khoảng cách giữa cha mẹ và con cái.

8. Bố mẹ quá bảo thủ, cứng nhắc

Giữ bố mẹ và con cái luôn có sự khác biệt về suy nghĩ, quan niệm, tính cách và thói quen. Tuy nhiên, điều khiến cho khoảng cách giữa các thành viên trở nên xa cách hơn là do tính cách bảo thủ và cứng nhắc.

Trong quá trình phát triển, con sẽ không tránh khỏi những suy nghĩ sai lệch. Bố mẹ có vai trò quan trọng giúp con định hướng lại tư duy và nhìn nhận mọi thứ đúng đắn hơn. Trong nhiều trường hợp, bố mẹ cần chấp nhận sự khác biệt giữa hai thế hệ. Thay vì can thiệp quá sâu vào cuộc sống của con, hãy đưa ra lời khuyên để con trẻ có những quyết định đúng đắn.

Nếu bố mẹ quá bảo thủ và cứng nhắc, con cái sẽ có xu hướng ít chia sẻ và sống xa cách. Những bậc cha mẹ này thường không lắng nghe và thiếu sự thấu hiểu. Chính vì vậy, con cái hầu như không có cơ hội giãi bày và tranh luận về quan điểm cá nhân. Sự bảo thủ của bố mẹ khiến con bị áp đặt và phải sống theo định hướng của gia đình.

9. Thường xuyên so sánh con với người khác

Thường xuyên so sánh con với người khác là thói quen phổ biến của cha mẹ Việt. Thói quen này thường xuất phát từ sự kỳ vọng quá lớn vào con. Thực tế, ai cũng mong muốn con cái đạt được thành tích cao, giỏi giang và có chỗ đứng trong xã hội. Sự kỳ vọng này khiến bố mẹ dễ thất vọng và có xu hướng so sánh con với những người ưu tú hơn.

Tuy nhiên, bố mẹ không hiểu được rằng, năng lực của mỗi người là khác nhau. Một số trẻ không đạt được thành tích ấn tượng mặc dù đã rất nỗ lực. Vì vậy, nên nhìn nhận vào những cố gắng của con thay vì chì chiết, trách móc và so sánh con trẻ với người khác.

Với người lớn, việc so sánh con cái với người khác chỉ để con có động lực cố gắng. Tuy nhiên, con trẻ sẽ không cảm thấy thoải mái với việc này. Mỗi khi bị so sánh, con sẽ không tránh khỏi sự nhạy cảm và tổn thương – nhất là khi bố mẹ liên tục có những lời trách mắng.

10. Đối xử bất công với trẻ

Đối xử công bằng với các con là nguyên tắc cơ bản nhất mà bố mẹ cần nắm rõ. Công bằng sẽ giúp con trẻ nâng cao lòng tự trọng, biết cách yêu thương và chia sẻ lẫn nhau. Nếu bị đối xử bất công, trẻ luôn giữ tâm lý hằn học, ấm ức và thù ghét. Tình trạng kéo dài sẽ khiến con cái và bố mẹ hình thành khoảng cách.

khoảng cách thế hệ giữa cha mẹ và con cái
Bị đối xử bất công trong chính gia đình khiến trẻ mất đi lòng tin và hình thành khoảng cách với bố mẹ

Dù giáo dục bằng bất cứ phương pháp nào, các bậc phụ huynh cũng cần đối xử công bằng với các con. Ngoài ra, gia đình cũng cần khéo léo trong cách ứng xử để con cái cảm nhận được tình thương và sự quan tâm. Tránh tình trạng con cảm nhận bản thân không được bố mẹ yêu thương như các anh chị em khác.

Con trẻ thường chưa có đủ sâu sắc để hiểu được nỗi lòng và ẩn ý sâu xa trong lời nói, hành động của bố mẹ. Vì vậy, hãy công bằng và thể hiện tình cảm với tất cả các con.

11. Thường xuyên thất hứa

Thất hứa là một trong những lý do tạo ra khoảng cách giữa cha mẹ và con cái. Bố mẹ thường hứa hẹn sẽ dành thời gian cho con cái nhưng vì công việc phải thất hứa. Nếu xảy ra thường xuyên, bố mẹ sẽ đánh mất sự tin tưởng của con. Từ đó con sẽ có xu hướng không mong chờ gì vào bố mẹ và thờ ơ trước những lời hứa hẹn.

Người lớn có thể vì bận rộn công việc mà quên đi lời hứa nhưng trẻ nhỏ nhớ rất kỹ lời hứa của bố mẹ. Vì vậy, bố mẹ nên suy nghĩ kỹ trước khi hứa hẹn  và cố gắng thực hiện lời hứa của mình. Thất hứa thường xuyên không chỉ tạo ra khoảng cách với con cái mà còn khiến con không biết giữ chữ tín.

12. Không biết cách bày tỏ yêu thương

Nhiều bậc phụ huynh không biết cách bày tỏ tình yêu thương khiến con trẻ không hiểu được nỗi lòng của các bậc làm cha làm mẹ. Trẻ chỉ biết rằng bố mẹ đang quá khắt khe với bản thân. Vì vậy, trẻ sẽ tự tạo khoảng cách để tránh bị la mắng và nhắc nhở thường xuyên.

Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố như quan tâm, chia sẻ, thấu hiểu và quan trọng nhất là tình yêu thương. Không biết cách bày tỏ tình cảm sẽ khiến cho con sống xa cách và không cảm nhận được tình cảm từ những thành viên trong gia đình.

khoảng cách thế hệ giữa cha mẹ và con cái
Bố mẹ cần học cách bày tỏ yêu thương để tránh tạo khoảng cách với con cái

Để người khác hiểu được tình cảm của bản thân, bắt buộc phài bày tỏ  – dù đó có là mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Cha mẹ có thể bày tỏ tình cảm và sự quan tâm bằng cách động viên, an ủi con, tự tay chuẩn bị những món ăn ngon và tặng cho con phần thưởng vì những nỗ lực trong học tập.

Tình cảm gia đình được nuôi dưỡng từ những điều rất đơn giản. Dù vậy, những hành động này đủ để con cảm nhận được tình yêu thương và nỗi lòng của các bậc làm cha làm mẹ. Chỉ khi ý thức được vai trò của gia đình, con trẻ mới có thể gắn kết với bố mẹ và các thành viên khác.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Khoảng cách giữa cha mẹ và con cái có thể lớn dần theo thời gian. Hy vọng qua bài viết, bố mẹ đã xác định được nguyên nhân và hướng khắc phục phù hợp nhất. Nếu cần thiết, có thể tham vấn tâm lý để được chuyên gia tư vấn và hỗ trợ.

Tham khảo thêm:

5/5 - (2 bình chọn)

Bình luận

  1. Hoàng Nhữ Hoà says: Trả lời

    xã hội hiện đại kéo theo cuộc sống xô bồ nhiều thứ nên khoảng cách cha mẹ và con cái dần rộng ra, theo mình lý do chủ yếu là vậy

    1. Hoàng Yến Land says: Trả lời

      công việc là 1 phần của vấn đề thôi bạn, có nhiều nguyên nhân nữa ví như là mâu thuẫn giữa 2 vợ chồng chẳng hạn, cái này thì ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý con cái luôn còn chưa kể đến việc áp đặt, xâm phạm sự riêng tư của con cũng là một phần nguyên nhân tạo nên khoảng cách

      1. Hoàng Nhữ Hoà says: Trả lời

        nhìn mấy đứa trẻ ở lớp con tôi nhiều đứa trông nhút nhát và ít nói lắm chắc ở nhà bố mẹ cũng ít quan tâm nên vậy nhỉ? thấy thương

        1. Hoàng Yến Land says: Trả lời

          cũng không chắc được, một là bố mẹ nuông chiều, bao bọc quá mức hai là bỏ bê ít quan tâm khiến trẻ chỉ biết chơi một mình lâu dần cũng tạo ra sự rụt rẻ trong đúa trẻ ý

          1. Hoàng Nhữ Hoà says:

            nhiều lúc tôi lại hỏi chuyện mà nó nhìn thấy nó chạy mất, nhìn khuôn mặt lúc nào cũng cảm thấy sợ sệt ý

          2. Hoàng Nhữ Hoà says:

            dấu hiệu của tự kỷ đấy, gặp chứng này thì khổ

          3. Hoàng Nhữ Hoà says:

            ui tự kỷ thì lại đáng sợ quá, mong là không phải

  2. Đỗ Ngọc Anh says: Trả lời

    các bậc cha mẹ cũng nên quan tâm con cái hằng ngày một chút, biết là công việc cũng quan trọng nhưng cần dành cả thời gian cho con nữa không là kiếm tiền ra chỉ để giải quyết các vấn đề của con thì bằng không đấy

    1. Vũ Minh Phương says: Trả lời

      con cái luôn nhìn vào tâm gương là các bậc cha mẹ nhưng nếu các bậc cha mẹ chưa chuẩn mực trong cách nuôi dạy còn thì con cũng sẽ thiếu chuẩn mực trong tính cách

      1. Đỗ Ngọc Anh says: Trả lời

        chung quy là cứ phải quan tâm sát sao con một chút mà cũng phải tế nhị, đây là sự khéo léo để cho con cảm nhận được sự thoải mải nhưng vẫn nhận được sự quan tâm

        1. Vũ Minh Phương says: Trả lời

          con tôi thì không phải lo vấn đề này nhưng sợ đến lớp bị bạn bè trêu trọc thôi vì con tôi có thân hình hơi mũm mĩm chút

          1. Đỗ Ngọc Anh says:

            thế bạn phải luyện tinh thần cho con trước những câu trêu đùa của bạn bè, phải chuẩn bị trước cho điều này không sau này nó lại tự ti ý

          2. Vũ Minh Phương says:

            vâng mình cũng dặn dò con suốt rồi củng cố tinh thần bằng việc đi chơi đi thư giãn sau giờ học, cũng chưa thấy vấn đề gì xảy ra nhưng vẫn lo lắm

          3. Đỗ Ngọc Anh says:

            thế là được rồi, cố gắng phát huy thường xuyên và lên kế hoạch cho con giảm cân bớt không sau này bất tiện nhiều thứ lắm

          4. Vũ Minh Phương says:

            mình biết mà cũng đang tính dần rồi bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *